Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

8 “chiêu” để bài thi tiếng Anh điểm cao potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.98 KB, 5 trang )




8 “chiêu” để bài thi tiếng Anh
điểm cao


Mỗi bài thi có một đặc điểm và tính chất khác nhau nhưng thường những người đạt
điểm cao trong kì thi là những người có được sự chuẩn bị và chiến lược làm bài tốt
nhất. Sau đây là một số chiêu cơ bản góp nhặt để bạn tham khảo.

Không sớm thì muộn, cũng sẽ có lúc bạn phải đối mặt với một bài thi tiếng Anh
theo một dạng thức nào đó.
Các bài thi có thể là:
- Bài thi TOEIC hoặc TOEFL của ETS;
- Bài thi đầu vào đại học;
- Bài thi sát hạch định kì trong Công ty;
- Bài kiểm tra định kì…

Mỗi bài thi có một đặc điểm và tính chất khác nhau nhưng thường những người đạt
điểm cao trong kì thi là những người có được sự chuẩn bị và chiến lược làm bài tốt
nhất. Sau đây là một số chiêu cơ bản góp nhặt để bạn tham khảo.

Chiêu #1:
Nên mang theo mọi thứ cần thiết đến phòng thi. Chẳng còn gì tệ hại bằng việc
thiếu sự chuẩn bị chu đáo và mất thời gian vào việc cố tìm một cây bút chì, bút viết
hay một viên tẩy.

Chiêu #2:
Nghe và đọc kĩ hướng dẫn bài thi, yêu cầu của đề bài. Nếu là bài nghe, bạn phải
lắng nghe đến từ ngữ cuối cùng để đảm bảo rằng không có thông tin nào thiếu sót.


Phần lớn các câu hỏi bạn phải bỏ lỡ vì mất tập trung hoặc bạn bị “cài bẫy” giữa
những từ trái nghĩa: Never >< Always; Mentioned >< Not mentioned; Available
>< Unavailable…

Chiêu #3:
Phân bổ thời gian làm bài hợp lí. Thời gian bạn phân bổ cho các câu hỏi càng
nhiều số điểm đạt được sẽ càng cao. Nếu quá tập trung vào một câu hỏi bạn sẽ bỏ
nhiều cơ hội để hoàn thiện và kiếm điểm từ các câu hỏi khác.

Chiêu #4: Câu hỏi dễ làm trước, câu khó làm sau.

Chiêu #5:
Đánh dấu bài thi. Đánh dấu riêng cho các câu hỏi bạn đã trả lời nhưng chưa chắc
chắn; đánh dấu loại bỏ các câu bạn cho là sai. Việc đánh dấu/ghi chú này sẽ giúp
bạn ghi nhớ để tiện sửa đổi hoàn chỉnh đáp án cuối cùng.

Chiêu #6:
Chẳng ai đánh tội bạn phỏng đoán đáp án đúng nếu bạn không thể chắc chắn lựa
chọn của mình. Tuy nhiên phỏng đoán cũng cần định tính, ví dụ: Nếu bạn chọn đáp
án đúng là C, lúc này bạn sẽ phải tự cân nhắc nếu không phải là C thì sao? Rồi bạn
tự chọn 1 đáp án đúng cho mình (Vậy có thể là C lắm chứ??? – “right first
impression” mà).

Chiêu #7:
Trước khi thay đổi đáp án và phải cân nhắc thật kĩ lưỡng vì thường là cảm nhận
đầu tiên của bạn luôn đúng. Bạn chỉ nên thay đổi lựa chọn của mình khi thực sự
chắc chắn.

Chiêu #8:
Hãy dành thời gian để xem lại toàn bộ phần bài làm của bạn, thông thường việc

xem lại, sửa đáp án lần cuối sẽ giúp bạn ấn định điểm số cần thiết cho mục tiêu cá
nhân của bạn.

Chúc bạn luôn thành công !


×