Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kỹ thuật nuôi Cá Sấu - Cuộc di cư định mệnh potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.21 KB, 6 trang )

Kỹ thuật nuôi Cá Sấu - Cuộc di cư
định mệnh

Cá Sấu là loài động vật hoang dã, chúng sống theo hình thức tập trung và đặc biệt thích
ăn thức ăn động mang tính chất dượt đuổi, cắn xé con mồi. Cá Sấu xuất hiện từ thời
khủng long (khoảng 200 triệu năm trước), chúng tồn tại đến bây giờ và hầu như không
thay đổi gì để thích nghi với môi trường, chúng luôn là sự bí ẩn, là sự khiếp sợ của con
người, là chúa tể của đầm lầy hoang dã. Khoác lớp giáp sắt xù xì và có thân nhiệt từ 350
C đến 400 C trở lên.


Thực tế cho thấy đối với con người nhiệt độ cơ thể lên tới 420 C trở lên sẽ bị phá hủy nội
tạng dẫn đến tử vong. Với tính chất thân nhiệt cao loài động vật này chủ yếu thích nghi
sống trong môi trường nhiệt độ nóng ẩm như:


Cá Sấu thời kỳ dưỡng da - chuẩn bị thu hoạch

Nam Mỹ, Thái Lan, Malaysia, Idonesia, Nam Việt Nam, nên không có ở các nước có khí
hậu lạnh như Đông Âu hay Bắc Cực

Những giá trị tiềm ẩn cũng như lợi ích của cá Sấu mang lại là vô cùng lớn khi thị trường
thế giới mỗi năm cần khoảng 2 triệu tấn da cá Sấu .

Riêng Viêt Nam chúng ta hình thức nuôi cá Sấu xuất hiện khoảng thập niên 80 của thế kỷ
20 trở lại đây. Đặc biệt lại chỉ có ở khu vực phía Nam, nơi mà thiên nhiên ưu ái cho loài
động vật này một môi trường sống khá thích hợp, nhưng sự phát triển cũng như hiệu quả
nuôi chưa cao thị trường đầu ra bấp bênh, cá Sấu nuôi lấy thịt bán trôi nổi trên thị trường,
làm mất đi giá trị cũng như hiệu quả của loài. Làm cho các hộ nuôi không nhìn thấy mặt
độc đáo của nghề nuôi cá Sấu.


(Chuồng trại nuôi cá sấu lấy da K283 )

Cá Sấu nuôi tập trung quá nhiều trong một chuồng, lại được khí hậu ưu đãi khu vực phía
Nam, cá phát triển nhưng khôngcó thị trường tiêu thụ, chúng được nuôi cùng chuồng,
cùng một đàn là thế hệ cận huyết, đến thời kỳ sinh sản chúng cùng giao phối và sinh sản
tạo ra thế hệ thứ 2 (điều đó đã xả ra), nên cá Sấu được sinh ra không thể cho nhưng con
giống mang tố chất tốt và cho kháng thể mới có khả năng thích ứng với điều kiện môi
trường kém, nên quá trình nuôi sinh ra dịch bệnh. Đó là một trong những nguyên nhân
khi cá Sấu phía Nam đưa ra không nuôi được ở miền Bắc.


(Lai tạo con giống để tìm ra những mầm sống có sức sống mới)

Hơn nữa khí hậu miền Bắc lại không đáp ứng cho việc nuôi cá Sấu thành công thuận lợi
và mang lợi nhuận, vì chi phí nhiều tăng trưởng lại chậm điều đó không hợp với quan
điểm kinh doanh Nhưng ngược lại cá Sấu phía Bắc bù lại được thị trường khi tiếp giáp
với Trung Quốc, một thị trường tiềm năng về cá Sấu (Trung Quốc lại không thể nuôi
được) Trong cái rủi lại có cái may bởi khí hậu Bắc Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ôn
hòa. Từ môi trường nhiệt đới ôn hòa này cá Sấu dễ dàng chuyển hóa thích nghi như
người ta thường nói: “nhập gia tùy tục”.

Bởi nhu cầu của thị trường, bởi sự khâm phục tính “đấu tranh sống” cao của loài đã vật
lộn với sự chuyển giao của trái đất, khi con người phải chứng kiến sự tuyệt chủng của
loài bạo chúa Khủng Long (được coi là loại động vật có sức sống sức mạnh khủng
khiếp).

Còn cá Sấu vẫn bền bỉ sống cho đến ngày hôm nay, tìm kiếm và gìn giữ “hiện vật động”
từ trong kỉ xa xưa là chúng ta đang “bảo tồn lịch sử” quá khứ.

Cũng bởi: người dân xứ Bắc mong muốn thấy được cá Sấu sinh sống ngay tại xứ sở mình

đó là điều mà sau nhiều tìm kiếm thử nghiệm cùng với cơ số nghiên cứu của chúng tôi,
khẳng định rằng cá Sấu đã được nuôi thành công ở phía Bắc.

