Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh dòng sản phẩm cửa nhựa cao cấp Eurowindow của Công ty Cổ phần Cửa sổ nhựa Châu Âu (Eurowindow)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.99 KB, 65 trang )

MỤC LỤC
Khãa luËn tèt nghiÖp
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nước nhà từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền
kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế
tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự dịch chuyển này
đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều nghành kinh tế phát triển. Song
cũng phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu
cầu và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động vươn lên để
vượt qua những thử thách, tránh nguy cơ bị đào thải.
Trong bối cảnh kinh tế như thế, các doanh nghiệp muốn đứng vững
trên thương trường cần phải nhanh chóng đổi mới thải bởi quy luật cạnh tranh
khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Thực tế đã chứng minh rằng: trong cuộc
chạy đua để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp nào có năng lực cạnh tranh
cao hơn, doanh nghiệp đó sẽ dành chiến thắng. Chính vì vậy, nâng cao năng
lực cạnh tranh là một tất yếu khách quan đối với mọi doanh nghiệp trong thời
kì hội nhập, Công ty Cổ phần Cửa sổ nhựa Châu Âu - Eurowindow cũng
không nằm ngoài quy luật này.
Thị trường cửa sổ nhựa nói riêng và thị trường cửa nói chung là thị
trường đầy tiềm năng do sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản
và các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở. Điều đó đã thu hút sự gia nhập
của nhiều thị trường trong và ngoài nước, tạo nên cuộc chạy đua giữa các
doanh nghiệp về thị phần. Hiện nay, Công ty Cổ phần Cửa sổ nhựa Châu Âu
được thị trường biết đến chủ yếu với dòng sản phẩm cửa sổ nhựa cao cấp
Eurowindow mang tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu. Dòng sản phẩm này đã
chiếm phần lớn thị trường cửa sổ nhựa hiện nay. Tuy nhiên, với sự ra đời của
Sinh viªn: Lý Nam S¬n Trang 2
Khãa luËn tèt nghiÖp
ngày càng nhiều các sản phẩm cạnh tranh đã khiến cho vị thế “ đứng đầu” cửa
sổ nhựa cao cấp Eurowindow bị đe dọa. Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để


nâng cao năng lực cạnh tranh của dòng sản phẩm này. Một vấn đề cấp thiết
đặt ra cho Công ty Cổ phần Cửa sổ nhựa Châu Âu là: “Nâng cao năng lực
cạnh tranh dòng sản phẩm cửa nhựa cao cấp Eurowindow của Công ty Cổ
phần Cửa sổ nhựa Châu Âu (Eurowindow)”.
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh
của dòng sản phẩm cửa sổ nhựa cao cấp Eurowindow nhằm đua ra giải pháp
nâng cao năng lực canh tranh cho dòng sản phẩm này.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của dòng sản
phẩm cửa sổ nhựa cao cấp Eurowindow thông qua mối quan hệ với các đối
thủ cạnh tranh.
Công cụ dùng để nghiên cứu Nâng cao năng lực cạnh tranh là sử dụng
mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Micheal Porter.

Nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Lý thuyết cạnh tranh và năng lực cạnh tranh sản phẩm.
Chương II. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của dòng sản phẩm
cửa sổ nhựa cao cấp Eurowindow của Công ty Cổ phần Eurowindow.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
dòng sản phẩm cửa sổ nhựa cao cấp Eurowindow.
Sinh viªn: Lý Nam S¬n Trang 3
Khãa luËn tèt nghiÖp
CHƯƠNG I
LÝ THUYẾT VỀ SỰ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH SẢN PHẨM
1.1. LÝ THUYẾT CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN
PHẨM
1.1.1. Cạnh tranh
Thuật ngữ “Cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong
nhiều lĩnh vực như: kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể
thao; thường xuyên được nhắc tới trong sách báo chuyên môn, diễn đàn kinh

tế cũng như các phương tiện thông tin đại chúng và được sự quan tâm của
nhiều đối tượng, từ nhiều góc độ khác nhau, dẫn đến có rất nhiều khái niệm
khác nhau về “cạnh tranh”, cụ thể như sau:
Tiếp cận ở góc độ đơn giản, mang tính tổng quát thì cạnh tranh là hành
động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục
đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu
hãnh, các phần thưởng hay những thứ khác.
Trong kinh tế chính trị học thì cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa
những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện
thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được
nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người sản xuất
với người tiêu dùng (người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua
rẻ); giữa người tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn; giữa những người
sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ.
Theo Michael Porter thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất
của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi
nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là
Sinh viªn: Lý Nam S¬n Trang 4
Khãa luËn tèt nghiÖp
sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn
đến hệ quả giá cả có thể giảm đi (1980).
1.1.2. Các cấp độ của cạnh tranh
1.1.2.1. Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia
Năng lực cạnh tranh quốc gia là yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của tất cả các sản phẩm trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Có rất
nhiều cách hiểu về năng lực cạnh tranh cấp quốc gia.
Theo Asia Development Outlook 2003 là khả năng cạnh tranh của một
nước để sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được thử thách của thị trường
quốc tế. Đồng thời, duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của công dân nước
đó. Mặt khác, năng lực cạnh tranh quốc gia phản ánh khả năng của một nước để

tạo ra việc sản xuất sản phẩm, phân phối sản phẩm và dịch vụ trong thương mại
quốc tế, trong khi kiếm được thu nhập tăng lên từ nguồn lực của nó.
Theo diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), thì năng lực cạnh tranh quốc gia
được hiểu là “sức mạnh thể hiện trong hiệu quả kinh tế vĩ mô, đó là năng lực
của một nền kinh tế đạt được và duy trì mức tăng trưởng bền vững, thu hút
đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân trên cơ
sở xác định các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh
tế khác”. Và được đo bằng tám chỉ tiêu: mức độ mở của nền kinh tế, vai trò
của Nhà nước, vai trò của thị trường tài chính, môi trường công nghệ, kết cấu
hạ tầng, chất lượng quản trị kinh doanh, hiệu quả và tính linh họat của thị
trường lao động, môi trường pháp lý.
1.1.2.2. Năng lực cạnh tranh ngành
Năng lực cạnh tranh ngành (hay doanh nghiệp) là thể hiện thực lực và
lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt
nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Như vậy, năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của
Sinh viªn: Lý Nam S¬n Trang 5
Khãa luËn tèt nghiÖp
doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ
được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị
doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác
cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Sẽ là
vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được
đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác
cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi
hỏi doanh nghiệp phải tạo ra và có được các lợi thế cạnh tranh cho riêng
mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của
khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh
tranh.
Theo mô hình kim cương của Micheal Porter, lợi thế cạnh tranh của

