Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Quản trị rủi ro đối với hoạt động của Ngành nuôi trồng và xuất khẩu Tôm Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.27 KB, 38 trang )

Tiểu luận môn quản trị rủi ro
CÁC THÀNH VIÊN
1. Vũ Khánh Từ
2. Nguyễn Thanh Tú
3. Nguyễn Thị Cẩm Tú
4. Nguyễn Hoàng Vân
5. Nguyễn Thị Thanh Trúc
6. Nguyễn Thị Yến
7. Thân Uyên Yến Thy
8. Nguyễn Thành Tuấn
Quản trị rủi ro đối với hoạt động của Ngành
nuôi trồng và xuất khẩu Tôm Việt Nam
Nhóm 9 -1-
Tiểu luận môn quản trị rủi ro
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hướng quốc tế nền kinh tế thế giới diễn ra mạnh mẽ, các doanh nghiệp của
các quốc gia sẽ phải đối mặt với nhiều tác động từ mọi phía hay nói cách khác doanh
nghiệp có thể bị rủi ro nhiều hơn trong kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp đầu tư dự
án tại nước ngoài, họ sẽ phải đánh giá rất nhiều rủi ro trong đó có rủi ro từ tác động của
môi trường đầu tư tác động. Trong bài viết này, chúng ta cùng đi xem xét những rủi ro do
môi trường tác động vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và liên hệ với việc
quản trị những rủi ro đối với hoạt động của Ngành nuôi trồng và xuất khẩu Tôm Việt
Nam.
Nhóm thực hiện
32i26
Nhóm 9 -2-
Tiểu luận môn quản trị rủi ro
3331
MỤC LỤC
Chương 1. Sơ Lược Hoạt Động Xuất Khẩu Tôm Trong Vài Năm Trước 8
Chương 2. Nhận Dạng – Biện Pháp Khắc Phục, Phòng Ngừa Rủi Ro 13


2.1 Quy trình chăn nuôi – chế biến – bảo quản 13
2.1.1 Quy trình chăn nuôi 13
2.1.1.1 Quy trình: 13
2.1.1.2 Các rủi ro trong quy trình kỹ thuật nuôi tôm & giải pháp khắc phục: 17
2.1.1.3 Các rủi ro khác 22
2.1.2 Quy trình chế biến – bảo quản 26
2.1.2.1 Quy trình chế biến – bảo quản tôm 26
2.1.2.2 Các rủi ro trong quy trình chế biến – bảo quản 28
2.1.2.3 Giải pháp khắc khắc phục 30
2.2 Quá trình xuất khẩu 31
2.2.1 Kinh tế 31
2.2.2 Chính Trị 32
2.2.3 Các hoạt động 33
2.2.4 Các giải pháp phòng ngừa 38
Nhóm 9 -3-
Tiểu luận môn quản trị rủi ro
Chương 1. Sơ Lược Hoạt Động Xuất Khẩu Tôm Trong Vài Năm Trước
Số liệu năm 2010
Kim ngạch xuất khẩu 9T/2010 tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Kết thúc
9T/2010, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 3.4 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm
trước. Kết quả đạt được phù hợp với nhận định trong Báo cáo Chiến lược Đầu tư Ngành
Thủy sản quý 2/2010, nhờ nhu cầu tiêu thụ trên thế giới vẫn đang gia tăng.
Như vậy, nếu không có yếu tố bất thường xảy ra, nhiều khả năng ngành thủy sản sẽ
vượt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 4.5 - 4.7 tỷ USD trong năm 2010.
Kim ngạch xuất khẩu thủy

Xuất khẩu tôm tăng mạnh. Tôm tiếp tục dẫn đầu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu,
chiếm đến 39.9% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Sản lượng và kim ngạch
xuất khẩu đạt tương ứng 151.9 nghìn tấn và 1,285 triệu USD trong giai đoạn từ
01/01/2010 đến 15/09/2010, tăng lần lượt 14.2% và 20.97% so với cùng kỳ năm 2009.

Nguồn cung tôm từ Vịnh Mexico, nguồn cung cấp tôm chủ yếu cho Mỹ, bị suy giảm vì
sự cố tràn dầu đã giúp nhu cầu nhập khẩu tôm tại thị trường Mỹ tăng lên. Bên cạnh đó,
các nước xuất khẩu tôm lớn như Ấn Độ, Thái Lan bị mất mùa nên cũng là cơ hội cho xuất
khẩu tôm của Việt Nam qua Mỹ gia tăng cả sản lượng và giá cả.
Nhật Bản vẫn tiếp tục là thị trường nhập khẩu tôm số 1 của Việt Nam, tăng 13.4%
về lượng và tăng 17.5% về giá trị trong giai đoạn 01/01/2010 đến 15/09/2010.
Nhóm 9 -4-
Tiểu luận môn quản trị rủi ro
Thị trường xuất khẩu tôm
01/01-15/09/2010
Nguồn: Vasep
Thị trường Mỹ có tốc độ tăng trưởng cao. EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của
thủy sản Việt Nam trong giai đoạn từ 01/01/2010 đến 15/09/2010, chiếm 23.8% tổng
kim ngạch xuất khẩu. Mỹ đứng vị trí thứ 2 với 18.7% và Nhật đứng vị trí thứ 3 với 18.3%.
So với cùng kỳ năm 2009, Mỹ là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tăng 22.2% về
sản lượng và 34.4% về giá trị.
Tình trạng thiếu nguyên vật liệu tiếp tục tái diễn. Tình trạng thiếu nguyên vật liệu
đang tạo áp lực lớn lên các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản. Nhiều nhà máy
chế biến chỉ đang hoạt động khoảng 50-60% công suất, đặc biệt là các nhà máy chế biến
tôm xuất khẩu. Trong quý 4, mùa thu hoạch tôm rộ hơn sẽ giúp nguồn cung nguyên liệu
dồi dào so với trước đây. Tuy vậy, về dài hạn, nguồn nguyên liệu tôm vẫn tiềm ẩn rủi ro
thiếu hụt trở lại do nhu cầu tôm trên thế giới đang tăng cao.
Nhu cầu tiêu thụ tôm tiếp tục gia tăng. Có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu tôm liên
tục tăng trong khoảng thời gian từ 2007 đến nay, bất chấp ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế. Thêm vào đó, vụ tràn dầu tại Vịnh Mexico vào tháng 4/2010 khiến nhu cầu tôm
tại thị trường Mỹ không ngừng gia tăng. Với những lợi thế này, xuất khẩu tôm kỳ vọng sẽ
tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
Xuất khẩu tôm đối mặt rủi ro mất thị trường Nhật Bản. Nhật Bản là thị trường xuất
khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong thời gian qua (chiếm 29.2%) và được xem là thị
Nhóm 9 -5-

