Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Những nguy hiểm khi dùng thuốc lúc mang thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.57 KB, 10 trang )

Những nguy hiểm khi dùng thuốc lúc mang thai

Có rất nhiều loại thuốc bao gồm thuốc kê toa và thuốc không cần kê toa, thuốc
hợp pháp và thuốc bất hợp pháp. Những thuốc này sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi nếu
xnhư người mẹ dùng trong lúc mang thai.
Thuốc gây quái thai là gì?
Bất kỳ thuốc nào gây ra dị dạng thi nhi đều gọi là thuốc gây quái thai. Có một
số thuốc gây nguy hiểm về thần kinh mà không gây ra những bất thường về giải phẫu
cho bé.
Chất gây quái thai là gì?
Chất gây quái thai là chất có thể làm xáo trộn sự phát triển của bào thai. Chất
gây quái thai có thể làm cho thai ngưng phát triển hay làm cho thai phát triển nhưng
theo hướng dị dạng bẩm sinh. Các yếu tố gây ra quái thai bao gồm tia xạ, mẹ bị bệnh,
hoá chất và thuốc.
Những thuốc nào được xác định là nguy hiểm nếu dùng lúc mang thai?
Có nhiều thuốc là nguyên nhân gây lo lắng cho người sử dụng khi có mang,
nhưng chỉ có một số thuốc chứng tỏ có nguy hiểm nếu dùng khi mang thai. Danh mục
các thuốc có khả năng tác động gây ra quái thai cũng như nguy hiểm nếu dùng khi
mang thai bao gồm:
- ACE (thuốc ức chế men chuyển ) như:
§ Benazepril (Lotensin),
§ Captopril (Capoten),
§ Enalapril (Vasotec),
§ Fosinopril sodium (Monopril),
§ Lisinopril (Zestril, Prinivil),
§ Lisinopril + hydrochlorothiazide (Zestoretic, Prinzide),
§ Quinapril (Accupril),
§ Ramipril (Altace).
- Thuốc trị mụn như isotretinoin (Accutane, Retin-A).
- Uống rượu nhiều lúc mang thai.
- Androgens (nội tiết tố nam).


- Kháng sinh nhóm tetracycline (Achromycin), doxycycline
(Vibramycin), và streptomycin.
- Thuốc chống đông (làm loãng máu) như : warfarin (Coumadin).
- Thuốc chống co giật (thuốc chống động kinh) như:
§ Phenytoin (Dilatin),
§ Valproic acid (Depakene, Valprotate),
§ Trimethadione (Tridione),
§ Paramethadione (Paradione),
§ Carbamazepine (Tegretol).
- Thuốc chống trầm cảm : lithium (Eskalith, Lithob).
- Thuốc chống chuyển hoá/ thuốc trị ung thư như: methotrexate
(Rheumatrex) và aminopterin.
- Thuốc điều trị thấp khớp và gắn kết kim loại (chelator) penicillamine
(Cuprimine, Depen).
- Thuốc trị cường giáp như:
§ Thiouracil/propylthiouracil.
§ Carbimazole/methimazole.
- Cocaine.
- DES (diethylstilbestrol).
- Thalidomide (Thalomid) dùng trong trị bệnh phong có biến chứng
(cùi).


Dừng uống thuốc tránh thai bao lâu hãy sinh con?

Rất nhiều phụ nữ dùng biện pháp kế hoạch hóa gia đình dạng hormon
(tiêm, uống, cấy dưới da) băn khoăn không biết ngừng các loại thuốc này bao lâu
thì sẽ tốt nhất cho sự phát triển của đứa trẻ.
Nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai dạng uống thì có một số quan điểm cho
rằng nên để cơ thể “hồi phục” lại rồi hãy mang thai.

Một số chuyên gia khuyên bạn nên ngừng uống thuốc viên 2 - 3 tháng trước khi
quyết định thụ thai bởi vì cũng như tác dụng ngăn ngừa sự rụng trứng, thuốc tránh thai
dạng viên gây ra sự thay đổi trong tử cung của bạn. Các chuyên gia này tin rằng nếu
bạn có thai trở lại ngay sau khi ngừng thuốc, bào thai sẽ khó bám chắc vào dạ con.
Điều này có nghĩa, bạn dễ có nguy cơ bị sẩy thai. Vậy nên hãy chờ cho tới khi dạ con
phục hồi lại theo nhịp sinh học vốn có chứ không phải do tác động của thuốc thì hãy
thụ thai.
Một số bác sĩ lại cho rằng chỉ cần 1 - 2 tháng là vòng kinh đã trở lại bình
thường (như vốn có của cơ thể); một số quan điểm khác lại cho rằng hormon trong
viên thuốc sẽ bị loại trừ khỏi cơ thể hoàn toàn ngay khi kỳ kinh mới bắt đầu vì vậy nếu
có bầu ngay thì cũng thật là điều đáng mừng.
Trước đây, khi liều lượng hormon trong thuốc tránh thai ở mức cao hơn thì
chúng ta có cơ sở để lo lắng rằng việc có bầu trong khi uống thuốc hay vừa ngừng
uống thuốc sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai. Tuy nhiên, ngày càng nhiều
nghiên cứu cho thấy không có bằng chứng nào về sự bất thường của thai nhi. Bé của
bạn sẽ không gặp bất cứ sự đe dọa nào nếu bạn mang bầu trong khi uống thuốc hay
ngay sau khi vừa ngưng thuốc.

×