một doanh nghiệp, một ngành không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố bên trong
nội bộ doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài trong môi
trường kinh doanh quốc gia bao gồm: các điều kiện về yếu tố sản xuất, sức
cầu về hàng hóa, các ngành phụ trợ, môi trường cạnh tranh ngành và vai trò
của Chính Phủ.
Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn
đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi
thế về mặt này và có hạn chế về mặt khác. Vần đề cơ bản là, doanh nghiệp
phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà
mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Những điểm
mạnh và điểm yếu bên trong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các
lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản
xuất, nhân sự, công nghệ, quản trị, hệ thống thông tin…
Sinh viªn: Lý Nam S¬n Trang 6
Khãa luËn tèt nghiÖp
1.1.2.3. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Năng lực cạnh tranh của ngành hay doanh nghiệp lại được thể hiện
thông qua năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đi kèm của nó. Đây
cũng là cái thể hiện rõ nhất năng lực cạnh tranh của các chủ thể nói chung.
Theo tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 317, tháng 10 năm 2004 của TS
Nguyễn Văn Thanh: “Năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm được hiểu là khả
năng sản phẩm có được nhằm duy trì được vị thế của nó một cách lâu dài trên
thị trường cạnh tranh”
Năng lực cạnh tranh sản phẩm được nhận biết thông qua lợi thế cạnh
tranh của sản phẩm đó với các sản phẩm khác cùng loại.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm có thể được đánh giá thông qua: giá
sản phẩm, sự vượt trội về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm,
thương hiệu… so với đối thủ cạnh tranh trên cùng một phân đoạn thị trường
vào cùng một thời điểm.
1.1.2.4. Mối quan hệ giữa các cấp cạnh tranh

Giữa các cấp cạnh tranh này tuy đứng độc lập nhưng có mối quan hệ
mật thiết với nhau, bổ trợ cho nhau. Cạnh tranh sản phẩm là cấp cơ bản nhất
thể hiện năng lực cạnh tranh về sản phẩm của một doanh nghiệp hay của một
quốc gia, là yếu tố cơ bản và cốt lõi tạo nên năng lực cạnh tranh ngành và
năng lực cạnh tranh quốc gia. Ngược lại năng lực cạnh tranh quốc gia sẽ tạo
điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh ngành, và chính năng lực cạnh tranh
ngành cao sẽ tạo động lực phát triển sản phẩm, dịch vụ hay nói cách khác là
nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm.
Trong bài khóa luận này, chỉ xét tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Sinh viªn: Lý Nam S¬n Trang 7
Khãa luËn tèt nghiÖp
1.1.3. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm
1.1.3.1. Khái niệm
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ được
nhanh trong khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên thị trường. Năng
lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của loại sản phẩm đó; Năng
lực cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm, giá cả, tốc độ
cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín người bán, thương hiệu, quảng cáo, uy tín người
bán
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là thể hiện lợi thế và thực lực của
doanh nghiệp
1.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm
1.1.3.2.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
* Các yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế thuộc môi trường vĩ mô như:
tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, lãi suất ngân hàng,
tỷ giá hối đoái… có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Lãi suất ngân hàng: lãi suất ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng cạnh tranh của sản phẩm. Tỷ lệ lãi suất là rất quan trọng khi người sản
xuất cũng như người tiêu dùng thường xuyên vay tiền để thanh toán các
khoản mua bán hàng hóa của mình. Đồng thời, lãi suất còn quyết định mức

chi phí về vốn và do đó quyết định mức đầu tư. Nếu lãi suất ngân hàng cho
vay cao sẽ dẫn đến chi phí đầu vào tăng lên, giá thành sản phẩm cũng vì thế
tăng lên. Do đó năng lực cạnh tranh của hàng hóa sẽ giảm đi nhất là khi đối
thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh về vốn. Và ngược lại, nếu lãi suất ngân hàng
thấp sẽ làm giảm chi phí đầu vào, giá thành sản phẩm hạ, tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp có khả năng mở rộng sản xuất và cạnh tranh với các đối thủ
khác trên thị trường bằng công cụ giá.
Sinh viªn: Lý Nam S¬n Trang 8
Khãa luËn tèt nghiÖp
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là sự so sánh về giá trị của đồng tiền
trong nước với đồng tiền của quốc gia khác. Thay đổi tỷ giá hối đoái có tác
động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm đặc biệt đối với các sản
phẩm phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào hay các sản phẩm có lợi thế về
xuất khẩu. Nếu đồng nội tệ lên giá, sẽ khuyến khích nhập khẩu vì hàng nhập
khẩu sẽ giảm và như vậy khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trong nước sẽ
bị giảm ngay trên thị trường trong nước; đồng thời xuất khẩu sẽ giảm do sản
phẩm trong nước tăng giá. Và ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá thì khả
năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu
cũng sẽ tăng lên.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người: nền kinh tế
phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao dẫn đến khả năng tiêu thụ hàng
hóa cao. Nền kinh tế phát triển cùng với các yếu tố như lãi suất ngân hàng, tỷ
giá hối đoái,… ổn định sẽ tạo cơ hội tốt cho các doanh nghiệp mở rộng kinh
doanh, thu hút đầu tư nước ngoài. Từ đó dẫn tới nâng cao năng lực cạnh tranh
của sản phẩm.
* Các yếu tố chính trị, pháp luật
Yếu tố chính trị, pháp luật được thể hiện ở mức độ ổn định chính trị của
quốc gia, cơ sở hành lang pháp lý…. Các sản phẩm muốn được đưa ra tiêu thụ
trên thị trường phải tuân theo các quy định của Chính phủ về chất lượng, mẫu
mã…Những quy định này có thể là cơ hội hoặc mối đe dọa với các sản phẩm.

Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư mở rộng sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, mức đầu tư vốn của nước ngoài vào việc phát triển sản
phẩm đồng thời ảnh hưởng đến mức độ chi mua hàng hóa của người tiêu dùng.
* Các yếu tố về văn hóa xã hội
Tất cả các doanh nghiệp đều phải phân tích các yếu tố xã hội để nhận
biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra đối với sản phẩm của mình. Khi một
Sinh viªn: Lý Nam S¬n Trang 9
Khãa luËn tèt nghiÖp
hay nhiều yếu tố thay đổi chúng có thể tác động đến các sản phẩm như trình
độ dân trí, tập quán thị hiếu của người tiêu dùng, truyền thống văn hóa dân
tộc… Các yếu tố văn hóa xã hội thường biến đổi hoặc tiến triển chậm nên đôi
khi thường khó nhận biết. Cùng với sự phát triển kinh tế, sự biến động về các
yếu tố văn hóa xã hội ngày càng có tác động mạnh hơn đến sự ra đời và tiêu
thụ của các sản phẩm.
Đây là yếu tố không những có tác động đáng kể tới sự lựa chọn và tiêu
dùng hàng hóa của người tiêu dùng mà còn tác động lớn đến các quyết định của
doanh nghiệp khi lựa chọn biểu tượng logo, mẫu mã, kiểu dáng cho sản phẩm…
* Yếu tố về môi trường kinh doanh quốc tế
Mỗi doanh nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, mỗi nền
kinh tế lại là một bộ phận cấu thành nền kinh tế thế giới. Những thay đổi về
môi trường quốc tế có thể xuất hiện cả những cơ hội cũng như nguy cơ về việc
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và ngoài nước. Hiện nay,
trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế khi Việt Nam đã gia nhập các tổ chức
kinh tế thế giới và khu vực như ASEAN, WTO…thì các doanh nghiệp mà đặc
biệt là sản phẩm của ta sẽ chịu tác động lớn của hệ thống luật pháp thế giới.
Môi trường kinh doanh quốc tế là cơ hội để sản phẩm Việt Nam có thể vươn ra
thị trường rộng lớn nhưng cũng là những thách thức khó khăn buộc các doanh
nghiệp phải nâng cao được năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
1.1.3.2.2. Các yếu tố thuộc môi trường nội bộ ngành
Theo GS. Michael Porter giảng viên Khoa quản trị kinh doanh trường

Đại học Harvard thì trong nội bộ ngành chúng ta quan tâm đến các khía cạnh
sau:
* Áp lực từ phía khách hàng: Khách hàng được xem như là sự đe dọa
mang tính cạnh tranh khi họ đẩy giá cả xuống hoặc khi họ yêu cầu chất lượng
sản phẩm và dịch vụ tốt hơn làm cho chi phí sản phẩm tăng lên. Ngược lại,
Sinh viªn: Lý Nam S¬n Trang 10
Khãa luËn tèt nghiÖp
nếu người mua có những yếu thế sẽ tạo cơ hội để tăng giá sản phẩm mang lại
lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây là yếu tố quyết định trực tiếp việc sản phẩm
có năng lực cạnh tranh lớn hay không.
* Áp lực từ nhà cung cấp: Nhà cung cấp là những cá nhân hoặc tổ chức
trong nước hay ngoài nước chuyên cung cấp vật tư thiết bị, nguồn nhân lực,
tài chính…để một doanh nghiệp có thể hoạt động. Việc nhà cung cấp đẩy mức
giá lên cao sẽ đẩy giá sản phẩm tăng lên làm giảm năng lực cạnh tranh của
sản phẩm. Đồng thời nhà cung cấp là một trong những nhân tố quan trọng
quyết định chất lượng của sản phẩm. Vì vậy, để giảm áp lực từ phía nhà cung
cấp đồng thời để tránh rủi ro thì các doanh nghiệp cần phải quan hệ với các tổ
chức cung cấp các nguồn hàng khác nhau. Đây là một yếu tố ảnh hưởng lớn
đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
* Áp lực từ sản phẩm cạnh tranh: Sản phẩm cạnh tranh là những sản
phẩm cùng loại, có cùng tính năng tác dụng của các đối thủ cạnh tranh và
cùng được tiêu thụ trên một thị trường. Nếu trên thị trường có càng nhiều sản
phẩm cạnh tranh và các sản phẩm có sức cạnh tranh thực sự thì càng gây sức
ép cho sản phẩm của doanh nghiệp. Sản phẩm có thể cạnh tranh bằng giá hoặc
bằng các yếu tố như chất lượng, mẫu mã, thương hiệu… Mà hiện nay khi đời
sống ngày càng được nâng cao thì sự cạnh tranh bằng các yếu tố chất lượng,
mẫu mã, thương hiệu càng mạnh mẽ hơn so với cạnh tranh bằng giá. Vì vậy,
để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thì các doanh nghiệp phải
thường xuyên đầu tư đổi mới công nghệ.
* Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn: Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện

