Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2008-2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.43 KB, 37 trang )

ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo
KHOA THƯƠNG MẠI - DU LỊCH
ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH DOANH QUỐC TẾ
TÊN ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2008-
2012
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
PHAN NGUYỄN LINH THẢO
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
NGUYỄN THỊ THÙY TRANG
LỚP 36K1.1
Trang 1
ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo
MỤC LỤC

Trang 2
ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo
DANH MỤC BẢNG
Chương 2:
Bảng 2.1.So sánh một số chỉ số kinh tế chủ yếu của Đà Nẵng với các tỉnhthuộc
Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung (2012)
Bảng 2.2. Tình hình thu hút FDI tại Đà Nẵng giai đoạn 2008-2012
Bảng 2.3. Tình hình thu hút vốn FDI theo lĩnh vực đầu tư năm 2011
Bảng 2.4. Tình hình thu hút vốn FDI theo lĩnh vực đầu tư năm 2012
Bảng 2.5. Tình hình thu hút vốn FDI theo đối tác đầu tư lũy kế đến 12/2012
Bảng 2.6. Tình hình thu hút vốn FDI theo đối tác đầu tư năm 2011
Bảng 2.7. Tình hình thu hút vốn FDI của Đà Nẵng theo đối tác đầu tư năm 2012
Bảng 2.8. Tình hình thu hút vốn FDI theo địa điểm đầu tư lũy kế đến 12/2012
DANH MỤC HÌNH VẼ
Chương 2


Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố Đà Nẵng và Việt Nam giai đoạn
1997-2011
Hình 2.2. So sánh thu nhập bình quân đầu người của Đà Nẵng và Việt Nam. DVT:
USD
Hình 2.3. Kim ngạch xuất khẩu của Đà Nẵng 2005-2011
Hình 2.4. Tình hình thu hút FDI tại Đà Nẵng giai đoạn 2008-2012.
Hình 2.5. FDI theo lĩnh vực đầu tư, lũy kế đến 12/2012
Hình 2.5. Tình hình thu hút vốn FDI theo đối tác đầu tư đầu tư lũy kế đến 12/2012
Trang 3
ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
FDI: Foreign Direct Investment, Đầu tư trực tiếp nước ngoài
CNH – HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
DTNN: Đầu tư nước ngoài
TP: Thành phố
EWEC: East-West Economic Corridor, Hành lang kinh tế Đông Tây
ADB: Asian Development Bank ,Ngân hàng Phát triển châu Á
ODA: Official Development Assistance, Hỗ trợ phát triển chính thức
CNTT: Công nghệ thông tin
DVT: Đơn vị tính
Cty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn
Trang 4
ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo
Trang 5
ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo
MỞ ĐẦU
Bất kì một tỉnh, thành phố nào muốn thực hiện CNH – HĐH đều cần phải có vốn,
vốn là chìa khóa, là điều kiện hàng đầu để thực hiện CNH – HĐH và góp phần vào
mục tiêu CNH – HĐH chung của cả nước. Song vốn được tạo từ đâu và bằng cách
nào là phụ thuộc rất lớn vào chính sách của mỗi tỉnh, mỗi thành phố nói riêng

và cả nước nói chung. Thông thường vốn được huy động từ hai nguồn: vốn trong
nước và ngoài nước. FDI có vai trò to lớn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã
hội, phát triển kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, giải quyết việc làm cho hàng
triệu lao động, nâng cao mức sống cho người dân. Qua đề tài này, ta sẽ có được một
cái nhìn tổng quan về tình tình FDI của Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2008-2012 từ
đó giúp ta nhận diện được các vấn đề khó khăn gặp phải để dễ dàng đưa ra các giải
pháp phù hợp, cải thiện được tình hình, giúp kinh tế Đà Nẵng ngày càng phát triển.
Trang 6
ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo
CHƯƠNG 1 :
KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI)
1.1.Khái niệm FDI
Mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đưa ra khái niệm về FDI, song ta có
thể đưa ra một khái niệm tổng quát nhất, đó là: Đầu ttư trực tiếp nước ngoài là sự
di chuyển vốn quốc tế dưới hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở một
nước đưa vốn vào một nước khác để đầu tư, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý,
điều hành tổ chức sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm
quản lý …nhằm mục đích thu lợi nhuận.
1.2.Đặc điểm FDI
Trong giai đoạn hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài có một số đặc điểm
sau:
Một là: về vốn góp của chủ ĐTNN, phải đóng góp một lượng vốn tối thiểu theo
quy định của từng nước, qua đó để họ có quyền được trực tiếp tham gia điều hành
đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư.
Hai là: về quyền điều hành, quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phụ
thuộc vào mức góp vốn.
Ba là: chia lợi nhuận: Nhà ĐTNN thu được lợi nhuận đầu tư phụ thuộc vào kết
quả sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp. Lãi, lỗ được phân chia theo tỷ lệ góp
trong vốn pháp định, sau khi đã trừ đi thuế lợi tức và các khoản đóng góp cho
nước chủ nhà.

