Giới thiệu về cụm động từ
(Phrasal verbs)
Xét về mặt ngữ pháp hay ý nghĩa, cụm động từ là một vấn đề khá phức tạp và khó
hiểu đối với không ít học viên người Việt. Sau đây là một vài lời khuyên hữu ích
cho các bạn trong quá trình học cụm động từ.
Cụm động từ là các cụm từ có cấu trúc bao gồm một động từ và một tiểu từ (phó
từ, giới từ).
I. Thế nào là cụm động từ ?
Cụm động từ là các cụm từ có cấu trúc bao gồm một động từ và một tiểu từ (phó
từ, giới từ).
Trong các ví dụ trên, khi các tiểu từ up, through kết hợp với từ động từ look,
get tạo thành các cụm động từ có ý nghĩa khác hoàn toàn so với từ động từ ban
đầu:
Look: nhìn # Look up: tìm kiếm, tra cứu
Get: nhận, bị, được # Get through: kết nối
Do vậy, ý nghĩa của các cụm động từ không chịu ảnh hưởng bởi ý nghĩa của động
từ. Việc học các cụm động từ cũng không nên đánh đồng với việc học các động từ
và tiểu từ độc lập nhau, mà cần học cả cụm động từ đó với cách sử dụng của chúng
trong từng văn cảnh.
II. Ý nghĩa của các tiều từ trong cụm động từ ?
Thông thường, các tiểu từ truyển tài nhiều ý nghĩa khác nhau khi nằm trong cụm
động từ. Sau đây là các ý nghĩa phổ biến nhất của các tiểu từ thường xuyên được
sử dụng trong cụm động từ.
III. Phân biệt cụm động từ và động từ có giới từ đi kèm
IV. Vị trí của tiểu từ trong cụm động từ ?
Như đã xét ở trên, các tiểu từ có thể đứng ngay sau động từ, hoặc có thể đứng sau
tân ngữ (object). Trường hợp tân ngữ là đại từ (it, them, him, her, me) thì tiểu từ
bắt buộc phải đặt sau tân ngữ này.
The alarm woke up the children.
(Đồng hồ báo thức làm bọn trẻ thức giấc.)
The alarm woke the children up.
The alarm woke them up.
The alarm woke up them.
V. Cách học cụm động từ hiệu quả ?
Xét về mặt ngữ pháp hay ý nghĩa, cụm động từ là một vấn đề khá phức tạp và khó
hiểu đối với không ít học viên người Việt. Sau đây là một vài lời khuyên hữu ích
cho các bạn trong quá trình học cụm động từ.
Học theo nhóm từ: có thể sắp xếp các cụm động từ theo nhóm các động từ, hoặc
nhóm tiểu từ, hoặc nhóm chủ đề (xét theo trường nghĩa của cụm động từ).
Nhật ký học tập: ghi chép và bổ sung thường xuyên vào sổ học tập theo cách riêng
của bạn: các cụm động từ cần có tân ngữ (pick up, look after); các cụm động từ đi
cùng với một danh từ (call off, set up + a meeting); hoặc các cụm động từ đồng
nghĩa (go on, keep on) – trái nghĩa (get on, get off)…
Thực hành: Cố gắng thường xuyên vận dụng các cụm động từ đã học trong bài
viết, bài nói (dịch Việt – Anh, học viết qua tranh, viết luận ngắn, thư phản hồi,
luyện nói) để ghi nhớ và hiểu sâu hơn về cách sử dụng của các cụm động từ.
Trong các bài học về cụm động từ tiếp theo, nhóm biên tập đã chủ động sắp xếp
các cụm động từ theo nhóm chủ đề (Morning Activities, Classroom Activities…)
với hi vọng hỗ trợ tốt nhất cho các bạn trong việc học cụm động từ.
Chúc các bạn học tốt !