không ở trong ngành nhưng sản xuất cùng một loại sản phẩm và có khả năng
tham gia hoạt động kinh doanh trong ngành đó. Khi có đối thủ mới tham gia
trong ngành có thể là yếu tố làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm hiện
đang trong ngành từ đó làm giảm lợi nhuận của của doanh nghiệp do họ dựa vào
Sinh viªn: Lý Nam S¬n Trang 11
Khãa luËn tèt nghiÖp
khai thác các năng lực sản xuất mới với mong muốn giành được một phần thị
phần. Do đó, để bảo vệ cho vị trí cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp thường
quan tâm đến việc duy trì hàng rào hợp pháp ngăn sự xâm nhập từ bên ngoài.
Theo nhà kinh tế học Joe Bain, ông xác định ba yếu tố trở ngại chủ yếu
đối với việc nhảy vào một ngành kinh doanh: sự ưa chuộng sản phẩm, ưu thế
về chi phí thấp, tính hiệu quả của sản xuất lớn. Nếu các doanh nghiệp có được
những lợi thế này sẽ giữ được vị trí cạnh tranh cho sản phẩm của mình và
buộc sản phẩm của các doanh nghiệp mới thâm nhập vào đương đầu với
những khó khăn lớn.
* Áp lực từ các doanh nghiệp trong nội bộ ngành: Sự cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp trong ngành là yếu tố quan trọng tạo ra cơ hội hoặc đe dọa
cho các doanh nghiệp. Nếu sự cạnh tranh là yếu thì sẽ là cơ hội để nâng giá
sản phẩm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. còn ngược lại, nếu sự cạnh tranh
là gay gắt thì các doanh nghiệp sẽ hạ giá sản phẩm để cạnh tranh về giá do đó
có nguy cơ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.1.3.2.3. Các yếu tố thuộc nội bộ doanh nghiệp
* Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực được coi là vấn đề vô cùng quan
trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và sản phẩm. Một
nguồn nhân lực kém không đáp ứng được nhu cầu của thị trường sẽ là nguyên
nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực trong
doanh nghiệp được chia thành hai cấp.
Đội ngũ quản lý: gồm ban lãnh đạo và đội ngũ trực tiếp quản lý sản
xuất, kinh doanh sản phẩm. Đây là đội ngũ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả
sản xuất kinh doanh và xu hướng phát triển sản phẩm trong tương lai. Nếu họ

là những người có kinh nghiệm, có khả năng nhìn xa trông rộng và đưa ra các
quyết định đúng đắn thì doanh nghiệp đó sẽ có những sản phẩm có sức cạnh
tranh cao.
Sinh viªn: Lý Nam S¬n Trang 12
Khãa luËn tèt nghiÖp
Đội ngũ trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh: đội ngũ này chi phối
trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm thông qua các yếu tố như:
năng suất lao động, trình độ tay nghề, kỉ luật lao động, ý thức trách nhiệm, sự
sáng tạo của họ…. Các yếu tố này kết hợp với yếu tố khoa học công nghệ sẽ
ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng, giá thành sản phẩm… góp phần quyết
định nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
* Quy mô sản xuất kinh doanh:
Cơ sở hạ tầng: là yếu tố hỗ trợ quan trọng giúp tạo nên năng lực cạnh
tranh của sản phẩm. Cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ làm tăng năng suất lao động,
hiệu quả sản xuất cao hơn, hao phí nhỏ… dẫn tới số lượng sản phẩm tăng, chi
phí cận biên giảm và như vậy giá thành sản phẩm hạ nhờ đó nâng sức cạnh
tranh của sản phẩm so với đối thủ.
Khoa học công nghệ: đây là yếu tố đại diện cho sự sáng tạo, tiên tiến,
cho sản phẩm mới cũng như loại bỏ những sản phẩm cũ, lạc hậu; tạo cho
doanh nghiệp chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Một sản phẩm mới ra đời
không thể thiếu được sự đóng góp của quá trình nghiên cứu và phát triển
(R&D) sản phẩm. Công nghệ hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra các sản
phẩm có chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng,
giá thành hạ do năng suất lao động tăng, hao phí nhỏ…
* Tình hình tài chính: tài chính là yếu tố có vai trò quan trọng đảm bảo
cho việc duy trì, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Nếu một doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, khả năng huy động vốn lớn
sẽ cho phép doanh nghiệp có điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi
mới công nghệ, đa dạng hóa đổi mới, nâng cao chất lượng của sản phẩm; có
khả năng thực hiện tốt công tác bán hàng và dịch vụ sau bán… tạo nên khả

năng cạnh tranh cao hơn cho sản phẩm.
Sinh viªn: Lý Nam S¬n Trang 13
Khãa luËn tèt nghiÖp
1.1.3.3. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Có rất nhiều các chỉ tiêu để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm
cả về định lượng lẫn định tính. Nhưng ta có thể kể tới một số chỉ tiêu quen
thuộc như sau:
1.1.3.3.1. Mức doanh thu của sản phẩm qua từng năm
Doanh thu là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện sản lượng và giá bán sản phẩm
qua các năm. Thông qua chỉ tiêu doanh thu từng năm, ta có thể biết được kết
quả kinh doanh là tăng hay giảm, có chiều hướng tốt hay xấu. Nhưng để xét
xem việc kinh doanh sản phẩm đó có hiệu quả hay không thì cần phải xét đến
chi phí để sản xuất ra sản phẩm, từ đó biết được lợi nhuận mà doanh nghiệp
thu lại được. Doanh thu nhiều hơn và có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng
của chi phí sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp ra quyết định mở rộng đầu tư sản
xuất sản phẩm đó. Một sản phẩm duy trì được doanh thu và lợi nhuận tăng
cao thì đồng nghĩa với việc sản phẩm đó có năng lực cạnh tranh cao và ngược
lại. Đây là một trong những chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá năng lực cạnh
tranh của sản phẩm khi tham gia thị trường.
1.1.3.3.2. Thị phần của sản phẩm trên thị trường qua từng năm
Thị phần thể hiện khả năng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm. Một
sản phẩm có thị phần lớn và tăng dần sẽ là một sản phẩm có uy tín với người
tiêu dùng, được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
Thị phần đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Thị phần càng
lớn thì năng lực cạnh tranh của sản phẩm càng cao và ngược lại. Tuy nhiên
với các sản phẩm mới xâm nhập thị trường thì không thể lấy chỉ tiêu này để
đánh giá được mà phải kết hợp thêm chỉ tiêu Tốc độ tăng trưởng của doanh
thu hay thị phần.
Nếu sản phẩm có tốc độ tăng thị phần cao thì sản phẩm có năng lực
cạnh tranh cao và ngược lại.