Bốn là: về hình thức đầu tư: được thực hiện dưới nhiều hình thức. Điều này tạo
ra ngày càng nhiều cơ hội và lựa chọn
cho các chủ thể của các nguồn vốn FDI.
1.3.Các hình thức FDI
- Hiện nay FDI được thực hiện theo hai kênh cơ bản: Đầu tư mới
(Greenfield Investment) và Sáp nhập & Mua lại (Mergers and
Acquisitions _ M&A).
- Xét về hình thức đầu tư, hiện nay, FDI được thực hiện dưới các hình
thức cơ bản:
+ Doanh nghiệp liên doanh (Joint Venture Enterprise)
+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign capital enterprise)
+ Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh
doanh _ BCC (Business Cooperation Contract)
- Ngoài 3 hình thức đầu tư truyền thống đã tồn tại từ lâu, trong những năm
gần đây, nhiều nước đã áp dụng các hình thức FDI mới như sau:
+ Đầu tư theo hợp đồng Xây dựng _ Kinh doanh _ Chuyển giao _ BOT (Build _ Operate _
Transfer)
Trang 7
ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo
+ Đầu tư theo hợp đồng Xây dựng _ Chuyển giao _ Kinh doanh –BTO (Build _ Transfer _
Operate)
+ Đầu tư theo hợp đồng Xây dựng _ Chuyển giao _ BT (Build_ Transfer)
+ Hình thức công ty cổ phần; Hình thức công ty hợp danh
+ Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ _ con (Holding Company)
+ Hình thức chi nhánh công ty nước ngoài
- Về phương thức tổ chức kinh doanh, có thể kể đến các hình thức sau:
Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở, đặc
khu kinh tế
1.4.Xu thế vận động FDI trên thế giới
Ngày nay, sự vận động của FDI biểu hiện trên một số xu hướng sau:

- Cùng với quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, vốn đầu tư
nước ngoài đã phát triển nhanh và trở thành một hình thức quan trọng trong hoạt
động đầu tư của các quốc gia trên thế giới.
- Sự phân bổ dòng vốn FDI không đều, phần lớn tập trung ở các nước công nghiệp
phát triển, dòng vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển tuy có chiều hướng
tăng lên nhưng tỷ trọng còn nhỏ bé.
- Dòng vốn FDI đang chịu sự chi phối và kiểm soát chủ yếu bởi các TNCs của các
nước phát triển.
- Tính cạnh tranh giữa các nước đầu tư và giữa các nước tiếp nhận đầu tư với nhau
ngày càng cao.
- FDI giữa các đối tác tham gia quá trình luân chuyển vừa có tính quốc tế hóa, vừa có
tính cục bộ.
- Hầu hết các nước đều tham gia vào cả hai quá trình đầu tư và tiếp nhận đầu
tư.
- Châu Á vẫn là khu vực quan trọng và năng động nhất trong việc thu hút đầu tư nước
ngoài, nhưng cơ cấu trong nội bộ FDI có thể thay đổi.
- FDI tập trung vào các ngành kinh tế mới đó là: Tin học, công nghệ thông tin và công
nghệ sinh học dẫn đến tình trạng các ngành sản xuất mới phát triển mạnh mẽ, còn
các ngành sản xuất truyền thống sẽ bị sáp nhập thành các công ty cực lớn hoặc
được tổ chức lại.
- Một số nước đang phát triển quay trở lại đầu tư sang các nước đã và đang là nhà
đầu lớn nhất của các nước này.
Trang 8
ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo
CHƯƠNG 2:
TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TP ĐÀ NẴNG.
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI tại Đà Nẵng
2.1.1. Đặc điểm của Đà Nẵng.
2.1.1.1. Vị trí địa lí
a. Đà Nẵng là động lực tăng trưởng và phát triển của khu vực miền Trung

Đà Nẵng được xác định là thành phố đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng của Vùng
Kinh tế trọng điểm miền Trung, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực
miền Trung và Tây Nguyên.
Bảng 2.1.So sánh một số chỉ số kinh tế chủ yếu của Đà Nẵng với các tỉnh thuộc
Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung (2012)
Chỉ số ĐVT
TP.Đà
Nẵng
TT-
Huế
Quảng
Nam
Quảng
Ngãi
Bình
Định
Diện tích Km2 1.283 5,054 10.407,4 5.137,6 6.039
Dân số
trung bình
1.000 người 967,9 1.429 1.220 1.495
GDP bình
quân đầu
người
USD/người 2.294 1.490 1.726
Tốc độ tăng
trưởng GDP
% 9.1 9,7 11,5 10,7 10,26
Kim ngạch
xuất khẩu
Triệu USD 1.663,8 460,5 495 347 446,8