Tiểu luận môn quản trị rủi ro
trường có tiềm năng tăng trưởng rất lớn. Tuy nhiên, trong tháng 9 vừa qua, Nhật Bản đã
cảnh báo về dư lượng trifluralin quá mức cho phép trong tôm xuất khẩu của Việt Nam.
Đồng thời, Nhật Bản cũng cảnh báo khả năng cấm nhập khẩu tôm từ Việt Nam. Nếu điều
này xảy ra, xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chúng tôi cho
rằng rủi ro này có thể xảy ra, nhưng khả năng rất thấp do sự ràng buộc về các yếu tố
khác như kinh tế, chính trị, đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Được hưởng lợi từ việc điều chỉnh tỷ giá USD/VNĐ. Hầu hết các hợp đồng xuất khẩu
thủy sản được ký kết bằng USD nên nhiều doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ chính sách
nới rộng tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành
sẽ được đóng góp khá nhiều từ khoản chênh lệch tỷ giá này.
Thống kê xuất khẩu tôm năm 2011
THỊ
TRƯỜNG
Tháng
11/2011
(GT)
Tháng
12/2011
(GT)
%GT So với
cùng kỳ
2010
(%)
Năm
2011
(GT)
%GT So với
cùng kỳ
2010

(%)
Nhật
67,425 62,586 27,4 +18,3 607,202 25,3 +4,5
Mỹ
47,352 54,472 23,8 +37,9 558,526 23,3 +1,3
EU
30,701 31,871 13,9 -11,1 412,890 17,2 +20,3
Đức
8,494 11,643 5,1 +1,2 113,136 4,7 +24,5
Anh
6,318 6,180 2,7 +14,9 73,031 3,0 +45,3
Bỉ
3,376 3,240 1,4 -35,5 52,163 2,2 +10,5
TQ và HK
17,508 22,301 9,8 +20,7 223,664 9,3 +54,9
Hồng
Kông
5,032 6,336 2,8 +26,0 58,989 2,5 +66,1
Nhóm 9 -6-
Tiểu luận môn quản trị rủi ro
Hàn Quốc
18,265 17,032 7,4 -15,1 157,572 6,6 +23,0
Canađa
5,538 8,318 3,6 -14,7 82,986 3,5 +17,2
Ôxtrâylia
6,859 8,467 3,7 +22,5 80,403 3,4 -6,1
Đài Loan
5,396 8,032 3,5 +67,8 73,627 3,1 +18,1
ASEAN
5,443 5,266 2,3 +24,1 48,184 2,0 +54,7

Xingapo
3,888 4,243 1,9 +15,5 37,892 1,6 +55,5
Philippin
0,428 0,331 0,1 +239,8 4,699 0,2 +95,1
Nga
0,140 1,312 0,6 -48,5 19,979 0,8 +124,3
Các TT
khác
9,713 9,052 4,0 -9,5 131,061 5,5 +30,9
Tổng
214,33
8
228,70
9
100 +11,6 2.396,0
95
100 +13,7
GT: Giá trị (triệu USD)
VASEP (theo số liệu Hải quan Việt Nam)
Thông tin về hoạt động xuất khẩu tôm đầu năm 2012
Tín hiệu khả quan năm 2012
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, dự kiến xuất
khẩu tôm trong năm 2012 sẽ đạt 2,5 tỷ USD. Nguồn tôm nguyên liệu trong nước sẽ ổn
định hơn nhờ sự góp mặt của tôm chân trắng và những bài học rút ra từ các đợt dịch
Nhóm 9 -7-
Tiểu luận môn quản trị rủi ro
bệnh tôm sú năm 2011. Thị trường tiêu thụ tôm lớn như Nhật, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc
vẫn cao song sẽ tăng nhập các sản phẩm giá trị gia tăng, giảm nhập tôm nguyên liệu. Tuy
nhiên, thị trường tiêu thụ tôm tại EU không mấy khả quan do khó khăn từ khủng hoảng
tài chính.

Tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết xuất khẩu thủy
sản của nước ta trong tháng 2-2012 tăng khá cao, đến 65% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cũng theo VASEP, xuất khẩu tôm từ 1/1 đến 15/2/2012 đạt giá trị 184 triệu USD, tăng
3,2% so với cùng kỳ năm 2011. Số liệu thống kê cho thấy Những thị trường xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam đều tăng giá trị xuất khẩu từ 10%- 66%. Tuy nhiên các thị trường
khối EU tiếp tục sụt giảm, không chỉ với mặt hàng tôm mà còn có cả mặt hàng cá tra của
Việt Nam, trong đó Đức giảm mạnh nhất 36,3%, Pháp giảm 21,1%.
Thị trường xuất khẩu tôm từ 1/1 đến 15/2/2012
Thị trường
Trung Quốc 13,6%
Hàn Quốc 7,8%
Canada 4,6%
EU 12,8%
Mỹ 19,4%
Nhật Bản 25,8%
Các thị trường khác 16%
Triển vọng mới năm 2012
Nhóm 9 -8-
Tiểu luận môn quản trị rủi ro
Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, với con số xuất khẩu đạt trên 6 tỷ USD, có thể
khẳng định, thủy sản năm 2011 được mùa, được giá. Đây cũng là năm đầu tiên nước ta
thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản giai đoạn 2011 - 2020, do vậy con số trên báo
hiệu những triển vọng mới của ngành thủy sản.
Bước sang tháng đầu tiên của năm 2012, xuất khẩu thủy sản tiếp tục có những bứt
phá mới. Ngay từ những ngày đầu năm, nhiều doanh nghiệp thuỷ sản đã bắt tay thực
hiện các hợp đồng xuất khẩu mới. Nhờ đó, xuất khẩu thủy sản tháng 1-2012 tiếp tục
tăng, đặc biệt là với một số mặt hàng thủy sản chính như: tôm và cá tra, kết thúc tháng 1-
2012, xuất khẩu cá tra đạt 160 triệu USD, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm 2011.
Tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản được thể hiện ở tất cả các thị trường tiêu thụ lớn,
điển hình như Mỹ, Đức, Nhật Hiện, lượng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị

trường Nhật Bản đang tăng trưởng mạnh, năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản
sang Nhật tăng 37%. Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ cũng liên tục tăng 20%/năm trong 3
năm trở lại đây, theo Bộ NN&PTNT, nếu vẫn giữ nguyên mức tăng này thì tới năm 2015,
kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ sẽ đạt khoảng 30 tỷ USD/năm.
Chương 2. Nhận Dạng – Biện Pháp Khắc Phục, Phòng Ngừa Rủi Ro
2.1 Quy trình chăn nuôi – chế biến – bảo quản
2.1.1 Quy trình chăn nuôi
2.1.1.1 Quy trình:
1.Chuẩn bị ao lắng và ao nuôi tôm: cải tạo ao, lắp đặt hệ thống quạt nước, quạt oxy
2. Xử lý nguồn nước
Nhóm 9 -9-
Tiểu luận môn quản trị rủi ro
3. Gây màu nước
4. Thả tôm giống
5. Chăm sóc ao nuôi tôm: cho ăn, kiểm tra tôm, điều kiện đìa nuôi tôm
6. Thu hoạch tôm
Kỹ thuật:
Chuẩn bị ao lắng & ao nuôi tôm:
 Ao lắng
Nước mặn/lợ được đưa vào ao lắng, trữ lắng 7 - 10 ngày, sát trùng, diệt mầm bệnh
bằng Chlorin 15 - 30ppm (theo qui trình sử dụng clorin).
 Ao nuôi
Thiết kế ao:
Diện tích ao 0,3 – 0,5 ha. Ao có dạng hình chữ nhật, chiều dài gấp 2 - 3 lần chiều
rộng.
Bờ phải cao, không rò rỉ, xung quanh bờ có lưới chắn để hạn chế địch hại từ bên
ngoài vào ao nuôi.
Ao phải giữ được nước trong suốt thời gian nuôi. Mức nước trong ao từ 1,2 - 1,5m.
Đáy ao có độ dốc nghiêng về phía cống. Ao có cống cấp và thoát nước riêng.
Ao nuôi thâm canh cần phải thiết kế quạt nước và bố trí phù hợp.