Sinh viªn: Lý Nam S¬n Trang 14
Khãa luËn tèt nghiÖp
1.1.3.3.3. Chất lượng sản phẩm so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh
tranh
Khi đời sống của người dân ngày càng nâng cao hay đối với những
nước có thu nhập cao thì giá cả không phải mối quan tâm hàng đầu của họ
nữa. Người tiêu dùng quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm. Chất lượng
sản phẩm là sự kết hợp hài hòa của năng suất lao động, trình độ công nghệ,
mức độ an toàn của sản phẩm, các biện pháp bảo vệ thực vật… Mặt khác, khi
hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra, để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thì
yếu tố chất lượng sản phẩm đóng góp quan trọng cho sự tồn tại của sản phẩm
trên thị trường. Sản phẩm đó không chỉ đạt tiêu chuẩn quốc gia mà phải đạt
tiêu chuẩn quốc tế. Khi đó, chất lượng sản phẩm nói lên năng lực cạnh tranh
của sản phẩm.
1.1.3.3.4. Giá cả sản phẩm
Đây là chỉ tiêu định lượng mà ta dễ dàng nhận thấy nhất.
Nếu các nhân tố khác không đổi thì sản phẩm nào có được giá bán thấp
hơn sẽ có được năng lực cạnh tranh tốt hơn. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá
thành của sản phẩm là chi phí sản xuất, nhu cầu về sản phẩm…Trong đó chi
phí sản xuất là yếu tố nảh hưởng lớn nhất đến giá bán sản phẩm. Chi phí sản
xuất thấp hơn sẽ làm giá bán sản phẩm thấp hơn, nó sẽ có sức cạnh tranh tốt
hơn về giá. Vì vậy, giá là một công cụ cạnh tranh hữu hiệu trên thị trường.
1.1.3.3.5. Mức hấp dẫn của sản phẩm về mẫu mã, kiểu dáng…so với đối thủ
cạnh tranh
Được đánh giá thông qua kiểu dáng, màu sắc, bao bì sản phẩm. Trong
cuộc sống hiện đại thì tiêu chí này ngày càng có vai trò quan trọng. Một sản
phẩm có mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng đẹp sẽ có sức hấp dẫn lớn đối với khách
hàng. Mặc dù đây chỉ là chi tiêu định tính nhưng là yếu tố không thể thiếu tạo
nên sức cạnh tranh của sản phẩm.
Sinh viªn: Lý Nam S¬n Trang 15

Khãa luËn tèt nghiÖp
1.1.3.3.6. Thương hiệu của sản phẩm
Thương hiệu là một khái niệm khá trừu tượng, nó “vô hình ” nhưng là
cái đích mà sản phẩm luôn muốn hướng tới.
Một sản phẩm chỉ có được thương hiệu khi có được lòng tin và ấn
tượng tốt của khách hàng.Người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng và họ sẵn
sàng trả giá cao hơn Thương hiệu là một phương tiện giúp nhà sản xuất hay
các nhà phân phối làm nổi bật tính riêng biệt cũng như ưu thế của sản phẩm
của mình so với đối thủ cạnh tranh.Một thương hiệu thành công là một
thương hiệu luôn có lượng lớn khách hàng trung thành.
Vì vậy thương hiệu có ý nghĩa lớn đối với năng lực cạnh tranh của sản
phẩm và ngày càng trở nên quan trọng trong điều kiện hội nhập.
1.2. CÔNG CỤ PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN
PHẨM
Để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm ta có thể tiến hành như sau:
1.2.1. Dựa vào các tiêu chí đánh giá để phân tích thực trạng năng lực
cạnh tranh
1.2.1.1. Mức doanh thu của sản phẩm qua từng năm
Doanh thu là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện sản lượng và giá bán sản phẩm
qua các năm. Thông qua chỉ tiêu doanh thu từng năm, ta có thể biết được kết
quả kinh doanh là tăng hay giảm, có chiều hướng tốt hay xấu. Nhưng để xét
xem việc kinh doanh sản phẩm đó có hiệu quả hay không thì cần phải xét đến
chi phí để sản xuất ra sản phẩm, từ đó biết được lợi nhuận mà doanh nghiệp
thu lại được. Doanh thu nhiều hơn và có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng
của chi phí sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp ra quyết định mở rộng đầu tư sản
xuất sản phẩm đó
Sinh viªn: Lý Nam S¬n Trang 16
Khãa luËn tèt nghiÖp
1.2.1.2. Giá cả sản phẩm
Các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm là chi phí sản xuất,

nhu cầu về sản phẩm…Trong đó chi phí sản xuất là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất
đến giá bán sản phẩm. Chi phí sản xuất thấp hơn sẽ làm giá bán sản phẩm
thấp hơn, nó sẽ có sức cạnh tranh tốt hơn về giá. Vì vậy, giá là một công cụ
cạnh tranh hữu hiệu trên thị trường.
1.2.1.3. Chất lương sản phẩm với các sản phẩm cạnh tranh cùng loại
Khi đời sống của người dân ngày càng nâng cao hay đối với những
nước có thu nhập cao thì giá cả không phải mối quan tâm hàng đầu của họ
nữa. Người tiêu dùng quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm. Chất lượng
sản phẩm là sự kết hợp hài hòa của năng suất lao động, trình độ công nghệ,
mức độ an toàn của sản phẩm, các biện pháp bảo vệ thực vật…
1.2.1.4. Thương hiệu
Một sản phẩm chỉ có được thương hiệu khi có được lòng tin và ấn
tượng tốt của khách hàng.Người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng và họ sẵn
sàng trả giá cao hơn Thương hiệu là một phương tiện giúp nhà sản xuất hay
các nhà phân phối làm nổi bật tính riêng biệt cũng như ưu thế của sản phẩm
của mình so với đối thủ cạnh tranh.Một thương hiệu thành công là một
thương hiệu luôn có lượng lớn khách hàng trung thành.
1.2.2. Sử dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter.
Việc phân tích này giúp công ty nhận ra những cơ hội và thách thức,
qua đó doanh nghiệp biết sản phẩm của mình nên đứng ở vị trí nào để đối phó
một cách hiệu quả với năm lực lượng cạnh tranh trong ngành. Năm tác lực
này không phải là yếu tố tĩnh, mà ngược lại nó vận động liên lục cùng với các
giai đoạn phát triển của ngành. Từ đó sẽ xác định những yếu tố thành công
then chốt được xem như là nguồn gốc bên ngoài của lợi thế cạnh tranh.
Sinh viªn: Lý Nam S¬n Trang 17
Khãa luËn tèt nghiÖp
1.2.2.1. Nguy cơ xâm nhập từ các đối thủ tiềm năng
Nguy cơ xâm nhập vào một ngành phụ thuộc vào các rào cản xâm nhập
thể hiện qua các phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện thời mà các đối thủ
mới có thể dự đoán. Nếu các rào cản hay có sự trả đũa quyết liệt của các nhà

