Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

QUẢN LÝ HÀNH VI CỦA TRẺ TỰ KỶ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.18 KB, 6 trang )

QUẢN LÝ HÀNH VI CỦA TRẺ TỰ KỶ
1. Can thiệp hành vi theo hướng phân tích hành vi (ABA)
Các phương pháp theo hướng Phân tích hành vi chủ yếu dựa trên những nguyên
tắc khoa học về hành vi giúp trẻ có được cách thể hiện mang tính xã hội và giảm
được những hành vi có vấn đề.
Việc can thiệp theo hướng phân tích hành vi cho trẻ tự kỷ tập trung chủ yếu vào
dạy những đơn vị hành vi được chia nhỏ một cách có hệ thống. Vì hầu hết các
trẻ tự kỷ đều không thể hiện được những kỹ năng thông thường và tương đối
đơn giản như: nhìn vào mắt người khác, giao tiếp và tương tác xã hội… Do vậy,
những kỹ năng này cần được chia thành các bước nhỏ hơn để dạy.
Trong quá trình dạy chủ yếu sử dụng các tình huống dạy một - một. Bắt đầu mỗi
bước dạy, giáo viên cần đưa ra những yêu cầu hoặc gợi ý thật cụ thể. Đôi khi có
thể nhắc cho trẻ (ví dụ như cầm tay trẻ) để giúp trẻ bắt đầu thực hiện. Tuy nhiên
cũng cần lưu ý là việc nhắc hay gợi ý trẻ cũng cần được cân nhắc và phải giảm
dần để tránh cho trẻ trở nên thụ động và phụ thuộc vào các gợi ý đó. Sau mỗi lần
trẻ thực hiện xong cần phải củng cố bằng cách khen thưởng cho trẻ. Mục đích
chủ yếu ở đây là tạo cho trẻ một môi trường học vui vẻ và thoải mái.
Một mục tiêu nữa là dạy trẻ cách phân biệt các kích thích khác nhau. Ví dụ như
phân biệt tên của mình trong số các âm thanh, lời nói khác nhau; phân biệt màu
sắc, hình dạng, các con chữ, con số; phân biệt hành vi phù hợp và không phù
hợp… Không củng cố khi trẻ thể hiện những hành vi có vấn đề (ví dụ như hờn
dỗi kéo dài, hành vi rập khuôn, tự kích thích…). Thêm vào đó, trẻ cần được giúp
đỡ để được tham gia vào những tình huống có hành vi phù hợp nhằm tránh cho
trẻ lại thể hiện những hành vi không mong muốn.
Việc dạy trẻ cũng cần phải linh hoạt, các tiết dạy cần lặp đi lặp lại nhiều lần.
Ban đầu tiết dạy có thể lặp đi lặp lại thường xuyên cho tới khi trẻ có thể tự mình
thực hiện được. Việc thể hiện hành vi của trẻ cần được ghi lại và đánh giá theo
những tiêu chí cụ thể và khách quan. Ngoài ra, chúng còn cần được biểu đồ hóa
để cha mẹ hay giáo viên của trẻ có thể nắm được một cách khái quát sự phát
triển của trẻ và giúp họ điều chỉnh chương trình dạy. Mỗi trẻ cũng như mỗi kỹ
năng cần dạy lại yêu cầu một chương trình dạy và quy định thời gian tiết dạy


khác nhau. Do vậy, mỗi trẻ cần một cách chỉ dẫn khác nhau, phụ thuộc vào các
bước thực hiện kỹ năng và cách học tập của từng trẻ.
2. Những điều cần lưu ý trong can thiệp hành vi.
2.1. Hiểu về khuyết tật của trẻ
Vấn đề hành vi hầu như nằm ngoài khả năng kiểm soát của trẻ. Do vậy điều đầu
tiên là cha mẹ phải hiểu trẻ cũng như khuyết tật của trẻ và phải chấp nhận thực
tế bởi vì sự bắt buộc hay trừng phạt trẻ sẽ chẳng đem lại hiệu quả cần thiết.
Không nên phê bình hay phạt trẻ vì những điều mà trẻ không làm được. Cha mẹ
nên hiểu và phân biệt được một cách rõ ràng những gì trẻ “không thể làm” và
những gì trẻ “không làm” vì hầu hết những trẻ này không cố tình thể hiện những
hành vi không mong muốn.
2.2. Suy nghĩ và làm việc một cách tích cực vì trẻ
Cần cho trẻ biết được những điều sẽ xảy ra sau khi trẻ thể hiện hành vi. Các hình
thức củng cố cần được thực hiện nhiều hơn khi trẻ tỏ ra hợp tác. Vì trong nhiều
trường hợp nếu trẻ không nhận được chú ý từ phía giáo viên, cha mẹ, trẻ sẽ cố
gắng thể hiện hành vi để được chú ý. Nếu được củng cố đúng lúc một cách phù
hợp, trẻ sẽ có nhiều khả năng học được một hành vi mong muốn.
Cụ thể là:
- Tạo sự khen thưởng bất ngờ với hành vi của trẻ
- Khen trẻ ngay lập tức
- Đưa ra lời khen thật cụ thể và có mục đích rõ ràng
- Khen một cách tích cực
- Khen thưởng bằng lời nói đi kèm với các biểu lộ trên khuôn mặt như cười,
nhìn vào mắt trẻ.
- Có thể có những hành vi khác như xoa đầu, ôm hay hôn trẻ đi kèm với lời
khen.
- Đừng chỉ khen những khi trẻ biểu hiện hành vi một cách hoàn hảo. Hãy khen
và củng cố bất cứ khi nào ta cảm thấy trẻ có thể thành công.
- Hãy khen bất cứ khi nào ta thấy trẻ có biểu hiện hành vi mong muốn.
- Khen trẻ trước mặt trẻ khác.

