Tải bản đầy đủ (.ppt) (46 trang)

Báo cáo: Kỹ thuật nuôi cá sấu ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA : SINH- KTNN
GVHD: T.s Võ Văn Toàn
Nhóm 4- Lớp Nông HọcAk31

Lê Văn Hùng

Trần Thị Sáng Huyền

Trần Thị Thanh Hương

Nguyễn Duy Khánh

Huỳnh Thị Thúy Kiều

Hà Thị Thanh Lan
Giới thiệu
Giống và đặc điểm của giống
Chọn giống và phối giống
Chuồng trại
Thức ăn và khẩu phần thức ăn
Chăm sóc và nuôi dưỡng
Công tác thú y
Giá trị và thị trường
Các gi ng cá s u trên th gi iố ấ ế ớ
Cá sấu Thái Lan
Cá sấu Cu Ba
Cá sấu Việt Nam Cá sấu ở Úc
Trên thế giới, cá sấu là loài động vật có giá trị kinh tế cao. Da
cá sấu là một mặt hàng rất có giá trị dùng để sản xuất các vật
dụng: xắc tay, ví bỏ túi, thắt lưng, giày dép, va li dành cho


giới lắm tiền. Đặc biệt thịt của cá sấu có nhiều chất dinh
dưỡng,… Do đó cá sấu trong hoang dã có nguy cơ tuyệt
chủng vì sự săn lùng của con người. Vì vậy nuôi cá sấu, ngoài
mục đích bảo tồn loài động vật hoang dã quí hiếm còn là
nguồn lợi kinh tế; đặc biệt thích hợp vùng ven biển do lượng
thức ăn (cá) có nhiều, giá rẻ
Điều mong mỏi của hầu hết những người chăn nuôi hiện nay
là Chính phủ cần sớm có văn bản qui định việc xuất khẩu
động vật hoang dã phát triển trong môi trường chăn nuôi. Có
như vậy thì phong trào chăn nuôi động vật hoang dã quí hiếm
như hươu, trăn, cá sấu mới trở thành ngành kinh tế mạnh tạo
thu nhập cho người dân và thu hút ngoại tệ cho nước nhà.
1.Giống và đặc điểm của giống

Nguồn gốc:
Cá sấu đang nuôi ở nước ta là giống cá sấu hoang dã đang được
thuần hóa ở Việt Nam, Thái Lan và Cu Ba.
-
Ở Việt Nam hiện đang nuôi 3 loài cá sấu:
Cá sấu nước lợ (còn gọi là cá sấu hoa cà, cá sấu hoa, cá sấu lửa, cá
sấu Đồng Nai) có tên khoa học là Crocodylus porosus. Thân có màu
vàng ánh, sắc màu xanh là cây, có vẩy đen xen lẫn; đầu dài và thuôn.
Con trưởng thành dài 6-8m.
-
Cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis), còn gọi là cá sấu Xiêm
hoặc cá sấu Xiêm – Việt Nam. Thân có màu xám ánh sắc xanh, không
có vẩy đen. Con trưởng thành dài 3-4m, đầu ngắn và rộng.
-
Cá sấu Cu ba (Crocodylus rhombifer): thân có màu vàng sẫm pha
nâu, có xen lẫn các chấm đen. Đầu dài và hơi thuôn. Con trưởng

thành dài 2,5-3m, thích hợp với các vùng nước ngọt.
Cá sấu nước ngọt
Cá sấu nước lợ
Cá sấu Cu ba
-
Hình thái:
Cá sấu trưởng thành có chiều dài 2-5m. Đầu dẹt và bằng, mõm dài.
Mắt nằm ở vị trí rất cao. Lỗ mũi và lỗ tai đều có van chắn nước. Chân
to, ngắn, chân trước có 5 ngón, chân sau có 4 ngón. Đuôi cá sấu rất
khoẻ, dẹt bên và có hình bơi chèo.
-
Cá sấu tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 1-3 năm tuổi
(trung bình mỗi năm tăng 35-45cm). Từ năm thứ tư trở đi
cá sấu phát triển chậm lại, mỗi năm tăng khoảng 8-15 cm.
-
Ở điều kiện nuôi tốt, cá sấu thành thục sớm hơn nhiều so
với cá sấu hoang dã, khoảng 4-5 tuổi cá sấu có thể sinh
sản.
Trứng cá sấu
Hình nh cá s uả ấ
2.CHỌN GiỐNG VÀ PHỐI GiỐNG
Chọn
giống để
làm hậu
bị
Chọn
giống bố
mẹ
Chọn con
non để

