Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Quản lý giờ ăn của trẻ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.22 KB, 12 trang )

Quản lý giờ ăn của trẻ

Khi trẻ chuyển sang ăn dặm, bạn sẽ thấy giờ ăn đến rất nhanh cả với
bạn và bé. Ăn uống là một lĩnh vực mà trẻ sẽ đòi một vài sự độc lập- trẻ sẽ
đặt ra chiều hướng ăn khi nào và ăn gì. Đừng lo lắng về tình trạng bẩn thỉu,
ồn ào hoặc sự kén chọn thức ăn. Chừng nào trẻ lớn hẳn bạn sẽ cân đối được
các loại thức ăn, lúc đó bạn sẽ không phải kiểm soát vấn đề này.
Khi nào ăn và ăn gì?
Khi đứa trẻ hoạt động nhiều hơn, chúng cần nhiều năng lượng. Về
điểm này, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng bắt đầu thay đổi. Cho tới 4 tháng
tuổi, ruột, thận và hệ thần kinh của trẻ chưa đủ thuần thục để tiêu hóa thức
ăn đặc. Người ta nói rằng, không có tuổi nào để trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc-
điều này phụ thuộc hoàn toàn vào sự sẵn sàng tiếp nhận của trẻ. Dấu hiệu tốt
nhất để biết trẻ sẵn sàng là trẻ nhìn thìa thức ăn và há miệng ăn. Cũng như
vậy, trẻ có thể ngậm môi vào thìa, giữ thức ăn trong miệng và nuốt.
Khi trẻ sẵn sàng - khoảng 4 tháng tuổi - bạn có thể bắt đầu cho trẻ ăn
các loại thức ăn đặc giàu sắt, như gạo ngũ cốc được chế biến đặc biệt cho trẻ
nhỏ. Pha loãng ngũ cốc với sữa mẹ hoặc sữa công thức cho tới khi nó giống
như sữa. Dùng thìa cho trẻ nhỏ và bắt đầu đút cho trẻ ít một - một đến hai
thìa một hoặc hai lần/ngày.
Khi lần đầu tiên bạn đút thức ăn ngũ cốc cho trẻ, bé có thể nhăn mặt,
phun phì phì hoặc nhổ ra. Điều này không phải vì trẻ không thích thức ăn,
hơn nữa, đó là vì bé lạ với mùi vị, kết cấu và tính chất của ngũ cốc.
Sau khi trẻ ăn ngũ cốc, bạn có thể từ từ cho ăn các loại thức ăn khác
như nước trái cây ép, rau và thịt. Để dễ dàng chuyển tiếp, hãy cho trẻ chỉ ăn
thử một hoặc hai thức ăn mới trong 1 tuần. Hàng tháng sau, trẻ trở nên quen
với thức ăn đặc và sẽ bắt đầu ăn các loại thức ăn khác.


4 đến 6 tháng


6 đến 9 tháng

9 đến 12 tháng
Dạng thức ăn

Thức ăn mềm, nửa đặc không phải nhai

Thức ăn mềm và một số thức ăn cầm bằng tay

Thức ăn cầm bằng tay và hầu hết thức ăn đặt trên bàn
Số lượng

đầu tiên 1 hoặc 2 thìa; tăng dần khi trẻ lớn hơn

Cắt miếng nhỏ vừa ăn

Cắt miếng nhỏ vừa ăn
Số lần

1 hoặc 2 lần trong ngày

2 hoặc 3 lần trong ngày

3 lần một ngày
Loại thức ăn gì

Ngũ cốc nghiền nhỏ như gạo. Hoa quả, rau và thịt ép

Chuối nghiền hoặc cắt nhỏ, táo nghiền, pho mát đã lấy kem, bánh qui,
khoai tây nghiền, thịt nghiền