Cải tạo ao:
Dọn sạch các loại cây cỏ xung quanh ao.
Tiến hành tát cạn nước sên vét lớp bùn đáy ao, lắp hang cua, lổ mọi.
Diệt tạp bằng cách bón vôi bột ở xung quanh bờ và đáy ao với liều lượng 10 - 15
kg/100 m2. Đối với ao mới đào phải rửa phèn nhiều lần trước khi bón vôi.
Phơi khô đáy ao từ 3 - 5 ngày.
Tiến hành lấy nước vào hệ thống nuôi thông qua lưới lọc nhằm hạn chế địch hại và
trứng các loài cá tạp vào ao nuôi, khi mức nước trong ao đạt 1,2m, 2 - 3 ngày sau tiến
hành thả giống.
Kiểm tra, bảo trì hệ thống quạt nước và hệ thống cung cấp oxy. Lấy nước đã xử lý từ
ao lắng vào ao nuôi (nên qua túi lọc), chiều cao nước: 0,8 - 1,2m.
Xử lý nguồn nước
Nhóm 9 -10-
Tiểu luận môn quản trị rủi ro
Tôm sú thích ứng rộng với độ muối từ 0.2 – 40‰, thích hợp là 15 - 30‰.Tôm
trưởng thành lột xác ít hơn, thời gian giữa hai lần lột xác phụ thuộc rất lớn vào nồng độ
muối. Nồng độ muối thích hợp cho tôm sú là 15-20‰
Phạm vi pH thích ứng của tôm là 7,5- 9
O
2
: Tôm rất nhạy cảm với hàm lượng oxy hòa tan trong nước, phạm vi giới hạn từ 3
- 11mg/lít.
CO
2
: Hàm lượng CO
2
thích hợp là 10mg/lít.
H
2
S: Hàm lượng H

2
S cho phép trong các ao nuôi thâm canh và bán thâm canh là
0,03mg/lít và tối ưu là bằng 0. Trong bể ương ấu trùng thì hàm lượng H
2
S luôn bằng 0.
Nhiệt độ: Tôm có biên độ giao động nhiệt cao từ 14 - 35 độ C tôm có thể sống được.
Nhiệt độ thích hợp từ 28 – 30 độ C.
Gây màu nước
Trước khi thả tôm giống 7 ngày, sử dụng phân DAP và bột dinh dưỡng (đậu nành )
hoà với nước và bón ao hàng ngày đến khi đạt độ trong 0,3 - 0,4m. Đây sẽ là bứơc chuẩn
bị nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm con.
Gây màu tùy thuộc vào loại tảo sẵn có trong ao, việc sử dụng chế phẩm sinh học như
E.M.P để nuôi các phiêu sinh là đặc dụng nhất, vì nó chủ động đưa vào nước ao nuôi một
hệ vi sinh vật có lợi, nhằm giúp các loại tảo có ích phát triển và hạn chế các loại tảo có
hại, vừa làm cho nước ao nuôi "béo lên", vừa làm sạch nước, giảm BOD, COD, phòng bệnh
và kích thích tôm sinh trưởng
Khi màu nước ao nuôi đã đạt yêu cầu (vàng nâu hoặc nâu lục), độ trong đạt 25-
40cm thì thả tôm giống. Sau khi thả tôm giống, do năng lực bơi và bắt mồi của tôm còn
yếu, trong 20-30 ngày đầu (tôm con chủ yếu ăn các phiêu sinh vật) nên tạo màu nước tốt
lúc đầu là biện pháp kỹ thuật quan trọng, để nâng cao tỉ lệ tôm sống, tạo điều kiện cho
tôm phát triển tốt ở giai đoạn giữa và giai đoạn cuối.
Chú ý, khoảng 7-10 ngày sau khi thả, tôm đã bắt mồi nên các phiêu sinh trong ao
nuôi có thể cạn dần, vì thế cần tiếp tục bón tiếp chế phẩm sinh học để ổn định màu nước,
đảm bảo tôm con không bị gián đoạn nguồn thức ăn tự nhiên.
Thả tôm giống
Lựa giống tôm
Nhóm 9 -11-
Tiểu luận môn quản trị rủi ro
Có thể nói, giống là quan trọng nhất, vì nếu giống không tốt, bị nhiễm bệnh thì
không thể khắc phục được, mức độ rủi ro rất cao. Tất nhiên, khi có con giống tốt, người

nuôi tôm nuốn đạt năng suất cao cũng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất.
Để có được giống tốt, bà con nên chọn mua giống có nguồn gốc rõ ràng. Nếu khai
thác trong môi trường tự nhiên thì phải qua kiểm dịch. Thông thường, tôm khỏe mạnh là
những con râu không bị đứt gãy, mình không xây xước, khi cầm trên tay nhảy mạnh.
Riêng với tôm sú, chọn giống tại những trại thật sự tin tưởng, được kiểm dịch, giống có
nguồn gốc rõ ràng, mật độ thả từ 20 - 25 con/m2.
Thả tôm
Sau giai chuẩn bị, khi các chỉ tiêu pH, độ mặn, độ trong, màu nước đạt yêu cầu, có
thể thả tôm giống.
Sau khi thả tôm xong, cần theo dõi hàng ngày để tính tỉ lệ sống, xác định lượng tôm
có trong ao để điều chỉnh thức ăn khi nuôi.
Nên thả tôm lúc thời tiết mát mẻ, tốt nhất là thời điểm từ 5 - 7 giờ sáng hoặc 4 - 6
giờ chiều. Không nên thả tôm lúc trời sắp mưa hoặc đang mưa to.
Mật độ thả tuỳ phương thức nuôi: quảng canh cải tiến (dưới 5 con/m2), bán thâm
canh (10 - 20 con/ m2), thâm canh (trên 25 con/m2) ngoài ra còn thùy thuôc vào kích cỡ
tôm thả nuôi, mùa vụ sản xuất.
Chăm sóc tôm
Cho ăn
Giai đoạn đầu không được cho tôm ăn thức ăn tươi sống như cá, nhuyễn thể, trứng
nghiền, vì tôm con chưa ăn được mà còn tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh, có hại
phát triển, vô tình phá vỡ cơ cấu sinh thái nước ao.
Nhà cung cấp thức ăn công nghiệp phải cung cấp bảng hướng dẫn cho ăn, trong đó
gồm:
 Số lần cho ăn trong ngày
 Tỉ lệ thức ăn theo các bữa trong ngày
 Lượng thức ăn tỉ lệ theo tuổi và trọng lượng của tôm. Tỉ lệ thức ăn cho vào vó
(sàng ăn).
 Thời gian kiểm tra vó sau khi cho ăn.
 Có thể sử dụng thêm các thức ăn tăng cường sinh trưởng cho tôm phối trộn chung
với thức ăn.