Kim ngạch
nhập khẩu
Triệu USD 879 475 1.010 152,3
Nguồn: Báo cáo các Tỉnh
Cảng Đà Nẵng được xác định là điểm cuối phía đông của tuyến Hành lang Kinh
tế Đông Tây (EWEC).
Trang 9
ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo
Đà Nẵng với vai trò là cửa ngõ ra Thái Bình Dương và là cảng xuất nhập khẩu
hàng hóa của vùng nội địa giàu tiềm năng chưa được khai thác ở Lào, Đông Bắc
Thái Lan, Myanma và miền Trung Việt Nam.
EWEC là một trong năm hành lang kinh tế được phát triển theo sáng kiến của
các nước ASEAN được tài trợ bởi ADB và ODA của Nhật nhằm liên kết Khu vực
Tiểu vùng sông Mê Kông với các vùng kinh tế ở lưu vực sông Hằng (Ấn Độ), rút
ngắn khoảng cách và giảm thiểu chi phí, thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các quốc
gia ở khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
EWEC dài 1450km đi qua 13 tỉnh thuộc bốn nước: Myanma, Thái Lan, Lào và
Việt Nam. Tuyến đường từ Đà Nẵng đến các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan và chiếc
cầu thứ ba bắc qua sông Mêkông đã được hoàn thành từ cuối năm 2011 tạo thuận
lợi cho việc lưu thông hàng hoá và hành khách.
Vị trí của một thành phố cảng và cửa ngõ của tuyến Hành lang Kinh tế Đông –
Tây là một lợi thế quan trọng tạo điều kiện cho Đà Nẵng mở rộng giao lưu kinh tế
với các nước, tạo lực để thành phố trở thành trung tâm của Vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung.
b. Đà Nẵng là cửa vào của các Di sản Văn hoá và Thiên nhiên Thế giới.
Đà Nẵng nằm ở trung tâm của “ Con đường Di sản Thế giới” với chiều dài
1500km trải dọc bờ biển miền Trung.
Từ Đà Nẵng, theo Quốc lộ 1A, du khách có thể tiếp cận một cách nhanh chóng và
thuận lợi bốn trong số năm Di sản Thế giới ở Việt Nam được UNESCO công nhận -
một tài sản vô giá được thiên nhiên ưu đãi và do tiền nhân để lại, gồm vườn quốc

gia Phong Nha - Kẻ Bàng, cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn.
Đà Nẵng - Phố cổ Hội An : 30km về phía đông nam (30 phút đi ôtô)
Đà Nẵng - Thánh địa Mỹ Sơn : 70km về phía tây nam (1 giờ đi ôtô)
Đà Nẵng - Cố đô Huế : 100km về phía bắc (1 giờ 30 phút đi ôtô)
Trang 10
ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo
Đà Nẵng - Phong Nha Kẻ Bàng : 300km về phía bắc (6 giờ đi ôtô)
2.1.1.2. Cơ sở hạ tầng, dịch vụ.
Thành phố Đà Nẵng là một đầu mối giao thông quan trọng của khu vực miền
Trung - Tây Nguyên và cả nước với sân bay quốc tế, cảng biển nước sâu, các tuyến
đường bộ, và đường sắt Bắc Nam tạo thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động
kinh tế, đầu tư, du lịch.
a. Cảng Đà Nẵng
Cảng Đà Nẵng là cảng container được trang bị hiện đại ở khu vực miền Trung
và là một trong những cảng thương mại lớn nhất Việt Nam. Trong 5 năm qua, tốc
độ tăng trưởng bình quân sản lượng hàng hóa thông qua Cảng là 13%/năm. Từ
Cảng Đà Nẵng hiện có các tuyến tàu biển quốc tế trực tiếp đến Hồng Kông,
Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Châu Âu, Mỹ và các nước trên thế giới.
Cảng Đà Nẵng còn là điểm đến lý tưởng cho các tàu du lịch.
- 05 bến (1.493m)
- Kho hàng (29.428m2), bãi container (230.338m2)
- Năng lực bốc xếp hàng hóa đạt trên 6 triệu tấn
- Tiếp nhận tàu chở hàng rời 45.000 DWT, tàu container 2.000 TEUs và tàu
khách 75.000 GRT
- Thiết bị bốc xếp hiện đại chuyên dụng cho hàng rời và hàng container
- Cung cấp các dịch vụ: xếp dỡ, giao nhận hàng hóa, cho thuê kho bãi, cho thuê
cầu cảng, lai dắt, hỗ trợ tàu trong và ngoài cảng, cung ứng xăng dầu, sửa
chữa phương tiện vận tải, xây dựng công trình vừa và nhỏ, các dịch vụ hàng hải
khác.
b. Sân bay Quốc tế Đà Nẵng

