Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Quản trị sản xuất tại KFC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.08 KB, 14 trang )

Tiểu luận môn quản trị sản xuất
CÁC THÀNH VIÊN
1. Nguyễn Thành Tuấn
2. Vương Hoàng Quân
3. Trần Kim Phụng
4. Nguyễn Thị Tuyết
5. Nguyễn Thị Ngọc Ngân
6. Đoàn Thị Trúc Giang
7. Nghiêm Thị Bảo Yến
8. Lý Thu Huệ
Nhóm 3 -1-
Tiểu luận môn quản trị sản xuất
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, đồ ăn nhanh dần trở nên quen thuộc và phổ biến với giới trẻ nói
riêng cũng như người dân Việt Nam nói chung. Hàng loạt các thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng
của nước ngoài như KFC, Jollibee, Lotteria, BBQ…đã thâm nhập thị trường Việt Nam và kinh
doanh rất thành công. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều thương hiệu đồ ăn nhanh Việt Nam được định
hình trong tâm trí khách hàng.
Đồ ăn nhanh ở các nước trên thế giới phát triển hết sức mạnh mẽ và phổ biến. Do đó, trong
điều kiện Việt Nam đã trở thành một thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO
sẽ có rất thương hiệu đồ ăn nhanh của nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới. Các doanh
nghiệp Việt Nam cần phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội thị trường, xây dựng thương hiệu để giữ
được thị phần trong lĩnh vực đồ ăn nhanh trước sự xâm nhập của hàng loạt tập đoàn kinh doanh
nước ngoài.
Việc phân tích tổng quan thị trường đồ ăn nhanh, đánh giá những cơ hội thị trường, phân tích
hành vi khách hàng là hết sức cần thiết để có cái nhìn tổng quát và toàn diện về thị trường nhằm đưa
ra được giải pháp hướng đi phù hợp cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đồ ăn nhanh.
Ở thị trường Việt Nam, KFC có thể khẳng định là một trong những hệ thống nhà hàng đồ ăn
nhanh thành công nhất hiện nay. Việc nghiên cứu một hệ thống nhà hàng quy mô và bài bản như
KFC sẽ giúp đánh giá được những yếu tố chi phối đến sự thành công, thất bại của một nhà hàng
thức ăn nhanh, qua đó đưa ra được các kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam.


Nhóm thực hiện
Nhóm 3 -2-
Tiểu luận môn quản trị sản xuất
MỤC LỤC
Trang
Các thành viên 5
Lời mở đầu 6
Chương 1.Giới Thiệu Về KFC 8
1.1 Sơ Lược 8
1.2 Triết lý kinh doanh 8
1.3 Sứ mạng 9
1.4 Nguồn nhân lực 9
1.5 Slogan 9
Chương 2. Các Chiến Lược - Quyết Định Về Sản Phẩm, Dịch Vụ 10
2.1. Vai trò của việc ra quyết định 10
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn sản phẩm dịch vụ 10
2.2.1 Yếu tố bên ngoài 10
2.2.1.1 Môi trường vĩ mô 10
2.2.1.2 Môi trường vi mô 14
2.2.2 Yếu tố bên trong 14
2.2.2.1 Tài chính 14
2.2.2.2 Thương hiệu 14
2.2.3 Mục tiêu của công ty 15
Chương 3. Xác Định Địa Điểm Sản Xuất 15
3.1 Vai trò của việc xác định địa điểm sản xuất 15
3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định địa điểm sản xuất 16
3.2.1 Điều kiện xã hội 16
3.2.2 Điều kiện kinh tế 17
Nhóm 3 -3-
Tiểu luận môn quản trị sản xuất

Chương 1.Giới Thiệu Về KFC
1.1 Sơ Lược
KFC Corporation, có trụ sở tại Louisville, Kentucky, là chuỗi nhà hàng chuyên về gà nổi
tiếng nhất thế giới, đặc biệt về Original Recipe®, Extra Crispy®, Kentucky Grilled Chicken™ and
Original Recipe
Mỗi ngày hơn 12 triệu khách hàng được phục vụ tại nhà hàng KFC tại 109 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới.
Từ những năm 1950 KFC đã đánh dấu bước tiến vượt bậc của mình từ một nhà hàng trên
đường xa lộ thành chuỗi nhà hàng chuyên về gà lớn nhất thế giới. Thế nhưng điều này sẽ không xảy
ra nếu như không có sự kiên trì bền bỉ của một người đàn ông – Colonel Harland D. Sanders.
KFC được biết đến tại Việt Nam với một tên gọi thân quen khác đó là Gà rán Kentucky –
chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh chuyên nghiệp, phục vụ các món ăn làm từ gà, bơ-gơ và món nổi
tiếng nhất là Gà rán Kentucky do ông đại tá thiện chí Harland Sanders sáng chế.
Sau một loạt thành công của hệ thống chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh với thương hiệu KFC
(trên 10.000 nhà hàng đã được phát triển trên toàn thế giới). Tại Việt Nam, KFC Tham gia vào thị
trường lần đầu tiên vào tháng 12/1997 tại trung tâm thương mại Sài Gòn Super Bowl, giờ đây, hệ
thống nhà hàng thức ăn nhanh này đã có mặt tại hầu hết các đường phố của Việt Nam.
1.2 Triết lý kinh doanh
“To be the leader in western style quick service restaurants through friendly service, good
quality food and clean atmosphere”
“Trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực phục vụ thức ăn nhanh theo kiểu Tây phương thông
qua dịch vụ thân thiện, thức ăn chất lượng cao và không gian trong lành thoáng đãng”.
-Mục tiêu:
 Xây dựng một tổ chức với sự tận tâm vượt trội.
 Luôn mang lại chất lượng cao và giá trị trong các sản phẩm và dịch vụ
 Duy trì cam kết cải tiến liên tục cho sự đổi mới và phát triển, phấn đấu luôn là nhà lãnh
đạo trong thị trường thường xuyên thay đổi.
 Tạo được nguồn tài chính và lợi nhuận vững chắc cho chủ đầu tư cũng như nhân viên
của công ty.
-Giá trị:

 Tập trung mọi nguồn lực cho việc hoạt động nhà hàng vì đây là nơi mà công ty phục vụ
khách hàng.
 Khen thưởng, trân trọng và ghi nhận các đóng góp của mỗi cá nhân tại KFC.
 Mở rộng và cập nhật chương trình đào tạo liên tục và trở thành điều tốt nhất công ty có
thể và hơn thế nữa.
 Cởi mở, trung thực và trực tiếp trong mọi giao dịch.
Nhóm 3 -4-
Tiểu luận môn quản trị sản xuất
 Cam kết bản thân công ty các tiêu chuẩn cao nhất để luôn là một thể thống nhất và
chuyên nghiệp.
 Khuyến khích những ý tưởng mới và sáng tạo, vì đây là mấu chốt trong cạnh tranh.
 Cam kết sự tăng trưởng lâu dài trong doanh số, lợi nhuận và quy mô của tổ chức.
 Luôn hoạt động như một thể thống nhất.
 Vị trí kinh doanh: các chuỗi cửa hàng của KFC luôn được đặt tại những vị trí thuận lợi,
trung tâm, ngay góc các giao lộ, trung tâm mua sắm, siêu thị, những nơi có vị thế đẹp và
có nhiều người …vừa giúp người tiêu dùng tiện lợi lui tới, vừa giúp việc kinh doanh
ngày càng phát triển, thu hút nhiều khách hàng hơn.
1.3 Sứ mạng
Với mục tiêu thương hiệu KFC là mang đến cho người tiêu dùng một thương hiệu hàng đầu
về thực phẩm, sáng tạo ra sự tươi sáng và vui nhộn cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hiện nay KFC được hiểu như là một nhãn hiệu vui nhộn và bao
hàm nhiều ý nghĩa… Trẻ trung trong tâm hồn, năng động trong cuộc sống là tiêu chí & chiến lược
của nhãn hiệu KFC tại Việt Nam.
1.4 Nguồn nhân lực
KFC có khoảng 273,800 nhân viên trên toàn thế giới.
Với nét văn hóa đặc thù của KFC - luôn ghi nhận công lao và tưởng thưởng mọi nỗ lực của
từng cá nhân, tập thể, hơn 2000 nhân viên của KFC Việt Nam đang sống và làm việc với phương
châm "Work hard - Play hard". Công thức thành công của KFC là tập trung vào việc nâng cao năng
lực của nhân viên nằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng và tăng lợi nhuận.
Bên cạnh đó, KFC luôn cam kết về tính đa dạng và tạo một môi trường làm việc tốt nhất cho

người lao động.
KFC đã thể hiện một phong cách chuyên nghiệp không chỉ trong đội ngũ nhân viên mà còn
trong việc điều hành một chuỗi hệ thống các cửa hàng luôn mang lại sự tiện lợi nhất cho khách
hàng.
1.5 Slogan
 Ghét trễ
 Vị ngon trên từng ngón tay
 KFC - mang lại sự vui nhộn cho tất cả mọi người
Chương 2. Các Chiến Lược - Quyết Định Về Sản Phẩm, Dịch Vụ
2.1. Vai trò của việc ra quyết định
Doanh nghiệp tồn tại được nhất thiết phải có đề ra các mục tiêu cho doanh nghiệp hướng tới
có thể là tăng thị phần, tăng doanh thu, lợi nhuận hay giữ ổn định ở mức trung bình… Một doanh
nghiệp có thể có nhiều mục tiêu nhưng tất cả các mục tiêu đó đều có chung một mục đích, mỗi công
Nhóm 3 -5-
Tiểu luận môn quản trị sản xuất
ty sẽ có các mục đích riêng của mình, ở KFC Việt Nam thì tùy từng giai đoạn phát triển mà có các
mục đích khác nhau và các mục tiêu phục vụ mục đích đó. Sau khi đã xác định mục đích, đề ra các
mục tiêu thì doanh nghiệp phải có các chính sách, quyết định về các sản phẩm, dịch vụ như thế nào
để thực hiện các mục tiêu đó.
Quyết định về sản phẩm, dịch vụ là một quyết định có ảnh hưởng lâu dài đối với sự phát triển
của doanh nghiệp. Vì vậy nó có tầm quan trọng chiến lược và phải được giải quyết ngay từ đầu.
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn sản phẩm dịch vụ
Lựa chọn sản phẩm, dịch vụ là một công việc phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố
khác nhau. Sau đây là một vài yếu tố tiêu biểu nhất.
2.2.1 Yếu tố bên ngoài
2.2.1.1 Môi trường vĩ mô
- Tình hình kinh tế:
Tùy từng giai đoạn phát triển kinh tế mà có lựa chọn sản phẩm, dịch vụ phục vụ thị trường
khác nhau. Ví như đang trong giai đoạn mà nền kinh tế trì trệ, bão hòa mà công ty cho sản xuất ra ồ
ạt sản phẩm, dịch vụ thì tất yếu làm cho hàng tồn kho dẫn đến lỗ lã còn ngược lại nền kinh tế đang