Nhóm 9 -12-
Tiểu luận môn quản trị rủi ro
 Lưu ý cho tôm ăn tránh các khu vực dơ trong ao, khi tôm lột vỏ nhiều nên giảm lượng
thức ăn, khi tôm yếu /bệnh hoặc nước trong ao bẩn/đục cũng nên giảm bớt lượng thức
ăn.
Sức khoẻ tôm
Thường xuyên quan sát tôm, nhất là vào ban đêm, theo dõi để phát hiện những bất
thường.
 Quan sát màu sắc.
 Kiểm tra các bộ phụ: chân, râu,
 Kiểm tra mang.
 Kiểm tra thức ăn trong hệ tiêu hoá
 Kiểm tra cường độ bắt mồi và các hành vi khác của tôm.
 Xét nghiệm vi khuẩn, PCR định kì. Chài tôm để kiểm tra trọng lượng trung bình
của tôm, theo dõi sự tăng trọng của tôm và tính toán lượng thức ăn phù hợp. Nên
chài tôm vào lúc trời mát sáng sớm hoặc chiều mát (4 – 6 giờ)
Kiểm tra điều kiện ao
Đối với các ao chuẩn bị lấy nước, khi lấy nước nuôi phải qua hệ thống túi lọc, lấy
vào các ngày triều cường lớn nhất trong tháng. Khi nước vào ao đạt độ sâu tối thiểu
1,2m thì tiến hành chạy quạt kích thích trứng các loài giáp xác nở và để lắng ít nhất từ 2
đến 3 ngày mới xử lý.
Đối với các ao tôm đang nuôi, thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, môi trường,
dịch bệnh để có biện pháp xử lý ao phù hợp, bổ sung một số khoáng chất cần thiết nhằm
tăng cường sức đề kháng cho tôm. Khi tôm nuôi có dấu hiệu bị nhiễm bệnh người nuôi
phải khai báo ngay cho BQL vùng nuôi, UBND xã, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn để được hướng dẫn cách ly và hỗ trợ hóa chất tiêu hủy.
Kiểm tra bờ, cống, mương, lưới ngăn cua hàng ngà. Vệ sinh sàng ăn (vó), vớt tảo
(láp láp), bọt
Quạt nước và sục khí
Thời lượng quạt nước và cấp oxy tăng theo tuổi của tôm.

Sục khí chạy máy sục khí thường xuyên vào ban đêm, vào những ngày có mưa hay ít
nắng, thời gian chạy sục khí cũng tăng theo tuổi tôm
Thu hoạch tôm
Thời điểm
Nhóm 9 -13-
Tiểu luận môn quản trị rủi ro
Tùy theo thị trường, và môi trường ao nuôi, tình hình sức khoẻ của tôm mà quyết
định thu hoạch. Trọng lượng tôm lí tưởng khi thu hoạch là ≥ 25g/con
Cách thu hoạch
Thu tôm bằng phương pháp xả cống hoặc kéo cào (xung điện).
2.1.1.2 Các rủi ro trong quy trình kỹ thuật nuôi tôm & giải pháp khắc phục:
Quy trình Rủi ro Giải pháp
Chuẩn bị ao
lắng & ao nuôi
tôm
-Đất trong ao nhiễm độc, nhiều
khí tụ
-Trứng của các loài địch hại:
trứng cá tạp, cua trong ao
-Hệ thống quạt nước và cung
cấp oxy gặp trục trặc kỹ thuật.
-Sau mỗi mùa vụ phải vét sạch đáy bùn tạo
nền đáy ao sạch, cứng; tháo rửa ao nhiều lần
giúp quá trình sử dụng được lâu dài.
-Bờ phải cao, không rò rỉ, xung quanh bờ có
lưới chắn để hạn chế địch hại từ bên ngoài
vào ao nuôi. Tiến hành tát cạn nước sên vét
lớp bùn đáy ao, lắp hang cua, lỗ các loài địch
hại.Tiến hành lấy nước vào hệ thống nuôi
thông qua lưới lọc nhằm hạn chế địch hại và

trứng các loài cá tạp vào ao nuôi, khi mức
nước trong ao đạt 1,2m, 2 - 3 ngày sau tiến
hành thả giống.
-Kiểm tra, bảo trì hệ thống quạt nước và hệ
thống cung cấp oxy thường xuyên, trứơc,
trong và sau khi xong mùa vụ, đầu tư vào hệ
thống này rất quan trọng vì đây là đìêu kiện
hàng đầu để tôm sinh trưởng tốt.
Xử lý nguồn
nước
-Nước ao tôm có màu gạch đỏ,
trên mặt ao xuất hiện váng.
-Nồng độ muối lớn hơn 25‰
tốc độ lột xác của tôm chậm,
dẫn tới chậm lớn.
-Khi môi trường sống của tôm
có pH = 5 tôm chết sau 45 giờ,
-Các chất vô cơ hòa tan thường do phèn sắt
(màu đỏ gạch) trong đó sắt có hóa trị 1, 2, 3
rất có hại cho tôm. Khi mực nước ngoài cao
hơn mực nước ao nuôi sẽ xảy ra hiện tượng rỉ
sắt thấm vào, ta cần duy trì cho mực nứơc ao
nuôi thấp hơn bên ngoài.
-Tùy theo người nuôi ở từng vùng khác nhau,
Nhóm 9 -14-
Tiểu luận môn quản trị rủi ro
pH = 5,5 tôm chết sau 24 giờ.
Nếu pH xuống thấp thì tôm mất
khả năng vùi mình xuống bùn,
dạt vào bờ, tôm yếu ớt, màu sắc

thay đổi đột ngột (tôm nhợt
nhạt), đôi khi tôm nhảy cả lên
bờ.
-Tôm bị chết vì ngạt thở, bít
mang do hàm lượng các chất vô
cơ không hòa tan (cát, bùn) quá
80mg/lít
-Các chất khí hoà tan có nồng độ
vượt mức khiến tôm bị
ngộp.Quá trình phân hủy của
các hợp chất hữu cơ thường kéo
dài, tạo môi trường thuận lợi
cho sự phát triển của các loại vi
sinh vật, trong đó có các vi sinh
vật có thể gây bệnh cho tôm, tạo
ra các chất độc như NH
3
hay
NO
2
có khả năng khiến bệnh tật
phát sinh, bùng phát các bệnh
virus như bệnh tôm trắng.
-Nhiệt độ dưới 20 độ C hay trên
30 độ C tôm giảm bắt mồi và ở
nhiệt độ dưới 15 độ C hay trên
35 độ C thì tôm ngừng hẳn hoạt
động bắt mồi. Tôm là động vật
máu lạnh, nhiệt độ cơ thể tôm
thay đổi theo môi trường xung