Luôn tạo và duy trì mối quan hệ tích cực với trẻ. Cha mẹ cần cố gắng tạo ra một
hoạt động thú vị và tham gia vào hoạt động này cùng với trẻ càng thường xuyên
càng tốt, ít nhất một hoặc hai lần mỗi tuần.
2.3. Giao tiếp rõ ràng.
Các trẻ này cần sử dụng giao tiếp hay các chỉ dẫn ngắn gọn, rõ ràng. Các chỉ dẫn
cần phải rõ ràng, chính xác và được củng cố thường xuyên. Những chỉ dẫn cho
trẻ nên được đưa ra dưới dạng câu khẳng định hơn là câu phủ định. Ví dụ nên
nói “Hãy đặt chân xuống sàn” thay vì “con không được đặt chân lên bàn”.
Trong quá trình dạy trẻ cần phải biết chắc chắn là trẻ đã nắm được các quy tắc
và những gì trẻ cần phải làm theo.
Cụ thể là:
- Giữ lấy vai của trẻ để trẻ có thể ngồi yên trong khi đưa ra lời chỉ dẫn
- Nhìn vào mắt trẻ
- Nói rõ ràng, chính xác.
- Liên tục yêu cầu trẻ chú ý và làm theo chỉ dẫn
- Cần lưu ý những biện pháp như la mắng, làu bàu, giận dữ, tranh cãi… sẽ
không đem lại hiệu quả mong muốn.
- Yêu cầu trẻ nhắc lại yêu cầu vừa được đưa ra.
Tỏ ra không để khi cần thiết
- Cha mẹ hoàn toàn không nên để ý đến những hành vi như thái độ phản đối hay
tỏ ra hỗn xược của trẻ.
- Không nên để ý tới những cơn hờn dỗi, la hét bằng cách tỏ ra không nghe thấy
gì và không quan tâm đến điều đó.
- Cha mẹ cần cho trẻ hiểu được mình muốn nói bằng cách: nhìn vào mắt trẻ,
nhắc lại yêu cầu với giọng nói có ngữ điệu rõ ràng (tuy nhiên không được nói
quá to), âm lượng của giọng nói phải rõ ràng, đủ nghe…
2.4. Điều khiển được quá trình dạy/tình huống.
- Cha mẹ cần tránh để mất kiểm soát tình huống.
- Khi cần phê bình trẻ cũng cần kết hợp với khen ngợi những điểm tích cực của
trẻ.

