Tìm hiểu hoạt động kinh
doanh của IKEA
2
Phần I. Tổng quan về IKEA
1. Lịch sử hình thành:
IKEA được thành lập năm 1943 tại Thủy Điển bởi doanh nhân Ingvar
Kamprad. Ban đầu IKEA kinh doanh những mặt hàng đáp ứng nhu cầu hàng ngày
của người tiêu dùng với giá cả phải chăng, như: bút mực, ví, khung ảnh, đồng hồ…
Đến 1948, IKEA bắt đầu kinh doanh mặt hàng đồ gỗ nội thất. Sau 5 năm
phát triển, IKEA đã trở thành một nhà sản xuất, bán buôn đồ gỗ nội thất lớn. Năm
1953 đánh dấu sự kiện phòng trưng bày đồ nội thất đầu tiên của IKEA được mở ra.
Năm 1958, cửa hàng bán lẻ đầu tiên của đồ gỗ nội thất IKEA khai trương. Kể từ đó
tới nay, IKEA không ngừng phát triển và trở thành hãng đồ gỗ nội thất hàng đầu
thế giới.
2. Sứ mệnh:
IKEA luôn hướng tới thực hiện sứ mệnh: tạo nên cuộc sống tốt đẹp hơn cho
thật nhiều người. Để làm điều đó, IKEA cung cấp cho khách hàng một hỗn hợp đa
dạng các sản phẩm đồ nội thất hữu dụng, mẫu mã đẹp với giá cả phải chăng. Tôn
chỉ này được IKEA tuân thủ một cách nghiêm nghặt và thể hiện rõ trong từng
chiến lược kinh doanh của tập đoàn đồ gỗ nội thất hàng đầu thế giới này.
3. Tình hình kinh doanh:
Từ một doanh nghiệp đồ nội thất nội địa, IKEA đã vươn ra toàn cầu và phát
triển thành một đế chế đồ gỗ nội thất hùng mạnh trên toàn thế giới. Sau gần 70
năm tồn tại và phát triển, hiện IKEA đã có mặt trên 41 quốc gia thuộc châu Âu,
Bắc Mỹ, Trung Đông, Châu Á – Thái Bình Dương và vùng biển Ca-ri-bê thông
qua hệ thống nhượng quyền kinh doanh.
Hệ thống cửa hàng bán lẻ của IKEA phủ khắp toàn cầu, với mật độ cao nhất
ở Châu Âu, tiếp theo đến Bắc Mỹ và thấp nhất ở Châu Á – Thái Bình Dương. Bên
cạnh những cửa hàng thuộc IKEA Group, số cửa hàng khác kinh doanh sản phẩm
đồ gỗ nội thất IKEA cũng đang tăng lên rất nhanh. Hình 1 dưới đây biểu thị rõ nét
xu hướng này.
Số lượng người ghé thăm các cửa hàng bán lẻ của IKEA cũng gia tăng rất
nhanh qua các năm. Từ mốc 583 triệu lượt khách năm 2007, con số này đã vọt lên
đạt mức 734 triệu lượt thăm vào năm 2011. Số liệu này một lần nữa khẳng định sự
thành công của chuỗi cửa hàng bán lẻ IKEA.
3
Biểu đồ 1. Lượt khách hàng đến thăm cửa hàng bán lẻ của IKEA
1
Bất chấp khủng hoảng kinh tế thế giới, số liệu thống kê về doanh thu của
IKEA trong những năm gần đây cũng rất khả quan. Năm 2007, doanh thu chưa
tính thuế của IKEA đạt 20,7 tỷ EURO. Năm 2008, doanh thu tăng lên 22,5 tỷ
EURO, và tiếp tục tăng nhẹ trong năm 2009 với 22,7 tỷ EURO. Con số này năm
2010 là 23,8 tỷ EURO, tăng 7,7% so với năm 2009. Năm 2011, doanh thu tăng vọt
lên và đạt mức 26 tỷ EURO. Những số liệu trên cho thấy, tình hình kinh doanh của
IKEA đang tiến triển theo chiều hướng rất tích cực.