cạnh tranh hiện hữu đang quyết tâm phòng thủ thì khả năng xâm nhập của các
đối thủ mới rất thấp. Theo Michael Porter, có 6 nguồn rào cản xâm nhập chủ
yếu, đó là lợi thế kinh tế theo quy mô, sự khác biệt của sản phẩm, các đòi hỏi
về vốn, chi phí chuyển đổi, khả năng tiếp cận với kênh phân phối và những
bất lợi về chi phí không liên quan đến quy mô.
1.2.2.2. Áp lực cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong ngành
Tính chất và cường độ của cuộc cạnh tranh giữa các công ty hiện tại
trong ngành phụ thuộc vào các yếu tố sau :
Sinh viªn: Lý Nam S¬n Trang 18
Khãa luËn tèt nghiÖp
• Số lượng các đối thủ cạnh tranh đông đúc.
• Tốc độ tăng trưởng của ngành.
• Chi phí cố định và chi phí lưu kho cao.
• Sự nghèo nàn về tính khác biệt của sản phẩm và các chi phí chuyển đổi.
• Ngành có năng lực dư thừa.
• Tính đa dạng của ngành.
• Sự tham gia vào ngành cao.
• Các rào cản rút lui.
1.2.2.3. Áp lực từ các sản phẩm thay thế
Các sản phẩm thay thế hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của một ngành
bằng cách đặt một ngưỡng tối đa cho mức giá mà các công ty trong ngành có thể
kinh doanh có lãi. Do các loại sản phẩm có tính thay thế cho nhau nên sẽ dẫn
đến sự canh tranh trên thị trường. Khi giá của sản phẩm chính tăng thì sẽ khuyến
khích xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế và ngược lại. Do đó, việc phân biệt
sản phẩm là chính hay là sản phẩm thay thế chỉ mang tính tương đối.
1.2.2.4. Áp lực từ phía khách hàng
Áp lực từ phía khách hàng chủ yếu có hai dạng là đòi hỏi giảm giá hay
mặc cả để có chất lượng phục vụ tốt hơn. Chính điều này làm cho các đối thủ
chống lại nhau, dẫn tới làm tổn hao mức lợi nhuận của ngành. Áp lực từ
khách hàng xuất phát từ các điều kiện sau:

• Khi số lượng người mua là nhỏ.
• Khi người mua mua một lượng lớn sản phẩm và tập trung.
• Khi người mua chiếm một tỷ trọng lớn trong sản lượng của người bán.
• Các sản phẩm không có tính khác biệt và là các sản phẩm cơ bản.
• Khách hàng đe dọa hội nhập về phía sau.
• Sản phẩm ngành là không quan trọng đối với chất lượng sản phẩm của
người mua.
• Khách hàng có đầy đủ thông tin.
1.2.2.5. Áp lực của nhà cung ứng
Nhà cung ứng có thể khẳng định quyền lực của họ bằng cách đe dọa
tăng giá hay giảm chất lượng sản phẩm/ dịch vụ cung ứng. Do đó, nhà cung
Sinh viªn: Lý Nam S¬n Trang 19
Khãa luËn tèt nghiÖp
ứng có thể chèn ép lợi nhuận của một ngành khi ngành đó không có khả năng
bù đắp chi phí tăng lên trong giá thành sản xuất.
Những điều kiện làm tăng áp lực từ nhà cung ứng có xu hướng ngược
với các điều kiện làm tăng quyền lực của người mua. Áp lực từ nhà cung ứng
sẽ tăng lên nếu :
• Chỉ có một số ít các nhà cung ứng.
• Khi sản phẩm thay thế không có sẵn.
• Khi sản phẩm của nhà cung ứng là yếu tố đầu vào quan trọng đối với
hoạt động của khách hàng.
• Khi sản phẩm của nhà cung ứng có tính khác biệt và được đánh giá cao
bởi các đối thủ của người mua.
• Khi người mua phải gánh chịu một chi phí cao do thay đổi nhà cung ứng.
• Khi các nhà cung ứng đe dọa hội nhập về phía trước.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM
CỬA SỔ NHỰA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CỬA SỔ NHỰA
CHÂU ÂU (EUROWINDOW)