- Cha mẹ cần tránh những phê bình, nhận xét có thê làm cho trẻ cảm thấy bị tổn
thương. Điều này có thể làm tổn hại đến mối quan hệ với trẻ.
2.5. Kỳ vọng thực tế.
Cha mẹ không nên kỳ vọng vào việc giải quyết nhanh chóng các vấn đề về hành
vi của trẻ. Không nên cứ cố gắng giải quyết tất cả các hành vi không mong
muốn cùng một lúc là mỗi lần nên chọn nhiều nhất một hoặc hai hành vi quan
trọng nhất để dạy trẻ riêng. Việc chọn các hành vi để dạy phụ thuộc vào từng gia
đình và mức độ mà hành vi đó có ảnh hưởng tới trẻ và gây hậu quả không tốt
sau này.
3. Giới thiệu đặc điểm và cách can thiệp của một số hành vi có vấn đề.
3.1. Các hành vi tự kích thích hoặc rập khuôn.
Hành vi rập khuôn hay tự kích thích tức là sự vận động một cách lặp đi lặp lại
các bộ phận cơ thể hoặc các đồ vật. Hành vi này thường phổ biến ở các trẻ
khuyết tật, chậm phát triển. Tuy vậy hành vi này thường xuất hiện nhiều ở các
trẻ em Tự kỷ. Trên thực tế, nếu một trẻ nào đó mắc một loại khuyết tật phát triển
khác với tự kỷ mà có những biểu hiện của hành vi tự kích thích, người ta thường
gọi đó là những trẻ có hành vi tự kỷ. Hành vi rập khuôn có thể liên quan đến
một hoặc tất cả các giác quan. Chúng tôi xin đưa ra đây năm giác quan chủ yếu
và một số ví dụ về hành vi rập khuôn.
Giác quan Các hành vi rập khuôn
Thị giác Nhìn trừng trừng vào bóng đèn hoặc các vật phát sáng, nheo mắt
liên hồi, hay giơ ngón tay trước mắt, hay vỗ tay.
Thính giác Hay đập đập vào tay, bật bật các ngón tay cho tạo thành âm
thanh, hay phát ra các âm thanh từ miệng
Xúc giác Hay dùng tay hoặc các vật khác tự chà vào da mình. Cũng có thể
chúng còn hay tự cào cấu vào da mình
Tiền đình Hay đu đưa thân mình từ trước ra sau hoặc hai bên
Vị giác Hay đưa các đồ vật hoặc ngón tay lên miệng
Khứu giác Hay ngửi các đồ vật, thậm chí người khác
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều lý do khác nhau lý giải cho các hành vi

này. Một số lý thuyết cho rằng những hành vi này gây ra cho trẻ sự kích thích
giác quan (nghĩa là giác quan của trẻ ở ngưỡng quá thấp). Do sự suy giảm chức
năng ở Hệ thần kinh trung ương hay hệ thần kinh ngoại biên, cơ thể của trẻ thể
hiện nhu cầu được kích thích, do vậy trẻ bộc lộ những hành vi này nhằm kích
thích hệ thần kinh. Một lý thuyết khác thì lại cho rằng những hành vi này nhằm
giải phóng lượng betaendorphins trong cơ thể của trẻ (những chất trong cơ thể
giống như thuốc phiện) và tạo cho trẻ khoái cảm bên trong cơ thể.
Một trường phái lý thuyết khác cho rằng những hành vi này nhằm mục đích làm
cho trẻ bình tĩnh trở lại (như trong trường hợp giác quan của tẻ ở ngưỡng quá
cao (quá thấp?)). Điều này có nghĩa là môi trường xung quanh quá kích thích tẻ
và trẻ ở trong trạng thái quá tải về cảm giác. Kết quả là trẻ tham gia vào những
hành vi này nhằm thoát khỏi môi trường quá nhiều yếu tố kích thích.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những hành vi rập khuôn có ảnh hưởng tiêu
cực đến quá trình chú ý và học tập của trẻ. Một điều thú vị là những hành vi này
thường là những hình thức củng cố tích cực có hiệu quả nếu trẻ được phép biểu
hiện những hành vi này sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Có nhiều cách khác nhau làm giảm bớt hoặc loại trừ các hành vi rập khuôn ví dụ
như các bài tập thể dục hay cung cấp cho trẻ những dạng kích thích đa dạng và
phù hợp hơn về mặt xã hội (ví dụ như nhai kẹo cao su thay vì tự cắn tay). Ngoài
ra, người ta còn sử dụng thuốc nhằm giảm thiểu những hành vi không mong
muốn này, tuy nhiên cũng không rõ ràng là liệu thuốc có tác dụng trong việc
giảm thiểu hành vi không mong muốn một cách trực tiếp (ví dụ như kích thích
nội tại trong cơ thể của trẻ) hay gián tiếp (làm chậm lại sự vận động toàn bộ của
trẻ) hay không.
Ở một mức độ nào đó, chúng ta cũng đã có những biểu hiện của hành vi tự kích
thích, ví dụ như khi buồn hoặc lo lắng, chúng ta thường có những hành vi như
cắn đầu bút, gõ gõ ngón chân, cắn tóc, cắn ngón tay, nghiến răng, nhai kẹo…
Tuy nhiên đối với trẻ tự kỷ những hành vi này được coi là có vấn đề vì chúng có
thể là những nỗi bận tâm ám ảnh với chính đứa trẻ và không dễ điều khiển. Đây
chính là một trong những đặc điểm chẩn đoán trẻ tự kỷ. Các ví dụ về những

