Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tổng quan về khu bảo tồn thiên nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.96 KB, 5 trang )

Tổng quan về Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai
Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai (KBT) được thành lập đầu năm 2004, là đơn vị sự
nghiệp khoa học có thu trực thuộc UBND tỉnh Đồng Nai, nằm trong hệ thống rừng đặc dụng và di sản
văn hóa của Việt Nam.
Khu Bảo tồn thuộc tiểu vùng bảo tồn sinh thái khẩn cấp (khu vực SA5- lưu vực sông Đồng Nai -
WWF, 2001) nằm trong hệ sinh thái Trường Sơn, một trong 200 vùng sinh thái quan trọng thế giới được
xác định trong “Global 200 Ecoregions”. Là sinh cảnh ưu tiên được xác định bởi Quỹ Bảo tồn Việt Nam
(VCF 2003-2004).
Khu Bảo tồn được thành lập với mục tiêu khôi phục lại sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng
cây tự nhiên bản địa thuộc lưu vực sông Đồng Nai và vùng miền Đông Nam bộ; tạo ra phạm vi bảo tồn
thiên nhiên rộng lớn nối liền với Vườn Quốc gia Cát Tiên, bảo tồn nơi cư trú và di trú cho các loài động
vật hoang dã, phục vụ công tác bảo tồn thiên nhiên gắn với việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa lịch sử
của các di tích, nhằm giáo dục truyền thống cách mạng và phát triển du lịch sinh thái, mở ra nhiều cơ hội
hợp tác, đầu tư với các tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, tạo điều kiện
thuận lợi để đăng ký KBT thành khu Dự trữ sinh quyển thế giới.
Tổng diện tích tự nhiên của KBT trên 100.303 ha, gồm: 67.903 ha đất lâm nghiệp và 32.400 ha
mặt nước (hồ Trị An). Khu Bảo tồn nằm trên địa bàn các xã Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm, thị trấn Vĩnh An
thuộc huyện Vĩnh Cửu, xã Thanh Sơn thuộc huyện Tân Phú; xã Phú Cường, Phú Ngọc, La Ngà và Ngọc
Định thuộc huyện Định Quán; xã Thanh Bình thuộc huyện Trảng Bom, xã Gia Tân thuộc huyện Thống
Nhất - tỉnh Đồng Nai. Khu Bảo tồn nằm về phía Bắc tỉnh Đồng Nai; phía Tây giáp tỉnh Bình Dương; phía
Bắc giáp tỉnh Bình Phước. Cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km và cách thành phố Biên Hòa khoảng 40
km (nằm cạnh nhà máy Thủy điện Trị An). Bên cạnh giá trị về đa dạng sinh học, trước đây còn là vùng
căn cứ cách mạng với địa danh nổi tiếng Chiến khu Đ.
Tiềm năng
Đây là một trong những khu rừng đặc dụng có diện tích tự nhiên lớn nhất Việt Nam. Có hệ sinh
thái rừng đặc trưng của vùng miền Đông Nam bộ, tồn tại nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có
nhiều loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng nằm trong sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ IUCN thế giới.
Đa dạng sinh học
Theo kết quả điều tra của Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam bộ, Viện Sinh thái – Tài
nguyên Sinh vật và Viện Nghiên cứu - Nuôi trồng Thủy sản II (2008-2009). Tài nguyên động thực vật tại
KBT rất đa dạng về chủng loài và nhiều về số lượng cá thể, qua điều tra bước đầu ghi nhận:


- Thực vật: có 1.401 loài thực vật, thuộc 589 chi, 156 họ, 92 bộ, 10 lớp thuộc 06 ngành thực vật
khác nhau ở KBT. Trong đó, có 06 loài thực vật đặc hữu của Đồng Nai, như: Cù đèn Đồng Nai; Lát hoa
Đồng Nai; Ngâu Biên Hòa; Bướm bạc Biên Hòa; Hạ đệ; Xú hương Biên Hòa, có 02 loài hiếm được phát
hiện ở KBT là cây Vấp thuộc họ Bứa, Thông tre thuộc họ Kim giao, cây dược liệu có 103 loài.
Do vị trí KBT nằm ở vùng địa hình chuyển tiếp từ phía Nam dãy Trường Sơn qua Đông Nam bộ
xuống vùng đồng bằng sông Cửu Long. Do vậy, hệ động thực vật có quan hệ chặt chẽ với hệ động, thực
vật của dãy Trường Sơn Nam.
Thảm thực vật rừng trong KBT, gồm các kiểu rừng: kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
(Rkx); kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới (Rkn); kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới (Rkr).
- Động vật: có 1.729 loài động vật, côn trùng hoang dã thuộc 238 họ, 52 bộ động vật, côn trùng
sống tại KBT. Trong đó, có nhiều loài được ghi vào sách Đỏ Việt Nam như: Voi, Báo gấm, Gấu chó, Bò
tót, Chà vá chân đen, Gà so cổ hung, Gà tiền mặt đỏ, Chích chạch má xám…trong đó:
Thú: có 85 loài thuộc 27 họ, 10 bộ. Trong đó có 36 loài quý hiếm, đặc hữu của Việt Nam và khu
vực Đông Nam Á như bò tót, bò bangten, voi, gấu chó, sói lửa ; 19 loài ghi trong Danh lục Đỏ IUCN;
26 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam; 2 loài đặc hữu của Việt Nam và 9 loài đặc hữu trong khu vực.
Chim: có 259 loài chim thuộc 53 họ và 18 bộ. Trong đó có 21 loài chim quý hiếm, 12 loài ghi
trong Sách Đỏ Việt Nam; 11 loài ghi trong Danh lục Đỏ IUCN.
Bò sát: có 64 loài thuộc 13 họ và 02 bộ.
Ếch, nhái: có 33 loài thuộc 05 họ và 01 bộ. Trong số 97 loài bò sát và ếch nhái có 25 loài quý
hiếm, 12 loài ghi trong Danh lục Đỏ IUCN; 21 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam.
Cá: có 99 loài được định danh, thuộc 29 họ và 11 bộ. Đặc trưng nổi bật về thủy sản tự nhiên tại
KBT là hệ sinh thái cá nước ngọt, nơi cư trú của nhiều loài cá, trong đó có nhiều loài quý hiếm, có nguy
cơ tuyệt chủng và được ghi vào sách Đỏ Việt Nam như cá mơn (cá rồng), đặc biệt là các loài thích nghi
với vùng sông suối thượng nguồn, nước chảy mạnh khác xa với các loài cá nước ngọt phân bố ở đồng
bằng thuộc hạ lưu sông Cửu Long, sông Đồng Nai hay sông Sài Gòn.
- Côn trùng: có 1.189 loài thuộc 112 họ và 10 bộ
1. Cảnh quan thiên nhiên
- Công viên Đá
Với diện tích khoảng 160 ha tại xã Hiếu Liêm, nằm cạnh rừng nguyên sinh rộng lớn và ven suối
Bà Hào, quanh năm có nước, có nhiều ghềnh thác tự nhiên, có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, các bãi đá

liên kết cạnh nhau, tạo thành một quần thể đá tự nhiên có nhiều hình thù lạ mắt hấp dẫn, cạnh khu vực
này (3 km) là di tích địa đạo Suối Linh sẽ được trùng tu vào năm 2011.
- Thác Ràng
Nằm trên địa bàn xã Phú Lý, với diện tích khoảng 14 ha. Thác Ràng là một địa điểm tham quan
nghỉ dưỡng lý thú. Với độ cao gần 5m thác có nước quanh năm, bao quanh thác là rừng cây gỗ đan xen
lồ ô, có cảnh quan rừng tiêu biểu đại diện cho kiểu rừng kín thường xanh, rất lý tưởng cho các chuyến
tham quan, dã ngoại vào mùa Hè.
- Các hồ trong KBT
Trong KBT có rất nhiều hồ, như hồ Bà Hào, hồ Vườn ươm và đặc biệt có hồ Trị An, với diện tích
lúc ngập nước vào khoảng 32.400 ha có xen lẫn một số đảo nhỏ trên hồ. Đây là nơi lý tưởng để phát
triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; mời gọi đầu tư phát triển du lịch, nhất là các môn thể thao
như dù kéo, cano trượt nước; nghỉ dưỡng trên các hòn đảo giữa hồ; tham quan các làng nuôi cá bè, câu
cá giải trí …
3. Lịch sử – Văn hóa
Tại địa bàn KBT có 03 di tích lịch sử được công nhận là di tích cấp quốc gia, đó là: căn cứ Khu
ủy miền Đông Nam bộ (1962-1967); căn cứ Trung ương Cục miền Nam (1961-1962); địa đạo Suối Linh.
Đây là những căn cứ cách mạng trong 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của quân và dân
miền Đông Nam bộ, trong đó di tích căn cứ Khu ủy miền Đông và Trung ương Cục miền Nam đã được
Nhà nước đầu tư trùng tu, tôn tạo.
Tại KBT có cộng đồng dân tộc thiểu số Chơro sinh sống gắn bó lâu đời tại xã Phú Lý, là tộc
người có nhiều đóng góp cho cách mạng trong hai cuộc kháng chiến và có những sắc thái văn hóa đặc
sắc riêng, trong năm 2009 Nhà nước đã xây dựng và đưa vào sử dụng nhà Dài truyền thống của dân
tộc Chơro.
4. Hạ tầng và giao thông, liên lạc
Khu Bảo tồn có vị trí gần các đô thị lớn, có hệ thống giao thông khá tốt liên thông với hệ thống
đường quốc lộ, bên cạnh đó hệ thống thông tin liên lạc thuận lợi, phủ sóng toàn bộ KBT.
III. Các loại hình du lịch
1. Du lịch văn hóa- lịch sử - tâm linh
Với địa danh nổi tiếng Chiến khu Đ, sẽ góp phần thỏa mãn nhu cầu về nguồn, tìm hiểu quá trình
hình thành và phát triển của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, khơi dậy tình yêu tổ quốc, yêu quê

