The Journal of Environment & Development
Volume 16 Number 1
March 2007 102-125
© 2007 Sage Publications
10.1177/1070496506298147
hosted at
Phát triển bền vững và Quản lý toàn cầu
(Sustainable Development and Global Governance)
Clive George
University of Manchester
Những khó khăn để đạt tới sự phát triển bền vững đã được phản ánh trong một số
căng thẳng ngay trong quá trình phát triển, thể hiện theo 3 hướng tiếp cận: Chấp nhận
phát triển kinh tế tách rời các thách thức của phát triển xã hội, theo quan điểm này mục
đích phát triển kinh tế có thể đáp ứng phát cho sự triển xã hội; giá trị kinh tế của môi
trường sẽ loại trừ sự khác biệt giữa môi trường và các mục tiêu kinh tế; không phân biệt
sự khác nhau giữa phát triển của các nước đang phát triển và phát triển của các nước đã
phát triển. Những sự căng thẳng này trên thực tế là khó tránh khỏi. Một nghiên cứu thực
tiễn đã làm sống lại sự nghi ngờ về tính đồng nhất giữa công tác bảo tồn chung cho toàn
cầu và sự phát triển của các nước đang phát triển. Sự đồng nhất này là khó có thể đạt
được nếu không có sự đổi mới mạnh mẽ về cấu trúc kinh tế và hệ thống quản lý trong
phạm vi từng quốc gia cũng như toàn cầu. Một điều rõ ràng là muốn phát triển nhiều hệ
thống thích hợp hơn đòi hỏi phải có những nghiên cứu và trí tuệở mức cao hơn của khoa
học xã hội, trong đó vai trò hợp tác giữa các tổ chức của Mỹ và Trung Quốc có vai trò
sống còn.
Từ khoá: Phát triển bền vững, quản lý toàn cầu, kinh tế học cổ điển, cộng đồng toàn cầu
Ngày nay, phát triển bền vững đã trở thành một nguyên tắc được chấp nhận rộng
rãi, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những vấn đề lớn trong quá trình thực hiện. Các chiến lược
về bảo tồn thiên nhiên trên thế giới năm 1980, báo cáo Brundtland năm 1987, Hội nghị
Thượng đỉnh Trái đất Rio năm 1992 và hội nghị Johannesburg năm 2002 cũng đã nhấn
mạnh những gì đã được khẳng định tại Stockholm năm 1972. Rằng "con người trong thời
kỳ công nghệ đang làm thay đổi một cách nguy hiểm và có lẽ là tất yếu các hệ thống tự
nhiên của hành tinh mà chính sự sống của con người phụ thuộc". Mặc dù hầu hết mọi
người trên thế giới đều có thể hiểu rằng "rất khó có thể nâng cao sự đòi hỏi của con người
ở trên hành tinh nhiều hơn những cái mà họ đã có từ ở thời kỳ đồ đá mới" (Ward &
Dubos, 1972, pp. 46-47).
Tuy đói nghèo đã được giảm đi ở một số nước nhưng vẫn không giảm ở nhiều
nước khác. Xu hướng con người gây ra biến đổi khí hậu và làm mất đa dạng sinh học vẫn
tiếp tục xảy ra không hề suy giảm, mặc dù đã có sự quan tâm cao của quốc tế. Trong hơn
ba thập kỷ vừa qua kể từ hội nghị Stockholm, khái niệm về phát triển bền vững đã được
1
phát triển đáng kể trong khi các vấn đề mục tiêu đặt ra hầu như vẫn tồn tại không được
giải quyết.
Những khó khăn của việc thực hiện cùng với sự đơn giản của khái niệm phát triển
bền vững được Brundtland đưa ra đã "làm lu mờ tính chất phức tạp và những mâu thuẫn
của vấn đề này" (Redclift, 2005). Nhiều vấn đề trong đó thực ra không mới hoặc dường
như đã được giải quyết hoàn toàn. Phát triển là một quá trình động lực, vì vậy có lý do để
nói rằng quá trình phát triển sẽ tiếp tục vô hạn và sẽ tiếp tục tạo ra các áp lực đối với tự
nhiên. Nhiều nhà bình luận cho rằng “quan điểm theo đuổi sự phát triển bền vững là một
quá trình lâu dài, một qúa trình mở (Farrell, Kemp, Hinterberger, Rammel, & Ziegler,
2005). Điều này dẫn đến sự nhầm lẫn giữa phát triển bền vững với quá trình theo đuổi
phát triển bền vững. Nếu theo đuổi một qúa trình phát triển bền vững không có điểm kết
thúc, phát triển có thể sẽ không bao giờ đạt tới bền vững và những nguy cơ được đưa ra
tại Stockholm sẽ có khả năng tăng thêm. Mặc dù những căng thẳng xảy ra đã là vốn có
ngay trong quá trình phát triển, nhưng dường như nó vẫn tiếp tục gia tăng, thông điệp từ
Stockholm thường được nhắc đến đã trở nên gay gắt đặc biệt tại thời điểm đặc biệt này
trong lịch sử loài người. Chúng ta đã nhận thức được những hậu quả tiềm ẩn trong môi
trường do các mẫu hình phát triển hiện nay là sự thất bại trong việc khuyến kích các hoạt
động có hiệu quả. Tuy nhiên những giải thích về hậu quả như vậy về mặt kinh tế là không
cong phù hợp. Do đó bài viết này đề cập đến các áp lực về môi trường và kinh tế trong
quá trình phát triển bền vững dưới góc độ các vấn đề về xã hội và chính trị. Từ đó tìm ra
những cơ sở hữu ích cho sự định hướng lại cuộc tranh luận hướng tới những lựa chọn khó
khăn về những gì lẽ ra không được làm hoặc có nhiều nguy hiểm mà vẫn đang được mặc
định thực hiện.
Phát triển kinh tế và phát triển xã hội
Ba trụ cột cần tiếp cận trong phát triển bền vững được xác định là kinh tế, xã hội
và môi trường. Chính sự xác định này là ít có ý nghĩa làm giảm sự phức tạp của khái
niệm mà ngược lại đã tự gây nên những mâu thuẫn. Với ý nghĩa ban đầu, ba trụ cột của
phát triển bền vững được giới thiệu với mục đích để xác định các lĩnh vực kinh tế, xã hội
và môi trường tương tác với nhau sao cho các vấn đề môi trường có thể được tích hợp
đầy đủ trong các quyết định phát triển (Holmberg & Sandbrook, 1992). Tuy nhiên suy
rộng ra, sự đối nghịch đã nảy sinh không chỉ giữa mục tiêu kinh tế và xã hội, mà còn
trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội.
Hội nghị Rio diễn giải phát triển bền vững là một quá trình đơn nhất với ba chiều.
Trong kế hoạch Johannesburg đã bổ sung khái niệm phát triển bền vững với 3 trụ cột
riêng biệt: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, chúng vừa phụ thuộc
lại vừa củng cố lẫn nhau (United Nations, 2002, p. 8). Dù cố ý hay không, thì sự thách
thức được thể hiện ngay ở chỗ mọi mục đích của phát triển kinh tế đều là để đạt đến sự
phát triển xã hội với chất lượng cuộc sống cao hơn. Hội nghị Johannesburg giải thích vè
phát triển kinh tế trong khái niệm phát triển bền vững cũng không rõ ràng, tuy nhiên cũng
không xác định phát triển kinh tế như một hợp phần thiết yếu. Một điều được thừa nhận
rộng rãi là chất lượng chứ không phải số lượng của sự phát triển là vấn đề có ý nghĩa
trong việc nâng cao chất lượng sống của con người (World Bank, 2000). Tất nhiên, tăng
trưởng cũng là vấn đề cần thiết cho sự phát triển. Đã có nhiều học giả tham luận nhằm
làm rõ về vấn đề này. John Stuart Mill (1848/1909) đã tiên đoán trước rằng khi kinh tế
2
phát triển sẽ làm cho môi trường trở nên không bền vững với nhiều thuật ngữ sử dụng
cũng tương tự như được sử dụng tại Hội nghị Stockholm và Rio để mô điều gì sẽ xảy ra.
Trong quá trình xây dựng các nguyên tắc thay thế của một nền kinh tế chính trị mà nó
không phụ thuộc vào tăng trưởng, Mill cho rằng "điều kiện ổn định về tài chính và dân số
không có nghĩa là trạng thái ổn định của sự cải thiện đời sống con người” (p. IV.6.9). Tác
giả cũng đưa ra nhiều mục tiêu cho sự tiến bộ về văn hoá, đạo đức và xã hội, "thậm chí
nghệ thuật công nghiệp có thể là những thành công nhất" (p. IV.6.9). Khi có trình độ
khoa học và công nghệ tiên tiến sẽ nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng tài
nguyên, cho phép sức mua tiếp tục được gia tăng vô hạn trong khi GDP vẫn không đổi
hoặc thậm chí giảm. Cũng với những lý luận tương tự, Daly và một số tác giả khác cho
rằng một nền kinh tế quốc gia vững chắc sẽ có khả năng đáp ứng hiệu quả các nhu cầu
không giảm đi so với bối cảnh hiện tại (Daly, 1992; Georgescu-Roegen, 1971; Mishan,
1969; Offer, 2000).
Trong thực tế, kinh tế tăng trưởng nhiều khi không nhất thiết có những đóng góp
vào phát triển xã hội. Ngược lại, nó có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống cũng
như nhiều lợi ích khác đối với từng mặt hoặc tổng thể toàn xã hội. Từ đó dẫn đến lập luận
cho rằng hợp phần kinh tế của phát triển bền vững có thể là một mặt phát triển riêng biệt
cho các mục đích mà được hiểu rộng rãi nhưng lại không được nhắc đến. Dù rằng nó có
thể có ảnh hưởng đến việc cải thiện chất lượng cuộc sống, sự tăng trưởng kinh tế luôn là
điều cần thiết để duy trì một nền kinh tế ổn định (Daly & Townsend, 1993). Mặc dù mối
quan hệ giữa tăng trưởng và ổn định là ít khi được thảo luận trong mối liên quan với phát
triển bền vững, nhưng nó lại là một hợp phần trung tâm của lý thuyết kinh tế.
Adam Smith (1776/1904) cho rằng để gia tăng nguồn vốn bằng cách đẩy mạnh
cạnh tranh cần thiết phải giảm lợi nhuận. Smith cũng ghi nhận hệ quả xảy ra tương tự như
vậy với tiền lương, và rằng một sự cân bằng về tiền lương là chưa bao giờ đạt được, cả
tiền lương của lao động và lợi nhuận của đồng vốn có lẽ sẽ là rất thấp" (p. 1.10.81). Ông
cũng tập trung vào phân tích làm thế nào để cả lợi nhuận và mức lương lao động có thể
được duy trì ổn định thông qua sự tăng trưởng thương mại quốc tế. David Ricardo bình
luận thêm rằng xu hướng này có sức hấp dẫn như các lợi nhuận, nó cần được kiểm tra lặp
đi lặp theo các khoảng thời gian như sự cải tiến các thiết bị máy móc (Ricardo,
1821/2001, pp. 78-79). Do vậy, tăng trưởng kinh tế thông qua sự đổi mới công nghệ và
phát triển thương mại quốc tế được hiểu như là một yêu cầu thiết yếu của một nền kinh tế
thị trường, nó không nhằm tăng tỷ lệ lợi nhuận hoặc mức lương thực, mà chỉ nhằm giữ
chúng không bị giảm đi. Theo Mishan (1969), một hiệu quả cũng xuất hiện tương tự như
ở thị trường thời trang, nó không phải để thỏa mãn sự cần thiết hoặc sự mong muốn mà là
để tạo ra sự kích thích nhu cầu, một sự cần thiết cho tăng trưởng. Cả lợi nhuận và mức
lương thực tế đều biến động theo tỷ lệ của sự tăng trưởng, vì vậy nó thường được xem xét
là các thông số thích đáng duy nhất (Spangenberg, 2005). Theo lý thuyết kinh tế cổ điển,
sự tăng trưởng kinh tế liên tục là vấn đề chủ yếu, nếu không thì cả lợi nhuận và mức
lương sẽ sụp đổ và nền kinh tế sẽ sụp đổ theo.