Táo gọt vỏ cắt làm tám, pho mát mềm, mì nấu kỹ, mì ống với sốt thịt,
các loại thịt mềm- cá, xúc xích, thịt gà, thịt gà tây
Việc quyết định dùng thức ăn chế biến tại nhà hoặc thức ăn cho trẻ
nhỏ bán sẵn tùy theo từng cá nhân. Trẻ sẽ nhận được lượng chất dinh dưỡng
như nhau cho dù bạn quyết định tự làm lấy hoặc mua, miễn là thức ăn tinh
khiết không có các thành phần bổ sung như muối, đường hoặc các gia vị
khác. Đảm bảo bảo quản đúng cách thức ăn đã được mở, hãy để trong tủ
lạnh tối đa hai ngày hoặc để tủ đá tối đa 1 tháng.
Thời gian khám phá
Đối với trẻ nhỏ, cuộc sống là một cuộc thám hiểm, và việc của trẻ là
khám phá mọi thứ mới lạ và khác nhau - thức ăn mới tất nhiên là rơi vào loại
này. Trẻ muốn biết rằng thức ăn giống cái gì, sờ thế nào, rơi xuống như thế
nào và - nếu bạn may mắn- thậm chí nếm thế nào. Hầu hết các bậc cha mẹ
thấy thức ăn ở trên sàn nhiều hơn là trong miệng trẻ.
Loại bỏ những trò tiêu khiển càng nhiều càng tốt trong khi ăn. Nhưng
hãy nghĩ rằng cho trẻ ăn thức ăn đặc sẽ mất nhiều thời gian hơn bú mẹ hoặc
bú chai. Trẻ sẽ ngừng giữa các miếng và dành nhiều thời gian sờ mó và
nghịch thức ăn. Khi trẻ nghịch đồ ăn mất nhiều thời gian hơn việc ăn, trẻ
muốn người lớn biết là chúng đã ăn đủ rồi.
Nếu bạn là người gọn gàng ngăn nắp, giai đoạn này gần như không
chịu đựng nổi. Tuy nhiên, kiểu khám phá này rất quan trọng đối với sự phát
triển của trẻ.
Thìa và ngón tay
Khi trẻ lần đầu ăn thức ăn, nó sẽ thích dùng các ngón tay và cả hai tay.
Bạn có thể cần làm cho ngũ cốc đặc hơn hoặc pha rau nghiền với ngũ cốc
cho đặc vì thế trẻ có thể bốc thức ăn dễ hơn. Bạn cũng có thể đưa thức ăn dễ
cầm như miếng cá hoặc mẩu táo.
Khoảng 9 tháng, bạn có thể thử dạy trẻ ăn bằng thìa. Đừng lo lắng nếu
bạn không thành công - trẻ em biết cầm dụng cụ này ở độ tuổi khác nhau. Sẽ