trong giai đoạn tăng trưởng cao mà công ty lại cho tạm ngưng sản xuất để bảo dưỡng hệ thống làm
mất đi một nguồn doanh thu đáng kể, việc bảo dưỡng này đáng lẽ phải được thực hiện trước ở giai
đoạn tăng trưởng chậm hay ổn định bởi vì nền kinh tế nào cũng phải trãi qua các giai đoạn suy
thoái, phục hồi, tăng trưởng, ổn định.
Cụ thể, vào những năm 1930 - 1939 nền kinh tế Mỹ đang phát triển mạnh, công nghiệp dịch
vụ phát triển với tốc độ cao và trong giai đoạn này nước Mỹ đã có những tuyến đường dài cao tốc
nối liền giữa các bang với nhau, nắm bắt được tình hình đó Colonel Harland Sander - người đã cho
ra đời món gà rán Kentucky, quyết định mở các cửa hang trên dọc các tuyến đường cao tốc để bán
những món ăn làm từ gà để thay thế cho những bữa ăn gia đình.
Còn ở Việt Nam, KFC chỉ đến vào năm 1997, thời điểm đó nền kinh tế còn kém phát triển,
trên thị trường lúc đó không có nhiều cửa hàng thức ăn nhanh, người dân còn xa lạ với thức ăn
nhanh cùng mùi vị của nó cho nên KFC phải sử dụng chiến thuật định giá thâm nhập thị trường, sử
dụng giá thấp để thu hút thị phần trước khi các đối thủ đuổi kịp, làm cho công ty chịu lỗ trong suốt
8 năm. Nguyên nhân là do KFC tin tưởng vào thị trường Việt Nam, tốc độ phát triển kinh tế của
Việt Nam sẽ tăng qua các năm. Với sự quyết định, phán đoán chính xác các quyết định thì cho đến
năm 2006 thì công ty cũng đã thu được lợi nhuận đầu tiên. Theo thống kê thì từ năm 2000 đến năm
2006 tốc độ nền kinh tế tăng đều qua các năm và luôn ở mức cao từ 7%-8%/năm, còn ở giai đoạn
2008-2010 được dự báo trên 8%. Điều đó chứng minh các quyết định của KFC là chính xác, đúng
đắn. Đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến năm 2009 ảnh hưởng
Nhóm 3 -6-
Tiểu luận môn quản trị sản xuất
đến doanh thu nhiều công ty, tâm lí của người dân cũng thay đổi họ không còn phóng khoáng như
trước mà phải co kế hoạch chi tiêu hợp lí cho các việc làm của họ, trước tình hình đó KFC đã cho ra
EZ Menu (thực đơn dễ và rẽ) giúp công ty vượt qua giai đoạn khó khăn và hướng tới mục tiêu khác.
Còn trước đó xảy ra dịch cúm gia cầm thì KFC ngoài các món về gà đã bổ sung thêm các sản phẩm
cá lăn chiên bột, burger cá, hotdog xong khói, các loại spaghetti dung chung nước xốt thịt heo vào
menu của mình.
- Thu nhập bình quân đầu người – Nhu cầu tiêu dùng:
Trong một nền kinh tế phát triển, mức thu nhập của người dân càng cao thì nhu cầu của họ
cũng đa dạng, phức tạp, mức độ đòi hỏi cao dần như trong lý thuyết của Maslow thì nhu cầu cơ bản