Trang 11
ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo
Sân bay Quốc tế Đà Nẵng la một trong ba sân bay lớn nhất và hiện đại nhất
của Việt Nam, cửa ngõ quốc tế thứ 3 của Việt Nam, cách trung tâm thành phố chưa
đến 10 phút ô tô. Nhà ga hành khách 3 tầng với diện tích sử dụng 36.600 m2 đáp
ứng tiêu chuẩn của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, có thể tiếp nhận từ 4
triệu đến 6 triệu hành khách mỗi năm.
Ngoài các chuyến bay nội địa, hàng tuần có các chuyến bay quốc tế trực tiếp từ
Đà Nẵng đi Singapore, Siemriep (Campuchia), Kuala Lumpur (Malaysia), Incheon
(Hàn Quốc) và ngược lại, cùng các tuyến bay thuê chuyến đi Lào, Trung Quốc, Liên
Bang Nga.
Dự kiến đến năm 2015, Sân bay Quốc tế Đà Nẵng sẽ có khả năng tiếp nhận 4
triệu lượt khách mỗi năm.
c. Hệ thống đường giao thông
Hệ thống đường giao thông trong và ngoài thành phố không ngừng được mở
rộng và xây mới, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về giao thông và phát triển du
lịch mà còn tạo cảnh quan, làm thay đổi cơ bản diện mạo của một đô thị sầm uất
nhất miền Trung Việt Nam.
Đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi với chiều dài 130km và rộng 26m sẽ được
xây dựng trong năm 2013 nhằm tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa và phát
triển kinh tế trong khu vực.
d. Hệ thống Bưu chính Viễn thông
Đà Nẵng là đầu mối viễn thông quan trọng của quốc gia và quốc tế; là một trong
ba điểm kết cuối quan trọng nhất của mạng trung kế đường trục quốc gia và điểm
kết nối trực tiếp quốc tế . Hạ tầng công nghệ thông tin – truyền thông có quy mô
lớn và hiện đại. Các loại hình dịch vụ đa dạng, phong phú và chất lượng cao.
Trong ba năm từ 2009 đến 2011, Đà Nẵng liên tục dẫn đầu cả nước về mức độ
sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông (Báo cáo
Vietnam ICT Index 2011 của Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT và Hội Tin
học Việt Nam).

Trang 12
ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo
Đà Nẵng có Trạm cáp quang biển quốc tế SEMEWE 3 với tổng dung lượng 10
Gbps kết nối Việt Nam với gần 40 nước ở Châu Á và Châu Âu. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ
viễn thông của thành phố đều cao hơn mức bình quân chung của cả nước.
Các dịch vụ bưu chính được cung cấp bởi các công ty vận tải giao nhận trong
nước và nước ngoài như VN Express, DHL, TNT… đáp ứng các nhu cầu của khách
hàng.
Đà Nẵng đang triển khai xây dựng hệ thống kết nối không dây (wifi) công cộng
trên toàn thành phố.
e. Hệ thống cấp điện, cấp nước
Nguồn điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất của thành phố Đà Nẵng được đảm
bảo cung cấp từ lưới điện quốc gia thông qua đường dây 500 KV Bắc - Nam.
Nhà máy cấp nước Đà Nẵng có công suất khoảng 205.000m
3
/ngày đêm. Theo
qui hoạch đến năm 2020, công suất cấp nước tại Đà Nẵng sẽ đạt 396.300 m
3
/ngày
đêm.
Được sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế , mạng lưới cung
cấp điện, nước của thành phố không ngừng được đầu tư nâng cấp để đáp ứng nhu
cầu phát triển của thành phố.
f. Các dịch vụ hỗ trợ đầu tư
Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics ngày càng phát triển mạnh
nhằm đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp. Hiện nay tại Đà Nẵng có 59 ngân
hàng và chi nhánh ngân hàng cấp I với 233 điểm giao dịch, 30 công ty bảo hiểm, 14
công ty kiểm toán, và hơn 54 đại lý vận tải, kho vận đang hoạt động.
2.1.1.3. Kinh tế
a. Đà Nẵng có tổng sản phẩm quốc nội tăng trưởng cao và bền vững

Đà Nẵng có mức tăng trưởng kinh tế liên tục và khá ổn định gắn liền với các
mặt tiến bộ về đời sống xã hội, cơ sở hạ tầng phát triển, đô thị được chỉnh trang.
Trang 13
ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo
Theo hình 2.1, tốc độ tăng GDP bình quân của thành phố trong giai đoạn 2006-
2010 đạt 11%, năm 2011 đạt 13%, và năm 2012 đạt 9,1%.
Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố Đà Nẵng và Việt Nam giai
đoạn 1997-2011
(Nguồn: Báo cáo của UBND TP Đà Nẵng & Niên giám thống kê)
Hình 2.2. So sánh thu nhập bình quân đầu người của Đà Nẵng và Việt Nam. DVT:
USD
(Nguồn: Báo cáo của UBND TP Đà Nẵng & Niên giám thống kê)
Trang 14
ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo
Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Đà Nẵng là thủy sản, dệt may, da giày, cơ
khí, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ Công nghiệp công nghệ cao, đặc
biệt là công nghiệp công nghệ thông tin, đang được thành phố tập trung phát triển
trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực.
b. Hoạt động thương mại phát triển mạnh
Kim ngạch xuất khẩu của Đà Nẵng liên tục tăng trong những năm gần đây. Các
mặt hàng xuất khẩu của thành phố đã có mặt ở hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới.
Quan hệ thương mại giữa Đà Nẵng với các nước nằm trên tuyến Hành lang kinh
tế Đông Tây cũng đang được chú trọng phát triển.
Hình 2.3. Kim ngạch xuất khẩu của Đà Nẵng 2005-2011
(Nguồn: Báo cáo của UBND TP Đà Nẵng & Niên giám thống kê)
2.1.1.4. Nguồn nhân lực.
Nguồn lực dồi dào và được đào tạo cơ bản là một lợi thế của Đà Nẵng trong thu
hút đầu tư.
Trang 15

ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo
Lực lượng lao động của Đà Nẵng chiếm gần 50% dân số thành phố. Hàng năm
hệ thống các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tại Đà Nẵng đã
đào tạo hàng ngàn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề đáp ứng
nhu cầu về nguồn nhân lực không chỉ cho thành phố mà còn cho cả khu vực miền
Trung.
Hiện nay tại Đà Nẵng có 24 trường đại học, cao đẳng và 19 trường trung học
chuyên nghiệp. Hệ thống các trường này thực hiện chuyên ngành đào tạo trên các
lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin, kiến trúc, kinh tế, quản trị kinh
doanh, ngoại ngữ
Đà Nẵng có 59 trung tâm dạy nghề thường xuyên cung cấp các khóa đào tạo
ngắn hạn về tin học, may công nghiệp, cơ khí, điện - điện tử, kỹ thuật xây dựng,
nghiệp vụ du lịch và có nhiều trung tâm dạy tiếng Anh nhằm bổ sung kỹ năng cho
người lao động. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo nghề của thành phố đạt 50%.
Đại học Đà Nẵng hợp tác với trường đại học của các quốc gia có nền giáo dục
tiên tiến như Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Canada, New Zealand trong việc
đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cũng như đưa sinh viên sang học tập tại các nước
này.
Thành phố hiện đang chú trọng phát triển đội ngũ lập trình viên, kỹ thuật viên
có tay nghề và kỹ năng cao. Đến năm 2015, tổng số kỹ sư, cử nhân công nghệ thông
tin, kỹ sư điện tử viễn thông, lập trình viên được đào tạo đạt 5.000 – 7.000 người
mỗi năm.
Chi phí lao động ở Đà Nẵng thấp hơn so với một số thành phố lớn khác trong
nước.
2.1.1.5. Môi trường đầu tư, kinh doanh và cơ chế chính sách.
Thành phố không ngừng được cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm
hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư
Đà Nẵng luôn nằm trong những tỉnh, thành phố có chỉ số năng lực canh tranh
cao, đặc biệt, ba năm 2008, 2009 và 2010, Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về Chỉ số
Trang 16

ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo
Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam phối hợp với dự án Nâng cao Năng lực cạnh tranh Việt Nam thực.
Các thủ tục liên quan đến việc thiết lập, triển khai và mở rộng dự án đầu tư
được thực hiện thông qua cơ chế “một cửa liên thông” tại Trung tâm Xúc tiến Đầu
tư Đà Nẵng, giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian và chi phí.
Đặc biệt, Trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng, được sự hỗ trợ của Cục Đầu tư
nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và của Liên Hợp Quốc (UNCTAD), đã thực hiện
hệ thống qui định điện tử (e-Regulations). Theo đó, các thủ tục thiết lập một dự án
đầu tư nước ngoài tại thành phố được chi tiết hóa từng bước. Mỗi giao dịch thực
hiện được coi là một bước. Với mỗi bước, hệ thống chỉ ra kết quả mong muốn cuối
mỗi bước, các công chức phụ trách các bước này, các mẫu biểu và các tài liệu khác
cần có, chi phí (nếu có), thời gian xử lý, cơ sở pháp lý và cách thức khiếu nại trong
trường hợp bất đồng.
Chính quyền thành phố chịu trách nhiệm về công tác đền bù, giải phóng mặt
bằng và tái định cư cho người dân nằm trong khu vực dự án;
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được cung cấp đến chân tường rào dự án.
Đối thoại trực tiếp giữa chính quyền thành phố và các doanh nghiệp, kịp thời
giải quyết khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư.
2.1.1.6. Chính trị.
Sự ổn định chính trị - xã hội có ý nghĩa quyết định đến việc huy động và sử dụng
có hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Tình hình chính trị không ổn
định, đặc biệt là thể chế chính trị (đi liền với nó là sự thay đổi luật pháp) thì mục
tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu cũng thay đổi. Hậu quả là lợi ích của các
nhà đầu tư nước ngoài bị giảm (họ phải gánh chịu một phần hay toàn bộ các thiệt
hại đó) nên lòng tin của các nhà đầu tư bị giảm sút. Mặc khác, khi tình hình chính
trị - xã hội không ổn định, Nhà nước không đủ khả năng kiểm soát hoạt động của
các nhà đầu tư nước ngoài, hậu quả là các nhà đầu tư hoạt động theo mục đích
riêng, không theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của nước nhận
Trang 17

ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo
đầu tư. Do đó hiệu quả sử dụng vốn FDI rất thấp. Chính vì điều đó Đà Nẵng luôn là
điểm tin cậy đối với các nhà đầu tư với tình hình chính trị ổn định và hệ thống
pháp luật chặc chẽ, có các chế tài xử lý nghiêm minh.
2.1.2. Môi trường kinh tế thế giới.
Suy thoái kinh tế toàn cầu 2008–2012 là cuộc suy thoái kinh tế và suy giảm tốc
độ tăng trưởng kinh tế diễn ra đồng thời ở nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới.
Nó có nguồn gốc từ suy thoái kinh tế Hoa Kỳ cuối thập niên 2000 và khủng hoảng
tài chính 2007-2010. Cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng nặng nề đến các nước phát
triển.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu trong
năm 2008 - 2009, nền kinh tế thế giới đang trên đà hồi phục và phát triển, kinh tế
nhiều nước trên thế giới tiếp tục đi vào ổn định. Tuy vậy, cho đến giữa năm 2010,
tình hình kinh tế thế giới vẫn diễn ra hết sức phức tạp với những dấu hiệu tốt xấu
đan xen liên tục. Xu hướng phục hồi tại các nền kinh tế lớn đã được khẳng định
nhưng không đồng đều và chưa có tính bền vững, tốc độ phục hồi của các nền kinh
tế là rất khác nhau. Kinh tế Mỹ và Châu Âu dù đang khởi sắc nhưng với tốc độ
chậm hơn dự báo trước đó, trong khi đó Châu Á vẫn tiếp tục là động lực và đang
phục hồi nhanh chóng vượt trội. Có thể nói, quá trình hồi phục của kinh tế thế giới
đã được khẳng định, dù cần nhiều thời gian để khắc phục và vượt qua những khó
khăn, thách thức và tiềm ẩn nhiều rủi ro mới, cản trở quá trình phục hồi kinh tế,
với các thách thức lớn như :
- Nguy cơ suy thoái kép tiếp tục tăng lên do việc xuất hiện dấu hiệu giảm phát của
các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật và khu vực đồng Euro.
- Tình hình tài khoá của nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển đang ở
trong tình trạng thâm hụt nghiêm trọng và hầu như không được cải thiện mặc dù
kinh tế thế giới có xu hướng phục hồi. Nợ công và thâm hụt ngân sách do tác động
của các gói giải cứu nền kinh tế gây bất ổn cho kinh tế vĩ mô của nhiều quốc gia.
- Tỉ lệ thất nghiệp cao vẫn đang đe doạ nhiều nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt là các
nước phát triển; sức ép lạm phát ở các nước đang phát triển ngày càng gia tăng…

và tác động xã hội của cuộc khủng hoảng vẫn còn tồn tại nhiều nơi.
2.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Tp Đà Nẵng
Trang 18
ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo
2.2.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Tp Đà Nẵng
Đà Nẵng là một trong những thành phố lớn của cả nước, có nhiều điều kiện thuận
lợi để phát triển kinh tế. Nhiều năm qua, Đà nẵng đã có những bước chuyển mình
quan trọng trong phát triển kinh tế, trở thành một địa phương năng động. Đà Nẵng
được đánh giá là một trong những địa phương hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, nhất
là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do sự
biến động của tình hình kinh tế thế giới nói chung cũng như tình hình kinh tế Việt
Nam nói riêng và những cải cách trong chính sách thu hút đầu tư đã làm tình hình
thu hút vốn FDI của Thành phố có nhiều biến chuyển mới.Tình hình biến động cụ thể
vốn đầu tư nước ngoài vào Đà Nẵng trong giai đoạn 2008 -2012 như sau:
Bảng 2.2. Tình hình thu hút FDI tại Đà Nẵng giai đoạn 2008-2012
Năm Số dự án Tổng vốn cấp mới
và tăng thêm
(Triệu USD)
Cấp mới Tăng thêm
2008 22 1 804,26
2009 24 4 270,3
2010 21 7 123,6
2011 37 22 563,446
2012 33 17 246,299
( Nguồn: Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng và www.ipc.danang.gov.vn)
Hình 2.4. Tình hình thu hút FDI tại Đà Nẵng giai đoạn 2008-2012
( Nguồn: Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng và www.ipc.danang.gov.vn)
Theo như hình 2.4 thì ta thấy lượng vốn FDI vào Đà Nẵng giảm mạnh vào năm
2009, giảm gần 3 lần so với năm 2008, và cũng tiếp tục giảm tới năm 2010. Đến
năm 2011 thì tình hình đã được cải thiện với mức lượng vốn FDI vào Đà Nẵng tăng

