Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bài thuyết trình lâm nghiệp đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.02 KB, 5 trang )

Lâm nghiệp đại cương_Nhóm 3
Bài Thuyết Trình Lâm Nghiệp Đại Cương
Chuyên Đề: Khu Rừng Văn Hóa Lịch Sử Tỉnh Đồng Nai
I. Nội dung đề tài :
Thời gian gần đây Tập đoàn Đức Long có dự án đầu tư xây dựng Thủy điện tại khu
vưc rừng văn hóa lịch sử Tỉnh Đồng Nai ( Dự án Thủy điện Đồng Nai 6.)
1. Nếu là chủ tịch tỉnh Đồng Nai em có đồng ý cấp phép xây dựng hay
không ?
2. Nếu là giám đốc công ty Đức Long thì em sẽ thuyết phục ra sao?
3. Nếu là người dân địa phương em có đồng tình hay không đồng
tình ? Vì sao ?
II. Nội dung:
1. Giới thiệu về khu rừng văn hóa lịch sử tỉnh Đồng Nai
2. Đặc điểm địa hình và sinh thái khu vực
3. Giải quyết vấn đề đã nêu
III. Bài làm:
1. Khu rừng văn hóa lịch sử tỉnh Đồng Nai
- Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai (KBT) được thành lập
đầu năm 2004, là đơn vị sự nghiệp khoa học có thu trực thuộc UBND
tỉnh Đồng Nai, nằm trong hệ thống rừng đặc dụng và di sản văn hóa
của Việt Nam
- Tổng diện tích tự nhiên của KBT trên 100.303 ha, gồm: 67.903 ha đất
lâm nghiệp và 32.400 ha mặt nước (hồ Trị An). Khu Bảo tồn nằm trên
địa bàn các xã Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm, thị trấn Vĩnh An thuộc
huyện Vĩnh Cửu, xã Thanh Sơn thuộc huyện Tân Phú; xã Phú Cường,
Phú Ngọc, La Ngà và Ngọc Định thuộc huyện Định Quán; xã Thanh
Bình thuộc huyện Trảng Bom, xã Gia Tân thuộc huyện Thống Nhất -
tỉnh Đồng Nai. Khu Bảo tồn nằm về phía Bắc tỉnh Đồng Nai; phía Tây
giáp tỉnh Bình Dương; phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước. Cách thành phố
Hồ Chí Minh 70 km và cách thành phố Biên Hòa khoảng 40 km (nằm
cạnh nhà máy Thủy điện Trị An). Bên cạnh giá trị về đa dạng sinh học,


trước đây còn là vùng căn cứ cách mạng với địa danh nổi tiếng Chiến
khu Đ
- Khu Bảo tồn thuộc tiểu vùng bảo tồn sinh thái khẩn cấp (khu vực SA5-
lưu vực sông Đồng Nai - WWF, 2001) nằm trong hệ sinh thái Trường
Sơn, một trong 200 vùng sinh thái quan trọng thế giới được xác định
trong “Global 200 Ecoregions”. Là sinh cảnh ưu tiên được xác định bởi
Quỹ Bảo tồn Việt Nam (VCF 2003-2004)
2. Đặc điểm địa hình và sinh thái khu vực
- Đây là một trong những khu rừng đặc dụng có diện tích tự nhiên lớn
nhất Việt Nam. Có hệ sinh thái rừng đặc trưng của vùng miền Đông
Nam bộ, tồn tại nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài
1
Lâm nghiệp đại cương_Nhóm 3
quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng nằm trong sách Đỏ Việt Nam và
Danh lục Đỏ IUCN thế giới
- Theo kết quả điều tra của Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam bộ,
Viện Sinh thái – Tài nguyên Sinh vật và Viện Nghiên cứu - Nuôi trồng
Thủy sản II (2008-2009). Tài nguyên động thực vật tại KBT rất đa dạng
về chủng loài và nhiều về số lượng cá thể, qua điều tra bước đầu ghi
nhận
+ Thực vật : có 1.401 loài thực vật, thuộc 589 chi, 156 họ, 92 bộ, 10
lớp thuộc 06 ngành thực vật khác nhau ở KBT. Trong đó, có 06 loài
thực vật đặc hữu của Đồng Nai, như: Cù đèn Đồng Nai; Lát hoa Đồng
Nai; Ngâu Biên Hòa; Bướm bạc Biên Hòa; Hạ đệ; Xú hương Biên Hòa,
có 02 loài hiếm được phát hiện ở KBT là cây Vấp thuộc họ Bứa,
Thông tre thuộc họ Kim giao, cây dược liệu có 103 loài, Thảm thực vật
rừng trong KBT, gồm các kiểu rừng: kiểu rừng kín thường xanh mưa
ẩm nhiệt đới (Rkx); kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới (Rkn); kiểu
rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới (Rkr)
+ Động vật : có 1.729 loài động vật, côn trùng hoang dã thuộc 238 họ,

