Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

câu hỏi đồ án quá trinh thiết bị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.91 KB, 4 trang )

Câu hỏi Đồ án Quá trình thiết bị
( Sưu tầm từ nhiều nguồn)
1. Trình bày hoạt động của dây chuyền sản xuất và Giải thích sơ đồ công nghệ
đã thiết kế. Một số lỗi trong sơ đồ công nghệ như đường ống vào, ra khỏi
các thiết bị, các van…
2. Vai trò của Thùng cao vị. Có thể thay thế thùng cao vị bằng bơm được
không ? Đặt thùng ở đâu ?
3. Thiết bị gia nhiệt : Chọn loại thiết bị nào? Vai trò ? Có cần thiết phải dùng
thiết bị này không ? Đồ thị biểu diễn quá trình làm việc của thiết bị ? Tính
toán thiết bị gia nhiệt nhằm mục đích gì? Chiều lưu thể đi trong thiết bị?
4. Thiết bị ngưng tụ : Chọn thiết bị, nguyên tắc làm việc, sơ đồ, cần sử dụng ở
đâu trong sơ đồ công nghệ…
5. Van : chọn loại van nào, van thuỷ lực có tác dụng gì, tác dụng của các van
trong sơ đồ công nghệ…
6. Bơm : chọn bơm, cách lắp đặt bơm, các đường đặc tuyến làm việc của loại
bơm đã dùng; các đại lượng như chiều cao làm việc, năng suất bơm…Có
thể dùng bơm để hồi lưu sản phẩm đáy tháp ko?
7. Nguyên tắc của Chưng luyện chung và các vấn đề liên quan :
- Tính chất hoá lý của hỗn hợp cần tách
- Ứng dụng của tháp thiết kế trong công nghiệp : dùng trong các lĩnh vực
nào, ưu và nhược điểm, tại sao chọn loại tháp này…
- Chuyển đổi các đại lượng phần khối lượng và phần mol,
- Cách xác định phương trình đường làm việc,
- Các quá trình xảy ra trên các đĩa
- Chỉ số hồi lưu tối thiểu, chỉ số hồi lưu thích hợp : ý nghĩa, cách xác định.
Tại sao cùng một số đĩa Lý thuyết lại có nhiều giá trị của R, khi xác định R
thì dùng qua quan hệ với Số đĩa Lý thuyết…
- Bậc thay đổi nồng độ : cách xác định, các đại lượng cần thiết
- Các hệ số chuyển khối, khuếch tán : ý nghĩa, đơn vị, cách tính
- Xác định đường kính thiết bị
- Xác định chiều cao tháp : phương pháp nào? Phương pháp nào hợp lý


nhất ?
- Số đĩa Lý thuyết và số đĩa thực tế : ý nghĩa, cách xác định, Trở lực : trong
đường ống, trong tháp – có mấy loại, loại trở lực nào là chủ yếu, so sánh
trở lực của các tháp- tháp nào có trở lực lớn nhất, bé nhất
- Ý nghĩa của các chuẩn số đã dùng
- Chế độ làm việc của tháp
8. Chọn vật liệu làm tháp, nắp và đáy : theo yêu cầu nào
9. Tai treo, chân đỡ : Công dụng, tính toán
10.Ống nối : Vai trờ, kích thước có thể thay đổi thế nào…
11.Bản vẽ :
- Cách lắp đĩa, lắp tháp
- Một số bộ phận : giá đỡ đĩa, hộp đĩa
- Bích nối và giá đỡ đĩa : vẽ chính xác
- Cách chọn phân bố lỗ chóp
- Cách nối các ống vào thiết bị
- Các mặt cắt cần thiết
12. Cô đặc là gì? có mấy phương pháp cô đặc?
Cô đặc là pp thường được dùng để tăng nồng độ một cấu tử nào đó trong dung
dịch 2 hay nhiều cấu tử bằng cách tách một phần dung môi ra khỏi dung dịch.
Có 2 phương pháp cô đặc:
- pp nhiệt: dưới tác dụng của nhiệt, dung môi chuyển từ dạng lỏng sang trạng thái
hơi khi áp suất riêng phần của nó bằng áp suất bên ngoài tác dụng lên mặt thoáng
dung dịch.
- pp lạnh: khi hạ thấp nhiệt độ đến mức độ yêu cầu nào đó thì một cấu tử nào được
tách ra dưới dạng tinh thể đơn chất tinh khiết, thường là kết tinh dung môi để tăng
nồng độ chất tan.
So sánh 2 phương pháp:
Phương pháp nhiệt Phương pháp lạnh
Dễ bị quá nhiệt cục bộ làm hỏng sản
phẩm

SP không bị hỏng do nhiệt
SP dễ bị thay đổi màu sắc, đôi khi có
mùi
SP không thay đổi màu sắc, không
có mùi
hiệu suất cô đặc cao hiệu suất cô đặc thấp
thiết bị đơn giản TB phức tạp
13. Cô đặc khác chưng cất?
Cô đặc chỉ cho dung môi bay hơi, còn chất tan không bay hơi. Còn chưng cất thì
cả dung môi và chất tan đều bay hơi. (Với hàm lượng khác nhau)
14. bồn cao vị để làm gì? Bỏ được không? Chiều cao bao nhiêu? cách tính?
Có nhiệm vụ cung cấp dung dịch cho hệ thống ổn định. Hoạt động dựa vào thế
năng để cung cấp động năng cho hệ thống. Do vận tốc dung dịch cung cấp cho
thiết bị được ổn định, thêm vào đó tiết kiệm ồn dẫn do đó Q cố định (Vì Q=v.S)
Trên nguyên tắc ta có thể bỏ qua bồn cao vị, nhưng rất khó để hệ thống thiết bị
hoạt động ổn định do đó việc sử dụng BCV là cần thiết.
Ta tính bồn cao vị dựa vào lưu lượng dòng chảy của thiết bị (nagnw suất thiêt bị)
và dựa vào đường kính ống dẫn cho trước, ta tính được V cần thiết của dòng chảy,
từ đó tính ra tổn thất cục bộ của ống dẫn dung dịch và dựa vào công thức sau ta
tính được chiều cao cần thiết cảu BCV.
15. Thời gian cô đặc là bao nhiêu?
16. Tại sao khi nồng độ tăng thì nhiệt độ sôi dd tăng.
Khi nồng độ tăng thì áp suất hơi của H2O trên dd sẽ < hơn áp suất hơi trên
bề mặt dung môi => nhiệt độ tăng, và độ tăng nhiệt độ sôi =ks. nồng độ molan, khi
nồng độ tăng thì dd khó sôi hơn nên nhiệt độ tăng.
17. Bích là gì?
- Là bộ phận quan trọng để nối các phần của thiết bị cũng như nối các bộ phận
khác với thiết bị.
18. Tại sao khi dùng hơi hơi nước gia nhiệt lại có van tháo nước ngưng?
Vì tránh mất mát nhiệt

19. Nếu tôi đặt làm TB này em có dám nhận làm không.
Trả lời: Có ^^

×