gấp gần 5 lần so với năm 2010, đây là một bước ngoặc lớn trong tình hình thu hút
FDI của Đà Nẵng. Và đến năm 2012 thì nguồn vốn nước ngoài có sự giảm sút. Tình
hình cụ thể như sau:
Trang 19
ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo
Theo tin từ Trung tâm Xúc tiến đầu tư, trong năm 2008, TP đã thu hút mới 22 dự
án FDI và 1 dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư 804,26 triệu USD. Lũy kế, đến nay
trên địa bàn có 141 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 2.552,8 triệu USD.
Năm 2009 có 24 dự án FDI được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư
được cấp là 172,8 triệu USD và 4 dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 97,5
triệu USD (Công ty TNHH Daiwa tăng vốn từ 34,5 triệu USD lên 45 triệu USD, Công
ty TNHH Mabuchi Motor tăng vốn từ 65 triệu USD lên 77 triệu USD, Nhà máy SX bao
bì xuất khẩu tăng vốn từ 1 triệu lên 2 triệu USD, Cty TNHH Silver Shores Hoàng Đạt
tăng vốn từ 86 triệu USD lên 160 triệu USD), nâng tổng vốn đầu tư cấp mới và tổng
vốn tăng thêm lên 270,3 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2008 số dự án cấp mới tăng
2 dự án (năm 2008 có 22 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu
tư được cấp là 804.26 triệu USD), về vốn đầu tư cấp mới bằng 34,5% so với cùng kỳ.
Điều này chứng tỏ quy mô trung bình các dự án đầu tư giảm mạnh, từ 24.3 triệu
USD/ sự án xuống còn khoản 7.2 triệu USD/ dự án. Qua đó ta thấy tình hình vốn FDI
năm 2009 ở Đà Nẵng đang gặp khó khăn, tình hình này cũng nằm trong xu hướng
chung trong luồng vốn FDI vào Việt Nam. Một trong những nguyên nhân chính đó là
do khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới, dẫn đến các đối tác tiềm năng
đầu tư vào Đà Nẵng có khả năng suy giảm, dẫn tới khả năng giảm đầu tư ra nước
ngoài. Trong khi đó, xét về Đà Nẵng vẫn còn những điểm yếu cố hữu mà khó có thể
giải quyết sớm được. Cụ thể, về kết cấu hạ tầng là: khả năng cung cấp điện, cấp
thoát nước, giao thông đường bộ, hàng hải… đã quá tải sẽ khó phát triển kịp trong
thời gian ngắn để đáp ứng một lượng lớn vốn FDI được triển khai thực hiện tại Đà
Nẵng. Bên cạnh đó các chính sách cũng như cơ chế quản lí về FDI còn lõng lẽo nên
cũng không mấy hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.
Năm 2010, thành phố Đà Nẵng đã cấp phép mới cho 21 dự án đầu tư trực tiếp

nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư cấp mới đạt hơn 63 triệu USD; điều chỉnh 36
dự án đầu tư, trong đó có 07 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng số vốn tăng thêm là
60,58 triệu USD, nâng tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm lên 122 triệu USD. Do
còn sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên trong năm 2010, tổng số dự án đầu
tư được cấp mới bằng 70,3% và tổng vốn đầu tư cấp mới bằng 32,2% so với cùng kỳ
năm 2009, suất đầu tư bình quân là 3,18 triệu USD/dự án.
Trang 20
ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo
Năm 2011, số dự án cấp mới là 33 dự án, và có 22 dự án tăng thêm vốn, với tổng
FDI của năm là 5633,446 triệu USD. Năm nay có sự gia tăng cả số dự án và vốn đầu
tư. Với tổng vốn đầu tư tăng gấp 5 lần so với cùng kì năm 2010. Sự tăng trưởng này
cho thấy nền kinh tế thế giới nói chung cũng như kinh tế Việt Nam và Đà Nẵng nói
riêng đã dần phục hồi. Đây cũng là kết quả của việc nâng cao công tác quản lí cũng
như tập trung sửa đổi và bổ sung các chính sách thu hút FDI hiệu quả, kịp thời của
Đà Nẵng.
Năm 2012, số dự án cấp mới là 33 dự án với tổng số vốn đăng ký 124,09 triệu
USD, giảm hơn 60% so với năm 2011. Bên cạnh đó, số dự án điều chỉnh tăng vốn
đầu tư và số vốn đầu tư điều chỉnh tăng trong năm 2012 cũng giảm mạnh, tổng
vốn đầu tư điều chỉnh tăng chỉ bằng 50% so với năm 2011. sự giảm sút về thu hút
vốn FDI nêu trên nằm trong bối cảnh chung của sự giảm sút tổng vốn đầu tư phát
triển trên địa bàn năm 2012, ước đạt 95,2% kế hoạch năm và giảm 13,6% so với
năm 2011. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn, thị trường bị thu hẹp, phải
tạm ngừng sản xuất kinh doanh hoặc giải thể, phá sản. Nhiều dự án đầu tư mới,
đầu tư mở rộng do khó khăn về vốn phải tạm ngưng hoặc không triển khai, làm
giảm tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư phát triển của địa phương.
2.2.2. Tình hình thu hút vốn đầu tư theo lĩnh vực đầu tư.
Theo hình 2.3, lũy kế đến 12/2012, lĩnh vực Bất động sản - Du lịch dẫn đầu với 25
dự án đầu tư, vốn đầu tư đăng ký đạt 2.147 triệu USD (chiếm 65,8% tổng vốn đầu tư
đăng ký). Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ hai với 74 dự án đầu tư,
vốn đầu tư đăng ký 506,5 triệu USD (chiếm 15,52% tổng vốn đầu tư đăng ký), tiếp