Lý thuyết tân cổ điển khác với lý thuyết cổ điển ở chỗ chuyển sự nhấn mạnh chi
phí sản xuất sang nhấn mạnh về nhu cầu của người tiêu dùng và phúc lợi. Điều này cho
phép sự hiểu biết tốt hơn về việc phân bổ các nguồn tài nguyên khan hiếm và tối đa hóa
các nguồn phúc lợi trong một nền kinh tế ổn định. Việc sử dụng các thuật toán cho phép
phân tích chi tiết cân bằng kinh tế để có thể phân phối nguồn tài nguyên tối ưu xét theo
khía cạnh tối đa tổng phúc lợi xã hội, và sở hữu của một người nào đó sẽ không thể được
3
tăng nên nếu không có sự giảm đi của người khác. Một mặt khác của xu thế kinh tế hiện
tại là chú ý đến các khía cạnh không cân bằng của hoạt động kinh tế, bao gồm các
phương pháp tối đa hóa tốc độ tăng trưởng và khuyến khích sự tăng trưởng ổn định thay
vì quá trình tăng trưởng không ổn định, nghĩa là có lúc tăng vọt và sau đó lại sụt giảm
nhanh. Điều này không mâu thuẫn gì với lý thuyết cổ điển rằng tăng trưởng là điều cần
thiết cho sự ổn định của một nền kinh tế thị trường cho dù nó đạt được thông qua sự đổi
mới công nghệ, phát triển thương mại quốc tế, hoặc các hình thức khác.
Xét ở nhiều góc độ khác nhau, nền kinh tế thị trường đã hoạt động rất tốt. Mặc dù
xu hướng đó tạo ra những thay đổi xã hội chủ yếu vêf mặt kinh tế chứ không phải là các
lý do xã hội. Người ta có lý do để nói rằng nền kinh tế thị trường đã vận hành tốt hơn bất
kỳ một hệ thống kinh tế nào khác mà chúng ta đã trải qua ở bất kỳ một khía cạnh nào,
ngoại trừ khía cạnh bảo về môi trường. Mặc dù Marx (1887) dựa trên phân tích của Smith
1776/1904 và Ricardo 1821/2001 khi đưa ra dự đoán nổi tiếng của ông là sản xuất tư bản
chủ nghĩa tất yếu sẽ sinh ra một quy luật tự nhiên là tự phủ định chính nó (trang
XXXII.3), nhưng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung của hệ thống Xô Viết đã chứng tỏ là
kém bền vững, với sự vận hành yếu kém về xã hội và môi trường. Tuy nhiên, trụ cột kinh
tế của sự phát triển bền vững cần phải được thử nghiệm một cách cẩn thận. Đây là một
trụ cột riêng biệt tách rời sự phát triển xã hội. Nó có một mục đích riêng nhằm duy trì nền
kinh tế thị trường. Nếu nền kinh tế thị trường chứng minh là không bền vững vì các lý do
khác nhau nó phải được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ hơn, hoặc một hệ thống kinh tế
khác khả thi hơn sẽ nổi lên để thay thế nó.
Các giá trị môi trường
Các nguyên lý thị trường tự do nhìn chung bảo vệ tài nguyên môi trường tuy có
hiệu quả hơn so với kế hoạch hóa tập trung nhưng vẫn nó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.
Adam Smith mô tả môi trường sống tự nhiên như là những vùng hoang vu chưa được cải
tạo. Ngoài giá trị chuyển đổi thành nơi sản xuất nông nghiệp, với các kỹ thuật hiện tại
môi trường còn có nhiều giá trị khác có khả năng khai thác và nâng cao các giá trị của nó
(Winpenny, 1995). Tuy nhiên, điều này sẽ là một thách thức khác trong khuôn khổ của sự
phát triển bền vững. Khi mà bất kỳ một chất lượng môi trường cụ thể nào được sử dụng
cho mục đích kinh tế, nó sẽ chuyển từ phạm vi môi trường sang phạm vi kinh tế. Đối với
chất lượng môi trường, chẳng hạn như để duy trì khả năng độ phì cho sản xuất nông
nghiệp cần thiết phải có các quyết định hợp lý. Tuy nhiên, khi các chất lượng môi trường
được chuyển thành giá trị kinh tế, trụ cột môi trường của phát triển bền vững sẽ trở nên
không cần thiết.
Giá trị kinh tế của môi trường đã tạo ra một cuộc tranh luận kéo dài xung quanh
nguyên tắc đạo đức được ghi nhận trong nguyên tắc lấy con người làm trung tâm trong
Tuyên bố Rio, mở rộng ra giá trị nhân văn cũng là giá trị kinh tế và khả năng thay thế các
tài sản tự nhiên bằng các tài sản do con người tạo ra (Hopwood, Mellor & O'Brien, 2005;
Spangenberg, 2005). Có rất nhiều vấn đề liên quan đến lượng giá trị kinh tế, bao gồm cả
sự lựa chọn một tỷ lệ suy thoái nào đó mà qua có tính đến các giá trị được hoặc mất trong
hiện tại và trong tương lai (Pearce, 1993), đồng thời với việc đánh giá kết quả các mức độ
rủi ro trong một phạm vi rộng có thể với các chi phí khác nhau (Vogel, 2001). Những vấn
đề như vậy xuất hiện trong nhiều khía cạnh của chất lượng môi trường, đặc biệt là đối với
đa dạng sinh học, nó cũng bao gồm cả vấn đề chính trị và đạo đức mà không thể được
4
đưa vào trong phân tích chi phí lợi ích riêng (Clémençon, 2005; Pearce & Moran, 1994).
Định giá và phân tích chi phí lợi ích cũng yêu cầu một sự so sánh giữa chi phí và lợi ích
có khả năng xác định rõ ràng cho một lợi ích cụ thể (tài sản cá nhân) và các chi phí lợi ích
lâu dài cho xã hội nói chung (tài sản công cộng). Trong nhiều trường hợp, công chúng sẽ
không có đủ kiến thức và sự hiểu biết về các ảnh hưởng để có thể đánh giá chi phí và lợi
ích so với những gì mà đã trải qua bằng kinh nghiệm thực tiễn về các tác động. Để có sự
hiểu biết như vậy cần chi phí lớn trong một hệ thống chính trị nhất định. Ngay cả khi hệ
thống chính trị có khả năng tạo ra một mức độ hợp lý nhằm tăng sự hiểu biết của công
chúng và phản ánh đầy đủ lợi ích của tất cả các nhóm xã hội, quá trình phát triển cân
bằng tương đối hoặc sự thỏa hiệp giữa những người có kinh tế và các giá trị khác nhau,
nhất là về mặt chính trị hơn là kinh tế.
Trong thực tế, các cuộc tranh luận về việc liệu tất cả các đăc trưng môi trường đều
được đánh giá về mặt kinh tế hoặc một số khía cạnh cần được loại trừ và lượng giá riêng
bằng những cách khác, những câu hỏi liệu việc phát triển bền vững có nên hay không sự
sự tách biệt giữa trụ cột môi trường với trụ cột kinh tế. Đã có những luận cứ mạnh mẽ
ủng hộ cho rằng một số chất lượng môi trường nên được đánh giá tách biệt với kinh tế,
nhưng cũng có những ý kiến khác không đồng ý. Trong khi đó, việc bảo vệ và khai thác
môi trường vẫn tiếp tục được xác định bởi sự kết hợp của các quá trình chính trị và các
hành vi của một thị trường không thích hợp.
Bất kỳ một đặc trưng môi trường nào được giao dịch trên thị trường đều có giá trị
nhân văn và mặc nhiên xem xét như có giá trị kinh tế, được xác định bởi một thị trường
phản ánh giá trị trung bình mà từng cá nhân có thể chấp nhận dựa trên sức mua của họ.
Điều này không áp dụng đối với một số tài nguyên chung nhất định, chẳng hạn như
không khí trong sạch, nó không thể được giao dịch trên thị trường. Chính vì vậy mà quyết
định bảo tồn hoặc sử dụng được quyết định bởi người đại diện cho cộng đồng hoặc chính
sách dựa trên giá trị không được thể hiện về mặt kinh tế, nhưng nó có thể đóng góp một
phần đến tính hợp lý của quyết định đó. Điều này cũng không được áp dụng đối với các
tài nguyên có giá trị cộng đồng khác, chẳng hạn như đa dạng sinh học. Đây là một tài sản
công cộng, sử dụng chúng không phải là riêng của một người nào nhưng nó vẫn có thị
trường của nó. Rừng mưa nhiệt đới có thể được mua và bán. Nhưng đa dạng sinh học của
nó đang giảm đi do quá ít người có thể đánh giá được đầy đủ giá trị đa dạng sinh học của
nó để mua ngoài giá trị gỗ và đất nông nghiệp.
Những áp lực tiềm ẩn của phát triển bền vững có thể ẩn chứa dưới các câu hỏi
liệu các đặc trưng môi trường có nên được đánh giá về mặt kinh tế hay không và nếu như
vậy cần phải làm thế nào. Đa dạng sinh học của rừng mưa nhiệt đới đang chịu sự áp lực
của thị trường yếu kém và các cách quản lý không thích hợp (Bulte & Engel, 2005),
nhưng nó có thể được bảo đảm ngay lập tức bằng một trong hai cách sau: Các cá nhân có
thể liên kết để trả giá cao hơn các công ty khai thác gỗ trong thương lượng mua một phần
rừng và sắp xếp việc quản lý chung những cái thu nhận được của họ. Hoặc một sự lựa
chọn khác là các chính quyền có thể mua nó với danh nghĩa và cơ chế cần thiết để bảo
đảm sinh kế của người dân địa phương và ngăn chặn khai thác gỗ bất hợp pháp. Điều thứ
nhất thường không được thực hiện với bất kỳ mức độ đáng kể nào, chủ yếu là do thị
trường yếu kém và các chính sách quản lý không hợp lý các tài nguyên chung. Điều thứ
hai có thể được thực hiện hiệu quả hơn nhờ các cơ chế và tổ chức quốc tế thông qua việc
tài trợ cho các nước đang phát triển để làm lợi môi trường toàn cầu, tuy nhiên nó cũng
còn rất hạn chế do có rất ít nguồn lực so với những vấn đề yêu cầu cụ thể (Clémençon,
5
2004, 2006 ). Một sự gia tăng đáng kể nguồn tài trợ do các cơ chế quốc tế về thiên nhiên
cho những quyết định quản lý được sự ủng hộ của những người đánh giá cao giá trị đa
dạng sinh học. Hiện nay, mức hỗ trợ cộng đồng không đủ cao để điều hòa những lợi ích
đối lập và nhìn chung họ không hài lòng khi phải trả tiền cao hơn cho các chi tiêu cần
thiết. Đến lúc thời gian đó, gần như toàn thể công chúng đều bị thuyết phục về giá trị cao
của đa dạng sinh học xét cả về góc độ kinh tế, con người, đạo đức hoặc bất kỳ một tiêu
chí nào khác, một quá trình dân chủ đang tồn tại sẽ có thể thắng thế nếu sự bảo toàn được
thực hiện ở bất cứ một sự nghiêm khắc hơn nó vốn có. Điều tương tựu cũng được áp
dụng cho vấn đề biến đổi khí hậu và mọi vấn đề môi trường chủ yếu được quan tâm khi
có các vấn đề quan tâm khác được chú ý hơn.
Kinh tế có một vai trò thiết yếu trong các cuộc tranh luận công khai về tính toàn
vẹn của môi trường toàn cầu, nhưng nó ít có vai trò trong khoa học vật lý và sinh học.
Con người nói chung có nhiều quan ngại về số phận của New Orleans và các công dân
của nó hơn là về chi phí kinh tế, tuy nhiên cái giá đó có thể được tính toán. Trên góc độ
khoa học vật lý, người ta có thể đánh giá về mức độ mà sự gia tăng biến đổi khí hậu đóng
góp đối với thảm họa New Orleans, và mức độ rủi ro của các sự kiện xảy ra sau đó sẽ là
tương tự và thậm chí sẽ tồi tệ hơn. Về mặt khoa học sinh học, bên cạnh niềm tin tinh
thần, người ta cho rằng khi các sinh vật biến đổi gen được tạo ra bởi con người có khả
năng tạo ra kết quả vượt xa các mối liên hệ phức tạp trong 4 tỷ năm tiến hóa của sinh vật
giới. Một số người cho rằng sự hội tụ của tất cả những điều không chắc chắn, sự phức tạp
và những rủi ro khác có thể dẫn đến những điều tồi tệ hơn cho con người. Tuy nhiên một
phần đông công chúng không tin là như vậy. Kinh tế có thể là sự trợ giúp đáng kể khi nó
đặt hệ tư tưởng của mình về một phía và thông báo cho công chúng về khả năng có thể
cung cấp được nhiều hơn. Spangenberg (2005) cho rằng điều cần thiết là phải phát triển
các phương pháp tiếp cận đa tiêu chuẩn để phản ánh đầy đủ sự không chắc chắn về khoa
học, những rủi ro có thể gây ra cho con người và điều đó được thừa nhận hoàn toàn về
các mức độ thay đổi trong giá trị nhân văn giữa các nền văn hóa riêng biệt theo thời gian.