quanh, tôm thích nghi chậm,
cần phải thuần hóa từ từ cho tôm thích nghi
với độ mặn (trong môi trường nuôi có độ
muối thấp, tôm thường phát triển nhanh
nhưng có sức đề kháng yếu. ngược lại với độ
muối cao, tôm phát triển chậm nhưng cơ thể
chắc và sức đề kháng tăng). Luôn kiểm tra độ
muối, tránh nhiễm mặn, đắp đê bao các vùng
ven biển.
-Có hệ thống ao chứa lắng đầy đủ
-Tăng cường hệ thống quạt nước, oxy đáy ao
-Hiện nay có 2 phương thức xử lý: ngay trong
ao hoặc bên ngoài ao nuôi. Xử lý nước bên
ngoài ao nuôi bằng công nghệ lọc tuần hoàn.
Xử lý nước ngay trong ao nuôi bằng công
nghệ Biofloc: tạo điều kiện để các loài tảo
bám (periplankton) hoặc vi khuẩn dị dưỡng
phát triển.sử dụng vi khuẩn tự dưỡng để
chúng có thể chuyển các chất thải hữu cơ trực
tiếp thành sinh khối vi khuẩn được xem là
giải pháp hiệu quả hơn.
-Nếu nước lạnh quá thì giảm mức nước
xuống, hoặc làm cho mức nước tăng lên khi
nhiệt độ cao.
-Quy hoạch tổng thể vùng canh tác ngư
nghiệp và phát triển công nghiệp cụ thể để
tránh chất thải công nghiệp gây ô nhiễm môi
trừơng nứơc, ảnh hưởng trực tiếp đến môi
trừơng nuôi tôm & nguồn nứơc sinh hoạt của
con người. Đây là vấn đề mang tầm vóc vĩ mô,

không chỉ đối với ngành nuôi tôm mà còn
nhiều ngành kinh tế khác nói chung. Cần nhất
Nhóm 9 -15-
Tiểu luận môn quản trị rủi ro
nếu nhiệt độ khác biệt quá
nhiều tôm sẽ yếu và chết.
-Sông Cửu Long, là nguồn nước
chính để núôi tôm, chạy qua một
khu vực rộng lớn dọc theo bờ
biển từ Mũi Cà Mau đến tp.Hồ
Chí Minh. Khu vực này có các
vùng rừng ngập mặn lớn vốn
được coi là khu vực sinh thái
nhạy cảm với đa dạng sinh học
cao và là nơi sinh sống của các
loài tôm bản địa từ nhiều thế kỷ
nay. Trong số các nguồn gây ô
nhiễm, khu công nghiệp khí-
điện- đạm hiện đang được xây
dựng tại cà mau sẽ thực sự trở
thành mối đe dọa lớn cho nuôi
trồng thủy sản ở vùng châu thổ
có sản lượng tôm lớn nhất
nước. trên thực tế, loại hình
công nghiệp này được coi là có
nguy cơ cao cho môi trường vì
khả năng ô nhiễm liên quan đến
hoạt động của hệ thống đường
ống được dùng để chuyên chở
khí từ vùng khai thác dầu thô

ngoài khơi biển Nam Trung
Hoa.
là sự hợp tác của người dân với các nhà khoa
học và các cấp lãnh đạo để tìm ra giải pháp
tối ưu nhất cho các ngành.
Gây màu nước -Thả tôm giống quá sớm khi
lượng vi sinh vật chưa sinh ra
đủ hoặc quên bón thêm chế
phẩm sinh học gây thiếu nguồn
-Khi màu nước ao nuôi đã đạt yêu cầu (vàng
nâu hoặc nâu lục), độ trong đạt 25-40cm thì
mới thả tôm giống. 7-10 ngày sau khi thả cần
tiếp tục bón tiếp chế phẩm sinh học để ổn
Nhóm 9 -16-
Tiểu luận môn quản trị rủi ro
thức ăn tự nhiên cho tôm định màu nước, đảm bảo tôm con không bị
gián đoạn nguồn thức ăn tự nhiên.
Thả tôm giống -Nguồn giống tôm kém chất
lượng, tôm nhiễm mầm bệnh,
sinh trưởng kém, gây thiệt hại
lớn cho người nuôi.
-Tôm chết hàng loạt dù con
giống tốt
-Chỉ sử dụng giống của nhà cung cấp uy tín,
đảm bảo chất lượng. Trứơc khi đặt giống cần
tìm hiểu kỹ thông tin về giống để xác định
giống phù hợp nhất với điều kiện nuôi. Nhận
biết: Bắt một ít tôm giống (khoảng 80-100
con) cho vào một cái chậu mủ có nước cao 7-
10 cm, dùng tay quay tròn nước trong chậu.

Tôm khỏe sẽ bơi ngược dòng nước, đuôi xòe
ra hoặc bám vào thành và đáy thau. Tôm yếu
sẽ bị trôi theo chiều nước hoặc tập trung ở lại
giữa chậu. Đàn tôm dự tính được nuôi được
coi là tôm khỏe khi số lượng tôm bị trôi theo
chiều nước hoặc tập trung ở giữa chậu chiếm
ít hơn 5% trên số lượng tôm kiểm tra.
-Thuần hoá tôm giống để thích nghi với nước
trong ao trong vòng 1 - 3 giờ . Tôm giống mới
vận chuyển về nên thả túi xuống ao chừng 15
- 30 phút để nhiệt độ giữa nước trong túi tôm
và nhiệt độ nước trong ao cân bằng. _Nên thả
tôm lúc thời tiết mát mẻ, tốt nhất là thời điểm
từ 5 - 7 giờ sáng hoặc 4 - 6 giờ chiều. Không
nên thả tôm lúc trời sắp mưa hoặc đang mưa
to, tôm chưa thích nghi khi thả ra thường bơi
nổi trên mặt nước, vẻ yếu ớt và dễ chết.
Sau khi thả tôm xong, cần theo dõi hàng ngày
để tính tỉ lệ sống, xác định lượng tôm có trong
ao để điều chỉnh thức ăn khi nuôi.
Chăm sóc tôm -Cơ cấu sinh thái nước ao bị phá
vỡ do cho tôm ăn thức ăn tươi
sống như cá, nhuyễn thể, trứng
-Thực hiện tốt bứơc gây nứơc màu tạo nguồn
thức ăn tự nhiên ban đầu đầy đủ cho tôm con.
-Tôm là loài thích ánh sáng yếu, cường độ bắt
Nhóm 9 -17-
Tiểu luận môn quản trị rủi ro
nghiền. Ở giai đoạn đầu, tôm
con chưa ăn được và còn tạo