52 bộ động vật, côn trùng sống tại KBT. Trong đó, có nhiều loài được
ghi vào sách Đỏ Việt Nam như: Voi, Báo gấm, Gấu chó, Bò tót, Chà vá
chân đen, Gà so cổ hung, Gà tiền mặt đỏ, Chích chạch má xám…
trong đó: Thú gồm có 85 loài thuộc 27 họ, 10 bộ. Trong đó có 36 loài
quý hiếm, đặc hữu của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á như bò tót,
bò bangten, voi, gấu chó, sói lửa ; 19 loài ghi trong Danh lục Đỏ
IUCN; 26 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam; 2 loài đặc hữu của Việt
Nam và 9 loài đặc hữu trong khu vực …vv
- Đây còn là khu vực có giá trị lớn về mặt văn hóa, lịch sử và du lịch
+ Các cảnh quan có giá trị du lịch như: công viên Đá, thác Ràng, các
hồ trong khu vực khu bảo tồn
+ Các giá trị lịch sử: Tại địa bàn KBT có 03 di tích lịch sử được công
nhận là di tích cấp quốc gia, đó là: căn cứ Khu ủy miền Đông Nam bộ
(1962-1967); căn cứ Trung ương Cục miền Nam (1961-1962); địa đạo
Suối Linh. Đây là những căn cứ cách mạng trong 2 thời kỳ kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ của quân và dân miền Đông Nam bộ,
trong đó di tích căn cứ Khu ủy miền Đông và Trung ương Cục miền
Nam đã được Nhà nước đầu tư trùng tu, tôn tạo
• Kết luận: Khu bảo tồn rừng văn hóa lịch sử tỉnh Đồng Nai có giá trị rất lớn về
sinh thái học, cảnh quan và du lịch của khu vực miền Đông nam bộ nói riêng và
của quốc gia nói chung. Khu bảo tồn còn có vai trò đặc biệt về môi trường đối
với khu vực vì là một trong những khu rừng đặc dụng có diện tích tự nhiên lớn
nhất Việt Nam
Đại diện Tập đoàn Đức Long Gia Lai - ông Bùi Pháp – CTHĐQT - cho biết, dự án thủy điện ĐN6 có
công suất 135MW và ĐN6a công suất 106MW sẽ cho tổng sản lượng điện hằng năm là 929,16 triệu
kWh (công suất tăng thêm 61MW, sản lượng điện hàng năm tăng thêm 155,56 triệu kWh so với
phương án quy hoạch năm 2002).
2
Lâm nghiệp đại cương_Nhóm 3
Thực hiện dự án ĐN6 và ĐN6a theo đề xuất nêu trên chỉ còn 372,23ha, giảm 1.581,77ha, trong đó