nhất là vật chất rồi đến địa vị xã hội… Theo đánh giá chung tình hình năm 2010 của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng trong kỳ họp Quốc hội thì GDP của toàn nền kinh tế ước tăng khoảng 6,7% so
với năm 2009, góp phần đưa mức tăng GDP bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt khoảng 7%/năm.
Thu nhập bình quẩn người Việt Nam tính đến cuối năm 2010 đạt 1,160USD.
Theo Euromonitor thức ăn nhanh tiếp tục thể hiện sự tích cực của nó trong suốt giai đoạn vừa
qua khi chiếm 53.6% các giao dịch về dịch vụ thực phẩm năm 2003, vượt mức thị phần của nó
52.2% vào năm 1999 trên thế giới. Biểu hiện rõ nhất ở Mỹ với tốc độ phát triển nhanh, thu nhập
cao, cuộc sống bận bịu của người dân nơi đây. Khi suốt ngày phải chạy đua với công việc, thời gian
dành cho bữa ăn của người dân lục địa già rất ít, và để có được một bữa ăn vừa ngon, vừa đảm bảo
cung cấp đủ năng lượng thì thức ăn nhanh là sự lựa chọn số một.
Mặc khác, ở Việt Nam hiện nay con người làm nhiều hơn là nghỉ. Hết việc ở sở lại đến việc ở
nhà, hết việc nhà đến việc bạn, đến việc cộng đồng. Con người ngày nay thường không hay tự mình
vào bếp để chế biến thức ăn cho mình và gia đình mà đối với họ đi ăn ở bên ngoài đã là một hoạt
động xã hội khá phổ biến. Một số cuộc điều tra gần đây tại Việt Nam cho thấy 70% người dân Việt
Nam đã thích đi ăn tại các tiệm thức ăn nhanh. Do vậy, một trào lưu mới, một cuộc cách mạng mới
ra đời đáp ứng nhu cầu ăn uống gọn lẹ, nhanh chóng và đơn giản, nhiều năng lượng đã ra đời: sự
xuất hiện của các cửa hàng thức ăn nhanh với hambuger, khoai tây chiên, bò bít-tết, gà rô-ti Thức
ăn nhanh ngon và dễ ăn hợp với khẩu vị giới đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống. Một
sự thực là nhu cầu cho sản phẩm thức ăn nhanh của người tiêu dùng đang ngày càng tăng nhanh đặc
biệt là tầng lớp trẻ. Thời gian vừa qua sự bùng nổ về nhu cầu đã tạo nên một làn sóng phát triển
mạnh mẽ ở các lĩnh vực dịch vụ. Đặc biệt là ở mảng thức ăn nhanh, người tiêu dùng ngày càng tìm
đến những nhãn hiệu tòan cầu quen thuộc hơn là đến những quán ăn thông thường khác. Bên cạnh
đó lĩnh vực vui chơi giải trí, các loại hình sinh hoạt ở các địa điểm ăn uống cũng có nhu cầu cao đã
được KFC đáp ứng bằng cách cung cấp thêm các khu vui chơi giải trí ở một số của hàng KFC trên
địa bàn TP.HCM.
Nhóm 3 -7-
Tiểu luận môn quản trị sản xuất
Dẫn chứng là vào năm 1997 khi tham gia thị trường Việt Nam KFC chỉ hoạt động trong sự lỗ
lã, bởi vì công ty nhận thấy tiềm năng của ngành thức ăn nhanh ở Việt Nam kết hợp với quá trình
khảo sát, tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng thì vào năm 2001 KFC đã tiến hành lập kế hoạch

phát triển mới cho mình và “Soul Food” chính là sản phẩm mới trong chiến lược đó. Trước khi có
sự xuất hiện của “Soul Food” thì đơn giá thấp nhất trong thực đơn của KFC là 2.99$ và đây là một
chướng ngại làm thế nào để thu hút khách hàng. Trong khi đó, từ khi có sự xuất hiện của “Soul
Food” thì lúc này giá cả được nhìn nhận theo hướng tích cực bởi vì giá trị của sản phẩm mang lại
cho khách hàng đúng với số tiền họ bỏ ra khiến họ cảm thấy thoải mái và hài lòng đồng thời cũng
trung thành với sản phẩm hơn.
- Văn hóa xã hội:
Nền văn hóa của mỗi nước là hoàn toàn khác nhau, có những nét riêng có của mỗi nước để
tạo nên bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia. Việt Nam là một nước nông nghiệp, lại có văn hóa ẩm
thực rất phong phú và đa dạng. Vì vậy khi vào Việt Nam, KFC đã thay đổi khẩu vị, kích thước, mẫu
mã cho phù hợp với ẩm thực, khẩu vị của người tiêu dùng Việt Nam.
Làm cách nào để tạo sự khác biệt so với các sản phẩm khác, từ đó người tiêu dùng mới cảm
nhận được sản phẩm nào của nhãn hiệu KFC hay một cửa hàng thức ăn nhanh khác. Bản thân sản
phẩm KFC đã có sự khác biệt về sự pha trộn giữa mười một loại gia vị. Chính điều này đã tạo nên
hương vị đặc biệt cho món gà rán. KFC không những tạo ra sự khác biệt mà còn đa dạng hóa sản
phẩm tạo nên thực đơn vô cùng phong phú. Trong thời gian gần đây các món ăn được Việt hóa theo
đúng khẩu vị người Việt xuất hiện ngày càng nhiều trong các cửa hàng fast food. Trước đây không
ai bán cơm trong fastfood, nhưng đã từ lâu các bữa cơm gia đình là biểu hiện văn hóa gia đình của
người Việt Nam. Món cơm gà giòn không xương cùng với súp gà ngũ sắc của KFC ra đời là nhằm
đáp ứng phù hợp với văn hóa người Việt. KFC cũng đang có hẳn một đội ngũ chuyên nghiên cứu để
phát triển các sản phẩm phù hợp với người Việt. Hãng thức ăn nhanh này cũng đã tiến hành các
cuộc thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng từ các vùng miền khác nhau của Việt Nam đối với
sản phẩm gà rán KFC để đưa ra sản phẩm có khẩu vị thích hợp với tất cả các vùng miền.
Bên cạnh những món ăn truyền thống như gà rán và hambeger, khi xâm nhập vào Việt Nam,
KFC đã chế biến thêm một số món để phục vụ những thức ăn hợp khẩu vị người Việt Nam như: gà
giòn không xương, bánh mì mềm, cơm gà gravy, bắp cải trộn Jumbo, cháo gà, nuôi gà… Kích
thước của Hambeger cũng thay đổi, trở nên nhỏ hơn thích hợp với vóc dáng nhỏ nhắn của người
Việt Nam. Danh mục sản phẩm được sắp xếp theo nhiều loại giúp cho ngưòi tiêu dùng dễ chọn lựa
thức ăn ưa thích. Danh mục này bao gồm: gà rán truyền thống, tiện lợi mỗi ngày, phần ăn cho trẻ
Nhóm 3 -8-