điều kiện cho vi sinh vật gây
bệnh, có hại phát triển
-Tôm không ăn và vùi mình
xuống bùn do cường độ ánh
sáng mạnh, gây ảnh hưởng
không tốt đến hiệu quả sử dụng
thức ăn.
-Tôm chậm lớn vì thíêu ánh
sáng. Sự lột xác của tôm do một
loại hooc môn ở cuống mắt quy
định, sinh ra các tế bào chứ ion
Canxi và Phopho. Các tế bào này
hoạt động được dưới tác dụng
của ánh sáng mặt trời.
-Các bệnh trên tôm không đựơc
phát hiện sớm, lấy lan nhanh
trong môi trường nứơc khiến
tôm chết hàng loạt.
-Quạt nứơc và sục oxy quá
mạnh khiến tôm ngộp, quá yếu
khiến ao tù. Sự phân hủy các
chất hữu cơ thiếu oxy sẽ gây ra
nhiều chất độc hại. Kết quả cuối
cùng là tỉ lệ sống của tôm sẽ
giảm xuống thấp. Vào cuối mùa
vụ, chất thải tích tụ ở đáy ao,
các chất thải này gây độc hại
cho tôm.
mồi của tôm lớn nhất vào chiều tối và gần
sáng, ngoài ra các hoạt động sinh sản, giao vĩ

cũng diễn ra vào ban đêm. Cần chọn thời
điểm cho tôm ăn vào thời điểm ánh sáng
tương đối yếu, đồng thời vẫn cần đảm bảo đủ
độ sáng cho tôm lột xác.
-Kiểm ra tôm thừơng xuyên bằng cách vớt vó
và quan sát tôm.Thay nước nhiều và không
tái sử dụng nước khiến cho mô hình nuôi bị
lây nhiễm các tác nhân gây bệnh có trong
nguồn nước hoặc ở các ký chủ trung gian
(nhất là với những vùng có mật độ ao nuôi
dày đặc).
-Hạn chế việc cho ăn thừa
-Tăng cường hệ thống quạt nước, oxy đáy
ao.Kiểm tra độ đục của nước: nước đục
thường do các vi sinh vật phát triển quá
nhiều (khi nước đục do chất sét hay các vật vô
sinh sẽ làm cản trở sự xuyên qua của ánh
sáng, giảm khả năng sản xuất của ao, hồ);
ngược lại có nghĩa nước quá nghèo chất dinh
dưỡng.
Nhóm 9 -18-
Tiểu luận môn quản trị rủi ro
2.1.1.3 Các rủi ro khác
Giá nguyên liệu đầu vào cao
Giá tôm nguyên liệu ở Việt Nam đang cao hơn so với các nước trong khu
vực 1,0 – 1,5 USD/kg, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động chế biến XK và khả năng
cạnh tranh của tôm Việt Nam trên thế giới.
Nhưng do sản xuất chưa ổn định và nghề nuôi còn kém bền vững, nên có nghịch
lý là người nuôi tôm lại không thật sự được hưởng lợi từ mức giá cao này.
Có thể nêu một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng này, gồm chất lượng tôm

giống thấp; sản xuất nuôi tôm manh mún, kỹ thuật thấp; giá thức ăn cao và không
được kiểm soát
Chất lượng tôm giống thấp
Người nuôi tôm hiểu rất rõ, giống tốt là một trong những yếu tố quyết định
hiệu quả nuôi tôm. Vì thế, cải thiện chất lượng giống đã được xác định là một trong
các mục tiêu quan trọng nhất trong định hướng phát triển thủy sản Việt Nam. Tuy
nhiên hiện nay chưa có cơ sở nào ở Việt Nam được đầu tư đúng mức để nghiên cứu gia
hóa, chọn lọc di truyền và sản xuất tôm bố mẹ chất lượng cao, sạch bệnh (SPF) phục
vụ cho sản xuất. Việc kiểm soát NK tôm bố mẹ, đặc biệt là tôm chân trắng (TCT), chưa
chặt chẽ nên rất nhiều tôm bố mẹ chất lượng thấp, giá rẻ, được đưa vào Việt Nam để
sản xuất giống.
Thậm chí, một số trại còn sử dụng tôm từ ao nuôi thương phẩm để làm tôm bố mẹ,
nhằm giảm giá thành mà không quan tâm đến sự nhiễm bệnh và sự sinh sản cận
huyết của quần đàn tôm.
Kết quả là thị trường tôm giống trở nên hỗn loạn, một lượng tôm giống chất
lượng kém, không sạch bệnh và đồng huyết được tung ra thị trường với giá rất rẻ so
với tôm sản xuất từ nguồn tôm bố mẹ SPF, chất lượng cao nhập từ các công ty
chuyên sản xuất tôm bố mẹ nổi tiếng của thế giới. Chính nguồn tôm giống chất lượng
kém này là nguyên nhân dẫn đến bất ổn cho nghề nuôi tôm Việt Nam, tôm nuôi chậm
lớn, dịch bệnh lan tràn.
Nhóm 9 -19-
Tiểu luận môn quản trị rủi ro
Bên cạnh đó, cơ quan chuyên ngành tỏ ra lúng túng trong phương thức quản lý
chất lượng con giống, chỗ thì buông lỏng, chỗ thì chồng chéo nhau, qui định không
thống nhất, mỗi tỉnh làm một kiểu. Do đó hiệu quả quản lý rất kém, nhiều kẽ hở, không
quản lý được các trại gống kém chất lượng, gây khó khăn cho các công ty, trại giống
làm ăn chân chính.
Ngoài ra, hệ thống các phòng xét nghiệm bệnh tôm chưa được chuẩn hóa, kết quả
xét nghiệm không chính xác dễ gây hoang mang cho người nuôi và người sản xuất
giống. Điều này cũng góp phần làm gia tăng chi phí xét nghiệm và đôi khi gây thiệt hại

lớn cho các nhà sản xuất giống.
Nuôi tôm manh mún, kỹ thuật nuôi thấp
Nghề nuôi tôm thực chất là một nghề nông nghiệp kỹ thuật cao, hay chính xác
hơn là một hoạt động công nghiệp, đòi hỏi mức đầu tư tương đối lớn và trình độ
quản lý kỹ thuật, tài chính cao hơn so với các ngành nông nghiệp khác. Trong khi
đó, hoạt động nuôi tôm của Việt Nam lại rất manh mún, làm ăn nhỏ lẻ với hàng triệu
hộ gia đình nuôi, mỗi hộ một vài ao. Do vậy sẽ khó có điều kiện áp dụng kỹ thuật cao để có
kết quả ổn định và bền vững. Việc sản xuất nhỏ lẻ làm cho giá thành sản xuất cao, nên
mặc dù giá bán tôm nguyên liệu cao, người nuôi vẫn chỉ có lợi nhuận rất thấp và nhiều
rủi ro.
Qui hoạch nuôi tôm không bài bản và chưa được đầu tư đúng mức (ví dụ, thiếu
đầu tư cho thủy lợi). Do vậy, việc quản lý vùng nuôi và kiểm soát chất thải gây ô
nhiễm và dịch bệnh gần như không thể thực hiện được.
Đồng thời, tôm nguyên liệu gom từ nguồn manh mún như vậy sẽ có chất lượng
không đồng nhất, rất khó kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh bị cấm và không
thể truy xuất được nguồn gốc. Nguồn nguyên liệu như vậy rất khó sử dụng để chế biến
hàng XK cao cấp nên hiệu quả chế biến XK không cao, làm cho các nhà chế biến XK khó
đạt hiệu quả tốt.
Giá thức ăn tôm luôn tăng, không được kiểm soát
Đây là yếu tố rất quan trọng làm tăng giá thành tôm nuôi của Việt Nam. Giá
thức ăn nuôi tôm ở Việt Nam cao hơn hầu hết các nước trong khu vực và lĩnh vực này
gần như hoàn toàn nằm trong tay các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Giá thức ăn
Nhóm 9 -20-
Tiểu luận môn quản trị rủi ro
liên tục tăng mà chưa thấy có biện pháp quản lý nào hiệu quả để bảo vệ người nuôi
tôm.
Cạnh tranh không lành mạnh trong thu mua
Do khó khăn trong khâu nguyên liệu, các nhà máy phải cạnh tranh khốc liệt,
đồng thời phải không ngừng cải tiến kỹ thuật chế biến hiệu quả hơn để tồn tại và phát
triển. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được như vậy. Một số nhà máy có hành vi