hương; tìm hiểu về bản sắc văn hóa riêng biệt của dân tộc Chơro. Trong đó, bao gồm các yếu tố văn
hóa như ăn, ở, mặc, ứng xử, giao tiếp, lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống, …
2. Du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng
Yếu tố sinh thái ở KBT chủ yếu là rừng tự nhiên, với đầy đủ các yếu tố cơ bản, phong phú, các
loài động vật hoang dã và thực vật rừng, các cảnh quan tự nhiên kỳ thú, có nhiều hồ nước lớn, đặc biệt
cảnh quan hồ Trị An mênh mông trữ tình đầy lãng mạn, không khí trong lành tạo cảm giác an lành, thư
giãn sau thời gian làm việc căng thẳng.
Đi theo các loại hình du lịch có các dịch vụ từ thấp đến cao, từ bán chuyên nghiệp đến chuyên
nghiệp trong các lĩnh vực như: ăn uống, nghỉ dưỡng, giải trí, hình ảnh, quà lưu niệm, phương tiện đi lại,
giữ, mang vác hộ vật dụng, hướng dẫn, thuyết minh
3. Các tuyến du lịch trong KBT
Tuyến du lịch: Nhà máy thủy điện Trị An – làng nuôi Hươu, Nai Hiếu Liêm – lò Gốm cổ – địa
đạo Suối Linh – công viên Đá - di tích căn cứ Khu ủy miền Đông – di tích căn cứ Trung ương Cục miền
Nam – đi Bình Phước.
Tuyến du lịch: Trung tâm Sinh thái – Văn hóa – Lịch sử Chiến khu Đ (Bà Hào) – làng dân tộc
Chơro – thác Ràng – làng dân tộc Châu Mạ (Bù Cháp) - Vườn Quốc gia Cát Tiên – đi Đà Lạt.
Tuyến du lịch: Trung tâm Sinh thái – Văn hóa – Lịch sử Chiến khu Đ (Bà Hào) – Đảo Ó – Đồng
Trường – làng cá bè La Ngà – đi Đà Lạt.
Tuyến du lịch: Xem thú ban đêm tại Bàu Sắn (Hiếu Liêm), Trảng Min (Rang Rang).
Mỗi tuyến du lịch có nhiều điểm dừng chân, du khách có thể đi hết hoặc đến vài điểm dừng, tùy
theo yêu cầu và phục vụ các nhu cầu đi lại, thuyết minh và ăn uống cho du khách.
IV. Các hoạt động nghiên cứu khoa học
1. Dự án đang được triển khai
- Dự án điều tra, xây dựng danh lục và tiêu bản động vật, thực vật rừng: dự án hoàn thành vào
cuối năm 2009;
- Dự án Đầu tư trồng và khôi phục rừng cây gỗ lớn bản địa vùng Chiến khu Đ – tỉnh Đồng Nai,
giai đoạn 2009 – 2015, hiện đang thực hiện năm thứ 2;
- Dự án quy hoạch tổng thể KBT đang được triển khai xây dựng;
- Dự án Xây dựng hệ thống dữ liệu về Sinh thái – Văn hóa – Lịch sử Chiến khu Đ đang triển
khai, dự kiến hoàn thành trong năm 2010;