có ích nếu bạn để trẻ cầm cái thìa trong tay trong khi bạn cho trẻ ăn bằng
một cái thìa khác. Khi trẻ biết cách cầm thìa ra sao, nhúng vào thức ăn thế
nào hãy để trẻ tự xúc ăn. Nếu bạn không thành công ngay, đừng lo lắng -
hãy để trẻ ăn bốc và thử dùng thìa lại lần nữa vào ngày sau.
Uống bằng cốc
Cho trẻ dùng cốc vào thời gian trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc sẽ giúp trẻ
quen với nó. Đầu tiên, trẻ sẽ đập mạnh, đánh rơi cốc nhiều hơn uống. Đừng
lo lắng, dần dần, điều này sẽ tiến bộ khi trẻ lớn hơn.
Bắt đầu với cái cốc nhỏ có thể cầm được trong bàn tay và ngón tay
nhỏ và mỗi lần cho vào một ít nước. Một số cha mẹ thích cho trẻ dùng cốc
với nắp và vòi. Bất cứ cái cốc nào bạn chọn, hãy để trẻ giúp bạn cho trẻ
uống bằng chiếc cốc đó. Bằng việc luyện tập, trẻ sẽ sớm thuần thục kỹ năng
này.
Cho dù trẻ dùng cốc trong bữa ăn, bạn có thể chọn để tiếp tục cho bú
hoặc dùng chai để cho ăn bổ sung. Nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức
bằng cái cốc vào bữa ăn có thể chuẩn bị cho việc cai sữa sau này.
Ghế cao
Vào thời điểm này trẻ có thể ngồi dễ dàng mà không cần đỡ, bạn có
thể dùng một cái ghế cao lúc cho ăn. Để dùng ghế cao an toàn:
*
Chọn một cái ghế rộng, đế vững chãi không dễ lật
*
Dùng dây an toàn mọi lúc bạn đặt trẻ lên ghế.
*
Đừng cho trẻ khác đẩy hoặc đu lên ghế
*
Để chiếc ghế xa quầy hoặc bất cứ thứ gì trẻ có thể đẩy. Mặt khác
trẻ có thể lật nghiêng ghế. Nếu bạn đi ăn ở ngoài và dùng một cái ghế cao
xách tay chạm tới mép bàn, hãy đảm bảo con bạn không thể dùng cả tay và
chân đẩy bàn.

Những chi tiết phức tạp của việc bú bình
Việc cho ăn là một kinh nghiệm rất quan trọng đối với trẻ. Mỗi lần
bạn đáp ứng khi trẻ khóc đòi ăn đúng cách, bạn dạy trẻ tin rằng thế giới là
nơi an toàn. Đảm bảo mỗi bữa ăn đều dễ chịu và thú vị với bạn và trẻ là điều
rất quan trọng, vì thế bạn có thể tạo ra môi trường chăm sóc giúp trẻ phát
triển. Hãy chọn bình sữa thích hợp là phần quan trọng của quá trình này. Có
nhiều loại bình và vú cao su ở siêu thị.
Chọn bình sữa
Một số loại bình có thể dùng được. Bình nhựa nhẹ đã thay thế bình
thủy tinh truyền thống. Và một số bình có hình dáng vừa với tay trẻ hơn. Nó
tạo ra sự khác nhau chút ít với trẻ một khi bạn chọn.
Bình có hai loại: 115ml và 225ml. Kích thước này không phải là
hướng dẫn trẻ cần ăn bao nhiêu. Trẻ có thể ăn ít hoặc nhiều hơn.
Trong bình có chứa túi lọc dùng một lần, những vạch chia trên thành
có thể chỉ dẫn không chính xác. Do vậy, điều quan trọng là không pha bột
sữa hoặc sữa cô đặc trực tiếp trong các túi lọc dùng một lần. Dùng muỗng
lường chính xác hoặc cốc để pha theo công thức để đạt được nồng độ đúng.
Đo lượng nước, sau đó thêm vào lượng sữa bột hoặc sữa cô đặc phù hợp.
Chọn vú cao su
Các loạn vú cao su bạn dùng có sự khác nhau chút ít, bạn đừng chọn
vú cao su quá mềm - được thiết kế cho trẻ sinh non - để dùng cho trẻ sinh đủ
tháng. Một số trẻ khó tính một chút. Có thể là cách chúng bú, cỡ miệng hoặc
hình dáng của vòm miệng, nhưng chúng sẽ khóc ầm lên cho tới khi có được
vú cao su đúng kích cỡ. Kiên định là quan trọng. Đừng đổi kiểu. Hãy nhớ
rằng những chiếc vú cao su cũ có thể trở nên cứng. Đó là lúc cần mua vài
chiếc mới.
Bất kể loại vú cao su nào, điều quan trọng là kiểm soát tốc độ sữa
chảy qua núm vú. Sữa chảy quá chậm hoặc quá nhanh có thể làm cho trẻ
nuốt quá nhiều hơi khiến dạ dày khó chịu và phải ợ liên tục.
Bạn có thể kiểm tra lượng sữa chảy bằng cách dốc ngược chai sữa và