Các cuộc tranh luận về phát triển bền vững đã nâng cao nhận thức cộng đồng và góp
phần làm tăng mối quan tâm của cộng đồng về vấn đề này. Các chính phủ đã thừa nhận
một sự chuyển đổi về nhận thức là cần thiết đặc biệt là tìm ra các mẫu hình tiêu thụ và
sản xuất mới (United Nations, 1992). Điều này cũng dẫn đến quan điểm có xu hướng tách
rời tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng hoặc làm hủy hoại tài nguyên môi trường. Nó
cũng được thể hiện trong chiến lược của EU về phát triển bền vững như là mục tiêu tổng
thể của quản lý môi trường và chiến lược nòng cốt để điều hoà bảo vệ môi trường và tăng
trưởng kinh tế liên tục (Giljum, Hak, Hinterberger, & Kovanda, 2005, p. 32). Về nguyên
tắc, sự tách rời này cũng có thể dấn đến làm hài hòa giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và
bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, quan điểm này không giải quyết được các căng thẳng giữa
hai vấn đề về phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Những khó khăn thực tế của việc
thực hiện nó cũng giống như thực hiện phát triển bền vững. Để đạt được hiệu quả, việc
tách riêng lĩnh vực phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường phải là tuyệt đối, như vậy việc
tăng trưởng kinh tế liên tục sẽ không dẫn đến làm gia tăng ô nhiễm môi trường hoặc
không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên hữu hạn. Tuy nhiên, trong cách tách biệt tương
đối, việc gia tăng GDP có thể sẽ không đủ để bù đắp lại những những tác động của nó
làm suy giảm mạnh mẽ môi trường. Đối với những tác động toàn cầu sẽ không có việc
tách riêng tuyệt đối mà ngược lại, do sự yếu kém trong sử dụng tài nguyên và môi trường
để phát triển đang xảy ra phổ biến ở các nước đang phát triển. Tại châu Âu, một số đặc
6
trưng môi trường thể hiện sự tách biệt tương đối rõ rệt, trong khi đó sự tách biệt tuyệt đối
với nhiều tác động chính vẫn đang gia tăng (Giljum et al., 2005). Những điều tương tự
cũng được ghi nhận trong các dữ liệu được công bố tại Mỹ và các nước khác (Yale
Center for Environmental Law & Policy, 2006). Như vậy, mục tiêu tách riêng ở EU được
xác định không chặt chẽ và không thiết lập các mục tiêu một cách rõ ràng cho các tác
động cụ thể (Giljum et al., 2005). Những mục tiêu tách riêng rẽ không tham vọng này là
hoàn toàn tương thích với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Việc sử dụng các công nghệ mới để
nâng cao hiệu quả môi trường thường làm giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh và làm
tăng tốc độ tăng trưởng trong khi tiếp tục góp phần vào sự tách riêng tương đối. Các hiệu
quả đạt được có thể không ảnh hưởng đến mức độ tuyệt đối của tác động, bởi vì ảnh
hưởng trở lại được gây ra do giá thấp hơn thường kích thích tăng nhu cầu, giảm bớt các
lợi ích (Cleveland, 2003). Sự đóng góp thứ hai để tách riêng tương đối có thể đạt được
thông qua thương mại quốc tế. Điều này có thể làm gia tăng mức tiêu thụ trong nước
trong khi các hậu quả tiêu cực về môi trường lại xuất hiện ở phần khác trên thế giới
(Giljum & Eisenmenger, 2004).
Tính khả thi của việc tách riêng như một phương tiện để phát triển bền vững dựa
trên những giả định cho rằng toàn bộ thế giới có thể đi theo con đường phát triển đã được
thực hiện ở các nước có thu nhập cao, từ nông nghiệp sang sản xuất đến các dịch vụ.
Theo đó mọi nền kinh tế đều có thể trở thành một nền kinh tế dịch vụ, sự tăng trưởng
kinh tế của họ sẽ đến từ việc mở rộng các hoạt động mà sự tiêu thụ không vượt quá sự cải
thiện môi trường và ô nhiễm không nhiều hơn khả năng hấp thụ của môi trường. Bản chất
của nền kinh tế này có thể là khả thi, nhưng sẽ có sự khác nhau cơ bản với bất kỳ một nền
kinh tế nào đó đã được biết từ trước. Những nền kinh tế dịch vụ thu nhập cao hiện nay
không tồn tại một cách độc lập. Chúng là một phần của kinh tế toàn cầu, trong đó có trao
đổi thương mại rộng rãi với các nền kinh tế phi dịch vụ có thu nhập và tiêu thụ bình quân
trên đầu người là thấp hơn nhiều.
Sự phát triển của ai?
Ngay từ đầu thời kỳ đình trệ vào những thập niên 1930, John Maynard Keynes
(1930/1963) đã viết về một giải pháp cho sự ảm đạm này bằng việc đề cao các ưu điểm
của sự tích lũy tư bản, đồng thời cũng cảnh báo những tồn tại của nó. Trong đó, ông đã
nghiên cứu về sự tích lũy tái sản quốc tế của Anh Quốc đến những kho báu mà Drake đã
lấy trộm từ Tây Ban Nha năm 1580. Ông thực hiện một phép tính đơn giản để chỉ ra bằng
cách nào mà Anh Quốc có thể chiếm hữu tài sản nước ngoài để sau đó được tích lũy
thông qua sự đầu tư hào phóng của Drake trong Công ty Levant, tiếp theo là việc sử dụng
lợi nhuận để thành lập Công ty Đông Ấn (East India Company), những nguồn thu nhập
này sau đó đã được đầu tư vào các phần khác trên thế giới đã làm tăng vốn tích lũy gấp
hàng trăm nghìn lần trong giai đoạn 1580 - 1930. Toàn bộ thời kỳ này là một giai đoạn
đầu tư trực tiếp và gián tiếp mạnh mẽ ra nước ngoài tại Trung Đông và Bắc Phi, trong
tiểu lục địa Ấn Độ, tại châu Mỹ Latin, vùng cận Sahara Châu Phi. Việc đầu tư đã giúp
nước Anh phát triển, nhưng lúc này nước Anh vẫn không phải là một nước được nhận
(Donaldson, 1986).
Lý thuyết phát triển đương đại tranh luận rằng một trong những nhu cầu chính
cho sự phát triển của ở nước đang phát triển là cần nhận được sự đầu tư nhiều hơn từ các
nước có thu nhập cao (World Bank, 2004). Nguyên tắc của các phương pháp được đưa ra
7
để đạt được điều đó bao gồm quyền thành lập ở các nước đang phát triển những công ty
công nghiệp và các công ty quốc tế khác, tư nhân hoá và tự do hóa thương mại dịch vụ tài
chính, dịch vụ cung cấp năng lượng, dịch vụ cung cấp nước và các dịch vụ thiết yếu khác
có thể được sở hữu hoặc quản lý bởi các ngân hàng và các tổng công ty quốc tế. Về lý
thuyết, những lợi ích cho các nước đang phát triển không phải luôn luôn được nhận diện
trong thực tế. Theo Stiglitz (2002) các mối quan hệ giữa đầu tư nước ngoài và phát triển
là rất phức tạp, với các ảnh hưởng có thể có lợi và cũng có thể có hại phụ thuộc vào nhiều
yếu tố. Tầm quan trọng của các yếu tố này được nhận thức rộng rãi nhưng, ngoại trừ lợi
ích sẽ được đổ dồn về các quốc gia đầu tư. Dù các tác động có thể là ở ngay trong các
nước đang phát triển, đầu tư sẽ đưa thêm mô hình tích lũy sở hữu tư nhân của nền kinh tế
dịch vụ hiện đại từ nước ngoài về tài sản và thu nhập nhận được từ họ. Các đặc trưng
khác của một nền kinh tế dịch vụ thu nhập cao cũng tiềm ẩn một sự căng thẳng có nguồn
gốc từ lịch sử phát triển riêng của các nước đã phát triển. Một lịch sử đã hoàn toàn được
bỏ lại ở phía sau, nhưng một khi những hiệu ứng còn tồn tại có thể sẽ gây ảnh hưởng lớn.
Sự đầu tư của Anh Quốc trong Công ty Đông Ấn không phải là một giao dịch thương mại
đơn giản. Nó đã diễn ra song song với cuộc cách mạng công nghiệp, trong đó có sự cung
cấp mạnh mẽ các loại vũ khí chiến tranh bới các công ty tư nhân, tạo điều kiện cho sự
vận chuyển nô lệ từ Châu Phi đến Mỹ để trồng bông, đã giúp đưa bông về nước Anh,
kích hoạt sản phẩm dệt may được thực hiện trong nước Anh để bán tại Ấn Độ, và đưa về
các đồ trang sức bằng đá quý gắn trên vương miện của Đế chế Anh. Các nước Châu Âu
khác và tiếp theo sau đó là Mỹ cũng hình thành đế chế kinh doanh riêng của họ bằng các
giải pháp tương tự.
Quá khứ là lịch sử, nhưng di sản của nó có thể xác định các điều kiện để tương lai
bắt đầu. Ngày nay, nhiều quốc gia đang phát triển đã nhanh chóng có được khả năng sản
xuất hàng dệt may và các sản phẩm khác nhờ tiếp nhận trực tiếp công nghệ tương tự từ
châu Âu và Mỹ nhưng với lao động rẻ hơn. Các nước phương Tây do đó không còn có
khả năng xuất khẩu sản phẩm tương tự của họ sang các thị trường cũ hoặc không thể tách
họ ra như những thị trường riêng ngoài hệ thống thương mại toàn cầu mà tài sản của họ
dựa vào đó. Một giải pháp mới được thực hiện là họ sẽ không tiếp tục sản xuất và đưa
vào thị trường các hàng hoá có số lượng lớn (Held, McGrew, Goldblatt, & Perraton,
1999). Họ chuyển sang đầu tư mạnh vào lĩnh vực dịch vụ quảng cáo và dịch vụ phân
phối, tạo ra các thương hiệu toàn cầu (Klein, 2001). Như vậy sẽ tạo điều kiện cho các sản
phẩm nguồn gốc ở các nước có mức lương thấp có thể được bán ra trên toàn cầu ở một
mức giá cao đủ để trả cho chi phí tiếp thị. Song song với điều đó, các công nghệ mới
được phát triển, được hứa hẹn và được bảo vệ về sở hữu trí tuệ, tiền bản quyền của tác
giả sẽ đóng góp thêm vào thu nhập của nền kinh tế dịch vụ thương mại quốc tế.
Với nguồn đầu tư nước ngoài, ảnh hưởng của các hoạt động nêu trên đến sự phát
triển ở các nước đang phát triển là phức tạp, nó có thể có lợi hoặc có hại (George &
Kirkpatrick, 2004; Katrak & Strange, 2004). Nhưng lợi ích cho các nước phát triển là rõ
ràng và dần hình thành các chính sách trọng tâm của các chính phủ. Chiến lược Lisbon
hứa hẹn đưa EU trở thành nền kinh tế tri thức năng động và cạnh tranh nhất trên thế giới
(Commission of the European Communities, 2005, p. 3). Việc cân nhắc chính thức dưới
sự chủ trì của cựu thủ tướng Hà Lan Wim Kok đã tuyên bố “Lisbon là sự hoàn tất tầm
nhìn của châu Âu về những gì họ muốn có và những gì họ muốn giữ … đối thủ cạnh
tranh gồm cả các nước và vùng lãnh thổ sẽ cùng chuyển động theo, sẽ đe dọa vị trí của
châu Âu trong các liên minh kinh tế toàn cầu". Trong đó đặc biệt quan tâm là Trung
8
Quốc, họ đã bắt đầu cạnh tranh không chỉ ở hàng hóa có giá trị gia tăng thấp mà ngay cả
các hàng hóa có giá trị gia tăng cao”, trong khi “Ấn Độ cũng là một thách thức đáng kể -
đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ" (European Communities, 2004, p. 12).
Nếu lý thuyết phát triển đương đại là đúng, những quan ngại này là không có cơ
sở. Thu nhập của châu Âu sẽ không giảm đi do kết quả của sự phát triển ở Trung Quốc
hoặc Ấn Độ. Khả năng cạnh tranh của những nước này trong hàng hóa có giá trị gia tăng
thấp, sau đó là hàng hoá có giá trị gia tăng cao và tiếp đến thậm chí là dịch vụ có giá trị
gia tăng cao không nên xem như một mối đe dọa mà đây là một dấu hiệu tốt đáng mừng
về sự phát triển của các nước đang phát triển trên con đường gia nhập vào hàng các nước
phát triển. Châu Âu kêu gọi duy trì vị thế có được của họ trong các liên minh kinh tế toàn
cầu do đã trải qua lịch sử công nghiệp hóa và các đế chế đầy quyền uy. Nếu chiến lược
Lisbon thực sự là cần thiết cho việc duy trì các khoản thu nhập của châu Âu thì lý thuyết
tự do mới sẽ là đáng nghi ngờ. Một lần nữa, các lý thuyết kinh tế cổ điển của Adam
Smith và David Ricardo dường như là phù hợp hơn. Điều này lại cho thấy một sự căng
thẳng khác trong phát triển bền vững là đặc biệt khó giải quyết.