cạnh tranh không lành mạnh, như bơm chích tạp chất. Nhiều nhà máy có qui mô
quá nhỏ, không có điều kiện đầu tư công nghệ mới nên phải sản xuất hàng kém chất
lượng để với giá rẻ, làm mất uy tín bán tôm Việt Nam trên thị trường thế giới,…
Chính sách tiền tệ:
Các mục tiêu chính sách và định hướng phát triển bền vững của Chính phủ bị cản
trở bởi khả năng huy động nguồn vốn. Ở cấp vĩ mô, ngân sách nhà nước không đủ triển
khai các mục tiêu chính sách định hướng phát triển ngành. Lượng vốn nhà nước đầu tư
cho các lĩnh vực thường dàn trải và các hạng mục đầu tư khi đi vào thực tế bị cắt xén làm
cho ý tưởng quy hoạch ban đầu bị lệch lạc, khập khiễng. Ở cấp vi mô, đa phần người dân
thiếu vốn sản xuất, phải vay vốn với số lượng lớn nhưng các kênh tín dụng cho nuôi trồng
thuỷ sản thường hạn hẹp và cơ chế cho vay khó khăn do ngân hàng đánh giá nuôi trồng
thuỷ sản là nghề có rủi ro cao. Thiếu hụt vốn đầu tư nên việc thiết kế ao hồ, các cơ sở hạ
tầng khu nuôi và việc sử dụng đầu vào đều ở mức chất lượng thấp dẫn đến nguy cơ phát
triển dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và gây thất bát mùa màng là rất lớn.
Ở chính sách tiền tệ, cụ thể là chủ trương tăng trưởng tín dụng cao, Nhà nước đã vô
tình đẻ ra hàng loạt công ty với quá nhiều khuyết tật. Nhiều công ty có xác mà không
hồn. Vốn hoạt động của họ chủ yếu là tiền vay. Với lãi suất cao, họ hoạt động không hiệu
quả nhưng họ không thể dừng lại.
Chính sách môi trường:
Chính sách hỗ trợ đối với các hộ, nhóm hộ nuôi tôm trong việc đầu tư xây dựng ao
xử lý nước thải. Theo quy định, bình quân 10 ha ao nuôi phải có 1 ha ao hồ xử lý nước
thải với kinh phí đầu tư xây dựng khoảng 300 triệu đồng, trong đó được huyện hỗ trợ
30%. Cùng với việc xây dựng ao xử lý, UBND huyện yêu cầu các địa phương, tổ quản lý
kiểm tra chặt chẽ tôm nuôi trước khi thả. Theo quy định, tôm trước khi thả phải có giấy
Nhóm 9 -21-
Tiểu luận môn quản trị rủi ro
chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y và phải có hoá chất dự phòng tại chỗ nhằm kịp
thời xử lý khi có dịch bệnh. Khi có dịch phải xử lý nước qua ao lắng mới được thải ra
ngoài nhằm tránh ô nhiễm môi trường, lây lan sang các hồ nuôi khác Sau khi thả nuôi,
huyện giao trách nhiệm cho các xã, tổ quản lý theo dõi và lấy mẩu nước để kiểm tra lại

nhằm đảm bảo an toàn cho tôm nuôi. Đối với những hộ vi phạm quy định sẽ bị xử phạt
nghiêm và cấm không cho nuôi. Những hộ tuân thủ các quy định nếu tôm nuôi xảy ra dịch
bệnh sẽ được hỗ trợ theo chính sách của Nhà nước.
Các vấn đề môi trường của nuôi tôm bắt nguồn từ việc phát triển nuôi một cách
tràn lan, thiếu quy hoạch. Về phương diện nhà nước, các dự án phát triển phải tiến hành
đánh giá tác động môi trường hoặc lập bản kê khai môi trường trong trường hợp quy
mô nhỏ. Nhưng hầu như các quy phạm pháp luật của Chính phủ đã không điều chỉnh
được vấn đề quản lý môi trường, đánh giá tác động môi trường trong nuôi tôm ven biển.
Đa số các hộ nông dân phát triển trại nuôi tôm như là một giải pháp đa dạng nguồn thu
nhập với quy mô nhỏ, không hình thành dự án do vậy quy định đánh giá tác động môi
trường của Chính phủ đã không điều chỉnh được. Điều đáng quan tâm là khi nhiều hộ
cùng phát triển trang trại nuôi tôm ở trên 1 khu vực thì tác động cộng hưởng của các
vấn đề môi trường rất lớn. Việc mở rộng diện tích nuôi tôm đồng nghĩa với việc thu hẹp
rừng ngập mặn trong khi công tác quản lý của nhà nước còn yếu kém, kéo theo việc huỷ
diệt nguồn lợi sinh vật biển, phá hoại đa dạng sinh học.
Giải pháp
Mặc dù có nhiều thách thức như đã nêu, chúng ta cũng vẫn có rất nhiều lợi thế
và cơ hội để phát triển nếu có định hướng và đầu tư đúng đắn.
Thứ nhất, cần có chiến lược phát triển lâu dài để chủ động nguồn tôm bố mẹ và nâng
cao hiệu quả của nghề nuôi tôm Việt Nam. Cụ thể là:
Khuyến khích phát triển và đẩy nhanh các chương trình gia hóa và chọn lọc di
truyền cho cả 2 đối tượng tôm nuôi chủ lực là tôm sú và TCT.
Giảm số lượng, nâng cao công suất trại giống, vì chỉ những trại lớn mới đủ sức
đầu tư nâng cấp kỹ thuật để sản xuất ra con giống chất lượng cao, sạch bệnh, đồng thời
việc quản lý chất lượng giống đơn giản và hiệu quả hơn.
Nhóm 9 -22-
Tiểu luận môn quản trị rủi ro
Chuẩn hóa các thủ tục hành chính trong quản lý, bảo đảm chặt nhưng không cản
trở việc sản xuất của các công ty giống.
Chuẩn hóa hệ thống phòng xét nghiệm bệnh tôm để tránh gây những tổn thất