- Dự án “Nâng cao năng lực quản lý, giám sát bảo tồn đa dạng sinh học tại KBT năm 2009-2010”
đã được Quỹ Bảo tồn Việt Nam phê duyệt, dự kiến triển khai vào cuối năm 2009.
2. Một số chương trình khác đang thực hiện
- Chương trình truyền thông, giáo dục môi trường
Khu Bảo tồn phối hợp với Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) tổ chức các hoạt động bảo vệ
bảo vệ môi trường, xây dựng 11 Câu lạc bộ xanh tại các trường học trong và ngoài khu vực, chương
trình đã được đánh giá rất thành công. Bên cạnh đó, KBT kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức
01 ký túc xá học sinh tại xã Mã Đà, với 12 phòng cho 56 em học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn lưu trú.
- Chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm
Đây là một trong những mục tiêu hoạt động chính của KBT là: Tổ chức các hoạt động sản xuất
phụ trợ nhằm tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho nhân dân trong khu vực vùng đệm, nhằm
giảm áp lực vào rừng. Khu Bảo tồn đang tham gia cùng UBND huyện Vĩnh Cửu, xây dựng Dự án sắp
xếp, ổn định dân cư tại hai xã Mã Đà, Hiếu Liêm, hiện dự án đang được triển khai. Bên cạnh đó, qua sự
giới thiệu của tổ chức Winrock Internationnal, trong thời gian tới KBT sẽ liên doanh, liên kết với công ty
Pole Position tổ chức trồng và sản xuất các mặt hàng bàn ghế xuất khẩu, các mặt hàng thủ công mỹ
nghệ từ nguồn nguyên liệu lâm sản ngoài gỗ, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân trong khu vực
và tạo thêm nguồn thu nhập cho KBT.
V. Những chương trình cần mời gọi hỗ trợ, đầu tư
+ Xây dựng Quỹ Phát triển lâm nghiệp của tỉnh Đồng Nai;
+ Xây dựng Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã;
+ Dự án Đầu tư kinh tế - xã hội tại các xã vùng đệm thuộc KBT, tạo hành lang bảo tồn, đa dạng
sinh học trong khu vực;
+ Dự án Xây dựng vườn Quốc gia cây dược liệu tại KBT;
+ Dự án Hạn chế, kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại (cây Mai dương);
+ Dự án Quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch sinh thái;
+ Dự án Quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản hồ Trị An;
+ Dự án Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng;
+ Hỗ trợ xây dựng hệ thống cột mốc ổn định để nắm rõ lâm phận KBT với các địa phương và
cắm mốc ranh giới trên thực địa.
Ngày 29/6/2011, Khu DTSQ Đồng Nai được UNESCO công nhận là Khu DTSQ thứ 580 của thế

giới và là Khu DTSQ thứ 08 tại Việt Nam, với tổng diện tích là 969.993 ha.
Việc được UNESCO công nhận danh hiệu Khu DTSQ Đồng Nai, đây là vinh dự và trách nhiệm
to lớn mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Đồng Nai và các tỉnh hướng tới mục tiêu “Bảo tồn để
phát triển - phát triển để bảo tồn”
Khu DTSQ Đồng Nai trải rộng trên địa bàn các tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình
Phước và Đắk Nông. Trong đó:
- Vùng lõi: 172.502 ha, gồm: Vườn Quốc gia Cát Tiên: 72.208 ha và Khu Bảo tồn thiên nhiên –
Văn hóa Đồng Nai: 100.294 ha.
- Vùng đệm: 349.995 ha.
- Vùng chuyển tiếp: 447.496 ha.
Tuần
06
Từ
21/10/2013
Đến
27/10/2013
Mã Số 12149084 Họ Tên Cao Đặng Phương Trinh
THỨ 2 THỨ 3 THỨ 4 THỨ 5 THỨ 6 THỨ 7 CHỦ NHẬT
Tiết 1
MH : Hóa học môi
trường
PH : RD104
Tiết 1
Tiết 2 Tiết 2
Tiết 3 Tiết 3
Tiết 4
MH : Xác suất
thống kê
PH : HD301
MH : Hóa lý

PH : RD504
MH : Thống kê
ứng dụng
PH : PV225
Tiết 4
Tiết 5 Tiết 5
Tiết 6 Tiết 6
Tiết 7
MH : Kỹ năng tìm
việc làm
PH : TT.MT1
MH : Cơ chế phát
triển sạch
PH : HD305
MH : Quản lý chất
thải rắn
PH : TV101
Tiết 7
Tiết 8 Tiết 8
Tiết 9 Tiết 9
Tiết 10
MH : Sinh học
thực vật
PH : RD401
MH : Giáo dục và
truyền thông MT
PH : RD203
Tiết 10
Tiết 11 Tiết 11
Tiết 12 Tiết 12

Tiết 13 Tiết 13
Tiết 14 Tiết 14
Tiết 15 Tiết 15
Tiết 16 Tiết 16
THỨ 2 THỨ 3 THỨ 4 THỨ 5 THỨ 6 THỨ 7 CHỦ NHẬT
Môn học chỉ trùng một vài tiết

Tu?n Ð?u
Tu?n Tru?c
Tu?n K?
Tu?n Cu?i

×