Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nguy hiểm khi dùng thuốc chống béo phì ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.01 KB, 5 trang )



Nguy hiểm khi dùng thuốc
chống béo phì

trường thuốc giảm cân hiện nay rất đa dạng, song không
phải loại nào cũng mang lại hiệu quả điều trị, thậm chí có
loại còn gây nguy hiểm. Vì vậy, cần chú ý đến mức độ an
toàn và tác dụng phụ của thuốc trước khi sử dụng.
Một số loại thuốc và biện pháp giảm béo không có tác dụng:
Thuốc lợi tiểu: Chỉ dùng cho người bị suy tim, tăng huyết áp.
Tác dụng giảm cân của thuốc là gây mất nước, vì thế cân
nặng có thể trở lại như cũ sau khi dừng thuốc. Đặc biệt, nhóm
lợi tiểu có thể làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường, hoặc
khiến bệnh sẵn có thêm trầm trọng. Nguy hiểm nhất là nguy
cơ mất điện giải và mất nước cấp ở người dùng.
Thuốc nhuận tràng: Dùng khi táo bón hay để sổ ruột. Tác
dụng và tác hại tương tự như thuốc lợi tiểu.
Hoóc môn tuyến giáp trạng: Chỉ dùng cho người bị suy tuyến
giáp. Đối với người bình thường, thuốc có thể gây ức chế
chức năng tuyến giáp, tăng nhịp tim, tiêu cơ bắp và kèm theo
một số biến chứng nguy hiểm khác.
Thuốc trợ giúp chuyển hóa chất béo thực chất là giúp oxy
hóa nội bào để tạo năng lượng. Tác dụng giảm cân không rõ
ràng.
Thuốc đông y thường chưa được kiểm nghiệm đầy đủ. Một số
ca tử vong vì suy gan do dùng thuốc đông y đã được ghi nhận
ở Nhật Bản và Singapore.
Ngoài ra, những biện pháp như châm cứu và điều trị tại chỗ
bằng thuốc xoa không tác động trực tiếp đến tình trạng béo
phì. Xoa bóp tại chỗ cũng vô dụng.


Hiện nay có một số thuốc phổ biến trên thị trường có tác
dụng giảm béo phì, song kèm theo nhiều phản ứng phụ nguy
hiểm như:
Thuốc làm no đầy ống tiêu hóa coréine, décorpa,
pseudpphage hút nước trương nở làm đầy bụng, gây cảm
giác chán ăn. Thuốc thường làm đầy hơi, chướng bụng, gây
khó chịu.
Thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương như
amphetamin, dẫn chất amphetamin, ephedrin, pseudoepedrin,
phenylpropanolamin - PPA khiến ăn mất ngon, tăng nhịp
tim, huyết áp và gây khó ngủ. Đặc biệt thuốc có thể gây
nghiện hoặc nhờn thuốc. Người dùng phải theo dõi cẩn thận
nhịp tim, huyết áp trong thời gian uống thuốc. Vì thuốc
chuyển hóa trong gan nên phải thận trọng khi dùng chung với
các thuốc kháng sinh, an thần, corticoid và một số thuốc trị
trầm cảm, chống đau nửa đầu, chữa ho Ngoài ra, sau khi
dừng thuốc, người bệnh thường chán nản, trầm cảm và có ý
định tự sát
Thuốc giảm hấp thụ chất béo Xenical được xem là nhóm an
toàn nhất hiện nay. Xenical làm giảm hấp thu 30% năng
lượng chất béo mỗi ngày. Xenical kém hấp thu vào máu,
khoảng 97% lượng thuốc uống vào được thải trừ qua phân.
Ngoài ra, thuốc có tác dụng tại chỗ nên không gây tác động
lên hệ thần kinh trung ương và ít tác dụng phụ nguy hiểm nên
bệnh nhân béo phì bị suy gan, suy thận không cần giảm liều.
Xenical có thể được dùng trên 2 năm, không gây ảnh hưởng
khi lái xe, vận hành máy móc và không tương tác với các
thuốc khác. Tuy nhiên, loại này có thể gây đầy bụng, rối loạn
tiêu hóa do rối loạn hấp thu mỡ, nên cần uống thuốc bổ sung
vitamin A, E, K, D

Nói chung, tác dụng phụ của thuốc giảm béo hoàn toàn có thể
tránh được nếu người dùng tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ
và mua thuốc có nguồn gốc rõ ràng. Tuy vậy, cách giảm béo
tốt nhất vẫn là một chế độ ăn uống hợp lý và năng vận động.

×