nuôi tăng
trưởng
Chọn đôi
và tỷ lệ
ghép
đực, cái
2.1 Chọn giống con non để nuôi
tăng trưởng

Sau 1 - 2 tháng úm, chọn những con có tốc độ tăng trưởng
nhanh, lớn đều, bụng không quá to hoặc quá ốm.

Lựa chọn những con non khoảng 5 tháng tuổi (đã được đánh
dấu cá thể mẹ của chúng).

Thời điểm này cần xác định ADN của những cá thể được chọn
nhằm bảo đảm những cá thể đó có thể đó có giống gen thuần
chủng loài Crocodylus siamensis.
2.3 Chọn giống bố mẹ
+ Chọn theo hình dáng bên ngoài: Con đực và cái phải có
hình dáng cân đối, không quá mập, không quá ốm, không
bị dị tật.
+ Chọn theo nguồn gốc cha mẹ chúng: Chọn con của
những cặp bố mẹ đẻ từ lứa thứ ba trở đi và số trứng mỗi
lần đẻ phải trên 30 trứng, tỷ lệ nở trên 70%.
+ Chọn theo tình trạng sinh trưởng cá thể: chọn những
con có tốc độ tăng trưởng trung bình không bị còi hoặc
lớn quá nhanh.
2.2 Chọn giống để làm hậu bị


Lựa chọn được tiến hành khi các cá thể đạt 3 năm tuổi.

Lựa chọn những cá thể tăng trưởng tốt trong số những con
đang nuôi lớn làm nguồn giống hậu bị, những cá thể này nên
được nuôi dưỡng ở một chuồng riêng cho tới khi có thể bổ sung
vào nguồn giống sinh sản.

Quá trình chọn lựa phải rất thận trọng, tỉ mỉ và phức tạp, việc
lựa chọn này nhằm giảm thiểu nguy cơ đồng huyết.
2.4 Chọn đôi và tỷ lệ ghép cặp đực, cái

Một con đực/1 con cái hoặc 1 con đực/2 - 3 con cái.

Các con đực và con cái sống chung với nhau suốt năm trong
cùng một chuồng, tự giao phối với nhau vào khoảng tháng 11
đến tháng 4 năm sau.

Cá thể trưởng thành sinh sản thường được giữ trong các
chuồng riêng thành một quần thể tách biệt.

Số lượng cá thể, tỷ lệ đực cái trong các chuồng tùy thuộc vào
quyết định của từng trại, nhưng thường được xác định để có thể
tối đa hóa năng lực sản xuất trứng và con non của các cá thể
trong đàn.
2.5 PHỐI GiỐNG VÀ THỜI ĐiỂM
PHỐI GiỐNG THÍCH HỢP
Phối giống

Ở điều kiện nuôi tốt, cá sấu thành thục sớm hơn nhiều so
với cá sấu hoang dã, khoảng 4-5 tuổi cá sấu có thể sinh sản.


Ở nước ta, cá sấu thường đẻ vào đầu mùa mưa, từ tháng 4
đến tháng 10; mùa giao phối xảy ra sớm hơn, từ tháng 10
đến tháng 3.
Thời điểm phối giống

Mỗi năm cá sấu đẻ một lứa vào mùa sinh sản.

Trong mùa sinh sản cá sấu thường phát ra tiếng kêu đặc thù.

Lứa đẻ đầu tiên khoảng 20 trứng, từ lứa thứ 2 trở đi sẽ đẻ đều
đặn 30-40 trứng.

Trứng cá sấu có vỏ vôi rắn chắc.

