Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đại học số hoá: Xu thế của thế giới potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.1 KB, 4 trang )

Đại học số hoá: Xu thế của thế giới
Theo thống kê của CyberUniversity, khoảng 70% các trường ĐH của Mỹ,
80% ĐH của châu Âu, Hàn Quốc, Singapore có kế hoạch phát triển theo
hướng đại học số hoá.
Ngày 21/4, Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị Quốc
gia Phát triển nguồn nhân lực CNTT. Những phương pháp đào tạo mới như
E-learning, M-learning (Mobile Learning), U-learning (Ubiquitous learning)
và xu hướng đại học số hoá đã được các đại biểu đến từ các cơ quan quản lý,
Hiệp hội và các trường Đại học nhấn mạnh.
Xu thế phát triển giáo dục điện tử
CNTT&TT đang được ứng dụng mạnh mẽ trong quá trình tổ chức đào tạo,
thay đổi nội dung, phương pháp giảng dạy hiện đại và bám sát yêu cầu thực
tiễn. Xu thế của thế giới là phát triển giáo dục điện tử, hình thành đại học số
hoá, liên minh các đại học trong phạm vi khu vực, toàn cầu.
Ông Hoàng Kiếm đến từ trường Đại học CNTT, Đại học Quốc gia Hồ Chí
Minh cho rằng, đại học số hoá hình thành và phát triển do nhu cầu đổi mới
giáo dục đại học để đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế
tri thức có phạm vi toàn cầu. Đại học số hoá được xây dựng và phát triển
trong "bộ 3": Chính phủ điện tử, thương mại điện tử, giáo dục điện tử.
Có thể hiểu đại học số hoá là một quy trình giảng dạy trong đó mọi hoạt động
đều được xây dựng trên môi trường điện tử. Chẳng hạn, các hệ thống nghiên
cứu, công trình và kết quả nghiên cứu, các nguồn tài nguyên học tập đều
được số hoá, như hệ thống bài giảng, giáo trình điện tử, thư viện điện tử, các
nguồn thông tin dữ liệu, hệ thống quản lý đào tạo. Thậm chí, các hoạt động
hỗ trợ sinh viên, các hoạt động thương mại trong trường học như dịch vụ về
cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, phát triển các dịch vụ chuyển giao công
nghệ cũng được thực hiện theo mô hình số hoá. Hệ thống thông tin xúc tiến
việc làm, tuyển dụng, cấp học bổng, tất cả đều được quản lý số hoá.
Trong những năm qua, nhiều trường đại học trên thế giới đã bước đầu xây
dựng nền tảng cho đại học số hoá. Một số trường đại học đã triển khai thành
công mô hình này như Ukeu (Đại học số hoá của Anh), CyberUniversity (Đại


học số hoá của Hàn Quốc), Đại học USQ (Queensland, Úc), Đại học MIT
(Mỹ).
Theo thống kê của CyberUniversity, khoảng 70% các trường Đại học hàng
đầu của Mỹ có kế hoạch phát triển theo hướng đại học số hoá. Tại châu Âu,
Hàn Quốc, Singapore có khoảng 80% các trường đại học định hướng phát
triển theo mô hình đại học số hoá.

Hiện nay, tại Việt Nam nhiều trường đại học cũng đã xây dựng hệ thống giáo
dục trực tuyến phục vụ đào tạo sinh viên từ xa qua mạng và sinh viên chính
quy. Đó chính là cơ sở để xây dựng đại học số hóa. Trường Đại học CNTT đã
xây dựng kho học liệu điện tử - hay còn gọi là phần mềm Dạy và Học. Tài
nguyên học tập của trường bao gồm tất cả các loại học liệu điện tử liên quan
như đề cương bài giảng, hệ thống slide, bài tập mẫu, tài liệu tham khảo, slide,
video, CD-ROM Sinh viên được cấp tài khoản truy cập hệ thống tài
nguyên học tập, tiếp cận hệ thống giáo trình điện tử các môn học, thư viện e-
books. Ông Kiếm cho biết, hiện nay đã có trên 10 tỉnh thành kết nối vào hệ
thống e-learning của trường Đại học CNTT.
Việt Nam sắp có mạng giáo dục
Tại Hội nghị, ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục CNTT, Bộ GD&ĐT,
cho biết, Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel đã ký thoả thuận với Bộ
Giáo dục và Đào tạo, tài trợ mãi mãi, miễn phí kết nối Internet băng thông
rộng đến tất cả các trường phổ thông, mầm non, các trung tâm giáo dục, các
phòng giáo dục và đào tạo. Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ tổ chức lễ khánh thành
mạng giáo dục mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long vào ngày 10/9/2010. Như
vậy, Việt Nam sẽ có một hạ tầng mạng phục vụ cho giáo dục chủ yếu dựa
trên nền đường trục cáp quang của Viettel. Thông qua mạng giáo dục, Bộ
GD&ĐT có thể cung cấp dịch vụ dạy học qua mạng đến gần 700 phòng giáo
dục và đào tạo quận, huyện và tiến tới đến 2.500 trường trung học phổ thông.
Mô hình đào tạo, tập huấn giáo viên trực tiếp qua mạng giáo dục sẽ được
triển khai mạnh mẽ hơn.

Ngoài ra, tận dụng triệt để sự phát triển của CNTT-TT, đặc biệt là sự phát
triển của Internet băng rộng và các thiết bị cầm tay cũng mang lại nhiều
phương pháp dạy học mới như M-Learning, U-Learning (Ubiquitous
Learning: Học mọi lúc mọi nơi). Sự phát triển của các công nghệ di động bao
gồm ĐTDĐ thế hệ mới, thiết bị PDA kết nối Internet, laptop với khả năng
truy cập wi-fi, sẽ giúp người học kết nối cao hơn và sử dụng tốt hơn cho việc
học tập mọi lúc mọi nơi. Hiện nay trường Đại học CNTT đã bắt đầu triển
khai nghiên cứu sử dụng các thiết bị di động trong giáo dục điện tử, thực hiện
một số công việc như thiết kế lại các giao diện web, giáo trình điện tử phù
hợp với kích thước màn hình của các thiết bị di động.
Theo các chuyên gia, những biện pháp đào tạo trên, đặc biệt là đào tạo trực
tuyến, sẽ giải quyết tình trạng thiếu hụt giáo viên ở vùng sâu, vùng xa. Đây
cũng là phương pháp cung cấp tài nguyên học tập tốt nhất cho các vùng sâu.
Hiện nay, nhân lực CNTT không chỉ thiếu cho nhu cầu thị trường lao động
trong nước, mà nhân lực của nhiều nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, EU
cũng đang thiếu trầm trọng. Đây chính là môi trường tiềm năng cho nhân lực
CNTT Việt Nam có thể vươn ra thị trường nước ngoài.

×