David Ricardo đã nổi tiếng với quy luật về về lợi thế so sánh, nó xuất hiện để hỗ
trợ các chính sách thương mại tự do mới, đồng thời giải thích tại sao nhiều nước đang
phát triển thuộc loại nghèo nhất vẫn lựa chọn việc xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên của
họ hơn là cố gắng thử nghiệm những giải pháp khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội
(Auty, 2000; Sachs & Warner, 1995). Khía cạnh này trong lý thuyết của Ricardo không
đặt ra mối đe dọa đối với châu Âu, nhưng những lại đưa đến những khía cạnh khó giải
quyết khác. Đặc biệt, lý thuyết về giá trị lao động đã gợi ra rằng tăng năng suất không
đồng nghĩa với việc tăng tiền lương. Lý thuyết này được dựa trên học thuyết của Marx
trong nguyên tắc đối lập của ông về mức độ mứa độ nghèo đói ở nước Anh công nghiệp.
Lý thuyết này đã được khởi đầu bởi Smith và sau đó được Ricardo phát triển thêm. Smith
(1776/1904) đã viết "Nhu cầu cho lao động xác định số lượng cần thiết và tiện nghi của
cuộc sống phải được trao cho những người lao động; và giá tiền của lao động phải được
xác định bởi những gì là cần thiết để mua được số lượng này" (p. 1.8.51). Ricardo
(1821/2001) đã làm rõ thêm bởi lập luận cho rằng nền kinh tế thị trường khép kín trong
điều kiện cân bằng, cạnh tranh cho công việc sẽ tạo áp lực làm giảm giá lao động xuống
thấp tới cái giá cần thiết để cho phép người lao động tồn tại và để kéo dài sự cạnh tranh
của họ (p. 58).
Mức lương tối thiểu ở châu Âu đã tăng lên đáng kể từ thời Ricardo đã đặt ra một
câu hỏi về tính đúng đắn của lý thuyết giá trị lao động cổ điển. Tuy nhiên, cũng cần nhận
thấy rằng nền kinh tế châu Âu không phải là nền kinh tế khép kín. Lý thuyết Ricardo
không gây ảnh hưởng đến bất kỳ nền kinh tế phụ nào nằm trên đáy của tỷ lệ thu nhập
toàn cầu, chỉ áp dụng cho toàn bộ nền kinh tế quốc tế trong đó nó là một bộ phận. Toàn
cầu hóa đang thay đổi nền kinh tế hướng tới sự không phân biệt giữa các nền kinh tế có
thu nhập cao và những nền kinh tế có thu nhập thấp. Nếu điều đó xảy ra và nếu lý thuyết
kinh tế cổ điển được áp dụng, mức lương tối thiểu toàn cầu sẽ giữ nguyên không thay đổi
và trở nên tương tự ở mọi nơi. Ỏ đây sẽ không có sự san bằng tăng lên, thậm chí cũng
không san bằng đến mức trung bình. Chỉ có thể là sự san bằng xuống thấp. Chiến lược
Lisbon cố gắng để duy trì vị trí của châu Âu ở hàng đầu các liên minh kinh tế toàn cầu sẽ
là một câu trả lời rất có lý.
9
Một tương lai chung
Phát triển bền vững đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Để đạt
được sự phát triển bền vững đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu sắc về sinh học, vật lý, kinh
tế, xã hội và các quá trình chính trị liên quan. Các lý thuyết kinh tế cổ điển và các lý
thuyết kinh tế khác đều nhằm giải thích cho hành vi kinh tế xã hội được quan sát tuy
nhiên đây không phải là điều bắt buộc. Những quy luật mà các lý thuyết này xác định
không nhất thiết phải được tuân theo, ngoài quy luật phụ thuộc lẫn nhau cần phải tuân
thủ. Họ chỉ đơn thuần giải thích những gì sẽ xảy ra trong khi không có hành động nào
nhằm ngăn chặn nó.
Một trong những khó khăn của việc thực hiện phát triển bền vững là không có
một khái niệm rõ ràng và đầy đủ về phát triển bền vững. Quan điểm phát triển bền vững
được đưa ra trong báo cáo Brundtland là quá rộng, lại không có các tài liệu tham khảo để
mở rộng về hai khái niệm quan trọng được đưa ra (World Commission on Environment
and Development, 1987):
+ Khái niệm về nhu cầu, đặc biệt là nhu cầu thiết yếu của người nghèo trên thế giới,
theo đó ưu tiên quan trọng nhất cấn phải được đưa ra; và
+ Ý tưởng các giới hạn được đặt ra bởi tình trạng công nghệ và tổ chức xã hội, về khả
năng của môi trường đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai. (p. 43)
Một vấn đề khá rõ ràng rằng tất cả quá trình phát triển kinh tế được xem là một
yếu tố nội tại trong cả hai khái niệm này cần phải có sự thay đổi. Phát triển kinh tế cần
phải được xem như một trụ cột riêng biệt để tăng sức mạnh của nó như nó vốn có. Khi
vấn đề của sự phát triển không bền vững đã được xác định, phát triển có nghĩa là sự phát
triển của các nước đang phát triển và không bền vững có nghĩa là một con đường phát
triển đã được thiết lập bởi các nước phát triển. Như vậy phát triển bền vững phải là một
con đường khác mà cả hai nhóm nước này đều phải thực hiện nhằm tập trung vào các
cách thức phát triển thân thiện môi trường hướng tới các nhu cầu của người nghèo trên
thế giới.
Báo cáo Brundtland đã trải qua một chặng đường dài hướng tới xác định làm thế
nào để quan điểm phát triển bền vững có thể được vận hành, theo sau là các thỏa thuận
quốc tế toàn diện trong tuyên bố Rio tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất năm 1992,
Chương trình nghị sự 21, Công ước về đa dạng sinh học, Công ước khung về biến đổi khí
hậu. Sự tiến xa hơn nữa được đưa ra trong các yêu cầu hành động rõ ràng cho 2 vấn đề
môi trường lớn trên toàn cầu hiện nay, đặc biệt là thông qua công tác của Tổ chức liên
chính phủ về biến đổi khí hậu, Hội nghị về bảo tồn đa dạng sinh học và đánh giá sinh thái
thiên niên kỷ (2005). Đồng thời, các nhóm công tác quốc tế về hàng hóa cho công chúng
toàn cầu (2006) đã bắt đầu xác định những khó khăn cơ bản phải đối mặt trong việc quản
lý hàng hóa công cộng khi nền kinh tế thị trường được vận hành trong khung cảnh biến
đổi khí hậu và suy giảm đa dạng sinh học toàn cầu. Khó khăn này vẫn là trở ngại chính để
triển khai thực hiện các yêu cầu phát triển được nêu ra tại Rio và tiếp theo đó. Hardin
(1968/1969) gọi nó là bi kịch của cộng đồng.
Aguilera-Klink (1994) đã phê phán những phân tích của Hardin về sự yếu kém
của thị trường trong việc quản lý hàng hóa công cộng trên hai điếm chính: Thứ nhất, các
xã hội truyền thống ít khi hành xử theo cách mà Hardin (1968/1969) mô tả trong sự minh
họa của mình, ngoại trừ hợp tác phát triển có nghĩa là quản lý tài nguyên chung của họ.
Các xã hội hiện đại đều làm tương tự như nhau thông qua việc soạn thảo và ban hành các
10
khung pháp luật. Tuy nhiên, xã hội toàn cầu không phải là một xã hội truyền thống, cũng
không có luật pháp tương đương với những gì trong một xã hội hiện đại thực thi trong
khuôn khổ quốc gia và các cấp dưới quốc gia. Điều bị phê phán thứ hai liên quan đến
Hardin là sự chiếm hữu tư nhân chỉ như một phương thuốc. Nó không phải là sự công
bằng như các phân tích ban đầu của tác giả, trong đó tư nhân hoá là sự lựa chọn thích hợp
nhưng không phải luôn luôn là một điều có thể làm được và nó không phải là duy nhất.
"Nghĩ về sự trộm cướp ngân hàng" ông đã viết: người ta có hành vi lấy tiền từ ngân hàng
vì ngân hàng là của chung. Làm thế nào để chúng ta ngăn chặn hành động tương tự như
vậy? Chắc chắn không phải là cố gắng để kiểm soát hành vi của anh ta chỉ bằng lời nói
yêu cầu ý thức trách nhiệm của anh ta (p. 378). Thay vào đó, luật pháp để ngăn cấm các
hành động không mong muốn cần phải được ban hành và thực thi mạnh mẽ. Tài sản công
cộng có thể được chuyển đổi thành hàng hoá công cộng nếu nó được quản lý và sở hữu
công, hoặc trong một số trường hợp tài sản tư nhân đang thuộc sở hữu và quản lý cá
nhân, nhưng theo một cách khác khi luật pháp được thiết lập và tăng cường để thay mặt
công chúng thì trong tương lai sẽ không còn tự do cho tất cả.
Khí hậu toàn cầu và đa dạng sinh học toàn cầu vẫn là những gì có thể được coi là
một tài nguyên tự do cho mọi người, trừ khi có một sự đồng thuận ràng buộc đạt được về
bảo vệ chúng. Mỗi quốc gia riêng có rất ít sự lựa chọn trong cuộc đua tối đa hóa hiệu quả
kinh tế của riêng mình nên họ có thể bất chấp các tác động đến sự bền vững của môi
trường toàn cầu. Hãy xem tình trạng này được quản lý như thế nào trong hai trường hợp
(Vogler, 2000). Một mặt yêu cầu ý thức trách nhiệm và sự hợp tác giữa các quốc gia có
chủ quyền, trong khi đó lại không có câu trả lời ngắn gọn về sức mạnh của luật pháp toàn
cầu có thể được thi hành.
Bản thân thị trường không có khả năng giải quyết được vấn đề. Tốt nhất là thực
thi các giải pháp cộng đồng, ví dụ thông qua các vấn đề về cấp chứng chỉ cho lượng phát
thải khí nhà kính. Thương mại hóa cacbon là ví dụ về một công cụ có thể được sử dụng
bởi các nhà hoạch định chính sách nhằm điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp tư
nhân, để sức mạnh thị trường có thể được đưa vào dịch vụ cung cấp hàng hoá công cộng.
Cuối cùng, cũng giống như có một khung pháp lý trong đó sức mạnh thị trường có thể
cho phép hoạt động vì lợi ích chung. Bằng cách cấp chứng chỉ cacbon, các chính phủ tạo
ra một thị trường nhân tạo và ưu đãi để giảm lượng khí thải với cách có hiệu quả kinh tế
nhất. Tuy nhiên, phạm vi ảnh hưởng và tác động của nó đến các cộng đồng khác nhau ở
các quốc gia khác nhau hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định của chính phủ về mức tín chỉ
được cấp và các giải pháp mà thị trường được quy định (Ott & Sachs, 2000).
Sự phát triển nhận thức công chúng là một yếu tố sống còn trong việc ngăn chặn
một thảm kịch chung toàn cầu, nhưng nó cần có sự hợp tác chặt chẽ để hình thành một
mặt bằng nhận thức mới. Các kỹ thuật tổng hợp được minh họa trong Hardin đã kiềm chế
các lực lượng liên kết quản lý suy thoái đất đai bởi vì tất cả họ đều nhận ra rằng nếu bất
cứ một ai trong số họ không tham gia sẽ có tổng đàn gia súc lớn nhất khi cuộc khủng
hoảng đến và một cơ hội lớn nhất trở thành ưu thế khi vượt qua được. Không có vấn đề
mức độ nhận thức rằng đất đó chăn thả quá mức là cao như thế nào và cũng không có vấn
đề mức độ quan tâm cao như thế nào, thậm chí mối quan tâm còn cao hơn về các hậu quả
khi bị thất bại trong cạnh tranh với một đối thủ không có đạo đức.
Nhận thức cộng đồng về sự cần thiết cho sự phát triển bền vững đã trở thành vấn
đề xuyên suốt trong phần đầu báo cáo Brundtland (World Commission on Environment
and Development, 1987). Với chủ đề “Tương lai chung của chúng ta”, báo cáo khuyến
11
cáo rằng về tổng thể tương lai quá trình chạy đua của loài người là một sự mạo hiểm.
