Về một kỷ nguyên bị
quên lãng
Khi Teresa A. Carbone – người phụ trách nghệ thuật Mỹ
tại bảo tàng Brooklyn bắt đầu xúc tiến một triển lãm để
trùng với lễ kỷ niệm vào năm tới của Đạo luật Nhân
quyền 1964, cô tình cờ phát hiện một kho tác phẩm
thuộc Phong trào Nghệ thuật Da đen, một nhánh văn hóa
của các phong trào quyền người da đen ở thập niên 1960
và 1970. Đây là một khu vực nghệ thuật bị lãng quên từ
lâu nhưng gần đây đã thu hút sự chú ý.
Nhận thấy bộ sưu tập này là cầu nối hai thế hệ tác phẩm đã
có ở bảo tàng – của các nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi trước đây
như John Biggers, Sargent Johnson, Lois Mailou Jones và
lớp kế thừa họ hiện nay – Carbone đã thuyết phục bảo tàng
mua lại. “Ngay cả khi người ta ý thức hơn về tác phẩm đã
xác minh của nghệ sĩ da đen, phải đến bây giờ các nghệ sĩ
này mới nhận được sự công nhận mà họ xứng đáng”, cô
Carbone nói.
Nhiếp ảnh gia Edward Weston nổi tiếng với bộ ảnh Nude,
1925
Bộ sưu tập 44 tác phẩm của 26 họa sĩ – được cựu thương
nhân David Lusenhop ở Chicago hiện đang sống tại Detroit,
và đồng nghiệp của ông là Melissa Azzi thu thập. Khoảng
hơn chục năm trước, hai người bắt đầu mua những gì họ cảm
thấy là ví dụ điển hình của Phong trào Nghệ thuật Da đen.
Các tác phẩm gồm có Nhà cách mạng (Revolutionary, 1971)
của Wadsworth Jarrell – một bức tranh acrylic vẽ chân dung
nhà hoạt động nhân quyền da đen theo Đảng Cộng sản Mỹ
Angela Davis bằng màu huỳnh quang Day-Glo; và Bộ váy áo
bức tường đô thị (Urban Wall Suit, 1969) của Jae (vợ Jarrel)
– bộ quần áo phụ nữ chắp vá trông giống như mảng tường
gạch bị vẽ kín; và bức tranh màu nước Những bà vợ của
Shango (Wives of Shango, 1969) của Jeff Donaldson. “Chất
liệu này là cực kỳ hiếm”, cô Carbone đánh giá, “Nó sẽ vô
cùng ấn tượng với những người đã sống qua các phong trào
dân quyền, và gây ngạc nhiên cho một thế hệ trẻ không quen
với văn hóa lịch sử của những năm 1960”.
Bộ váy áo bức tường đô thị, tác phẩm của Wadsworth Jae,
1969
Còn có bộ sưu tập từ năm 1979 của kiến trúc sư người Chile
Carlos Alberto Cruz với những tác phẩm nổi bật như bộ ảnh
Khỏa thân (Nude, 1925) của Edward Weston, bức Những
viên gạch (Bricks, 1922) của Edward Steichen, bức Từ cửa
sổ phía sau nhà ‘291 (From the Back Window ‘291, 1914)
của Alfred Stieglitz, và một trong những bức ảnh trừu tượng
của Moholy-Nagy từ 1925. Bộ sưu tập này đã được trưng bày
lần duy nhất trong một chương trình được gọi là Những kiệt
tác hiện đại đến năm 1925 tại Trung tâm Nhiếp ảnh Quốc tế
ở New York. Nhưng đã là 28 năm trước. Tháng 4 này, nó sẽ
xuất hiện trong cuộc bán đấu giá mang tên Những kiệt tác
hiện đại từ một bộ sưu tập cá nhân do Trung tâm đấu giá
Christie tổ chức ở New York, bao gồm 72 bản in được thực
hiện từ 1900-1925. Theo đánh giá của Joshua Holdeman –
giám đốc quốc tế về nghệ thuật thế kỷ XX của Christie: “Đơn
giản là những bản in cổ điển không còn nữa. Đây là bộ sưu
tập cá nhân quan trọng nhất về các bản in hiện đại mà chúng
ta biết”.
Nhà cách mạng, tranh của Wadsworth Jarrell, 1971
Những bà vợ của Shango (Wives of Shango, 1969) của Jeff
Donaldson
Bricks (1922) - Steichen
From the Back Window - Từ cửa sổ phía sau nhà (1914) của
Alfred Stieglitz
“Tháng hai xám xịt thế!” – bà Cecilia Alemani, người phụ
trách và là giám đốc của Trung tâm Nghệ thuật High Line
nói: “Tôi nghĩ: tại sao không thêm một chút màu sắc để làm
mọi thứ sáng lên hơn?” Bà Alemani giải thích lý do tại sao
bà yêu cầu nghệ sĩ khái niệm ở California là Allen
Ruppersberg tạo ra bảng quảng cáo 8x23m dựng ở đường
Tây 18 và Đại lộ số 10 ở Chelsea (New York), trong một bãi
đậu xe bên cạnh High Line. Trưng bày suốt từ ngày 1 đến
28.2, biển quảng cáo sẽ là một biến thể của một trong những
áp phích đặc trưng của Ruppersberg. Ông bắt đầu trưng bày
các áp phích từ những năm 1960, lấy ý tưởng từ các đối
tượng hàng ngày và những đoạn từ các tạp chí, quảng cáo,
bưu thiếp, hồ sơ
Bảng quảng cáo lần này được chuyển thể từ một tác phẩm từ
những năm 1980 được gọi là Bạn & Tôi, lấy cảm hứng từ
đám áp phích họa sĩ Ruppersberg nhìn thấy trên các đường
phố của Los Angeles để quảng bá các sự kiện trong khu vực
như một trận đấu vật, lễ hội và các cuộc họp tôn giáo. Trên
đó, sự kết hợp hài hòa của các từ “Bạn” và “Tôi” được sắp
xếp theo màu huỳnh quang hồng, cam và vàng. “Thông tin
trên bảng quảng cáo không có thực, vì vậy bạn có thể đọc nó
theo bất cứ cách nào”, bà Alemani nói. Đây là bảng quảng
cáo thiết kế nghệ thuật thứ tám do bà phụ trách, bắt đầu từ
một ý tưởng năm 2011 và hướng theo phong cách của John
Baldessari, Maurizio Cattelan và Paola Pivi. “Sau khi đã có
một số bảng quảng cáo dựa trên hình ảnh, tôi đang tìm kiếm
một họa sĩ sử dụng ngôn ngữ một cách trực quan”, bà chia sẻ
thêm: “Đó là bạn đã tự làm cho đô thị thơ mộng”.