Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Từ Van Gogh đến Kandinsky: Chủ nghĩa biểu tượng trong từng tác phẩm pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.98 KB, 17 trang )




Từ Van Gogh đến Kandinsky:
Chủ nghĩa biểu tượng trong
từng tác phẩm

Chủ nghĩa biểu tượng khuyến khích những người nghệ sĩ
thoát ra khỏi hiện thực trước mắt và thay vào đó sử dụng gam
màu đậm, hình khối được đơn giản hóa như những công cụ
diễn đạt. Đây là một cánh cửa dẫn tới chủ nghĩa hiện đại.

Từ ngày 14/7 đến ngày 14/10 đã diễn ra triển lãm tranh "Từ
Van Gogh đến Kandinsky" tại Phòng tranh Quốc gia
Scotland, mang đến khám phá về những điểm nổi bật của chủ
nghĩa tượng trưng trong hội họa. Hãy cùng chúng tôi điểm
qua những tác phẩm sẽ được triển lãm tại đây.


Vincent Van Gogh: Đồng lúa mì với người thợ gặt, 1889



Bức tranh này ra đời trong khoảng thời gian ông nằm viện
gần Arles. Tính tích cực của những màu sắc rực rỡ và những
cây lúa mì vàng múa lượn bị giảm đi bởi sự có mặt đầy tính
biểu tượng của người thợ gặt đang lao động cực nhọc bên
dưới bầu trời xanh. Trong một bức thư gửi người em trai,
Van Gogh đã viết rằng "nhân tính có lẽ là những cây lúa mì
mà anh ta đang gặt hái".




Paul Gauguin: Phong cảnh Martinique, 1887



Gaugin vẽ bức tranh này vào năm 1887, vài năm sau khi ông
tìm thấy chốn không tưởng nhiệt đới ở Tahiti. Cái cách ông
xử lý các chi tiết trong bức Phong cảnh Martinique cho thấy
nhiệt huyết từ rất sớm của ông đối với cái mà ông gọi là một
thiên đường "nguyên thủy", xa khỏi sự suy thoái kinh tế và
xã hội của Châu Âu. Sự sợ hãi cái hiện đại và thành thị là
một mối bận tâm thường gặp của chủ nghĩa biểu tượng.



Paul Gauguin: Ảo mộng của bài thuyết giáo (Jacob đấu vật
với Thiên thần), 1888



Việc Gaugin sử dụng màu đỏ chói làm màu chủ đạo trong
bức tranh này đã tách hình ảnh của Kinh thánh ra khỏi quang
cảnh thực tại. Sự phân tách này còn được nhấn mạnh hơn nữa
thông qua hình ảnh cái cây chia đôi bức tranh, để lại hai nhân
vật đang đấu vật ở một bên, và những người nông dân Breton
ở một bên.




Vincent Van Gogh: Người gieo hạt, 1888



Bầu trời màu xanh lá cây trùm lên trên người gieo hạt, đe dọa
biểu tượng của sự tái sinh. Những cánh đồng xanh lam trông
rất cằn cỗi và ánh mặt trời chẳng mang lại chút hơi ấm nào,
phá vỡ cái đáng lẽ phải là một khung cảnh tươi sáng. Đây là
một tác phẩm giàu cảm xúc, thể hiện qua cách sử dụng những
gam màu không thực hơn là thể hiện đối tượng của đề tài.



Paul Signac: Hoàng hôn, Đánh cá mòi, 1891



Độ sáng cao của bức tranh này đến từ kỹ thuật vẽ bằng
những chấm li ti, trong đó những màu sắc tinh khiết được sử
dụng và không pha trộn như những chấm nhỏ. Các tông màu
quang phổ tạo ra một mật độ những chấm nhỏ lung linh
huyền ảo. Cách tiếp cận này dựa trên khoa học màu sắc hiện
đại chứ không phải chủ nghĩa thần bí và biểu tượng.


Lord Frederic Leighton: Clytie, 1892



Là một họa sĩ vẽ tranh lãng mạn hoặc lịch sử, Leighton mang

nỗi ám ảnh về chủ nghĩa biểu tượng với hình tượng mặt trời.
"Ánh mặt trời không bao giờ có thể là một thứ phụ kiện," ông
viết, "ánh hào quang của nó là tối cao" - và nó thống trị toàn
bộ bức tranh này, làm cho hình ảnh một người đang quỳ ở
cận cảnh trở nên nhỏ bé. Leighton là họa sĩ đầu tiên được
nhận danh hiệu quý tộc, nhưng đã qua đời ngay sau đó.



Jens Ferdinand Willumsent: Mặt trời trên núi phía Nam,
1902



Người nghệ sĩ đã biến hiện thực trở nên thần bí qua các phân
lớp ánh sáng và chân trời cao chót vót nối tiếp nhau. Thiên
nhiên là vô hạn, cả về tỷ lệ và tinh thần, trong khi đó ngôi
làng bên bờ biển xuất hiện trông như đang bùng cháy trong
ánh sáng chói lòa, một phép ẩn dụ đối với sự nhỏ bé của con
người trước thiên nhiên.



Akseli Gallen-Kallela: Hồ Keitele, 1905



Vẻ tĩnh lặng của quang cảnh thiên nhiên này bị quấy rối bởi
những gợn sóng trên mặt nước và hòn đảo rậm rạp. Các gợn
sóng được cho là tạo ra bởi chiếc thuyền của Väinämöinen,

thi sĩ huyền thoại trong văn học dân gian Phần Lan.


Edvard Munch: Người đàn ông và người phụ nữ trên bãi
biển, 1907



"Sự cứu rỗi sẽ đến từ chủ nghĩa biểu tượng", Munch tuyên
bố. "Ý tôi là người nghệ sĩ áp hiện thực vào quy tắc của
mình, rằng cảm xúc và suy nghĩ phải được đặt lên trên tất cả
và hiện thực chỉ được sử dụng như một biểu tượng." Bức
tranh như trong mơ này xoay quanh con người hơn là phong
cảnh, chứa đầy nỗi lo lắng, bất an và sự khủng hoảng không
thể nói nên lời.



Wassily Kandinsky: Cossacks, 1910-1911



Tác phẩm trừu tượng này mang những yếu tố biểu tượng.
Thung lũng, được trải dài bởi cầu vồng, và với một tòa lâu
đài ở phía bên phải trông có vẻ trống trải nhưng chặn hai bên
cầu vồng là những cây súng và phía trên xuất hiện hai con
ngựa nuôi, mỗi con chở một kỵ sĩ đeo gươm. Một bức tranh
sống động đánh dấu bước chuyển dịch sang chủ nghĩa hiện
đại.


×