Tiểu luận môn quản trị sản xuất
em, nước giải khát, thức ăn nhẹ, thức ăn phụ, kinh tế mỗi ngày, xalach, tráng miệng,… Bên cạnh
đó, một số món mới đã dược tung ra thị trường Việt Nam góp phần làm tăng thêm sự đa dạng trong
danh mục thực đơn, như: bơgơ phi lê, bơgơ tôm, lipton ice tea, nước Evian…Với việc mở rộng sang
các nguyên liệu tôm cá, một số nước giải khát thay thế sản phẩm nước ngọt Pepsi, KFC tạo sự thích
thú và tò mò cho giới thanh niên, từ đó có thể giảm sự nhàm chán ở nơi khách hàng khi chỉ độc
quyền phục vụ chỉ mỗi món gà. Đặc biệt đối với giới thanh niên hiện nay luôn thích đi tìm cái mới,
cái lạ. Còn đối với những người thích khuyến mãi thì KFC cũng có các hình thức khác nhau với
một số món tặng kèm nước uống, kem… cung cấp dịch vụ phụ: gửi xe miễn phí, giao hàng tận nơi
mà không tính phí vận chuyển, tổ chức sinh nhật trọn gói với 6 thực đơn từ 400.000 - 500.000 đồng
cho 10 trẻ em, trong đó bao gồm dẫn chương trình, trang trí, bong bóng, thiệp mời, mũ sinh nhật,
giải thưởng cho các trò chơi.
Xu thế hiện nay của người tiêu dùng là hướng đến những thực phẩm bổ dưỡng, có lợi cho sức
khỏe. Nỗi sợ mập phì của người tiêu dùng đang hướng họ tới nguồn thực phẩm an toàn có lợi cho
sức khoẻ, hình dáng bên ngoài là rất quan trọng với họ vì thế họ sẽ có tâm lý e ngại khi sử dụng các
sản phẩm nhiều dầu. Vì vậy KFC không những chỉ chú trọng đến việc phát triển thêm dòng sản
phẩm mới, thay đổi sản phẩm để bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng mà còn đặc biệt quan tâm đến sức
khỏe của khách hàng. Theo tin NewYork, ngày 30 tháng 10 năm 2006, sau 2 năm bí mật
thử nghiệm một loại dầu chiên gà ít chất béo, KFC chính thức tuyên bố sẽ thay đổi loại dầu mới này
vào tháng 4-2007 ngoại trừ loại bánh mì biscuits, 5500 tiệm KFC sẽ thay đổi dầu chiên loại đậu
nành thay vì dầu rau mà công ty cho rằng ảnh hưởng đến bệnh đau tim, thực ra hai năm qua KFC đã
bí mật dùng loại dầu đậu nành để bán cho thực khách và chờ đợi phản ứng của họ về khẩu vị thay
đổi của mỗi người khác nhau ra sao. Đậu nành có hàm lượng linolenic thấp có chứa hàm lượng axit
linolenic dưới 3% trong khi hàm lượng này ở dầu nành thông thường là 8%. Kết quả là dầu nành ổn
định hơn cần ít hydro hoá hơn và do vậy tạo ra ít axit béo no hơn. Do đó người tiêu dùng có thể yên
tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm KFC, đặc biệt trong giới thanh thiếu niên hiện nay, khi mà tình
trạng béo phì đang ngày càng có sự gia tăng rõ rệt. Việc thay đổi nguyên liệu dầu chiên này sẽ thu
hút nhiều người đến với KFC hơn. Các bạn nữ sẽ thoải mái ăn KFC hơn mà không bị ám ảnh tình
trạng thừa cân và béo phì. Đây là bước tiến quan trọng để KFC tấn công vào thị trường.
Còn tại một số nước châu Á thì người dân ăn rất cay và thậm chí không chấp nhận được loại