Biểu đồ 2. Doanh thu của IKEA qua các năm (đơn vị: tỷ EURO)
2
1
Facts and Figures, Store openings,
4
Hình 1. Số cửa hàng và doanh số trên toàn cầu của IKEA qua các năm
3
4. IKEA tại Việt Nam:
Cho tới nay IKEA vẫn chưa phát triển hệ thống nhượng quyền kinh doanh
tại Việt Nam. Tuy vậy, IKEA đã ký kết hợp đồng gia công với một số công ty Việt
Nam, bao gồm:
Công ty sản xuất ván sàn Việt Nam
Công ty Kim Khí Thăng Long
Công ty 76 Bộ Quốc Phòng
Công ty nội thất SHINEC
Công ty SAIGA
Công ty Xuân Hòa
Công ty TNHH Sản xuất và Phát Triển Thương Mại AN THÁI
Công ty Sợi Thế Kỷ
Nhờ có các công ty gia công này, người tiêu dùng Việt Nam có thể mua các
sản phẩm đồ gỗ nội thất IKEA ngay tại Việt Nam. Ngoài ra trên thị trường hiện
nay cũng tồn tại các cửa hàng bán đồ gỗ nội thất IKEA không thuộc hệ thống cửa
hàng bán lẻ của IKEA. Những cửa hàng này chủ yếu nhập đồ từ IKEA Trung Quốc
hoặc từ các công ty gia công trong nước để bán cho người tiêu dùng.
2
Facts and Figures, Turnover,
3
Minh Tuấn, Chuyện ít biết về ông vua đồ gỗ nội thất IKEA, ngày 12 tháng 3 năm 2011, niture-
vietnam.com
5
Phần II. Môi trường kinh doanh
A. Môi trường vĩ mô:
I. Môi trường văn hóa – xã hội:
1. Giá trị:
a) Những giá trị truyền thống căn bản
Việt Nam có nguồn gốc từ nền văn minh lúa nước với một lịch sử phát triển
dựng nước và giữ nước lâu đời (4000 năm). Những giá trị văn hóa được người
VIệt tôn thờ và lưu truyền từ đời này sang đời khác bao gồm: lòng yêu nước nồng
nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân –
gia đình – làng xã – Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý,
đức tính cần cù sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử.
Giống như nhiều nước phương Đông khác, dân tộc Việt Nam rất coi trọng
chủ nghĩa tập thể. Điều này không chỉ thể hiện trong phong cách làm việc của
người Việt Nam mà còn trong cách họ tiêu dùng sản phẩm nữa. Một vài biểu hiện
cụ thể cho lối tiêu dùng theo chủ nghĩa tập thể là: tâm lý bầy đàn, sự a dua, chạy
theo thị hiếu của đám đông.
Nếu như văn hóa Trung Quốc coi trọng gia đình hơn dòng họ, văn hóa Việt
Nam đặc biệt coi trọng dòng họ và thường đặt dòng họ lên trên gia đình. Chính vì
vậy, ta có thể bắt gặp ở xã hội Việt Nam hiện nay không ít các gia đình với nhiều
thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà. Mặc dù số lượng các gia đình hạt nhân
đang có xu hướng tăng lên dưới tác động của giao lưu văn hóa, số lượng các gia
đình truyền thống vẫn chiếm phần đông. Đặc điểm này dẫn đến ngôi nhà của người
Việt Nam thường có nhiều không gian sinh hoạt chung. Điều này tác động sâu sắc
đến hành vi tiêu dùng sản phẩm đồ nội thất của người Việt.
Bên cạnh đó, một khái niệm không thể không kể đến về văn hóa tiêu dùng
của người Phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng là: conspicuous
consumption. Giống như nhiều dân tộc Phương Đông khác, người Việt lựa chọn
tiêu dùng các thương hiệu xa xỉ để khẳng định địa vị của mình, hơn là vì những lợi
ích chức năng thiết thực của sản phẩm. Nét văn hóa trong tiêu dùng này vừa mở ra
cơ hội phát triển cho thị trường hàng hóa cao cấp xa xỉ, vừa tạo điều kiện thuận lợi
cho thị trường hàng hóa giá rẻ bùng nổ. Biểu hiện: sự nổi lên của các thương hiệu
chạy theo chiến lược cạnh tranh về giá (điện thoại giá rẻ, sim giá rẻ, hàng may mặc
giá rẻ…). Ngược lại, thị trường hàng xa xỉ có sự phát triển đột phá trong thời gian
6
qua. Năm 2010, Việt Nam phải bỏ ra gần 10 tỉ USD để nhập khẩu các nhóm hàng
xa xỉ.