Với nguồn gốc bố mẹ lai xa như: cá Sấu bố Thái Lan với cá Sấu mẹ Campuchia hay cá
Sấu bố Cà Mau với cá Sấu mẹ Long An, sắp tới chúng tôi nghiên cứu lai tạo giữa cá Sấu
Cuba và cá Sấu Hoa cà Việt Nam. Sự lai ghép đổi mới sẽ giúp chúng ta tìm được những
con giống thuần chủng mang những đặc tính ưu, từ đó chọn lọc theo dõi khắc phục được
những đặc tính cản, đồng thời phát triển những khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Khi nguồn gốc con giống đã được đảm bảo thì bà con sẽ tiến hành gây nuôi thuận lợi
hơn.



(Cá sấu sống hoang dã nhưng trong môi trường thuần khiết)

Việt Nam là một đất nước nông nghiệp cho nên công việc lựa chọn giống hết sức quan
trọng, chính vì vậy ông cha ta đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn
những vật nuôi trong gia đình như: “ Gà đen chân trắng Mẹ mắng cũng mua, Gà trắng
chân đen mua chi giống ấy” Hơn nữa cá Sấu lại là động vật nuôi chưa được phổ biến
trong nước ta, đặc biệt là các vùng phía Bắc, nên việc lựa chọn giống và xác định nguồn
gốc con giống là yếu tố mang tính quyết định.

Việc khảo sát mô hình trang trại cũng như khảo sát tư vấn ở trang trại sẽ cho người nuôi
thấy được kinh nghiệm cũng như hiệu quả của nghề nuôi Sấu này.

(Khảo sát chuồng trại tận dụng sự ưu đãi từ thiên nhiên - Hình ảnh từ Cá Sấu Việt Nam)

Chọn được con giống tốt rồi lại phải đảm bảo được:
- Thứ nhất là sự tâm huyết đặc biệt với nghề.
- Thứ hai là sự kiên trì theo đuổi.


Bước khởi đầu không thể là không khó khăn, nhất là chúng ta còn chưa hiểu biết nhiều về
loại động vật từ thời tiền sử này. Hơn nữa sự chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ giúp người nuôi
thu được những thành quả về lợi ích kinh tế.

Hãy so sánh liên hệ thực tế cho thấy “tại sao gạo xuất khẩu của Thái Lan lại được giá hơn
gạo xuất khẩu của Việt Nam”?. Còn vụ việc cá Tra và cá Basa sẽ không xuất khẩu được
khi chúng bị hàm lượng kháng sinh quá mức cho phép. Với thị trường nhạy cảm như hiện
nay, tâm lý người tiêu dùng thực phẩm bao giờ cũng ưu tiên và lựa chọn những sản phẩm
sạch như : rau sạch, Gà sạch hơn là những loại giống rau, Gà cùng loại nhưng nuôi theo
phương thức “lấy lợi trước mắt”.


Được nuôi đúng kỹ thuật cá Sấu sẽ tránh được các lỗi như : xước da, có vết sẹo trên da, bị
bệnh phồng da chân, đốm nâu, tróc vẩy hoặc vết cắt. Nếu bị phạm lỗi trên, da cá Sấu sẽ bị
giảm 30% giá trị, giá của chúng được chia ta thành ba loại từ 1, 2 và 3.

Vì vậy nuôi cá Sấu trong môi trưòng đảm bảo về thực phẩm sạch, cách chăm sóc và theo
dõi một cách khoa học sẽ giúp cá tránh được bệnh nấm mốc, không trầy xước, phù da
phần bụng dưới. Do Sấu không thay đổi để thích nghi với môi trường sống, bởi nếu gặp
môi trường bất lợi là chúng bỏ đi, nhưng cá Sấu được nuôi trong môi trường kỹ thuật do
con người thuần hóa nuôi dưỡng và chăm sóc có nhiều lợi thế về mặt kháng thể, tạo cho
chúng những tập tính, thói quen thích nghi mới vượt qua quy luật cá Sấu chỉ có thể sinh
sống ở những vùng có khí hậu nóng ẩm.

Từ thời xa xưa đến nay trong tiềm thức của mọi người, cá Sấu vẫn là sự khủng khiếp,
một loại ăn thịt người. Mọi người thường rất sợ khi tiếp xúc với chúng, bởi bản năng tự
vệ của chúng quá cao. Tất cả mọi con vật khi động chạm tới chúng, chúng đều coi là
“thiên địch”, rồi chúng còn tranh mất nguồn sống của con người như: Cá, Tôm và thú
nhỏ Con người săn đuổi giết hại Sấu coi chúng như kẻ thù “bất hợp tác”. Cũng không có

sự “biện hộ” nào cho chúng.

Nhưng khi con người bắt đầu quan tâm tới chúng hay xa hơn nữa là muốn thuần hóa Sấu
biến Sấu thành những vật nuôi gần gũi trong gia đình, như bao vật nuôi khác thì trước hết
mọi người phải biết sơ qua một số thói quen cũng như những sinh hoạt sống thường trực
nhất của Sấu. Đây là những nhận thức có tính tổng quát để chúng ta tạo môi trường sống
mới, tiệm tiến đến thích nghi thực sự với cá Sấu.

Và cuộc di cư ra phía Bắc của giống vật đặc trưng này được định phận, sống được ổn
định lâu dài trên vùng đất mới.

×