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY VÀ SẢN PHẨM CỬA CỦA
CÔNG TY EUROWINDOW
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty CP Cửa sổ nhựa Châu Âu (Eurowindow) được thành lập ngày
29/08/2002, tiền thân là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tháng 5/2007,
Eurowindow đã chính thức chuyển đổi sang hình thức công ty Cổ phần theo
luật đầu tư mới.Sản phẩm chính của Công ty là cửa sổ, cửa đi, vách ngăn
bằng vật liệu u-PVC cao cấp và các loai cửa nhôm, vách nhôm kính lớn tiêu
Sinh viªn: Lý Nam S¬n Trang 20
Khãa luËn tèt nghiÖp
chuẩn chất lượng Châu Âu. Ngoài ra, Eurowindow còn cung cấp các loại cửa
gỗ, cửa cuốn, cửa tự động, hộp kính, kính an toàn, kính cường lực, sắt uốn
nghệ thuật.
Hiện tại, Eurowindow có 4 nhà máy: Nhà máy 1 tại lô 15, khu công
nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội; Nhà máy 2 tại khu 4, thị trấn Uyên
Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương; Nhà máy 3 tại khu công nghiệp
Hoà Khánh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng; Nhà máy 4 tại lô 49, khu công
nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội; Trung tâm kính tại lô 15, khu công
nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội. Các nhà máy của Eurowindow đều
được trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại, đồng bộ, có tính tự động hóa cao,
nhập từ các hãng UR-BAN, MACOTEC, FLOM…của CHLB Đức và Italia
với tổng công suất thiết kế trên 800.000 m2 cửa/năm. Sản phẩm Eurowindow
có nhiều ưu điểm nổi bật về tính cách âm, cách nhiệt, độ bền, khả năng chịu
lực cao và không cong vênh, co ngót phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở Việt
Nam. Sản phẩm Eurowindow thích hợp với nhiều loại công trình như biệt thự,
chung cư, tòa nhà văn phòng, khách sạn hoặc trung tâm thương mại.
Đến nay, trên cả nước đã có hàng chục nghìn công trình sử dụng sản
phẩm Eurowindow. Eurowindow là nhà cung cấp độc quyền sản phẩm profile
uPVC KOEMMERLING (CHLB Đức) và Technal (Pháp). Eurowindow còn
là nhà gia công kính và hộp kính của Tập đoàn Saint- Gobain Glass (Pháp) tại

Vệt Nam. Eurowindow đã được tập đoàn KOEMLERLING cấp giấy chứng
nhận chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, được tổ chức DNV (CH Na-
uy) đánh giá và cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất chứng nhận Hệ thống
quản lý môi trường tiêu chuẩn ISO 14001:2004.
Sản phẩm cửa Eurowindow không chỉ đạt các tiêu chuẩn chất lượng cao
của Châu Âu mà còn phù hợp với các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).TCVN là bộ
tiêu chuẩn đầu tiên về loại sản phẩm cửa sổ, cửa đi từ uPVC được ban hành và áp
dụng tại Việt Nam, gồm TCVN7451:2004 về quy định kỹ thuật và
Sinh viªn: Lý Nam S¬n Trang 21
Khãa luËn tèt nghiÖp
TCVN7452:2004 về phương pháp thử. Bộ TCVN này được biên soạn dựa trên đề
nghị của Eurowindow và đã được Tổng Cục tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét
duyệt và Bộ KH&CN ký duyệt định ban hành tháng 2/2005
Sản phẩm và thương hiệu Eurowindow đã nhận được nhiều bằng khen
và giải thưởng như: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có nhiều thành
tích trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, Giải thưởng Sao vàng đất Việt
của Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam, Giải vàng chất lượng Việt Nam do Bộ
khoa học Công nghệ và Môi trường tặng, Giải thưởng Rồng vàng dành cho
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Danh hiệu Thương hiệu mạnh do
Thời báo Kinh tế Việt Nam tặng, Danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao do
người tiêu dung bình chọn…Ngoài ra, Eurowindow còn nhận được nhiều huy
chương vàng, cúp vàng tại các hội chợ trong nước và quốc tế như: Hội chợ
Quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam, Hội chợ Hàng hóa người tiêu dùng ưa
thích, Hội chợ hàng tiêu dùng & Triển lãm nội thất, Triển lãm quốc tế
Vietbuild…và nhiều hội chợ khác.
Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, Eurowindow đã
tiến hành ngày càng đa dạng hóa sản phẩm và từng bước nội địa hóa nhằm hạ
giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.Đối với dòng
sản phẩm cửa uPVC, ngoài sản phẩm cửa Eurowindow, Công ty còn có hai
dòng sản phẩm là Asiawindow và Vietwindow với mức giá rẻ hơn do sử dụng

nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam và các nước Châu Á như Trung Quốc, Đài
Loan, Malaysia…
Eurowindow phấn đấu giữ vững vị trí là nhà cung cấp hàng đầu các loại
cửa uPVC cao cấp, cửa nhôm và vách nhôm kính lớn tại Việt Nam với chất
lượng sản phẩm và phong cách phục vụ không ngừng được nâng cao; gắn lợi
ích của doanh nghiệp với lợi ích chung của của xã hội và góp phần bảo vệ
môi trường.
Sinh viªn: Lý Nam S¬n Trang 22
Khãa luËn tèt nghiÖp
Sản phẩm chất lượng tốt, đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, phong
cách phục vụ chuyên nghiệp, đó là các yếu tố quyết định sự thành công của
thương hiệu Eurowindow.
2.1.2. Các sản phẩm của Eurowindow hiện nay
2.1.2.1. Sản phẩm cửa uPVC
Dòng sản phẩm từ uPVC của Eurowindow chủ yếu là hệ cửa sổ, cửa đi
ban công, vách ngăn phù hợp với công trình như: khách sạn, biệt thự, chung
cư - căn hộ.Cửa uPVC của Eurowindow được cấu tạo bởi thanh profile uPVC
có cấu trúc dạng hộp, lắp lõi thép gia cường, hệ phụ kiện đồng bộ với chốt đa
điểm, bản lề 3D có tác dụng giúp đóng mở đa chiều, khóa chuyên dụng, kết
hợp với hệ gioăng kép đảm bảo độ kín khít và hộp kính được bơm khí trơ có
tác dụng làm giảm sự truyền âm, truyền nhiệt. Ngoài ra, vật liệu uPVC cao
cấp có đặc tính nổi trội là không bị ôxy hóa, ố vàng trong điều kiện bức xạ
mặt trời hay mưa a-xít. Những điều kiện này giúp cửa uPVC Eurowindow có
đặc tính cách âm, cách nhiệt cao, giúp tiết kiệm điện năng, tiết kiệm chi phí
bảo dưỡng, sửa chữa, đem lại hiệu quả kinh tế lâu dài cho người sử dụng.So
với các sản phẩm cửa có cấu tạo tương tự sản xuất bằng chất liệu gỗ hoặc
nhôm, sản phẩm cửa uPVC có giá rẻ hơn.
2.1.2.2. Sản phẩm cửa nhôm
Sản phẩm nhôm cao cấp của Eurowindow chủ yếu là các loại cửa đi
chính và hệ vách nhôm kính lớn. Sản phẩm này được sử dụng thích hợp với