b) Giá trị xã hội:
Các giá trị xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi tiêu dùng của người
dân Việt Nam. Chúng góp phần tạo ra các xu thế tiêu dùng trong xã hội ở từng giai
đoạn từng thời kỳ khác nhau. Trong các giá trị xã hội, lòng tin của quần chúng có
ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi lựa chọn và mua sản phẩm. Ví dụ, nhiều người
Việt Nam hiện nay vẫn luôn tin rằng hàng ngoại tốt hơn hàng nội. Những mặt hàng
có xuất xứ từ các thị trường như Mỹ, EU luôn gây thiện cảm với người tiêu dùng
về tiêu chí chất lượng sản phẩm. Phong trào vận động “người VIệt dùng hàng
Việt” nổi lên gần đây đã tạo nên một làn sóng chuyển từ dùng hàng ngoại sang
hàng nội. Tuy vậy, có thể thấy tác động của phong trào này tới thị trường chưa
thực sự sâu sắc, người tiêu dùng vẫn yêu thích hàng ngoại hơn. Điều này được
phản ánh qua cán cân xuất nhập khẩu khẩu. Cụ thể, theo số liệu thống kê tháng
1/2011, mức nhập siêu đạt xấp xỉ 1 tỷ USD.
2. Các chuẩn mực văn hóa:
Những chuẩn mực văn hóa là những qui tắc đơn giản chỉ dẫn hoặc ngăn cản
hành vi con người trong những hoàn cảnh nhất định dựa trên những giá trị văn hóa.
Một số chuẩn mực của người Việt Nam như: “tôn sư trọng đạo”, “Kính lão đắc
thọ” và “Công Dung Ngôn Hạnh”. Những chuẩn mực này không mang tính bắt
buộc nhưng chúng có sự hậu thuẫn to lớn của dư luận quần chúng. Bởi vậy, người
ta tự nguyện theo nó như tuân theo một lẽ phải. Những điều trái với chuẩn mực văn
hóa của xã hội sẽ bị tẩy chay. Đây là một chỉ dẫn rất đáng quí cho các doanh
nghiệp nước ngoài khi muốn thâm nhập thị trường Việt Nam.
3. Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa:
Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tạo nên những
thay đổi không nhỏ trong môi trường văn hóa xã hội của Việt Nam. Nó thể hiện ở
những chuyển biến trong các giá trị và chuẩn mực văn hóa. Ví dụ như tính tự do
dân chủ của PHương Tây, chủ nghĩa cá nhân hay vấn đề bình đẳng giới. Một số
chuẩn mực văn hóa đã và đang biến đổi đáng kể như quan niệm về “khuôn vàng
thước ngọc” của người phụ nữ - Công Dung Ngôn Hạnh.
7
Sự tiếp biến văn hóa này cũng tác động không nhỏ đến phong cách bài trí
nội thất của người tiêu dùng Việt Nam hiện nay. Bên cạnh ảnh hưởng của Trung
Quốc, các phong cách bài trí nội thất kiểu Pháp, Hàn Quốc và Nhật Bản đang ngày
càng trở nên phổ biến. Nội thất được bài trí theo phong cách Pháp luôn mang lại
cảm giác yên bình bởi sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp lãng mạn của thiên nhiên và
nét văn hóa thanh lịch, sang trọng của những con người nước Pháp. Đồ gỗ theo
phong cách này thường có đường nét thanh thoát, màu sắc nhẹ nhàng: màu nâu
nhạt, màu vàng và màu xanh. Tương tự, phong cách nội thất Nhật Bản rất chú
trọng đến sự tĩnh lặng, chất thiền có trong khắp các không gian từ cách bài trí nội
thất, cho đến nhất vật liệu cùng với màu sắc tự nhiên. Vật liệu gỗ đặc biệt được ưa
chuộng với màu sắc trầm tạo cảm giác thư thái. Phong cách trang trí nội thất Hàn
Quốc cũng bộc lộ sự đơn giản, khiêm tốn, tiết chế, và tôn trọng sâu sắc các giá trị
thiên nhiên.