Điều này sẽ dấn đến một sự hiểu lầm. Nó ẩn chứa sự căng thẳng khác trong quan điểm về
phát triển bền vững, đó là căng thẳng lớn nhất trong tất cả và là khó khăn lớn nhất phải
đối mặt. Tương lai của chúng ta không nhất thiết phải là một cộng đồng. Nó chỉ là một
cộng đồng nếu chúng ta chọn để làm cho nó là như vậy.
Vừa được xem là sự căng thẳng lớn nhất, đồng thời đây cũng là vấn đề cũ nhất.
Nó đã được viện dẫn bởi Liên hợp quốc (2003) trong cách nhìn về mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ, trong đó lưu ý rằng "các tác động của sự khan hiếm một số tài nguyên thiên
nhiên, sự quản lý sai hoặc sự suy giảm các nguồn tài nguyên như vậy hoặc sự tiếp cận tài
nguyên bất bình đẳng là những nguyên nhân tiềm năng của các cuộc xung đột" (p. 6). Ở
đây thuật ngữ đã được diễn đạt thận trọng hơn Plato (360 BC/1955) khi thảo luận về
những vấn đề tương tự từ trên 2.000 năm trước đây. Phân tích của ông về cấu trúc nhà
nước bắt đầu từ quan niệm cho rằng nếu chúng ta muốn có đủ đất cho đồng cỏ và trồng
trọt, chúng ta phải cắt bỏ một phần lãnh thổ hàng xóm lân cận của chúng ta. Và nếu họ
cũng tự xác các nhu cầu cần thiết và bắt tay vào việc theo đuổi mục đích sở hữu không
giới hạn các vật chất, họ cũng sẽ muốn có một phần lãnh thổ của của chúng ta. (pp. 107-
108).
Cũng như đã từng có nhiều người trước đây suy nghĩ và chấp nhận quan điểm như
vậy, ông viện dẫn rằng nhà nước tất phải có quân đội, lực lượng sẽ đi ra ngoài để chiến
đấu cho quyền lợi và bảo vệ công dân của họ, và chống lại tất cả những người đến xâm
chiếm. Với các phân tích của Plato, tự do cạnh tranh kinh tế không có điều tiết chung sẽ
phá hủy về môi trường không có điểm cuối cùng. Nó chỉ có thể kết thúc thông qua các
cuộc đấu tranh đến khi người chiến thắng đã kiểm soát an toàn và cộng đồng có thể quản
lý được môi trường. Kết luận này là không dễ dàng được chấp nhận vì trên thực tế rất ít
khi có cuộc chiến tranh lớn nào xảy ra để khắc phục sự ô nhiễm hoặc sự tuyệt chủng của
sinh vật hoang dã. Biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học rất nhanh chóng dẫn đến suy
giảm nghiêm trọng sản xuất nông nghiệp ở một số vùng nào đó nhưng có thể không xảy
ra ở những vùng khác. Điều này sẽ làm sống lại cuộc xung đột đối với các nguồn tài
nguyên lâu đời nhất mà con người phụ thuộc. Ảnh hưởng trực tiếp của vấn đề này khó có
thể được đón nhận hơn là một cách nhìn toàn cảnh về sự tích lũy dần dần của sự tuyệt
chủng hàng loạt hoặc thậm chí là sự tự tuyệt chủng. Điều này đã được suy tính rõ ràng
bởi vì chúng là ở xa vô cực không thể tưởng tượng. Hệ quả trực tiếp hơn là một sự thật
nghiệt ngã.
Plato coi chiến tranh như là một tình thế lâu dài của con người, nó được thúc đẩy
bởi sự cạnh tranh để tiếp cận và kiểm soát các nguồn tài nguyên môi trường. Chiến tranh
vẫn được xem là không thể tránh khỏi cho đến 2000 năm sau, khi von Clausewitz
(1832/2005) mô tả nó chỉ là một cách kéo dài chính trị bằng các giải pháp khác (p. 31).
Hiện nay, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, sự mở rộng chưa từng có của các phương
tiện giao tiếp của con người đã tạo ra khả năng cùng suy ngẫm cho một tương lai chung.
Quản lý chung
Phát triển bền vững là một ý tưởng cách mạng. Khi nguồn tài nguyên và môi
trường và sức tải của nó đã trở nên quá căng thẳng trong quá khứ, các bang đã trải qua
cuộc chiến tranh và không ai suy nghĩ là nó có thể xảy ra lần thứ hai. Tuy nhiên, hiện nay
12
nó vẫn đang còn xảy ra, thậm chí không lâu nữa nó có thể được xem xét như là sự kiện
không thể tránh khỏi.
Thế giới đã đi qua một một chặng đường dài kể từ thời của Plato. Những thay đổi
đã làm cho những vấn đề lâu đời có thể dễ dàng được giải quyết, và ngày càng trở nên
cấp bách hơn. Thành phố-bang đã liên kết thành quốc gia-bang và bây giờ thành các khối
liên minh lục địa-văn hóa-dân tộc mà Samuel Huntington (1993) gọi là sự khai hóa văn
minh. Nếu từ toàn cầu hóa được thực hiện, và bước cuối cùng được thực thi sẽ vượt ra
ngoài phạm vi thành phố-bang, ngoài phạm vi quốc gia-bang, vượt ra ngoài các nước liên
lục địa để hình thành một sự liên minh toàn cầu. Nếu điều này là bước cuối cùng và được
hoàn thành vào bất cứ một thời gian nào, lúc đó sự quản lý một cộng đồng toàn cầu sẽ là
một vấn đề rất lớn. Trong lịch sử, khi các bang miền bắc và miền nam nước Mỹ liên kết
hình thành nước Mỹ đã phải trải qua một cuộc nội chiến. Khi bốn nước của Vương quốc
Anh hợp nhất thành một cũng đã trải qua nhiều thế kỷ của cuộc chiến tranh. Châu Âu đã
liên kết thành liên minh như hiện tại cũng đã trải qua một quá trình tương tự, đỉnh điểm là
hai cuộc chiến tranh thế giới. Nếu cả thế giới ngày nay cũng liên kết theo cùng một con
đường tương tự, và có thể cũng sẽ phải trải qua một cuộc chiến tranh rất lớn hoặc một
loạt các cuộc chiến tranh khác nhau với các ảnh hưởng không thể tính đượcvề môi trường
tự nhiên cũng như con người. Tuy nhiên, việc thay thế này cũng có thể xảy ra một cách
hòa bình nhưng đòi hỏi một cuộc cách mạng lớn trong tư tưởng của con người.
Cuộc cách mạng đó đã được bắt đầu với quan điểm nổi bật về vấn đề quản lý toàn
cầu (Held, 2002; von Braunmühl & von Winterfeld, 2005). Đây lại là một thành ngữ khác
mà nghĩa của nó cũng không rõ ràng, ngoại trừ việc nó không thường xuyên thể hiện
nghĩa của một chính phủ toàn cầu. Có nhiều lý do cho vấn đề này (McGrew, 2000), trong
đó điều cần làm rõ nhất một lần nữa lại ít được đề cập đến. Nếu một chính phủ thế giới là
một chính phủ dân chủ, ở một chừng mực mà dân chủ được hiểu như hiện tại, nó phải
được lựa chọn bởi cùng một quá trình như tất cả các chính phủ dân chủ đang được bổ
nhiệm hiện nay. Cho dù đó là một chính phủ đơn nhất hoặc một chính phủ liên bang và
cho dù hệ thống bầu cử của nó đã có từ trước đến nay hoặc một hình thức nào đó được
phân chia theo đại diện tương xứng hoặc một vấn đề tương tự nào đó sẽ được ứng dụng.
Trừ khi chúng ta bỏ nguyên tắc cơ bản nhất của nền dân chủ như đã áp dụng trong tất cả
các nước phương Tây và được khuyến khích cho các nước khác, tổ chức bao quát quyền
lực toàn cầu sẽ được bầu ra thông qua các cuộc bầu cử đa đảng, trong đó tất cả những
người trưởng thành đều có quyền bầu cử. Mong muốn thấy toàn thế giới được quản lý
theo con đường như vậy không có gì tốt hơn là ở các nước có thu nhập cao hiện nay so
với nó từng diễn ra trong tầng lớp quý tộc Pháp trước khi bị lật đổ trong cuộc cách mạng
để đưa nền dân chủ hiện đại đến châu Âu.
Khả năng mà một hình thức quản lý dân chủ toàn cầu cuối cùng có thể được
thông qua là không lớn, vì sẽ có rất nhiều khó khăn do có quá nhiều hệ thống quản lý đã
và đang tồn tại cho đến ngày nay (Bull, 2000). Dù một hình thức quản lý như vậy có thể
được thực hiện hay không, người ta vẫn hy vọng rằng nó có thể được bắt đầu bằng một
cuộc cách mạng trong tư duy hơn là trong bạo lực, cuộc cách mạng này cũng có thể là
không hiệu quả và sẽ bị thất bại. Tuy nhiên, nó cũng có thể không thể xảy ra, trừ khi có
một mong muốn rộng rãi để điều này được thực hiện.
Điều cần thiết để vấn đề quản lý toàn cầu có thể tiến xa hơn là phải có sự thảo
luận bổ sung theo nhiều hướng khác nhau để hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý có thể thích
ứng với chính phủ dân chủ trên toàn cầu. Từ góc độ kinh tế xã hội, Stiglitz (2002) đã gợi
13
ý rằng thật không may, chúng ta không có được một chính phủ thế giới chịu trách nhiệm
đối với người dân của mọi quốc gia, để giám sát quá trình toàn cầu hóa có so sánh các
cách mà chính phủ các nước đã hướng dẫn quá trình quốc gia hóa (p. 21). Từ góc nhìn về
môi trường, các lập luận cho rằng cộng đồng không thể được quản lý nếu không có luật
pháp và luật pháp không thể được ban hành và thực thi khi không có chính phủ. Từ cách
nhìn về sự leo thang của công nghệ vũ khí trong các cuộc xung đột quốc tế, Bertrand
Russell (1949/1976) đã kết luận rằng một xã hội khoa học chỉ có thể được ổn định với
điều kiện của một chính phủ duy nhất của toàn thế giới, sở hữu độc quyền lực lượng vũ
trang và do đó có khả năng để thực thi hòa bình (p. 127). Hardin (1993) không đồng ý với
nhận định như vậy và giải nghĩa một số văn bản của Russell theo một cách khác, nhưng
Harold Macmillan (1955) lại hoàn toàn chấp nhận. Trước khi trở thành thủ tướng, bộ
trưởng quốc phòng nước Anh đã khuyến cáo Quốc hội theo đuổi việc đầu tư quyền lực
siêu quốc gia với một sức mạnh thực tế. Honourable Members cho rằng cần nâng cao vai
trò của Liên Hiệp Quốc hay bất cứ tổ chức quyền lực nào trong một lĩnh vực nào đó có
thể tương tự như một chính phủ thế giới; nếu như vậy sẽ không có gì tồi tệ hơn. Trong
thời gian lâu dài, đây sẽ là con đường duy nhất ra cho nhân loại (quoted in Russell,
1961a, p. 72).
Những vấn đề mà Macmillan đã nhìn nhận như một giai đoạn lâu dài đã dần trở
thành ngắn hạn hơn khi hội nghị Stockholm nhận định phát triển không bền vững đã trở
thành vấn đề toàn cầu. Chương trình nghị sự 21 đã nhấn mạnh sức ép về thời gian ngay
trong những từ mở đầu rằng nhân loại đang đứng ở một thời điểm xác định trong lịch sử
(United Nations, 1992). Thời điểm có lẽ không thể kéo dài lâu hơn nữa, mặc dù nhiều
nước nhỏ đang phát triển đã nhận thấy cực kỳ khó khăn trên con đường phát triển của họ.
Tăng trưởng hàng năm của Trung Quốc đã cao hơn ở các nước có thu nhập cao khoản 5%
trong vài thập kỷ vừa qua (World Bank, 2004). Nếu tốc độ này tiếp tục cho đến khi thu
nhập bình quân đầu người theo kịp, nền kinh tế của Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ vào
khoảng xung quanh năm 2035. Cùng với những áp lực tiềm năng về tài nguyên thiên
nhiên và môi trường toàn cầu, sự phát triển này sẽ có tác động rõ rệt đối với quyền bá chủ
của Mỹ.
Dự đoán về sự xung đột giữa các nền văn minh, Huntington (1993) khuyến cáo
các chính phủ phương Tây rằng trong chính sách của họ nên được chia sẻ giữa lợi ích
ngắn hạn và sự thỏa hiệp lâu dài (p. 43). Đó là chiến lược nguy cơ cao nếu nền văn minh
phương Tây không đạt được mục tiêu của mình bằng cách thuyết phục thì cũng sẽ không
có sự thỏa thuận lâu dài nào có thể đạt được. Việc phân chia lợi ích sẽ được tăng cường,
thay vì nó phải được nới lỏng, nhằm tăng cường sức mạnh tấn công khi khi cuộc xung
đột cuối cùng được giải quyết. Cho dù như vậy, đây vẫn là một chiến lược hợp lý, trừ khi
niềm tin thay đổi triệt để.
