Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kỹ thuật nuôi Cá Sấu - Kết luận bước đầu doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.62 KB, 5 trang )

Kỹ thuật nuôi Cá Sấu - Kết luận
bước đầu


Bảo vệ môi trường và thân thiện với tự nhiên đang là xu thế mang tính toàn cầu. Đây là
diện rộng, còn diện hẹp là bảo vệ động vật hoang dã, hẹp hơn nữa là con vật mà chúng ta
đang nói tới: Cá Sấu.

Thử nhìn lưới ra thế giới xem người ta làm việc này ra sao? Ở Austraylia cá Sấu hoang
dã đẻ trứng, các hộ nông dân có điều kiện quan tâm nhặt về nhưng phải có trách nhiệm
đăng ký với cơ quan bảo tồn động vật hoang dã tại địa phương. Khi trứng sấu nở thành
con, phải mang trả về tự nhiên từ 15%- 20% số trứng đã nhặt. Cách này giúp nông dân
phát triển được nghề nuôi mới mà không làm mất đi số lượng của loài. Như vậy vừa khai
thác giá trị kinh tế vừa bảo tồn tốt hơn.

Ở Newdeland chính phủ nước này sẵn sàng bỏ ra 10.000 USD để tài trợ, khuyến khích
nông dân nuôi khi họ có nhu cầu.

Rồi ở Thái Lan, Indonesia, Campuchia…Việt Nam chúng ta bước đầu chính phủ đã có
nhiều khuyến khích ưu đãi cho người dân trong cây trồng và vật nuôi trong điều kiện của
mình cũng có thể và rất nên bảo tồn và nuôi dưỡng con vật này. Xét theo khái cạnh nhân
văn của vấn đề. Chúng ta biến da, thịt cá Sấu thành thương phẩm không phải là tàn sát.
Từ những giá trị kinh tế có được, chúng ta lại đầu tư vào những cở sở vật chất con giống,
nguồn thức ăn để bảo tồn và phát triển đàn cá tốt hơn. Trong một chưng mực nào đó nếu
chúng ta sử dụng những vật dụng từ da cá Sấu hoặc tăng thêm dinh dưỡng trong khẩu
phần ăn thì cũng thường tình như con người với những cây trồng và vật nuôi khác nằm
trong sự giao hoà của cuộc sống tự nhiên.

Trước những đổi thay tích cực của Đất nước, trước thời cơ hội nhập kinh tế. Nuôi cá Sấu
như một vấn đề tăng thêm sự đa dạng nghành nghề và việc di dưỡng cá Sấu ra miền Bắc
có vẻ như một thách thức.


Thì cũng như chúng ta ra nhập WTO. Hãy biến thách thức thành thời cơ sẽ đem đến cho
chúng ta những điều tốt đẹp. Theo chúng tôi việc đưa cá Sấu ra nuôi ngoài đất Bắc thì
cũng tương tự ngày xưa người Pháp đưa cây Cao su, Cà phê từ phương Tây vào Tây
Nguyên và Nam Bộ.

…Lại nữa, xưa chúng ta chỉ được ngắm hoa Cúc vào mùa thu thì bây giờ có thể gặp hoa
Cúc quanh năm. Cũng như việc người ta thắp sáng ánh điện để Thanh long cho qua trái
mùa, thậm chí sản lượng có thể gấp đôi quả chính vụ. Hay cá Hồi đã nuôi được ở Sapa
Việt Nam nơi vốn không phải là vùng địa lý, khí hậu mà trước đó chúng sinh sống. Còn
nữa những táo bạo của con người như làm làm biển nhân tạo giữa sa mạc.v.v…

Vấn đề là từ từ lựa theo tự nhiên để tự nhiên tế vi điều chỉnh chiều theo khát vọng của
con người.
Vâng, vậy là chúng tôi đã trình bày những ý tưởng về việc di cư cá Sấu ra ngoài Bắc với
những nội dung: kỹ thuật chăn nuôi, bảo tồn động vật hoang dã, khai thác thương phẩm
với những giá trị kinh tế.

Mới chỉ là những kiến thức phổ thông mong đến được với nhiều người. Nếu có sự thiếu
sót chưa hoàn chỉnh rất mong được bạn đọc, nhất là những ai cùng đam mê tâm huyết thể
tất và có những nhuận sắc đóng góp bổ sung để lần tái bản sau được đầy đủ và chặt chẽ
hơn. Vả lại chúng tôi nghiên cứu về những kiến thức phổ cập để nhưng ai có điều kiện và
mong muốn nuôi dưỡng và làm kinh tế bằng loài cá Sấu có sự vững tâm trong khi đặt
những bước đi ban đầu. Còn lặn sâu hơn vào chiều sâu tâm linh và những kiến thức hàn
lâm sinh vật là loại động vật bí ẩn và hoang dã này mong sẽ được bàn đến cùng bạn đọc
vào một dịp khác.

Rất có thể rồi đây câu thành ngữ “ Cáo chết để lại da người ta chết để lại tiếng”. Sẽ có
một nội hàm nữa và có thể biến đổi lại nữa “Sấu chết để lại da người chết để lại tiếng”.
Da đẹp và tiếng tốt. Vật và người như thế âu cũng là sự gặp thời vậy.


Mùa xuân đang tràn ngập. Không khí hội hè ngoài kia cầu nhịp cho những ý nghĩ cũng là
lúc dừng bút. Bước ra ngoài gặp gỡ những niềm vui.

×