Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.97 KB, 4 trang )
Cơ chế tiêu hóa kỳ lạ của loài cá sấu
Xuất hiện thường trực trên những kênh truyền hình cáp về tự nhiên, cá sấu được miêu tả
là một trong những loài thú săn mồi đáng sợ nhất trên trái đất. Khi có cơ hội, cá sấu sẽ
nhồi nhét và tiêu thụ một bữa ăn tương đương với 23% trọng lượng cơ thể. Điều này có
thể được so sánh với một phụ nữ cân nặng gần 60kg ăn một lúc một chiếc hamburger
nặng 14kg. Nhưng cá sấu sẽ làm gì với khối thực phẩm đó vì nếu chúng không tiêu hóa
bữa ăn của mình nhanh chóng, rất có khả năng nó sẽ làm mồi cho loài khác hoặc tệ hơn là
thiệt mạng.
Từ lâu chúng ta đã biết loài bò sát có khả năng chuyển hướng máu đi qua phổi nhưng
chức năng sinh lý của khả năng này vẫn chưa được biết đến. Trong một bài báo mang
tính đột phá đăng trên ấn bản tháng 3-4 của Physiological and Biochemical Zoology
mang tên “Loài cá sấu lưu thông máu từ trái sang phải để tốt cho tiêu hóa”, Giáo sư C.G.
Farmer và đồng sự tại Đại học Utah, đồng thời thuộc Viện tim nhân tạo Utah, có thể
minh họa bằng thí nghiệm trên cá sấu Mỹ để kết luận lưu thông máu theo đường vòng
đóng vai trò trung tâm trong quá trình tiêu hóa và sống còn của chúng.
Sau khi ăn uống no nê, cá sấu thích tìm một chỗ ấm áp để nằm nghỉ và tiêu hóa bữa ăn.
Mặc dù hành động này có vẻ bình thường, nhưng bên trong cơ thể chúng một sự kiện lạ
lùng khác sẽ diễn ra. Trong suốt thời gian tiêu hóa, cá sấu lưu thông máu qua một mạch
đặc biệt không đi qua phổi tên là động mạch chủ trái. Con người, những động vật có vú
khác và loài chim thiếu mạch đặc biệt này. Vì vậy, tất cả máu được bơm từ bên phải của
tim chảy thông qua động mạch phổi vào phổi. Ở đây khí CO2 từ máu sẽ đi vào khí trong
phổi.
Cá sấu có thể chọn lựa không dùng động mạch chủ trái. Trong trường hợp đó, hệ tim
mạch của chúng rất giống với của loài có vú. Tuy nhiên, khi cá sấu tiêu hóa, chúng sẽ đổi