Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Nghiên cứu tiêu hóa in vitro protein của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) đối với một số nguyên liệu và thức ăn pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.43 KB, 2 trang )

Nghiên cứu tiêu hóa in vitro protein của cá
tra (Pangasianodon hypophthalmus) đối với
một số nguyên liệu và thức ăn





Kết quả nghiên cứu tiêu hóa in vitro của cá tra ở các giai đoạn phát triển (50g,
300g và 600g) đối với một số nguyên liệu cung cấp protein bao gồm bột cá, bột
xương thịt, bã đậu nành và thức ăn cá tra thương mại như CG, UP, LS và V2feed
bằng phương pháp pH- stat cho thấy với các nguyên liệu động, thực vật có hàm
lượng protein thay đổi trong khoảng từ 44 - 55%, mức tiêu hóa in vitro DH% của
cá ở các giai đoạn phát triển đối với nguyên liệu này thay
đổi trong khoảng từ 46 -
81%, trong đó bột cá Vũng Tàu 55% có mức tiêu hóa từ 77 - 81%, bột xương thịt
Hungary từ 58 - 67% và bã đậu nành Argentina khoảng 46 - 61%.

Tiêu hóa in vitro (DH%) của bột cá > bột xương thịt > bã đậu nành và mức tiêu
hóa DH% đối với các nguyên liệu tăng dần khi cá càng lớn và không có sự khác
biệt có nghĩa về mức tiêu hóa DH% đối với nguyên liệu và thức ăn sau 4giờ và 6
giờ thủy phân. Đối với các loại thức ăn có hàm lượng protein thô trong khoảng 20 -
33%, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tiêu hóa in vitro (DH %) thay đổi từ
khoảng 53 – 59% và tăng dần theo kích cỡ của cá.

Nguồn: Nguyễn Văn Nguyện, Phạm Duy Hải, Nguyễn Thành Trung, Trần Văn
Khanh. 2012. Nghiên cứu tiêu hóa in vitro protein của cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus) đối với một số nguyên liệu và thức ăn. Viện Nghiên cứu NTTS II.

×