Huntington (1993) cho rằng cuộc xung đột quan trọng nhất trong tương lai sẽ xảy
ra do có sự khác nhau rõ rệt về các nền văn hóa. Theo tác giả, có khoảng bảy hoặc tám
nhóm các nền văn minh chính, bao gồm nền văn minh phương Tây, Nho giáo, Nhật Bản,
Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Slavơ (Slavic-Orthodox), Mỹ Latinh và có thể là Châu Phi. Với
một số trường hợp ngoại lệ có thể có, mỗi nền văn hoá trên đều có những ưu thế nổi trội
riêng cho nền văn hóa của họ. Phương Tây tin tưởng sâu sắc vào sự tăng trưởng kinh tế
vĩnh viễn cũng như người Hồi giáo tin vào đạo Hồi.
Xét về tổng thể, mỗi nền văn minh đều tin rằng nền văn hóa của họ có sự tiến
triển vượt xa những nền văn minh khác, rằng thế giới không thể thống nhất cho đến khi
14
những nền văn hóa khác có sự tiến bộ theo hướng của họ, và rằng bất kỳ sự chuyển biến
nào theo hướng riêng vốn có của đều là sự lạc hậu. Nếu những niềm tin này là đúng đắn,
sẽ là có lý cho mỗi nền văn minh để bảo vệ sự toàn vẹn của nền văn minh riêng của họ và
cần thiết có thể phải thông qua các cuộc chiến tranh. Nguyên lý của sự bình đẳng, khả
năng của một tương lai chung vẫn còn là những sự thử nghiệm, cùng với những khả năng
có thể đạt được vào bất cứ khi nào kết thúc của cuộc chiến tranh. Hardin (1993) bác bỏ ý
tưởng về một chính phủ thế giới với quan điểm rằng những kẻ thù từ bên ngoài được yêu
cầu để duy trì sự hợp tác toàn cầu theo là không thể có được trong một thế giới liên kết
(p. 277). Một ví dụ hiếm hoi cho thấy sự tồn tại của một thế giới thù địch là trở ngại duy
nhất cho sự khôi phục lại nước Mỹ trong cuộc nội chiến. Tuy nhiên quan điểm của
Hardin lại có ảnh hưởng rộng rãi. Nếu chiến tranh thực sự là điều kiện lâu dài của con
người, mà chúng ta cố tình né tránh chúng từ bây giờ thì sẽ có rất khó đạt được kết quả.
Do vậy, chiến lược Huntington (1993) sẽ là thích hợp nhất để tăng tối đa lợi thế ngắn
hạn, điều cần thiết để giành thắng lợi khi cuộc chiến tranh xảy ra.
Tuy không phải là chỉ là một chiến lược duy nhất, nhưng tìm kiếm lợi ích kinh tế
vẫn đang diễn ra một cách mạnh mẽ. Mặc dù các ý tưởng tự do mới có vẻ như bác bỏ học
thuyết Smith-Ricardo về giá trị lao động, nó vẫn được thực thi với sự hợp lý trong chiến
lược Lisbon của châu Âu để bảo vệ vị trí dẫn đầu của châu Âu trong bảng xếp hạng các
liên minh kinh tế toàn cầu cũng như trong những nỗ lực của các nước có thu nhập cao
khác. Nó cũng có vị trí quan trọng trong suy nghĩ của toàn bộ cử tri phương Tây, những
người đang sợ rằng quá trình thỏa hiệp với Trung Quốc sẽ dẫn đến làm cho tiền lương
của họ sẽ giảm xuống mức của các công nhân Trung Quốc đối với những người thất
nghiệp.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ là rất quan trọng trong những thập kỷ tới.
Họ là hai nước tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch lớn nhất và đồng thời cũng là hai nước phát
thải các khí nhà kính lớn nhất thế giới. Họ cũng là những người ít sẵn sàng nhất chấp
nhận các cam kết theo Nghị định thư Kyoto (Soroos, 2001). Nghị định thư cũng thể hiện
sự yếu kém trong các điều khoản để có thể đạt được mục tiêu của mình, hơn nữa chính
bản thân nghị định thư này cũng là ngắn hạn so với những gì cần thiết để có thể tránh
được những biến đổi khí hậu lớn. Cần thiết phải có các thỏa thuận xa hơn để ổn định
lượng khí thải ở mức có thể chấp nhận được và sau đó làm giảm sự tập trung chúng trong
khí quyển. Sự hợp tác toàn cầu để giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả phụ thuộc chủ
yếu vào quan hệ hợp tác giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc, những nước có lượng phát
thải và sử dụng năng lượng lớn nhất đồng thời cũng có sức mạnh kinh tế lớn nhất, một
nước hiện đang có vị trí bá chủ toàn cầu và một nước dường như sẵn sàng ở vị trí kế vị.
Những thỏa thuận có sức mạnh về việc cắt giảm đáng kể sử dụng dầu mỏ và
lượng phát thải khí nhà kính có thể đạt được mà không ảnh hưởng bất lợi lớn về kinh tế,
đặc biệt là sự tăng cường phát triển các công nghệ sinh lợi thay thế (Stern, 2006).
Matthews và Paterson (2005) đã đưa ra hai lập luận lý giải tại sao sự tiến bộ theo hướng
này vẫn còn hạn chế. Trước hết, các mô hình kinh tế tân cổ điển có yếu kém cơ bản trong
việc thử nghiệm những thay đổi công nghệ đã dẫn đến kết quả không có hiệu lực làm
thay đổi chính sách được đưa ra về tốc độ tăng trưởng và không thể phân tích dài hạn, sự
biến đổi phi tuyến. Thứ hai, theo đuổi sự tăng trưởng GDP đã làm lệch hướng các chính
sách nhà nước, từ những gì được lập luận là mục tiêu hàng đầu của tăng trưởng kinh tế,
nó đã không dẫn đến sự tăng trưởng đầu ra mà chỉ là sự tích lũy vốn. Do có những lợi ích
kinh tế riêng của các bang đã làm thúc đẩy một trào lưu có thể làm suy giảm khả năng
15
sáng tạo, trong đó vốn được di chuyển ra khỏi ngành công nghiệp đói dầu và chuyển sang
công nghệ có hiệu quả năng lượng và các tài nguyên tái tạo.
Matthews và Paterson (2005) nhận thấy những yếu điểm trong vấn đề này như là
một giải pháp cho sự tồn tại lâu dài. Nó bao gồm một sự điều chỉnh thỏa hiệp cơ bản các
chuẩn mực tự do mới mà không được chấp nhận và tuân thủ trong nền chính trị toàn cầu
trên một tiến trình định hướng tích lũy có thể tác động một cách hệ thống đến các vấn đề
sinh thái. Đối với vấn đề này có thể sẽ không là sự quan tâm của cả Mỹ và Trung Quốc
để thúc đẩy một làn sóng làm thui chột sự sáng tạo trong khi phát triển một ngành công
nghiệp mới lại tự phá hủy những cái riêng của mình. Nếu họ chuyển đổi như vậy, họ sẽ
cần phải có sự hợp tác với nhau. Cho dù lợi ích của họ được thỏa mãn tốt nhất bằng cách
tích lũy vốn, tăng trưởng GDP hoặc cả hai, hoặc một mục tiêu hàng đầu nào khác của họ.
Điều này có thể đến vào thời điểm mà lợi ích kinh doanh được xem là quan trọng hơn lợi
ích quốc gia trong nền kinh tế hoàn toàn tích hợp toàn cầu, nhưng cho đến hiện tại thì
mục tiêu hàng đầu của nhà nước vẫn như đã được mô tả của Plato (360 B.C./1955).
Cả Mỹ và Trung Quốc đều cần năng lượng để cung cấp nhiên liệu cho ngành
công nghiệp và vật liệu cho công dân của họ. Cho dù năng lượng đến từ dầu giá rẻ như
hiện nay, hoặc từ các nhiên liệu sinh học có giá rẻ hơn hoặc đắt hơn được phát triển thông
qua các sáng kiến. Tuy nhiên vấn đề sử dụng hiệu quả năng lượng vẫn có ý nghĩa quan
trọng nhằm duy trì nguồn tài nguyên thiên nhiên toàn cầu và có vai trò sống còn cho cho
nền kinh tế của mỗi quốc gia. Nhiều nước trên thế giới đã phải cạnh tranh cho các nguồn
tài nguyên thiên nhiên trong suốt lịch sử phát triển của họ. Hiện nay Mỹ và Trung Quốc
vẫn tiếp tục cuộc cạnh tranh cho nguồn tài nguyên quan trọng này. Mỗi nước đều tiếp tục
theo đuổi một chiến lược rủi ro cao của Huntington (1993) để tối đa hóa lợi thế kinh tế và
quân sự của họ, trong khi vẫn hy vọng tìm thấy một sự thay đổi nào đó trong tương lai
lâu dài.
Để đưa ra một chỉ dẫn về chiến lược thay thế có thể được theo đuổi, phần còn lại
bài viết này bỏ qua các hành động ngắn hạn và trung hạn để xem xét kết quả dự đoán của
việc thực hiện một kế hoạch lâu dài. Theo đó một chiến lược có thể được đặt ra với tất cả
sự tính toán của họ. Trong kịch bản dài hạn này, pháp luật về môi trường toàn cầu được
giả định là hoàn toàn được thực thi, hoặc sử dụng cụ các công cụ kinh tế và các quy định
hướng dẫn để quản lý môi trường toàn cầu có hiệu quả. Giả sử rằng đã có sự tích hợp đầy
đủ của nền kinh tế thế giới mặc dù không nhất thiết với mức độ dòng chảy thương mại
quốc tế ở mức cao như bây giờ và thậm chí có thể ở mức rất thấp, mức chi phí môi
trường là đồng đều trên thế giới. Không có giả định nào được đưa ra về các điều kiện xã
hội ngoài sự tích hợp về kinh tế giống như EU nhưng trên quy mô toàn cầu, với sự di
chuyển tự do của lao động cũng như hàng hoá, dịch vụ, và tiền vốn. Những giả định xa
hơn cũng có thể được đặt ra. Liên Hiệp Quốc hay một số tổ chức quyền lực quốc tế khác
được chỉ định để kiểm soát lực lượng cảnh sát toàn cầu, với đầy đủ sức mạnh để bảo đảm
hòa bình và an ninh thế giới.
Nước Mỹ
Với cách nhìn về một thế giới không có chiến tranh, Immanuel Kant bác bỏ ý
tưởng một chính phủ toàn cầu được bầu cử dân chủ và đề nghị thay thế bằng một liên
bang gồm các nước tự do. Ông hoài nghi về một nền dân chủ cho bất kỳ một nước nào,
với quan điểm cho rằng những quy tắc chủ yếu sẽ không bao giờ có thể đại diện cho mọi
16
người dân (Russell, 1961b, p. 684). Aristotle và nhiều nhà phê bình cổ điển khác còn bày
tỏ sự hoài nghi nhiều hơn. Thậm chí còn có ý kiến cho rằng quá trình dân chủ thường bị
suy thoái thành sự chuyên chế của các nhà hùng biện (Burnheim, 1985, p. 3). Để công tác
quản lý có thể đáp ứng được nhiều mối quan tâm của toàn dân, Kant ủng hộ một nhà
nước cộng hòa quân chủ. Theo ông một liên bang gồm các nước cộng hòa như vậy sẽ bãi
bỏ chiến tranh bằng việc áp dụng một hiệp ước ngăn cấm chiến tranh. Liên bang sẽ đòi
hỏi một mức độ luật pháp toàn cầu tối thiểu để bảo đảm thực thi hiệp ước này, nhưng lại
không trực tiếp đề cập đến vấn đề tích hợp để tạo ra một nền kinh tế toàn cầu duy nhất.
Toàn cầu hóa nền kinh tế đã đưa hội nhập toàn cầu vượt quá phạm vi Kant đề
xuất, bắt buộc mở rộng pháp luật và các công cụ tương tự để đẩy mạnh việc thực thi pháp
luật. Tổ chức thương mại thế giới và các cơ quan quốc tế khác chịu trách nhiệm về một
trật tự thị trường quốc tế cho hàng hoá, dịch vụ, và tiền vốn bằng việc đưa ra các quy tắc
ràng buộc đa quốc gia với các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc khi không thực thi.
