Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chẩn đoán và điều chỉnh tỷ lệ hoán đổi khách hàng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.55 KB, 4 trang )

Chẩn đoán và điều chỉnh tỷ lệ hoán
đổi khách hàng
Bạn có gặp phải trường hợp đã rất nỗ lực xây dựng website và chọn lựa các sản
phẩm hoặc dịch vụ để cung ứng cho các khách hàng nhưng chưa thu hút được mọi
người truy cập website hoặc có người truy cập nhưng lại không mua hàng?




Nếu câu trả lời là “Có” thì có thể bạn đã mắc phải vấn đề lớn liên quan đến tỷ lệ hoán đổi
khách truy cập thành khách mua hàng. Những trường hợp sau sẽ chỉ rõ vấn đề bạn đang
phải đối diện và cách điều chỉnh nhằm cải thiện khả năng kinh doanh của bạn.


Trường hợp 1: Không có khách truy cập và không có tỷ lệ hoán đổi. Để tỷ lệ hoán đổi
xảy ra trên website, bạn phải cần đến hai yếu tố: (1) Hành động mục tiêu phải được xác
định rõ và (2) Có nhiều người sử dụng website để hoàn tất hành động mục tiêu ấy. Thiếu
một trong hai yếu tố đó, việc hoán đổi sẽ không thể xảy ra. Do đó, nếu tỷ lệ hoán đổi quá
thấp, điểm bạn tìm đến đầu tiên chính là tài khoản miễn phí Google Analytics nhằm xác
định rõ bạn đã có bao nhiêu khách truy cập vào website để chuyển biến họ thành khách
hàng thực thụ.


Nên cân nhắc đến một tỷ lệ trung bình nằm ở mức từ 1% đến 5%, nghĩa là cứ 100 người
truy cập website thì có tối đa năm người được kỳ vọng sẽ thực hiện hành động mục tiêu
là mua hàng hay đồng ý nhận bản tin định kỳ. Nếu website có hàng ngàn người thăm
viếng mỗi ngày thì tỷ lệ hoán đổi thấp chưa hẳn đã nói lên được nhiều vấn đề cụ thể,
nhưng nếu chỉ có mười người truy cập website mỗi ngày thì bạn sẽ cần nhiều tuần lễ nữa
để có được một sự hoán đổi.
Do đó, nếu tỷ lệ truy cập website quá thấp thì điều đầu tiên cần làm chính là thu hút thêm
nhiều hơn khách ghé thăm. Bạn có thể sử dụng nhiều hình thức quảng bá khác nhau, từ


quảng cáo trả tiền cho mỗi cú nhấp chuột PPC, tối đa hóa công cụ tìm tiếm SEO đến tiếp
thị truyền thông xã hội hoặc các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số khác.
Trường hợp 2: Tỷ lệ vụt đến vụt đi (bounce rate) cao và tỷ lệ hoán đổi thấp. Đây là
trường hợp website luôn có được tần suất truy cập khá ổn định nhưng không thấy tỷ lệ
hoán đổi như ý. Khi ấy, hãy sử dụng tài khoản Google Analytics để kiểm tra tỷ lệ vụt đến
vụt đi của website. Tỷ lệ này thể hiện số lượng người vào website nhưng rời bỏ trước khi
nhấp chuột vào xem trang thứ hai, mà lý do là không tìm thấy những thứ cần tìm. Hãy
lưu ý đến một số nguyên nhân khiến tỷ lệ vụt đến vụt đi tăng lên:
- Website bị hư đường truyền hoặc không thể truy cập tại một số trình duyệt nên ngăn
chặn khách vào xem nội dung.
- Thiết kế website đã quá lỗi thời khiến người xem mất sự tin tưởng vào thương hiệu.
- Các thông tin người truy cập kỳ vọng sẽ tìm thấy ngay lại bị che giấu tại những nơi khó
tìm.
- Công dụng và tính năng của sản phẩm hoặc dịch vụ không rõ ràng, không cụ thể đối với
khách mới ghé thăm.
Trường hợp 3: Gắn kết cao và tỷ lệ hoán đổi thấp. Nếu có rất nhiều khách hàng chủ
động tìm đến website nhưng họ vẫn không thực hiện hành động mà bạn kỳ vọng thì vấn
đề có thể do một trong hai khiếm khuyết sau:
- Khách ghé thăm không hiểu rõ được bạn kỳ vọng hành động gì.
- Khách ghé thăm không biết lý do vì sao nên thực hiện hành động mà bạn kỳ vọng.
Vì vậy, bạn cần thực hiện ngay việc kiểm tra cả hai khả năng ấy. Hãy kiểm chứng nhiều
phiên bản khác nhau của cùng một trang trên website của bạn để xác định rõ đâu là yếu tố
ngăn chặn tỷ lệ hoán đổi. Bên cạnh đó, bạn nên hiểu rằng đó không phải là tất cả những
yếu tố gây ảnh hưởng đến tỷ lệ hoán đổi của một website. Hiểu rõ tâm lý khách hàng và
hành vi mua sắm sẽ hỗ trợ rất nhiều cho cách đối diện và điều chỉnh vấn đề.

×