4. Nhánh văn hóa:
Hai yếu tố thuộc nhanh văn hóa mà bài nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến là
ý thức hệ tư tưởng và tôn giáo.
a) Ý thức hệ - tư tưởng
1000 năm Bắc Thuộc và 100 năm dưới chế độ cai trị của thực Dân Pháp đã
khiến cho dân tộc Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa Trung Quốc và văn
hóa Pháp. Một trong số những biểu hiện của ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc đối
với văn hóa Việt Nam là ý thức hệ tư tưởng Âm Dương, Ngũ hành và các quan
niệm về Phong Thủy. Yếu tố này tác động đáng kể đến hành vi của người tiêu
dùng Việt Nam.
Phải kể đến quan niệm về phong thủy của người Việt trong tiêu dùng nói
chung và trong tiêu dùng sản phẩm đồ gỗ nội thất nói riêng. Ở đây, bài nghiên cứu
sẽ phân tích về hành Mộc trong Ngũ hành (Kim – Thủy – Mộc – Hỏa – Thổ).
Người Việt tin rằng có thể dùng hành Mộc theo Phong thủy để điều tiết luồng khí
nhà. Hành Mộc cũng làm giảm bớt tác động của hành Kim và hành Thổ tạo sự cân
bằng cho ngôi nhà. Một xu hướng đang được ưu chuộng hiện nay là sử dụng những
vật liệu gần gũi với thiên nhiên, trong đó những vật liệu thuộc hành Mộc như gỗ,
tranh, tre, nứa, lá luôn được ưu tiên. Dùng những vật liệu Mộc không những giúp
môi trường sống thân thiện, mộc mạc hơn mà còn tạo nên được các không gian
mang phong cách truyền thống và sang trọng.
8
Việc sử dụng những đồ nội thất bằng gỗ sẽ là điểm nhấn dung hòa về kiến
trúc và Phong thủy. Bất cứ không gian nào trong nhà chúng ta cũng có thể sử dụng
chất liệu gỗ nhằm đem lại cảm giác ấm cúng, gần gũi hơn đối với các thành viên
trong gia đình. Đặc biệt đối với những không gian thiên về tư duy sáng tạo thì rất
cần bổ sung thêm hành Mộc trong sử dụng vật liệu. Chẳng hạn những tủ sách, bàn
đọc sách trong thư phòng nên dùng chất liệu gỗ, sàn có thể lát gỗ để cách âm và tạo
sự ấm áp.
Chịu tác động từ những quan niệm về Phong Thủy, người Việt đặc biệt quan
tâm đến vị trí đặt đồ vật. Và khi xác định được vị trí “hợp phong thủy” cho đồ vật
trong gia đình, người Việt sẽ có xu hướng giữ nguyên vị trí đẹp đó của đồ vật và
không thay đổi vị trí một cách tùy tiện. Ví dụ như nhiều người quan niệm đầu
giường không nên đặt ở hướng tây.
b) Tôn giáo:
Dân tộc Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất bởi Tam Giáo, bao gồm:
Phật Giáo (Đại Thừa), Đạo Giáo và Khổng Giáo. Mặc dù ngày nay, nhiều người
Việt khẳng định rằng không theo tôn giáo nào, nhưng tư tưởng và lối sống của họ
vẫn chịu tác động nặng nề bởi Tam Giáo. Người dân Việt Nam coi việc đi chùa,
đền thắp hương cầu khấn là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống tinh
thần.
Bên cạnh Tam Giáo, các cộng đồng thiểu số Thiên Chúa Giáo chiếm khoảng
8% dân số Việt Nam, trong đó đa số theo Thiên Chúa Giáo La Mã, chỉ có một
nhóm nhỏ theo đạo Tin Lành. Ngoài ra đạo Hồi cũng xuất hiện ở xã hội Việt Nam,
đặc biệt là bên trong dân tộc thiểu số Chàm.
Đặc điểm về tôn giáo như vậy chi phối mạnh mẽ đến nếp sống của người
dân Việt Nam. Một trong số những biểu hiện của sự chi phối ấy là tính ngại thay
đổi, e dè với cái mới, trì trệ bảo thủ trong nếp suy nghĩ và tư duy theo lối mòn. Đặc
điểm này thể hiện sâu sắc nhất ở tầng lớp trung niên và người cao tuổi. Giới trẻ, thế
hệ chịu ảnh hưởng bởi xu thế toàn cầu hóa và giao lưu văn hóa, tỏ ra cởi mở hơn
và dễ thích ứng với cái mới hơn.
II. Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế là một tập hợp gồm nhiều yếu tố có ảnh hưởng sâu rộng
và theo những chiều hướng khác nhau đến hoạt động kinh doanh của mỗi doanh
9
nghiệp. Bài nghiên cứu sẽ phân tích môi trường kinh tế của Việt Nam dựa trên các
yếu tố chủ yếu: tốc độ tăng trưởng nên kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu, tình
trạng lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá, lãi suất ngân hàng, tốc độ đầu tư, thu nhập bình
quân đầu người và cơ cấu chi tiêu.
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Năm 2011, sản xuất kinh doanh ở Việt Nam tiếp tục được duy trì và tăng
trưởng cả về công nghiệp và nông nghiệp, tuy rằng mức tăng trưởng không cao.
Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng GDP cả năm đạt mức 5,89. Năm 2012, mục tiêu tăng
trưởng GDP của Việt Nam ở mức 6%. Nhà nước nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển
bền vững ổn định, an sinh xã hội chứ không đặt mục tiêu tăng trưởng cao lên trên
hết.
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
2008 2009 2010 2011 2012
Tốc độ tăng trưởng
Biểu đồ 3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam các năm 2008 - 2012
Biểu đồ trên cho thấy xu hướng tăng trưởng kinh tế trong những năm vừa
qua của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng đạt mức cao nhất năm 2008 với 8,7%. Năm
2009, dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng
kinh tế giảm xuống còn 5,32%. Năm 2010, Việt Nam đã lấy lại đà tăng trưởng với
tốc độ tăng trưởng GDP vọt lên mức 6,78%. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế
năm 2011 tụt xuống 5,89%, các nhà kinh tế học vẫn lạc quan rằng năm 2012, tốc
độ tăng trưởng GDP sẽ đạt mức trên 6%. Đây là tín hiệu tốt cho nền kinh tế Việt
Nam, cho thấy Việt Nam đang trong tiến trình phục hồi nền kinh tế với những kết
quả khả quan.
2. Kim ngạch xuất nhập khẩu:
Năm 2011 cũng chứng kiến mức bứt phá mạnh về xuất khẩu của Việt Nam,
với mức tăng 32% so với năm 2010. Sự tăng trưởng của xuất khẩu tiếp tục kéo
10
nhập siêu giảm, với xu hướng thấy rõ trong 4 năm trở lại đây (từ 18 tỷ USD năm
2008 còn khoảng 10 tỷ USD trong năm 2011) Tuy vậy có thể thấy con số 10 tỷ
USD vẫn là khá lớn, cho thấy tình trạng nhập siêu sẽ còn tiếp tục kéo dài trong
những năm kế tiếp. Hiện tại, Chính phủ Việt Nam vẫn nỗ lực cải thiện cán cân xuất
nhập khẩu, nhằm hạn chế nhập siêu. Do đó, các doanh nghiệp nước ngoài muốn
xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến những chính sách
của chính phủ Việt Nam trong nỗ lực cân bằng cán cân thương mại.
3. Tình trạng lạm phát và lãi suất ngân hàng:
Trong giai đoạn từ năm 2010 trở lại đây, kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã có
những chuyển biến tích cực. Tuy vậy, tình hình lạm phát vẫn là vấn đề gây nhiều
nhức nhối cho nền kinh tế. Nếu như tỷ lệ lạm phát năm 2009 dừng lại ở con số
6,53%, thì năm 2010, con số này tăng lên mức 11,75% và đạt mức 18,6% năm
2011. Dự báo năm 2012, Việt Nam có thể kiểm soát lạm phát ở mức 9%.
0
5
10
15
20
2009 2010 2011 2012
Tỷ lệ lạm phát
Biểu đồ 4. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam các năm 2009 – 2012
Tỷ lệ lạm phát cao đồng nghĩa với mức giá của các sản phẩm tăng cao. Điều
này ảnh hưởng đáng kể tới sức mua của thị trường. Trên thị trường hàng tiêu dùng
xuất hiện hai xu hướng. Một là, thắt chặt chi tiêu; hai là, vẫn giữ mức chi tiêu như
cũ, thậm chí còn chi tiêu nhiều hơn vì người tiêu dùng lo sợ lạm phát sẽ tiếp tục
tăng lên.