hành vi của trẻ tự kỷ bao gồm sự vận động lặp đi lặp lại ví dụ như hay tự đập
vào người, vỗ tay, chạy vòng quanh nhà, tự chọc vào cơ thể, nhẩy lên hoặc vỗ
tay đen đét một cách không thích hợp. Các dạng hành vi tự kích thích khác có
thê gồm các thao tác với đồ vật (ví dụ trẻ cứ cuộn cuộn một cái dây hoặc tờ
giấy…), cứ nhìn chằm chằm vào một vật nào đó một cách liên tục. Các âm
thanh phát ra rất vô nghĩa và khó hiểu giống như ậm ừ, lúng búng trong cổ họng
hoặc gào thét the thé hoặc nhắc đi nhắc lại.
3.2. Hành vi tự xâm hại.
Hành vi tự xâm hại là những hành vi có thể gây ra những tổn thương ở các mô tế
bào như phồng rộp, sưng tấy hay trầy xước. Những dạng hành vi chủ yếu là đập
đầu, cắn tay, cào cấu hay chà xát một cách thái quá.
Có hai trường phái lý thuyết lý giải tại sao lại xuất hiện những hành vi này, cả
về mặt sinh lý và xã hội. Một số cách giải thích theo lý thuyết về sinh học (có
gợi ý cách điều trị) bao gồm:
1) Những hành vi này giải phóng beta-endorphines trong não bộ và tạo cho cá
nhân sự khoái cảm nội tại (beta-endorphines là một chất nội sinh có thành phần
giống như thuốc phiện tồn tại trong não). Cách điều trị gợi ý: để giảm các hành
vi này, có thể cho trẻ sử dụng naltrexone, một chất gây ức chế beta-endorphines.
2) Những hành vi tự xâm hại xảy ra một cách đột ngột có thể nguyên nhân từ
chứng tai biến có tác dụng phụ của thuốc. Những tai biến này không có mối liên
hệ một cách điển hình với những hành vi đặc trưng của chứng tai biến thông
thường nhưng lại có biểu hiện bất thường trong điện não đồ. Cách điều trì gợi ý:
những người này nên được chụp điện não đồ để xác định hành vi tự xâm hại đó
có liên quan đến chứng tai biến do tác dụng của thuốc hay không.
3) Những hành vi như tự đập vào đầu hay vào tai có thể xuất phát từ nguyên
nhân viêm tai giữa. Cách điều trị gợi ý: nên đưa trẻ đi khám tai.
4) Những hành vi này cũng có thể xuất phát từ việc trẻ quá bức xúc (ví dụ như
tức giận, hờn dỗi thái quá) và do vậy trẻ biểu hiện những hành vi này như một
sự giải toả căng thẳng diễn ra trong cơ thể nó. Cách điều trị gợi ý: Nên cố gắng
giảm mức độ bức xúc thái quá của trẻ bằng các hình thức giải trí, trị liệu, bằng

các hình ảnh kích thích thị giác, bài tập thể dục…
5) Trong một số trường hợp, hành vi tự xâm hại có thể là một dạng của hành vi
tự kích thích, rập khuôn. Điều này có nghĩa là những hành vi này xuất hiện lặp
đi lặp lại, tạo cho trẻ sự kích thích, bức xúc qua giác quan. Cách điều trị gợi ý:
Trẻ cần được trị liệu phối hợp các giác quan để làm cho các giác quan trở lại
bình thường.
Một số lý thuyết về xã hội lý giải về hành vi này bao gồm:
1) Một số người biểu hiện những hành vi này nhằm thu hút sự chú ý của người
khác. Cách điều trị gợi ý: mọi người xung quanh cần phớt lờ khi trẻ có những
hành vi này để trẻ thấy rằng hành vi này không giúp gì cho chúng trong việc thu
hút sự chú ý của người khác.
2) Một số trẻ biểu hiện hành vi này nhằm trốn tránh thực hiện nhiệm vụ. Cách
điều trị gợi ý: Cần yêu cầu trẻ phải hoàn thành nhiệm vụ hơn là trốn tránh không
thực hiện.
Mặc dù vấn đề này vẫn chưa được đưa ra trong lý luận nghiên cứu nhưng cũng
có nhiều khả năng là những hành vi này liên quan đến sự quá nhạy cảm đối với
những âm thanh từ môi trường xung quanh. Ví dụ: nếu một âm thanh nào đó gây
cho trẻ sự khó chịu, chúng có thể phản ứng bằng cách tự đập vào đầu hay tai
mình. Cách điều trị gợi ý: nên cho trẻ được học làm quen với các âm thanh từ
môi trường xung quanh.
Có nhiều nguyên nhân gây nên những vấn đề về hành vi. Cách tốt nhất để xác
định lý do nào xuất hiện của các hành vi này là phân tích hành vi. Điều này bao
gồm cả việc phân tích những gì xảy ra trước hành vi cũng như những gì xảy ra
ngay sau hành vi. Nếu chúng ta có thể loại bỏ những ảnh hưởng về mặt xã hội
có thể đối với hành vi, lúc đó cần phải điều tra thêm các nguyên nhân về mặt
sinh lý học.

×