tương ớt công nghiệp ngọt của KFC nên KFC đã nhanh chóng tạo ra món gà rán có gia vị cay để
phù hợp với khẩu vị khách hàng
2.2.1.2 Môi trường vi mô
- Đối thủ cạnh tranh:
Nhóm 3 -9-
Tiểu luận môn quản trị sản xuất
Cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi khi bước vào kinh doanh của bất cứ công ty nào. Bởi
vì, các doanh nghiệp trong một ngành cùng lệ thuộc lẫn nhau, các hành động của một công ty
thường kéo theo các hành động đáp trã của các công ty khác. Tìm cách tạo ra sự khác biệt về các
mặt trong đó tiêu biểu nhất là sự khác biệt về sản phẩm so với đối thủ. Công ty không thể nào có
được lợi thế cạnh tranh chỉ với một công thức suốt mấy năm qua trong khi các đối thủ dù không có
công thức có khả năng cạnh tranh, thương mại nhưng họ lại có sự đa dạng hóa sản phẩm nhằm phục
vụ cho mọi phân khúc khách hàng. Vì thế với sự cạnh tranh hiện nay trên thị trường của các hãng
Lotteria hay Joliebee, KFC đã cho ra những ý tưởng cạnh tranh mới lạ, ví dụ như kết hợp các phần
ăn 2 người với giá khá mềm (trung bình là 69.000đ/phần) cùng những hoạt động đóng góp cho quỹ
từ thiện hoặc các sự kiện lễ hội, Tết mang nhiều ý nghĩa có thể giảm sự nhàm chán ở nơi khách
hàng khi chỉ độc quyền phục vụ chỉ mỗi món gà. Điều đó thích hợp đối với giới thanh niên hiện nay
luôn thích đi tìm cái mới, cái lạ.
2.2.2 Yếu tố bên trong
2.2.2.1 Tài chính
Khả năng tài chính liên quan đến việc đầu tư nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới để đáp ứng
nhu cầu khách hang. Nếu có một nguồn tài chính mạnh thì công ty sẽ có một lợi thế trong việc đầu
tư nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu khách hàng đối với một sản phẩm từ đó đề ra các quyết định có nên
tiếp tục phát triển sản phẩm hiện tại hay cần bổ sung thêm các sản phẩm mới. KFC là công ty kinh
doanh lĩnh vực nhà hàng thức ăn nhanh hoạt động theo hình thức nhượng quyền thương mại. Kfc
hiện nay là một phần của Tricon Global Restaurants Inc. Ngày nay KFC có hơn 10,000 đơn vị hoạt
động trên hơn 79 quốc gia, doanh thu của hệ thống KFC tại Mỹ là khoảng 4 triệu USD.
2.2.2.2 Thương hiệu
Thương hiệu có ảnh hưởng quan trọng đến sự thành công của công ty, hiện nay hầu hết các
công ty đều ra sức phát triển thương hiệu để tăng khả năng cạnh tranh. Một thương hiệu mạnh có

thể giúp công ty có được nhiều khách hàng ngược lại với một thương hiệu yếu kém ít người biết
đến đòi hỏi công ty phải nổ lực phát triển thương hiệu của mình. Khi đã xây dựng được một thương
hiệu vững mạnh đòi hỏi công ty phải chú trọng nhiều đếm các hoạt động sản xuất của mình từ
nguồn nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cung ứng, chỉ một sai sót nhỏ cũng làm ảnh hưởng
đến thương hiệu lâu nay đã xây dựng. Nhắc đến KFC người ta nghĩ ngay đến một thương hiệu thức
ăn nhanh nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam, biết được điều đó và để xây dựng thương hiệu vững
mạnh lâu dài KFC phải chọn lựa những sản phẩm đạt chất lượng cao để cung cấp cho khách hàng.
KFC thâm nhập thị trường toàn cầu bằng phương thức nhượng quyền thương hiệu
(Franchise) với những chuỗi của hàng rộng khắp toàn cầu đồng nhất với các món ăn nhanh kiểu Mỹ
Nhóm 3 -10-
Tiểu luận môn quản trị sản xuất
để gia tăng giá trị thương hiệu vốn có nhưng cũng mang hương vị của quê hương địa phương nơi
mà KFC có mặt.
2.2.3 Mục tiêu của công ty
Không yếu tố nào thể hiện rõ hơn sự ảnh hưởng đối với việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ như
yếu tố mục tiêu công ty. Không một hành động, quyết định nào không liên quan đến mục tiêu của
công ty mặc dù các hành động, quyết định đó có thể đi sai hướng.
Với mục tiêu mang đến với người tiêu dùng một thương hiệu hàng đầu về thực phẩm, sáng
tạo ra sự tươi sáng và vui nhộn cho tất cả mọi người nhất là người trẻ thì với “Soul Food” KFC đã
thành công đối với mục tiêu của công ty.
Bảng 1. Cơ cấu độ tuổi
Cơ cấu độ
tuổi
0-14 (29,4% DS) 15-64 (65% DS) >65 (5,6% DS)
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
12,524,098 11,87,763 26,475,156 27,239,543 1,928,568 2,714,390
Qua hai bảng thống kê cho thấy phần lớn dân số Việt Nam là người trẻ, giới trẻ sẽ dễ chấp
nhận sản phẩm thức ăn nhanh của KFC hơn người lớn tuổi nên trong chiến lược tiếp thị đương
nhiên công ty phải tập trung vào khu vực thị trường chiếm số đông. Trong giới trẻ, KFC Việt Nam
đặc biệt hướng sự quan tâm vào trẻ em thông qua chương trình tiếp thị dành riêng cho nhóm khách