diện tích chiếm đất thuộc khu Cát Lộc Vườn quốc gia Cát Tiên là 136,98ha (giảm 595,02ha), diện
tích chiếm đất rừng phòng hộ là 235,25ha (giảm 986,77ha so với phương án quy hoạch năm 2002).
Cả 2 dự án đều có nhà máy, đường giao thông, các công trình phụ trợ nằm ngoài Vườn quốc gia
Cát Tiên.
Đặc biệt, hai thủy điện ĐN6 và ĐN6a cách khu vực Bàu Sấu và khu Nam Cát Tiên của Vườn quốc
gia Cát Tiên 30km qua trung tâm huyện Cát Tiên và theo đường sông thì khoảng cách lần lượt là
50km và 60km. Điểm khác biệt của dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6a có công suất lớn, nhưng dung
tích hồ chứa nhỏ, dạng dải hẹp theo sông và điều tiết theo ngày. Khoảng cách từ mép sông hiện
hữu đến mép hồ ở mực nước dâng bình thường về phía Vườn quốc gia Cát Tiên bình quân khoảng
53m (nhỏ hơn 10 lần hồ bình thường và nhỏ hơn 37 lần hồ thủy điện Trị An).
Đại diện đơn vị tư vấn xây dựng ông Nguyễn Văn Sĩ cho rằng, dự án thủy điện ĐN6 và ĐN6a có lợi
thế là không phải di dân và tái định cư vì diện tích ngập của lòng hồ chỉ là 372,23ha. Đặc biệt, rất
khó có khả năng bị động đất. Theo PGS-TS Nguyễn Phước – ĐHQG TPHCM việc đánh giá tác
động môi trường của ĐN6 và ĐN6a được làm đúng quy trình, tuân thủ đúng quy định của Luật
BVMT, Luật Đa dạng sinh học. Môi trường sinh thái khu vực này là đất ngập ven sông, vách đá
dựng đứng nên không có cây lớn, do đó không thuộc phạm vi khu vực bảo tồn sinh học. Nên dự án
thủy điện ĐN6 và ĐN6a không ảnh hưởng tới môi trường và Vườn quốc gia Cát Tiên.
Tuy nhiên, tại buổi họp báo một số cơ quan báo chí cũng đưa ra một số ý kiến lo ngại về việc ảnh
hưởng của tác động môi trường tới diện tích rừng phòng hộ và rừng quốc gia Cát Tiên khi tích
nước; về mặt pháp lý còn phải rà soát lại.
Ông Bùi Pháp cho rằng, việc dự án này có trình Quốc hội và có được thông qua hay không là do
Chính phủ quyết định, chủ đầu tư dự án không đủ thẩm quyền.
Về quan điểm của tỉnh Đồng Nai mới đây, công ty đã đăng ký làm việc với tỉnh rất nhiều lần từ năm
2011, chúng tôi cũng đã làm việc với đoàn đại biểu QH tỉnh Đồng Nai và làm rõ những vấn đề này,
chúng tôi mong họ hỗ trợ cho dự án. Tôi nghĩ Đồng Nai chưa có đủ thông tin về dự án này.
Ngoài ra, trả lời các câu hỏi của báo giới về tính minh bạch trong đánh giá tác động môi trường, ông
Nguyễn Phước cho rằng, hãy để Hội đồng thẩm định của Bộ TNMT xác nhận, nếu hội đồng đó công
nhận thì tức là số liệu đó đúng. Giờ nếu nói nó trung thực hay không thì chúng tôi cũng không thể
trả lời được.
Về lo ngại nếu để xảy ra vỡ đập thì hơn 7.000ha ở hạ du sẽ bị ngập và hiện chưa có phương án cụ