Thực thi pháp luật nói chung còn yếu ở các vấn đề liên quan đến xã hội và môi
trường, nhưng ở đây chủ quyền quốc gia và quyền tự chủ cũng đã được xác định trong
một phạm vi rộng của luật pháp quốc tế, với việc thừa nhận sự cần thiết của các tổ chức
mới hoặc mở rộng hơn tại các khu vực khác (Held, 2002). Có hoặc không có một quy
trình dân chủ và sự tích hợp kinh tế để thúc đẩy liên bang toàn cầu của Kant hướng tới sự
thích ứng với một khuôn khổ pháp lý đầy đủ có thể tương ứng với một nhà nước bao quát
toàn cầu.
Bull (2000) đã đề cập đến làm thế nào để vận dụng được các hình thức quản lý
khác nhau trong quá khứ và hiện tại để quản lý hiệu quả một thế giới toàn cầu hóa và các
khả năng khác có thể thay thế mà không tuân theo bất kỳ mẫu hình nào đã có trước đây
của các tổ chức chính trị trên toàn cầu (p. 466). Điều này có thể được suy ra từ phân tích
của Plato cho rằng còn xa mới có thể đạt được.
Với cách nhìn theo chủ nghĩa duy tâm của Plato về những gì ông hy vọng về một
nước có thể không bao giờ được vật chất hóa, nhưng ông mô tả về những gì thực tế đã
được chứng minh thông qua mọi loại hình chính phủ đã từng được thành lập, cho dù là
theo chủ nghĩa bình quân hoặc áp đặt. Ông giải thích cho điều này là do mỗi nước đều
cần thiết phải có một quân đội với tầm quan trọng rõ ràng. Đối với quân đội hoạt động có
hiệu quả phải được lãnh đạo bởi người lãnh đạo với những quyền lực của người thống trị.
Dưới các luật lệ đó, cũng có thể được quân đội nước ngoài sang giúp đỡ nhằm giúp người
thống trị trong việc thực thi các quyết định của họ ( Plato, 360 B.C./1955, p. 159). Trong
một nền dân chủ hiện đại, những người thống trị được bầu bởi chính sách phổ thông đầu
phiếu, nhưng vẫn còn có các luật lệ. Họ vẫn còn có đội quân tinh nhuệ trợ giúp để làm
điều đó. Quân đội vẫn còn tồn tại cho cùng một lý do, như Plato đã giải thích, cho phép
nhà nước bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của nó chống lại những nước khác. Khi không có các
nước khác nhau, mọi thứ sẽ thay đổi.
Thật khó để có thể đánh giá được tầm cỡ ý nghĩa của khái niệm toàn cầu hóa.
Theo một cách hiểu thông thường chúng ta đã biết, toàn cầu hóa nghĩa là thế giới được
xem như là một. Nếu phải chịu một quy định của luật pháp, đó phải là một hội đồng làm
luật, một tòa án công bằng và một lực lượng cảnh sát, tất cả đều được toàn cầu hóa nhưng
cần xác định chức năng của nó cho từng quốc gia. Sẽ có một số mức quản lý qua đó có
thể tự xác định sự quản lý riêng, với từng cấp dưới đối với cấp trên tương ứng sẽ thông
qua các nguyên tắc phụ thuộc, tương tự như trường hợp hiện nay của Mỹ, EU và Vương
quốc Liên hiệp Anh với Scotland, xứ Wales, và Bắc Ailen. Sự tương tác toàn cầu giữa
17
các tính chất này có thể được quản lý bởi các nguyên tắc giống với những nguyên tắc nổi
bật, hoặc như dự tính trong một hệ thống được phát triển đầy đủ của chủ quyền quốc tế
(Held, 1997, 2002). Điều này có thể dẫn tới giảm bớt hoặc loại bỏ sự nghèo đói toàn cầu
và cũng có thể không. Tuy vậy theo nhiều cách khác, một nhà nước toàn cầu hoặc tương
đương là rất khác so với bất kỳ một nhà nước nào đã được biết đến hiện nay. Hội nhập
kinh tế toàn cầu có thể sẽ tương tự như EU, trong đó cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia
phần lớn đã được thay thế bằng sự cạnh tranh giữa các công ty.
Tuy nhiên, cũng có thể là những mô hình khác không giống với EU, một nền kinh
tế toàn cầu của một nước toàn cầu sẽ không có một nền kinh tế nào khác cạnh tranh
chống lại nó. Trong số nhiều yếu tố quyết định sự khác biệt về cơ cấu xã hội, sẽ không có
sự cần thiết nào thêm cho các hành vi kinh tế được tổ chức xung quanh một sự thừa nhận
rằng trong chiến tranh hiện đại, chi phí lớn cho vũ khí sẽ đem lại một lợi thế hiển nhiên
cho đất nước có cố gắng cao nhất và sự chi phí lớn nhất (Smith , 1776/1904). Nếu không
có nhà nước khác cạnh tranh chống lại nó cả về kinh tế và quân sự, các hệ thống kinh tế
và cấu trúc xã hội của một nhà nước toàn cầu phải được xác định bởi các yếu tố hoàn
toàn khác với những gì được mô tả bởi Plato (360 B.C./1955). Đã như là một quy luật, có
thể có các giai cấp thống trị, có thể có sự nghèo đói thấp hèn như hiện nay trong mọi
quốc gia hoặc chỉ một số ít quốc gia như hiện nay, nhưng nếu là như vậy cũng sẽ do
những lý do hoàn toàn khác nhau. Cho dù các cấu trúc xã hội và kinh tế có thể nổi bật,
chúng sẽ là hoàn toàn khác biệt so với hiện nay. Cho dù một hệ thống quản lý mới mà
chúng ta có thể phát triển hiện nay, và cho dù những nguyên tắc mới có thể áp dụng để hỗ
trợ chúng như hiện nay, chúng sẽ không tồn tại nếu chúng không tương thích với cách mà
loài người sẽ tương tác với nhau khi lý thuyết Plato về nhà nước không còn được áp
dụng. Đơn giản chỉ vì chúng ta không biết hình thức cấu trúc xã hội như thế nào sẽ trở
thành hiện thực, bởi vì không có nhà nước nào tránh được sự cạnh tranh chống lại của các
nước khác nếu nó tồn tại.
Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các quyết định đang được đưa ra hiện
nay. Trong một thế giới đang trong quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ, mọi khía cạnh của
nền văn hóa đều chịu ảnh hưởng của cấu trúc kinh tế xã hội của một nhà nước phải có sự
khác nhau cơ bản từ các nền văn hóa mà chúng ta đã quen thuộc. Nền văn hóa dân chủ tự
do thiên chúa Judeo-Christian phương Tây, các nền văn hóa Nho giáo của phương Đông,
nền văn hóa Hồi giáo, các nền văn hóa Ấn Độ giáo và mọi nền văn hóa khác trong thế
giới hiện đại, tất cả đã tiến hóa qua hàng ngàn năm của cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia
có chủ quyền riêng biệt. Nếu không có sự cạnh tranh như vậy, tất cả các nền văn hóa sẽ
thay đổi đáng kể. Điều này có thể ít ảnh hưởng về mặt tinh thần, nhưng vẫn cần phải học
cách chung sống với nhau, những các khía cạnh kinh tế xã hội của họ phải được phát
triển thành một tập hợp của một nền văn hóa mới, cuối cùng sẽ có sự khác nhau hoàn
toàn so với các nền văn hóa vốn có. Kết quả là, lý thuyết kinh tế cổ điển, lý thuyết kinh tế
tân cổ, lý thuyết kinh tế Marx-Lênin và bất cứ một lý thuyết kinh tế nào khác mà chưa đề
cập đến, tất cả sẽ trở thành vô nghĩa ngoài một sự giải thích về các hành vi của con người
đã cư xử như thế nào trong quá khứ, trong các hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau.
Điều này mang lại niềm hy vọng về một sự phát triển bền vững. Sẽ không gặt hái
được gì từ việc bảo vệ cái chết của một nền văn hóa hoặc một hệ thống kinh tế mà nó
đang bị biến mất. Nếu chúng ta thực sự không có sự khác biệt cơ bản giữa các chủng tộc
mà chỉ có một chủng tộc duy nhất, nó sẽ trở nên không thích hợp để phát triển nền văn
hoá và hệ thống kinh tế của một thế giới toàn cầu hóa, hoặc tốt hơn là tất cả chúng tồn tại
18
trong một sự hòa hợp. Cho dù chúng ta lựa chọn cạnh tranh, cuối cùng cũng sẽ một nhóm
nào đó sẽ giành thắng lợi, hoặc một tập hợp liên kết các nhiệm vụ hiện nay, chỉ có sự
khác biệt về kết quả cuối cùng là chất lượng môi trường mà con người đang tồn tại và tổ
tiên của những người đã tồn tại.
Để cho sự phát triển bền vững trong thực tế, mọi nguyên lý của khoa học xã hội
đều có một vai trò to lớn trong bước đầu khởi động rất khó khăn này. Sẽ là không cường
điệu nếu so sánh nó với toàn bộ sự tiến bộ của nhân loại, trong đó Smith, Ricardo và một
loạt các nhà tư tưởng khác đã phân tích cấu trúc kinh tế xã hội nổi bật của một hệ thống
sản xuất công nghiệp, trong khi nó đang trong quá trình thay thế hệ thống địa chủ phong
kiến. Trong cơ hội này, các cuộc nội chiến tại Anh và Mỹ, cuộc cách mạng đẫm máu tại
Pháp và sau đó là các cuộc cách mạng tương tự trên khắp Châu Âu vì chế độ dân chủ đã
giành lại quyền lực từ vua chúa và Đế chế La Mã thần thánh bị sụp đổ. Để tránh những
thăng trầm tương tự, để thiết lập một nền kinh tế tri thức toàn cầu và tránh gây nên sự
biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và cần thiết phải loại trừ sự phụ thuộc vào dầu
mỏ, quá trình học tập nghiên cứu phải được đẩy nhanh hơn.
Khi Thomas Hobbes có những đóng góp sớm của ông vào sự tiến bộ nhanh chóng
của nhân loại ngay sau cuộc nội chiến ở nước Anh, bản chất của cấu trúc kinh tế xã hội
nổi bật còn chưa rõ ràng. Hơn 100 năm sau, khi Adam Smith mô tả nó vẫn chưa rõ ràng ở
Pháp nơi mà một hệ thống kinh tế mới và quá trình dân chủ liên quan đã sớm được ứng
dụng. Chúng ta hiện nay cũng đang ở trong tình trạng tương tự, cần phải xác định các đầu
mối trong sự phát triển có liên đến sự khác biệt cơ bản giữa cấu trúc kinh tế và hệ thống
quản lý nền kinh tế bền vững, công bằng, dựa trên tri thức tích hợp toàn cầu và những
vấn đề cốt lõi-ngoại vi của nền kinh tế công nghiệp đã được mô tả bởi Smith (1776-1904)
và Ricardo (1821-2001). Các mối quan tâm nhất hầu như chắc chắn sẽ được tìm thấy
trong mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc. Vốn đầu tư đã vượt xa phạm vi trung
tâm-ngoại vi liên doanh, với áp lực mở rộng liên doanh vượt ra ngoài khuôn khổ thương
mại để điều chỉnh thương mại, nếu chỉ phục vụ lợi ích chung của các doanh nghiệp Mỹ
và Trung Quốc trong sự điều chỉnh về môi trường toàn cầu và điều kiện trong đó công
nhân làm việc. Vì hai nước đã vượt lên hình thành một nền kinh tế toàn cầu mới, cả hai
nước đều chịu ảnh hưởng của nhau để tìm ra hướng đi mới về vai trò lợi ích có thể trong
một nền kinh tế không phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng không ngừng để duy trì sự ổn
định của nó. Hơn nữa mối liên hệ này có khả năng được tìm thấy trong các hệ thống quản
lý khác nhau liên kết với các hệ thống kinh tế khác nhau. Sự tăng trưởng của Mỹ phụ
thuộc vào nền kinh tế hoàn toàn thị trường sẽ là không đủ. Cũng không là sự kết hợp nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa và nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa như ở Trung Quốc. Hoặc sự
tiếp cận của mỗi nước về quyền con người đều không thỏa mãn. Tuy nhiên, khi hai nước
kết hợp với nhau, cùng hiểu nhau tốt hơn sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định sự khiếm
khuyết trong cách quản lý kinh tế xã hội của họ và cho sự chuyển giao công nghệ, một hệ
thống mà thế giới loài người phụ thuộc.