hàng nhiều triển vọng này. Mục tiêu của công ty là muốn thương hiệu KFC trở thành bạn đồng hành
của khách hàng tiềm năng ngay từ khi họ còn nhỏ. Với mục tiêu xây dựng lòng tin nơi khách hàng
thông qua chất lượng, uy tín và an toàn vệ sinh thực phẩm, KFC Việt Nam chỉ chọn những nhà
cung cấp nguyên liệu uy tín và đảm bảo chất lượng, ví dụ như CP Việt Nam. Tất cả nguyên liệu sử
dụng đều phải có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chức nămg.
Chương 3. Xác Định Địa Điểm Sản Xuất
3.1 Vai trò của việc xác định địa điểm sản xuất
Khi thành lập cũng như trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp thường phải giải quyết vấn
đề chọn địa điểm xây dựng hợp lí. Địa điểm của doanh nghiệp có tác động lâu dài đến hoạt động và
lợi ích của doanh nghiệp. Quyết định về địa điểm của doanh nghiệp là một quyết định có tính chiến
lược. Nó ảnh hưởng nhất đến định phí và biến phí của sản phẩm cũng như các hoạt động khác của
Nhóm 3 -11-
Tiểu luận môn quản trị sản xuất
doanh nghiệp. Vì vậy khi chọn địa điểm sản xuất ta cần tiến hành cẩn thận, xem xét một cách toàn
diện.
3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định địa điểm sản xuất
- Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng, như:
 Điều kiện tự nhiên: địa hình, tài nguyên, môi trường sinh thái…
 Điều kiện xã hội: tình hình dân số, phong tục tập quán, khả năng cung cấp lao động,
trình độ văn hóa…
 Điều kiện kinh tế: gần nơi tiêu thụ, nguồn cung cấp nguyên liệu, gần nguồn nhân công,
thu nhập người dân quanh địa điểm cần chọn…
Trong phần trình bày này nhóm chỉ tìm hiểu ở một số yếu tố nhất định có liên quan đến việc
KFC Việt Nam lựa chọn các địa điểm sản xuất.
3.2.1 Điều kiện xã hội
Khi đến với Việt Nam, KFC đã chọn địa điểm để công ty bắt đầu hoạt động lần đầu là tại
TP.HCM vào tháng 12/1997 cũng bởi vì các tiêu chí mà KFC dùng để lựa chọn một địa điểm sản
xuất tốt. Một địa điểm tốt theo KFC phải có đầy đủ các điều kiện: cơ sở hạ tầng, thu nhập trung
bình, mật độ lưu thông, giá cả thuê mặt bằng, tình hình kinh doanh dịch vụ ăn uống xung quanh
Vì thế hầu hết các cửa hàng của KFC đều được đặt tại những vị trí thuận lợi, ngay góc các giao lộ,

siêu thị, trung tâm thương mại.
Mà trong khi đó vào năm 1997 mặc dù nền kinh tế nước ta vẫn chưa phát triển đồng bộ nhưng
TP.HCM lại là đầu tàu kinh tế của cả nước, chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số, có hệ thống
trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng. Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau do đa
số người dân từ các vùng miền và quốc gia khác du nhập vào nên có một nhịp sống hiện đại. Những
thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre,
Diamond Plaza, Parkson, Nowzone Mức tiêu thụ cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác và gấp
1,5 lần thủ đô HN. Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 Tp.HCM có dân số 7.162.864
người, gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,95 người/hộ. Phân theo giới tính: Nam có 3.435.734
người chiếm 47,97%, nữ có 3.727.130 người chiếm 52,03% . Dân số thành phố tăng nhanh, trong
10 năm từ 1999-2009 dân số thành phố tăng thêm 2.125.709 người, bình quân tăng hơn 212.000
người/năm, tốc độ tăng 3,54%/năm, chiếm 22,32% số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10
năm. Cho nên việc chọn TP.HCM là địa điểm sản xuất đầu tiên cũng là điều hợp lí.
Ở các năm sau đó thì nước ta đã dần phát triển đồng bộ tất cả các tỉnh thành, đặc biệt là các
trọng điểm kinh tế. Chính vì thế dựa vào mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển ở những
thị trường trẻ tuổi KFC bên cạnh mở rộng các cửa hàng trên địa bàn hoạt động hiện tại đã tìm kiếm
những thị trường mới cũng dựa theo các tiêu chí đã đề ra đối với một địa điểm tốt.
Nhóm 3 -12-
Tiểu luận môn quản trị sản xuất
Vào năm 2006, năm mà KFC được đánh giá là có mức độ phát triển cao nhất đã lần lượt khai
trương cửa hàng đầu tiên ở Hà Nội (tháng 6), Hải Phòng và Cần Thơ (tháng 8).
Hà Nội: Trong suốt thập niên 1990, cùng việc các khu vực ngoại ô dần được đô thị hóa, dân
số tăng đều đặn, đạt con số 2.672.122 người vào năm 1999. Mật độ dân số trung bình là 1.979
người/km². Sau một thời gian dài của thời kỳ bao cấp, từ đầu thập niên 1990, kinh tế bắt đầu ghi
nhận những bước tiến mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 1991–1995 đạt 12,52%, 1996–
2000 là 10,38%. Từ năm 1991 tới 1999, GDP tăng từ 470 USD lên 915 USD, gấp 2,07 so với trung
bình cả nước. Theo số liệu năm 2000, GDP của HN chiếm 7,22% của cả quốc gia và khoảng 41%
so với toàn vùng ĐBSH.
Tp.Cần Thơ: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm qua đạt 15,5% (2003 – 2008) ,
GDP năm 2008 đạt 1.444 USD, tỷ lệ hộ nghèo 6,04%. Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo

dục - đào tạo, đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế của vùng
ĐBSCL và cả nước. Có nhiều siêu thị và khu mua sắm, thương mại lớn như: Co-op Mart,
Maximart, Citimart, Vinatex, Best Caring, Siêu thị Điện máy Sài Gòn Chợ Lớn, Khu mua sắm Đệ
Nhất Phan Khang, Khu Thương Mại Tây Đô, Trung tâm thương mại Cái Khế (gồm 3 nhà lồng và 1
khu ăn uống). Và sắp tới là Khu cao ốc mua sắm, giải trí Tây Nguyên Plaza hiện đang được xây
dựng tại khu đô thị mới Hưng Phú.
Các vùng kinh tế trọng điểm khác cũng được xây dựng cơ sở kinh doanh như ở Đồng Nai –
Biên Hòa (tháng 7/2007), Vũng Tàu (tháng 1/2008), Huế (tháng 5/2008), Buôn Ma Thuộc (tháng
12/2008), Đà Nẵng (tháng 11/2009), Bình Dương (tháng 4/2010). Tính đến thời điểm này thì ở Việt
Nam KFC đã có 80 cửa hàng trên toàn quốc, TP.HCM (48), Hà Nội (17), Đồng Nai (3), Cần Thơ
(1), Vũng Tàu (2), Biên Hòa (1), Đà Nẵng (2), Hải Phòng (2), Huế (2), Buôn Ma Thuộc (1), Bình
Dương (1). Và mục tiêu của KFC là đến năm 2011 số cửa hàng của KFC là 100 cửa hàng dựa vào
tình hình phát triển hiện tại và các yếu tố bên ngoài.
Do hiện nay chủ trương của Nhà nước là phát triển toàn diện đất nước trên khắp các tỉnh
thành nên KFC đang tìm cách phát triển ra ở các tỉnh, thành phố cấp 2.
3.2.2 Điều kiện kinh tế
Cũng như phần trình bày phía trên thì ở các trọng điểm kinh tế đều có đủ các điều kiện
như:
Nguồn tiêu thụ cao bởi đây là nơi dân số tập trung đông kết hợp với mục tiêu phát triển ở thị
trường giới trẻ thì tại đây những trường đại học, cao đẳng, dạy nghề…rất nhiều với số lượng sinh
viên, học sinh nhiều.
Thu nhập của người dân ở các trọng điểm kinh tế luôn ở mức cao so với các vùng miền khác.
Nhóm 3 -13-
Tiểu luận môn quản trị sản xuất
Với cuộc sống gay gắt như hiện nay, sinh viên, học sinh đang có xu hướng làm việc ngoài giờ
học mà số lượng sinh viên, học sinh ở các trọng điểm kinh tế là chiếm số lượng cao nhất cả nước
cho nên đây là một điều kiện thuận lợi cho KFC trong việc thuê được nguồn nhân công rẽ.
Các yếu tố
Trọng
số

Điểm số Điểm đã có trọng số
TP. Hồ
Chí
Minh
Hà Nội
Các tỉnh
miền
trung
TP. Hồ Chí
Minh
Hà Nội
Các tỉnh miền
trung
Giá nhân công
và thái độ
0.1 70 65 50 (70x0.1)=7 (65x0.1)=6.5 (50x0.1)=5
Phong cách
sống hiện đại
0.15 80 80 30 (80x0.15)=12 (80x0.15)=12 (30x0.15)=4.5
Số lượng học
sinh – sinh
viên
0.25 90 80 20 (90x0.25)=22.5 (80x0.25)=20 (20x0.25)=5
Thu nhập –
chi tiêu
0.15 70 65 40 (70x0.15)=10.5 (65x0.15)=9.75 (40x0.15)=6
Giá thuê mặt
bằng
0.2 30 30 70 (30x0.2)=6 (30x0.2)=6 (70x0.2)=14
Nguồn nguyên

liệu đầu vào
0.15 50 45 55 (50x0.15)=7.5 (45x0.15)=6.75
(55x0.15)=8.2
5
Cộng 65.5 61 42.75
Dựa vào bảng so sánh định tính ta có thể thấy TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội có nhiều thuận lợi
hơn so với các tỉnh miền trung và vì thế cho nên 2 địa điểm này luôn là nơi được KFC chọn để mở
rộng qui mô nhất.
-HẾT-
Nhóm 3 -14-

×