đếm giọt. Khoảng một giọt/giây là vừa vặn với một đứa trẻ bình thường. Nết
chảy quá nhanh bạn cần mua vú cao su mới. Nếu quá chậm, bạn có thể làm
rộng lỗ núm vú cao su. Lấy tăm gỗ tròn châm vào lỗ, để nguyên tăm ở đó và
luộc núm vú cao su trong 5 phút. Để nguội hoàn toàn trước khi kiểm tra lại
núm vú.
Lời khuyên để trẻ bú bình thành công
Bước đầu tiên để cho ăn thành công là tạo ra sự thoải mái cho chính
bạn. Bế trẻ bằng một tay, cầm bình sữa bằng tay kia và ngồi thoải mái xuống
ghế tốt hơn là ghế có tay dựa rộng và thấp. Bạn có thể mất vài ngày đầu để
tìm ra vị trí mà cả bạn và trẻ đều thích.
Dựa tay vào chỗ để tay rộng của ghế hoặc đặt một cái gối lên đùi phía
dưới đứa trẻ. Ôm sát trẻ nhưng không quá chặt, bế trẻ hơi để cao đầu. Tư thế
này làm trẻ nuốt dễ dàng hơn.
Bây giờ bạn đã sẵn sàng để bắt đầu cho trẻ ăn, hãy giúp trẻ cũng sẵn
sàng. Dùng vú cáo su hoặc một ngón tay của tay cầm bình sữa, vỗ nhẹ má
trẻ, gần miệng, phía gần bạn nhất. Sự đụng chạm này khiến trẻ quay về phía
bạn và há miệng. Sau đó chạm vú cao sú vào môi trẻ hoặc góc miệng. Trẻ sẽ
mở miệng và bắt đầu từ từ mút.
Để trẻ mút được sữa thay vì không khí, bạn phải cầm bình đúng cách.
Bình cần được để nghiêng như vậy núm vú vừa với miệng trẻ và núm vú
luôn đầy sữa. Chai sữa ở góc 45 độ. Phần phình ra của núm vú nằm sâu
trong miệng trẻ.
Cầm bình nghiêng một góc 45 độ giữ cho núm vú đầy sữa. Nếu bình
sữa được cầm quá thấp, núm vú sẽ chứa cả không khí và sữa. Trẻ sẽ nuốt
nhiều không khí hơn gây khó chịu. Đôi khi núm vú bị bẹp làm trẻ không ăn
được. Nếu điều này xảy ra, nhẹ nhàng kéo bình sữa ra khỏi miệng trẻ.
Không khí sẽ vào trong bình. Bạn có thể cho ăn tiếp, hãy giữ bình làm sao
để đáy bình hướng lên trên.
Ngoài việc để giữ bình ở góc thích hợp còn phải, giữ chắc bình. Nếu
bạn giữ bình quá lỏng lẻo, trẻ sẽ sẽ khó mút và núm vú sẽ trượt quanh miệng

trẻ.
Các lời khuyên khác khi cho trẻ bú bình:
*
Luôn kiểm tra nhiệt độ trước khi cho trẻ ăn. Bạn cần chắc chắn là
không quá nóng hoặc quá nguội.
*
Lắc bình sau khi làm ấm để sữa nóng đều. Sau đó dốc ngược bình
và nhỏ một hoặc hai giọt lên tay bạn. Sữa nóng vừa phải là thích hợp.
*
Đừng đặt trẻ nằm trên giường bú bình. Trẻ có thể bị nghẹn thở nếu
nó không thể đẩy cái chai để nghỉ trong lúc bú. Hơn nữa, sữa sẽ ứ lại trong
miệng trẻ ngủ quên trong khi bú bình. Việc tiếp xúc với đường trong sữa kéo
dài có thể gây sâu răng.

×