Trong khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, lãi suất tín dụng có xu hướng giảm dần, tỷ
giá cơ bản ổn định.
4. Tỷ lệ thất nghiệp:
11
Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam nhìn chung đang có xu hướng giảm dần. So
sánh với năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp chung năm 2010 đã giảm 0,02%, thất nghiệp
thành thị giảm 0,17% trong khi thất nghiệp nông thôn lại tăng thêm 0,02%. Năm
2009, các tỷ lệ tương ứng là 2,9%; 4,6%; 2,25%.
Năm 2011, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động
trong độ tuổi 6 tháng đầu năm ước tính là 2,58% (năm 2010 là 4,1%); trong đó
khu vực thành thị là 3,96%; khu vực nông thôn 2,02%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao
động trong độ tuổi ước tính 3,9%, khu vực thành thị 2,15% và khu vực nông thôn
4,6%.
Tỷ lệ thất nghiệp giảm đồng nghĩa với mức sống của người dân được nâng
cao. Đây là tín hiệu tốt cho thị trường hàng tiêu dùng của Việt Nam.
5. Thu nhập bình quân đầu người:
Năm 2011, Việt Nam trở thành một nước có thu nhập trung bình, tuy vẫn là
trung bình thấp với mức thu nhập bình quân đầu người ở mức 1.200 USD/tháng.
Năm 2011, Việt Nam đã thực hiện giảm 2% số hộ nghèo, tạo được 1,6 triệu việc
làm mới. Năm 2012, Việt Nam vẫn tiếp tục phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu này,
đồng thời đảm bảo các điều kiện về y tế và giáo dục cho người dân, tiếp tục duy trì
và đảm bảo công bằng xã hội, cải thiện môi trường. Nhờ đó đời sống nhân dân
ngày càng được cải thiện. Thị trường Việt Nam nhờ đó ngày càng trở nên tiềm
năng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
6. Tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá ở thị trường chính thức và phi chính thức: Qua nghiên cứu diễn biến
tỷ giá USD/VNĐ trên thị trường và qua biểu đồ của Reuters cho thấy diễn biến thị
trường thời gian qua có xu hướng giảm nhẹ và luôn duy trì ở mức thấp, đây cũng là
dịp để Ngân hàng Nhà nước mua vào lượng ngoại tệ lớn của Ngân hàng Thương
Mại, tăng dự trữ ngoại hối, góp phần ổn định tỷ giá. Thị trường trong nửa đầu
tháng 2 năm 2011 giảm mạnh nguyên nhân chủ yếu do có sự thay đổi giữa cung -
cầu.
7. Cán cân thanh toán:
12
Năm 2011, Việt Nam đã đảm bảo cân đối thu chi ngân sách quốc gia, duy trì
nợ công ở dưới ngưỡng an toàn. Bội chi năm 2011 là 4,9%, giảm so với kế hoạch
đặt ra là 5,3%. Chính phủ sẽ cố gắng để bội chi năm 2012 ở mức 4,8%, đảm bảo ổn
định xã hội, kiểm soát giá cả.