Đẻ trứng vào tổ xong, cá sấu đào một hố cách tổ khoảng 1
mét, nằm trong đó canh trứng, thỉnh thoảng quẫy đuôi cho nước
bắn lên tổ giữ cho tổ luôn luôn ẩm.

Tuỳ theo loài cá sấu và nhiệt độ mà trứng sẽ nở sau 65-75
ngày.

Nhiệt độ 31-32 độ C trong tổ ấp là tốt nhất với tất cả các loài cá
sấu.

Trong quá trình ấp trong tổ, cá sấu mẹ thường kiểm tra tổ một
cách cẩn thận và sẽ bới đất phủ lên trứng khi trứng sắp nở hoặc
khi nghe thấy tiếng kêu của cá sấu con mới nở.

Với tỷ lệ ấp nở là 75-85%, một con cá sấu cái mỗi năm trung

bình cho 25-35 con.

Trong suốt một đời, một con cá sấu cái có thể đẻ khoảng 1.500-
1.700 trứng.
Chuồng nuôi cá sấu bố mẹ
Chuồng nuôi cá sấu non
Chuồng nuôi cá sấu thương phẩm
CHUỒNG
TRẠI
3. CHUỒNG TRẠI
3.1 Chuồng nuôi cá sấu bố mẹ:
-
Phải có phần diện tích mặt nước chiếm khoảng 1/2 diện
tích chuồng hoặc trại nuôi, xung quanh có trồng cây xanh
tạo bóng mát để cá sấu lên làm ổ và đẻ trứng.
-
Bên trên phần mặt nước cần bố trí một phần diện tích có
mặt đất xốp hoặc cát để cá sấu làm ổ.
-
Giữa phần mặt nước và mặt đất cần xây một gờ bê tông
có cạnh được làm tròn, nhẵn để tránh làm xước da bụng cá
sấu, đồng thời ngăn không cho đất hoặc cát trôi xuống phần
diện tích nước.
-
Chuồng phải có tường bao quanh, chiều cao khoảng 2m. Móng
và thành gần mặt nước được xây kiên cố, nền đáy được đổ cát,
mực nước sâu từ 80 - 100cm.
-
Diện tích chuồng tiêu chuẩn nên từ 5 - 7m2. Tỷ lệ thả tối ưu 3
cá sấu cái/1 cá sấu đực vào một chuồng. Trong mùa sinh sản

của cá sấu, chuồng nuôi cần được cung cấp lá cây mục hoặc cỏ
bố trí theo từng mô rải rác.
3.2 Chuồng nuôi cá sấu non(dưới 3 tháng tháng
tuổi)
-
Được xây dựng kiên cố, tốt nhất là được kết cấu bằng bê tông,
cốt thép.
-
Kích thước mỗi chuồng 1mx1,2m.
-
Nền chuồng được xây dốc khoảng 20 độ về phía sau, tạo điều
kiện cho cá sấu lên phơi nắng và xuống nước.
-
Phần mặt nước của chuồng có diện tích chiếm 50%, sâu
khoảng 2cm.
-
Phần nền được xây dựng trơn nhẵn. Vách chuồng cao
khoảng 90cm. Mỗi chuồng nên nuôi khoảng 20 cá thể.
3.3 Chuồng nuôi cá sấu thương phẩm:
-
Chuồng nuôi cá sấu từ trên 3 tháng tuổi cần có kết cấu
xây dựng bằng bê tông cốt thép, phía ngoài có hàng rào
dây thép gai, cỡ lưới phi 6, cao 1,5m.
-
Kích thước chuồng 10mx6m.
-
Chuồng có phần mặt nước nông dần khoảng 7mx6m,
mực nước sâu từ 40cm đến 50cm, phần trên cạn có diện
tích 3mx6m.
-

Nền chuồng được xây dựng trơn, nhẵn.
-
Đối với cá sấu nuôi để xuất khẩu lấy da thì mật độ nuôi
khoảng 40 - 50 con/chuồng.
-
Đối với cá sấu nuôi lấy thịt thì mật độ nuôi nên từ 60 - 70
con/chuồng.
Chu ng nuôi cá s u th ng ồ ấ ươ
ph mẩ

×