không cần thiết cho người nuôi và người sản xuất giống.
Thứ hai, cần hoàn thiện qui hoạch phát triển nuôi tôm công nghiệp. Thái Lan có diện
tích nuôi nhỏ hơnViệt Nam nhưng sản lượng nuôi lớn hơn nhiều và nghề nuôi bền vững
hơn nhờ qui hoạch tốt và đầu tư bài bản. Do vậy, Nhà nước cần hoàn thiện qui hoạch,
đầu tư xây dựng những vùng nuôi lớn để người nuôi tôm đấu thầu thuê đất. Thúc đẩy
quá trình tích tụ đất để xây dựng những trang trại lớn thông qua hình thức hợp tác xã,
hiệp hội hay các công ty cổ phần, v.v
Thứ ba, xây dựng qui trình nuôi chuẩn. Nhà nước đầu tư hình thành những trại thực
nghiệm, cùng các viện, trường và các công ty nuôi tôm lớn xây dựng qui trình nuôi chuẩn,
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế như GAP, BAP, CoC, v.v Khuyến khích các DN
lớn đầu tư nghiên cứu xây dựng qui trình nuôi năng suất cao và bền vững để khuyến
cáo cho người nuôi. Có thể lấy ví dụ từ Công ty CP của Thái Lan, đã đầu tư rất nhiều cho
nghiên cứu nuôi tôm với sự hỗ trợ của nhà nước.
Thứ tư, về thức ăn nuôi tôm, hiện nay ở Việt nam có rất ít DN sản xuất có công
suất lớn, sản phẩm đạt chất lượng cao. Trong các công ty nước ngoài, chỉ có vài ba đơn
vị có năng lực sản xuất lớn, sản phẩm đạt tiêu chuẩn, còn lại là những công ty nhỏ,
năng lực thấp, chủ yếu NK sản phẩm để phân phối. Các đơn vị lớn có thể liên kết để
khống chế thị trường, cùng nhau tăng giá, trục lợi, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.
Vì vậy, cần có chính sách khuyến khích đầu tư trong nước để xây dựng nhà máy
thức ăn công suất lớn, đủ tiêu chuẩn và làm đối trọng được với các công ty nước ngoài,
chống độc quyền, liên kết để làm giá. Đồng thời, cần ban hành qui chuẩn thức ăn nuôi
tôm, theo đó chỉ những DN đạt tiêu chuẩn về nhân lực, vốn, công nghệ mới được sản
xuất thức ăn nuôi tôm, tránh tình trạng đầu tư tràn lan, manh mún, nhỏ lẻ, sản
xuất thức ăn không đúng tiêu chuẩn và cực kỳ khó kiểm soát gây thiệt hại và làm nản
lòng các nhà đầu tư tâm huyết, ảnh hưởng xấu tới phát triển ngành nuôi tôm bền vững.
Người nuôi cũng có nguồn thức ăn đảm bảo tiêu chuẩn, hiệu quả cao
2.1.2 Quy trình chế biến – bảo quản
2.1.2.1 Quy trình chế biến – bảo quản tôm
Nhóm 9 -23-
Tiểu luận môn quản trị rủi ro

Bước 1: Tiếp nhận nguyên liệu
Bước 2: Rửa lần 1
Bước 3: Bảo quản nguyên liệu
Bước 4:Phân cỡ, phân hạng
Bước 5: Sơ chế,rút chỉ
Bước 6: Rửa lần 2
Bước 7: Cân
Bước 8: Xếp khay
Bước 9: Châm nước
Bước 10: Cấp đông
Bước 11: Tách khuôn, mạ băng
Bước 12: Vào túi PE
Bước 13: Rà kim loại
Bước 14: Đóng thùng
Bước 15: Bảo quản
Thuyết minh quy trình :
Tiếp nhận nguyên liệu
Tôm được vận chuyển đến nhà máy bằng các xe tải lạnh. Đến công ty sẽ được kiểm
tra các chỉ tiêu về độ tươi của nguyên liệu, hàm lượng các chất bảo quản. Sau đó tôm sẽ
được đưa vào nhà máy cà chuyển qua các công đoạn khác.
Rửa 1:
Sau khi được tiếp nhận tôm sẽ được đưa vào các nhà máy để rửa
Mục đích: loại bỏ phần tạp chất cà một số vi sinh vật còn dính bám trên thân tôm.
Yêu cầu: nhiệt độ nước rửa <= 6
o
C, nồng độ chlorine= 70ppm
Phân cỡ, phân hạng
Tôm sau khi được rửa sẽ được đổ lên bàn để công nhân thực hiện thao tác phân cỡ,
phân hạng.
Mục đích: phân chia thành cỡ hạng để sản xuất các sản phẩm có giá thành và chất

lượng khác nhau.
Phân cỡ
Yêu cầu: luôn đắp đá vảy trong quá trình phân cỡ
Nhóm 9 -24-
Tiểu luận môn quản trị rủi ro
Thường tôm được chia thành các cỡ sau:
- Tôm nguyên con: phân theo từng size M,L,S
- Size M: 45-50 con/kg
- Size L: 55-60 con/kg
Size S: 60-65 con/kg
- Tôm vỏ: cũng phân theo từng size M,L,S
- Size M: 60-70 con/kg
- Size L: 75-85 con/kg
- Size S: 85-90 con/kg
Phân hạng
• Hạng 1: tôm còn rất tươi tốt, vỏ nguyên vẹn, cứng, sáng bóng, màu sắc đặc
trưng, đầu dính chặt với mình, chân đuôi còn đầy đủ. Tôm không ôm trứng,
không dính quá nhiều rong rêu, không bị bệnh. Tôm đạt được những tiêu
chuẩn này dùng làm tôm nguyên con, xếp khay đông block.
• Hạng 2: tôm còn tươi, không có mùi hôi hay ươn thối.
Trên thân tôm còn nguyên vẹn, màu sáng nhưng đầu hơi lỏng thì bỏ làm
mặt hàng tôm vỏ.
Trên thân tôm xuất hiện những đốm đen không ăn sâu vào trong thịt thì
làm mặt hàng tôm PTO
Sơ chế
Sau khi phân cỡ phân hạng thì thực hiện sơ chế. Thực hiện rửa sạch tôm bỏ bớt
phần râu quá dài. Nhiệt độ trong quá trình sơ chế luôn đảm bảo <=6
o
C
Rửa

Loại bỏ tạp chất còn dính bám trên thân tôm. Dùng nước rửa có nồng độ chlorine là
20ppm. Tiến hành thy nước sau khi đã rửa được khoảng 50kg
Xếp khay
Tiến hàng cân mỗi rổ 0.5 kg rồi đem đi xếp khay. Khay có kích thước 20x15cm. Xếp
xong tiến hành châm nước và cho vào tủ đông tiếp xúc để làm đông.
2.1.2.2 Các rủi ro trong quy trình chế biến – bảo quản
Nguyên vật liệu bị hư hỏng
STT HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN
Nhóm 9 -25-

×