những công trình kiến trúc dạng Hi-tech như: Trung tâm thương mại, cao ốc,
tòa nhà văn phòng. Đây là dòng vật liệu nhẹ, có độ bền cao nên việc sử dụng
vật liệu này sẽ giảm tải trọng của toàn bộ công trình so với các loại vật liệu
khác. Khả năng lấy sáng tối đa và bao quát tầm nhìn, tạo cảm giác thoải mái
của một không gian mở là những ưu điểm không thể bỏ qua của sản phẩm
vách nhôm kính lớn. Việc sử dụng thanh profile nhôm có cầu cách nhiệt kết
Sinh viªn: Lý Nam S¬n Trang 23
Khãa luËn tèt nghiÖp
hợp với hộp kính, kính an toàn, kính cường lực, kính cản nhiệt tạo nên những
sản phẩm cửa và vách kính lớn đẹp, hiện đại, có độ bền, khả năng cách âm,
cách nhiệt cao.
2.1.2.3. Sản phẩm cửa gỗ
Đối với dòng sản phẩm cửa gỗ, Eurowindow chủ yếu phát triển hệ
thống cửa thông phòng, với các loại cửa được sản xuất từ gỗ thịt, gỗ ghép
thanh và MDF, HDF. Sản phẩm cửa gỗ của Eurowindow được sản xuất bằng
nguyên liệu gỗ rừng trồng và các loại gỗ nhập. Nguồn nguyên liệu này được
chọn lọc kỹ lưỡng và xử lý biến tính trước khi đưa vào sản xuất nhằm tăng
tính ổn định và độ bền, hạn chế cong vênh, co ngót trước tác động của thời
tiết. Để có vẻ đẹp của vân gỗ tự nhiên, trên bề mặt cửa gỗ ghép thanh và
MDF, HDF được phủ một lớp gỗ lạng mỏng tự nhiên. Sản phẩm cửa gỗ
Eurowindow được sơn lên bề mặt 4 lớp sơn (2 lớp sơn nền, 1 lớp sơn màu và
1 lớp sơn bóng) nhằm chống thấm nước, giúp vừa bảo vệ, vừa giữ được
nguyên sắc màu vân gỗ tự nhiên. Hệ gioăng cửa giúp cho việc đóng mở nhẹ
nhàng. Ưu điểm của cửa gỗ thông phòng Eurowindow là bền, đẹp, sang trọng
phù hợp với mọi phong cách nội thất, tạo sự thân thiện trong nhà và có giá
cạnh trạnh so với những dòng sản phẩm cửa gỗ khác trên thị trường.
2.1.2.4. Sản phẩm Kính
Với Trung tâm kính hiện đại bậc nhất Việt Nam, Eurowindow hiện
đang sản xuất các loại kính như kính cường lực, kính bán cường lực, kính an
toàn, hộp kính và kính hoa văn. Kính cường lực và bán cường lực của

Eurowindow với độ cứng cao nên chịu được lực va đập mạnh, chống rung,
chịu sốc nhiệt lớn. Kính an toàn Eurowindow có thể đứng vững trong cửa
ngay cả khi nó bị đập rạn vỡ, góp phần ngăn chặn hiệu quả sự thâm nhập từ
bên ngoài đồng thời giảm tối đa sự nguy hiểm cho người sử dụng. Hộp kính
của Eurowindow được nạp khí Argon (khí trơ) làm giảm tối đa tiếng ồn từ
Sinh viªn: Lý Nam S¬n Trang 24
Khãa luËn tèt nghiÖp
môi trường xung quanh, đồng thời làm tăng khả năng cách nhiệt. Ngoài hộp
kính thông thường, Eurowindow còn sản xuất hộp kính khổ lớn.
2.1.2.5. Sản phẩm cửa cuốn
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng về sản phẩm
này, Eurowindow đã cung cấp ra thị trường dòng sản phẩm cửa cuốn cao cấp
với mẫu mã đa dạng, hội tụ đủ các tiêu chuẩn: Hiện đại - Vững chắc - An
toàn - Êm - Đẹp.
Các sản phẩm cửa cuốn bao gồm: cửa cuốn cho gara, mạt tiền cửa
hàng, nhà ở với các kiểu hệ thống: cửa cuốn lên hộp, cửa cuốn lên trần, cửa
chạy ngang.
2.1.2.6. Sản phẩm cửa tự động
Sản phẩm cửa tự động bao gồm: cửa trượt tự động G- U; cửa trượt tự
động hai cánh GEZE; cửa tự động xoay tron ba cánh GEZE. Với thiết kế hiện
đại, đảm bảo độ an toàn cao, bền, đẹp.
2.2. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM CỬA
SỔ NHỰA EUROWINDOW
2.2.1. Khái quát về thị trường xây dựng Việt Nam
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và sự ổn định về chính trị
trong những năm gần đây, Việt Nam hiện nay đang được đánh giá là một
trong những thị trường đầu tư hấp dẫn nhất ở Đông Nam Á. Việc Việt Nam
trở thành thành viên chình thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cùng
với sự thay đổi của Luật Đầu rư do quốc hội ban hành đã thu hút rất nhiều
vốn đầu tư khách hàng, nhất là thị trường bất dộng sản tạo điều kiện kinh

doanh bất động sản.
Thu nhập và mức sống của người dân tăng lên nhanh chóng qua các
năm kéo theo nhu cầu về nhà ở ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ xây dựng
Sinh viªn: Lý Nam S¬n Trang 25

×