Vai trò lớn nhất trong cuộc cách mạng toàn cầu về tư tưởng kinh tế và xã hội chắc
chắn sẽ phải có sự đóng góp của các nhà tư tưởng và các nhà hoạch định chính sách ở Mỹ
và Trung Quốc. Tất nhiên là tất cả chúng ta đều có trách nhiệm, và chúng ta đang đi trên
con đường không có lối ra. Chúng ta đang theo đuổi việc tạo lập một nền kinh tế tích hợp
toàn cầu với những gì nó đã xảy ra, mà không có ý tưởng xa hơn về những gì một nền
kinh tế tích hợp toàn cầu sẽ là như thế nào. Chúng ta đang thử nghiệm phát triển một xã
hội có tổ chức để quản lý nó, mà không có ý tưởng về mô hình đó sẽ là như thế nào. Để
19
tránh những tai họa tiềm năng của phát triển không bền vững, phát triển bền vững cần có
một cách nhìn rõ ràng hơn về những gì sẽ được phát triển.
Kết luận
Các vấn đề phức tạp và mâu thuẫn trong sự hiểu biết hiện tại về phát triển bền
vững đang che giấu một áp lực tiềm ẩn cần phải được giải quyết trước khi khái niệm này
có thể trở thành một thực tế. Những điều đó bao gồm sự cần thiết cho sự tăng trưởng kinh
tế để duy trì sự ổn định của một nền kinh tế thị trường không bị hạn chế; xu hướng của
một nền kinh tế như vậy có thể làm giảm thu nhập đang tồn tại ở một nơi nào đó trên thế
giới; tiềm năng của nền kinh tế toàn cầu hóa có thể xoá bỏ sự phân biệt giữa các nước có
thu nhập cao ở vị trí cốt lõi của hệ thống thương mại quốc tế và những nước có thu nhập
thấp ở vị trí ngoại vi; sự bất lực của sức mạnh thị trường về quản lý hàng hoá công cộng
toàn cầu khi không có luật pháp toàn cầu đủ mạnh; xu hướng lịch sử của sự khan hiếm tài
nguyên sẽ kích hoạt các cuộc chiến về tài nguyên; và những căng thẳng giữa các hệ thống
niềm tin có sự phát triển khác nhau ở những phần khác nhau trên thế giới.
Bài viết này đã xác định một khía cạnh quan trọng về vấn đề môi trường và kinh
tế toàn cầu hóa có thể cho phép giải quyết những tình trạng căng thẳng trên thế giới: Nếu
một nền kinh tế hợp nhất toàn cầu quản lý có hiệu quả môi trường toàn cầu được thực
hiện, nó sẽ loại bỏ các mối đe dọa kinh tế và quân sự đã từng xảy ra trong suốt lịch sử của
mọi nhà nước do sự tồn tại của các nhà nước khác. Vì vậy, sẽ không có một cấu trúc kinh
tế xã hội nào đang tồn tại có thể tồn tại nguyên vẹn và cũng không có những khía cạnh
nào của hệ thống niềm tin có thể kết hợp được với chúng. Hiện nay, nhiệm vụ xác định
những hình thức cấu trúc kinh tế xã hội nào sẽ được khuyến khích phát triển là một thách
thức lớn cho mọi nguyên lý của khoa học xã hội. Trường hợp đặc biệt như Mỹ và Trung
Quốc, hiện tại như là người lãnh đạo thế giới với những thách thức tiềm năng mạnh mẽ
nhất của họ. Còn rất xa để đặt ra một mối đe dọa, sự khác biệt sâu sắc giữa hai nước lớn
này đang đặt ra một cơ hội cho sự liên kết phát triển những hệ thống kinh tế mới và cơ
cấu quản lý một thế giới hợp nhất về công nghệ, công bằng về xã hội, bền vững về sinh
thái.
References
Aguilera-Klink, F. (1994). Some notes on the misuse of classic writings in economics on
the subject of common property. Ecological Economics, 9, 21-28.
Auty, R. M. (2000). How natural resources affect economic development. Development
Policy Review, 18, 347-364.
Bull, H. (2000). Beyond the states system? In D. Held & A. McGrew (Eds.), The global
transformations reader. Cambridge, UK: Polity.
Bulte, E., & Engel, S. (2005). Conservation of tropical forests: Addressing market
failure. New York: Columbia University, Initiative for Policy Dialogue. Retrieved from
Burnheim, J. (1985). Is democracy possible? Berkeley: University of California Press.
Clémençon, R. (2004). On the back burner again: Environment and development politics
since the 1992
Rio Conference. Journal of Environment & Development, 13, 111-118.
20
Clémençon, R. (2005). Costs and benefits of global environmental public goods
provision. San Diego: University of California, International Task Force on Global Public
Goods. George / Sustainable Development and Global Governance 123
Clémençon, R. (2006). What future for the global environment facility? Journal of
Environment &Development, 15, 50-74.
Cleveland, C. J. (2003). Biophysical constraints to economic growth. In D. Gobaisi (Ed.),
Encyclopedia of life support systems. Oxford, UK: UNESCO Encyclopedia of Life
Support Systems. Available from
Commission of the European Communities. (2005). Working together for growth and
jobs: A new start for the Lisbon Strategy (COM 24). Brussels, Belgium: Author.
Daly, H. E. (1992). Steady-state economics (2nd ed.). London: Earthscan.
Daly, H. E., & Townsend, K. N. (1993). Valuing the earth: Economics, ecology, ethics.
Cambridge, MA: MIT Press.
Donaldson, P. (1986). Worlds apart: The development gap and what it means (2nd ed.).
Harmondsworth, UK: Pelican.
European Communities. (2004). Facing the challenge: The Lisbon strategy for growth
and employment (Report from the High Level Group chaired by Wim Kok). Brussels,
Belgium: Office for Official Publications of the European Community.
Farrell, K. N., Kemp, R., Hinterberger, F., Rammel, C., & Ziegler, R. (2005). From *for*
to governance for sustainable development in Europe: What is at stake for further
research? International Journal of Sustainable Development, 8(1/2), 127-148.
George, C., & Kirkpatrick, C. (2004). Trade and development: Assessing the impact of
trade liberalisation on sustainable development. Journal of World Trade, 38(3), 441-469.
Georgescu-Roegen, N. (1971). The entropy law and the economic process. Cambridge,
MA: Harvard University Press.
Giljum, S., & Eisenmenger, N. (2004). North-south trade and the distribution of
environmental goods and burdens: A biophysical perspective. Journal of Environment &
Development, 13, 73-100.
Giljum, S., Hak, T., Hinterberger, F., & Kovanda, J. (2005). Environmental governance
in the European Union: Strategies and instruments for absolute decoupling. International
Journal of Sustainable Development, 8(1/2), 31-46.
Hardin, G. (1969). The tragedy of the commons. In G. Hardin (Ed.), Population,
evolution and birth control (pp. 367-381). San Francisco: Freeman. (Original work
published 1968)
Hardin, G. (1993). Living within limits: Ecology, economics and population taboos.
Oxford, UK: Oxford University Press.
Held, D. (1997). Democracy and globalization. Global Governance, 3, 251-267.
Held, D. (2002). Law of states, law of peoples: Three models of sovereignty. Legal
Theory, 8(2), 1-44.
Held, D., McGrew, A., Goldblatt, D., & Perraton, J. (1999). Global transformations:
Politics, economics and culture. Cambridge, UK: Polity.
Holmberg, J., & Sandbrook, R. (1992). Sustainable development: What is to be done? In
J. Holmberg (Ed.), Policies for a small planet (pp. 19-38). London: Earthscan.
Hopwood, B., Mellor, M., & O’Brien, G. (2005). Sustainable development: Mapping
different approaches. Sustainable Development, 13, 38-52.
Huntington, S. (1993). The clash of civilizations. Foreign Affairs, 72(3), 22-49.
21
International Task Force on Global Public Goods. (2006). Meeting global challenges:
International cooperation in the national interest (Final report). Stockholm: Secretariat
of the International Task Force on Global Public Goods.
Katrak, H., & Strange, R. (Eds.). (2004). The WTO and developing countries.
Basingstoke, UK: Palgrave Macmillan.
Keynes, J. M. (1963). Economic possibilities for our grandchildren. In Essays in
persuasion (pp. 358-373). New York: Norton. (Original work published 1930)
Klein, N. (2001). No logo. London: Flamingo.
Marx, K. (1887). Capital (Vol. 1, chap. 32, F. Engels, Ed., K. Campbell, H. Kuhls, A.
Thurrott, B. McDorman, B. Schultz, & M. Gimenez, transcribers). Retrieved from
Matthews, K., & Paterson, M. (2005). Boom or bust? The economic engine behind the
drive for climate change policy. Global Change, Peace & Security, 17(1), 59-75.
McGrew, A. (2000). Democracy beyond borders? In D. Held & A. McGrew (Eds.), The
global transformations reader (pp. 405-419). Cambridge, UK: Polity.
Mill, J. S. (1909). The principles of political economy (7th ed., W. J. Ashley, Ed., Book 4,
chap. 6). London: Longman, Green. Retrieved from
(Original work published 1848)
Millennium Ecosystem Assessment. (2005). Millennium ecosystem assessment synthesis
report. Rome: Millennium Ecosystem Assessment Secretariat.
Mishan, E. J. (1969). The costs of economic growth. Harmondsworth, UK: Pelican.
Offer, A. (2000). Economic welfare measurements and human wellbeing (Discussion
Papers in Economic and Social History No. 34). Oxford, UK: University of Oxford.
Ott, H. E., & Sachs, W. (2000). Ethical aspects of emissions trading (Wuppertal Papers
No. 110). Wuppertal, Germany: Wuppertal Institute.
Pearce, D. (1993). Blueprint 3: Measuring sustainable development. London: Earthscan.
Pearce, D., & Moran, D. (1994). The economic value of biodiversity. London: Earthscan.
Plato. (1955). The republic (H. D. P. Lee, Trans.). Harmondsworth, UK: Penguin.
(Original work published 360 B.C.)
Redclift, M. (2005). Sustainable development 1987-2005: An oxymoron comes of age.
Sustainable Development, 13, 212-217.
Ricardo, D. (2001). On the principles of political economy and taxation (3rd ed.).
Ontario, Canada: Batoche Books. (Original work published 1821)
Russell, B. (1961a). Has man a future? Harmondsworth, UK: Penquin.
Russell, B. (1961b). History of Western philosophy. London: George Allen & Unwin.
Russell, B. (1976). Can a scientific society be stable? In The impact of science on society
(pp. 109-127). London: George Allen & Unwin. (Original work published 1949)
Sachs, J., & Warner, A. (1995). Natural resource abundance and economic growth.
Cambridge, MA: Harvard Institute for International Development.
Smith, A. (1904). An inquiry into the nature and causes of the wealth of nations (E.
Cannan, Ed., Book 1, chap. IX, chap. VIII, Book 5, chap. I). New York: Methuen.
Retrieved from (Original work
published 1776)
Soroos, M. S. (2001). Global climate change and the futility of the Kyoto process. Global
Environmental Politics, 1, 2.
22
23
Spangenberg, J. H. (2005). Economic sustainability of the economy: Concepts and
indicators. International Journal of Sustainable Development, 8(1/2), 47-64.
Stern, N. (2006). Stern review on the economics of climate change (N. Stern, Chairman).
Cambridge, UK: Cambridge University Press.
Stiglitz, J. (2002). Globalization and its discontents. London: Penguin.
United Nations. (1992). Report of the United Nations Conference on Environment and
Development (Rio declaration, Principle 8, and Agenda 21, Chapter 4). Rio de Janeiro,
Brazil: Author. United Nations. (2002). Report of the World Summit on Sustainable
Development, plan of implementation (A/CONF.199/20, Chap. 1, para. 2). New York:
Author.
United Nations. (2003). Implementation of the United Nations Millennium Declaration:
Report of the Secretary-General to the General Assembly (A/58/323). New York: Author.
Vogel, D. (2001). The changing politics of risk regulation in Europe and the United
States (EUI Working Paper RSC No. 2001/16). Florence, Italy: European University
Institute.
Vogler, J. (2000). The global commons. Chichester, UK: Wiley.
von Braunmühl, C., & von Winterfeld, U. (2005). Sustainable governance: Reclaiming
the political sphere (Wuppertal Papers No. 135e). Wuppertal, Germany: Wuppertal
Institute.
von Clausewitz, C. (2005). On the nature of war (J. Graham, Trans.). London: Penguin.
(Original work published 1832)
Ward, B., & Dubos, R. (1972). Only one earth: The care and maintenance of a small
planet (Unofficial report commissioned by the secretary-general of the United Nations
Conference on the Human Environment). Harmondsworth, UK: Penquin.
Winpenny, J. (1995). The economic appraisal of environmental projects and policies: A
practical guide. Paris: Organization for Economic Cooperation and Development.
World Bank. (2000). The quality of growth. Washington, DC: Author.
World Bank. (2004). World development report 2005: A better investment climate for
everyone. Washington, DC: Author.
World Commission on Environment and Development. (1987). Our common future.
Oxford, UK: Oxford University Press.
Yale Center for Environmental Law & Policy. (2006). Pilot 2006 environmental
performance index. New Haven.