8. Cơ cấu chi tiêu:
Bảng 1. Cơ cấu chi tiêu cho đời sống chia theo khoản chi và thành thị nông thôn
4
Chi tiêu đời
sống
Ch
i cho ăn u
ố
ng hút
Chi không ph
ả
i ăn u
ố
ng hút
2006
2008
2010
2006
2008
2010
C
ả
nư
ớ
c
100.0
52.8 53.0
52.9
47.2
47.0
47.2
Thành th
ị
100.0
48.2
48.6
48.9
51.8
51.4
51.2
Nông thôn
100.0
56.2
56.4
56.1
43.8
43.6
43.9
Có thể thấy, tỷ trọng chi cho ăn uống hút của người dân Việt Nam ở cả
thành thị và nông thôn đều có xu hướng tăng lên. Điều này đồng nghĩa với tỷ trọng
chi không phải ăn uống hút đang có chiều hướng giảm sút. Nguyên nhân ở đây một
phần bắt nguồn từ giá lương thực thực phẩm trong thời gian qua có xu hướng tăng
mạnh do tác động của lạm phát. Bên cạnh đó, với đặc điểm là một nước có thu
nhập trung bình thấp như Việt Nam, việc chi tiêu cho ăn uống hút vẫn chiếm tỷ
trọng lớn như trên là một điều dễ hiểu. Tuy vậy, cơ cấu chi tiêu giữa khu vực thành
thị và khu vực nông thôn có sự khác biệt rõ rệt. Trong khi chi cho ăn uống hút ở
khu vực nông thôn trong những năm qua luôn lớn hơn 56% thì chi tiêu cho ăn
uống hút ở khu vực thành thị giai đoạn 2006 – 2010 luôn đạt dưới 49%. Đây là một
chỉ dẫn rất hữu ích cho các doanh nghiệp đồ gỗ nội thất – chủng loại sản phẩm
không thuộc ăn uống hút.
Bảng 2. Cơ cấu chi tiêu cho thiết bị và đồ dùng gia đình theo nhóm thu nhập
5
Chi cho thiết bị và
đồ dùng gia đình
Chung
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
2006
42.5 13.8 21.1 31.5 47.2 98.8
2008
58.8 21.8 33.8 44.8 63.1 130.4
2010
89.4 33.4 50.6 69.3 98.6 194.9
4
Tổng cục Thống kê, Cơ cấu chi tiêu, năm 2010
5
Tổng cục Thống kê, Cơ cấu chi tiêu, năm 2010
13
Chú thích: Nhóm 1: nhóm có thu nhập thấp nhất (275 000 VNĐ/tháng); Nhóm 2: nhóm
có thu nhập dưới trung bình (477.200 VNĐ/tháng); Nhóm 3: nhóm có thu nhập trung bình
(699.900 VNĐ/tháng); Nhóm 4: nhóm có thu nhập khá (1.067.400 VNĐ/tháng); Nhóm 5: nhóm
có thu nhập cao nhất (2.458.200 VNĐ/tháng) (số liệu năm 2008)
Nhận thấy, tỷ trọng chi tiêu cho thiết bị và đồ dung gia đình có xu hướng
tăng nhanh ở tất cả các nhóm thu nhập. Tỷ trọng này là cao nhất ở nhóm thu nhập
cao nhất. Xu hướng này phản ánh tiềm năng phát triển cho các doanh nghiệp cung
cấp đồ gỗ nội thất trên thị trường Việt Nam.
III. Môi trường nhân khẩu học:
1. Quy mô và tốc độ tăng:
Dân số Việt Nam hiện nay khoảng 86 triệu người (2010). Trung bình mỗi
năm tăng 947 nghìn người. Tỷ lệ tăng dân số: 1,2% (năm 2009)
Việt Nam là một quốc gia đa chủng tộc: có 54 nhóm dân tộc, trong đó người
Việt là đông đảo nhất (chiếm khoảng 86% dân số cả nước) và sinh sống tại khu
vực đồng bằng trong khi hầu hết những nhóm dân tộc thiểu số khác sống chủ yếu
tại khu vực trung du và miền núi và chỉ 30% dân số sinh sống ở các khu vực thành.
2. Sự phân bố dân cư và quá trình đô thị hóa:
Dân số Việt Nam phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng. Hai
vùng Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long có tới 43% dân số của
cả nước sinh sống. Hai vùng trung du, miền núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên chỉ
có 19% dân số cả nước sinh sống.
Dưới tác động của quá trình đô thị hóa, tỷ lệ dân thành thị tăng nhanh. Dân
số ở thành thị hiện chiếm 29,6% tổng dân số cả nước (năm 2009), tăng bình quân
3,4%/năm; trong khi tỷ lệ tăng dân số ở khu vực nông thôn chỉ là 0,4%/năm. Sự
phát triển của các khu vực đô thị kéo theo nhu cầu tiêu dùng mạnh. Đây là điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp đồ gỗ nội thất nói
riêng phát triển.
3. Cơ cấu dân số:
Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng. Trung bình mỗi năm có 1,6 triệu
người bước vào độ tuổi lao động. Lực lượng lao động dồi dào đóng vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Cơ cấu dân số vàng là