thể đối phó với động đất kích thích, ông Phước cho rằng đã đánh giá kỹ nếu mà vỡ cả hai đập thì
cũng chỉ bằng trận lũ lịch sử năm 2006 thôi, sai số không đáng kể. Nhưng xác suất vỡ cả hai đập rõ
ràng là rất ít.
Đại diện chủ đầu tư mong muốn những thông tin trong cuộc họp báo rất cần được dư luận cũng
như các cơ quan quản lý quan tâm để có thể đưa ra kết luận sớm nhất về dự án này, tránh kéo dài
(đã 5 năm) gây thiệt hại cho chủ đầu tư. hp://laodong.com.vn/Xa-hoi/Cong-bo-thong-$n-Du-an-thuy-
dien-Dong-Nai-6-va-Dong-Nai-6a/91205.bld
3. Giải quyết các vấn đề đã nêu:
3
Lâm nghiệp đại cương_Nhóm 3
a. Nếu là chủ tịch tỉnh Đồng Nai em sẽ không đồng ý cho xây dựng công
trình thủy điện tại khu vực KBT vì các lý do :
+ Việc xây dựng sẽ phải phá hủy 1 diện tích lớn rừng cây trong
KBT
+ Diện tích ngập nước khi xây dựng đập tràn là rất lớn
+ Mất diện tích rừng dẩn đến mất cân bằng sinh thái, làm giảm sự
ổn, định của khu bảo tồn, mất ý nghĩa sinh học
+ Vấn đề tái định cư và ổn định dân sinh sau khi xây dựng thủy
điện là 1 gánh nặng không nhỏ đối với tỉnh Đồng Nai
b. Nếu là giám đốc Cty Đức Long em sẽ giải trình như sau để được cấp
phép :
+ Xây dựng thủy điện sẽ thúc đẩy sự phát triển của khu vực : nâng
cấp cơ sở hạ tầng ( điện đường trường trạm…) và nâng cao đời
sống người dân
+ Tạo thêm công ăn việc làm cho lao động địa phương, đưa ra các
phương án tái định cư hợp lý, giúp người dân nhanh chóng hòa
nhập cuộc sống sau khi tái định cư
+ Phát triển hệ thống dạy nghề tại địa phương để tạo việc làm mới
cho người dân bị mất đất khi xây dựng thủy điện
+ Cam kết các điều kiện bảo về môi trường và khôi phục lại môi

trường trong và sau khi xây dựng
+ Đóng góp nguồn điện năng cho mạng lưới điện quốc gia và cung
cấp nguồn điện tại chổ cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đồng nai và các tỉnh miền Đông
+ Đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa của khu vực….vv
c. Là 1 người dân địa phương em sẽ không đồng ý việc xây dựng thủy
điện vì :
+ Phải di dời chổ ở, vấn đề sau tái định cư
+ Mất đất, mất nơi cư trú từ trước tới nay,chủ yếu là người dân ở
đây đều sống bám rừng và sống bằng nghề nông là chủ yếu nên
việc mất đất mất rừng sẽ làm mất ổn định trong đời sống của người
dân
+ Việc xây dựng thủy điện bắt buộc phải tác động không nhỏ đến
rừng, việc xây dựng đập tràn làm cho môi trường sống bị suy thoái,
ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân
4
Lâm nghiệp đại cương_Nhóm 3
• Nói tóm lại : theo quan điểm cá nhân em phản đối việc xây dựng thủy điện Đồng
nai 6 tại khu bảo tồn rừng văn hóa lịch sử tỉnh Đồng nai vì có nhiều ảnh hưởng
không tốt đến sinh thái, cảnh quan và môi trường của khu vực.
• Mới đây ngày 3/10/2013 vừa qua hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A sẽ được
loại ra khỏi quy hoạch. Trước đó, tại buổi họp báo thường kỳ của Văn phòng
Chính Phủ, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã tái
khẳng định: "Đưa thủy điện 6 và 6A ra khỏi quy hoạch". Chính phủ đã yêu cầu
Bộ Công thương không chỉ ở mức xem xét lại mà xem xét đưa ra ngoài quy
hoạch 2 dự án thủy điện này. ( Theo báo Công an TP.HCM )
Tài liệu tham khảo :
+ Cổng thông tin mở khu bảo tồn văn hóa lịch sử tỉnh Đồng nai
+ Báo Công an Tp. Hồ Chí Minh
+ Google.com.vn …vv

ị trí dự kiến xây dựng thủy
điện Đồng Nai 6.
hp://tai-lieu.com/tai-lieu/rung-cat-$en-va-thuy-dien-790/
5

×