đến là lĩnh vực giáo dục với vốn đầu tư đăng ký là 163,9 triệu USD (chiếm 5,02%).
Hình 2.5. FDI theo lĩnh vực đầu tư, lũy kế đến 12/2012
(Nguồn: www.danang.gov.vn)
Trong năm 2009, vốn đăng ký mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ có 14
dự án với tổng vốn đầu tư là 148,7 triệu USD, chiếm 95,2% tổng vốn đầu tư cấp mới.
Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng là 10 dự án với tổng vốn đầu tư 8,25 triệu USD,
chiếm 4,8% tổng vốn đầu tư đăng ký mới.
Năm 2010, trong đầu tư phát triển du lịch - dịch vụ, Ðà Nẵng cũng như nhiều tỉnh
ven biển miền trung đang gặp những khó khăn, như: 20% số dự án FDI triển khai
cầm chừng; 90% số dự án trong nước triển khai chậm hoặc không được triển khai.
Trang 21
ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo
Việc phát triển của các dự án đầu tư trong lĩnh vực bất động sản thời gian qua cơ
bản chỉ xoay quanh việc bán căn hộ cao cấp, biệt thự nhỏ, cho thuê văn phòng - giao
dịch. Hơn nữa, xu hướng hưởng thụ của du khách trong và ngoài nước, kể cả sức
mua cũng đã đổi khác theo hướng tiết kiệm hơn
Trong năm 2011, theo như bảng 2.3, vốn FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực bất
động sản với 303,6 triệu USD chiếm 53,88% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là giáo dục
với vốn đầu tư là 139,8 triệu USD dự án tăng mới chiếm 24,51%. Chiếm tỉ trọng cao
thứ ba là ngành chế biến và sản xuất với vốn đầu tư là 66,43 triệu USD, tức chiếm
11,79%, còn lại là các ngành khác.
Bảng 2.3. Tình hình thu hút vốn FDI theo lĩnh vực đầu tư năm 2011
Ngành, nghề
Số dự án
Tổng vốn
cấp mới
& tăng thêm
(triệu USD)
Phần
trăm

Cấp
mới
Tăn
g vốn
Bất động sản 3 3 303,587 53,88%
Giáo dục 2 1 139,8 24,81%
Chế biến
và sản xuất 10 7 66,430 11,79%
Khác 22 11 53,629 9,5%
Tổng 37 22 563,446 100%
(Nguồn: www.ipc.danang.gov.vn)
Bảng 2.4. Tình hình thu hút vốn FDI theo lĩnh vực đầu tư năm 2012
Đối tác
Số dự án
Tổng vốn cấp
mới
& tăng thêm
(triệu USD) Phần trăm
Cấp
mới
Tăng
vốn
Chế biến và sản 11 11 176,71 71,75%
Trang 22
ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo
xuất
Xây dựng 5 3 62,51 25,38%
Các hoạt động
chuyên môn 6 2 5,44 2,21%
Thực hiện quyền

phân phối 4 0,79 0,32%
Các dịch vụ khác 6 1 0,745 0,30%
Bất động sản 1 0.095 0,04%
Tổng cộng 33 17 246,299 100,00%
(Nguồn: www.ipc.danang.gov.vn)
Năm 2012, mặc dù gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng, lạm phát cao, lãi suất
cao nhưng các doanh nghiệp FDI đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai kế hoạch
kinh doanh, theo đó, nguồn vốn thực hiện của các doanh nghiệp này trên địa bàn
thành phố đạt 246,299 triệu USD. Trong đó, theo bảng 2.4, lĩnh vực công nghiệp chế
biến –chế tạo và sản xuất thu hút được nhiều vốn đầu tư nhất so với các lĩnh vực
khác, 22 dự án đầu tư đăng ký mới và tăng vốn với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng
thêm đạt đến 176,7 triệu USD, chiếm 72% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng thêm trong
năm 2012. Tiếp đến là lĩnh vực xây dựng – bất động sản với 9 dự án đầu tư đăng ký
mới và tăng vốn, với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 62,6 triệu USD, chiếm 25%
tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng thêm trong năm 2012.
Nhờ những kết quả tích cực trong thu hút FDI, đã góp phần quan trọng giúp Đà
Nẵng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Trong cơ cấu vốn đầu tư FDI, nếu giai
đoạn 1989 - 2007, tỷ trọng nhóm công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất (trong
công nghiệp, nhóm công nghiệp chế biến có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, chiếm
60%), thì từ năm 2008 đến nay, FDI chuyển dịch theo hướng thương mại, dịch vụ du
lịch và các khu nghỉ dưỡng cao cấp. Trong cơ cấu nguồn vốn FDI hiện nay, khu vực
bất động sản, khu nghỉ dưỡng cao cấp, dịch vụ thương mại tăng cao hơn vốn đầu tư
trong công nghiệp chế biến, chiếm gần 70%, phù hợp với định hướng cơ cấu kinh tế
của thành phố là dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.
2.2.3. Tình hình thu hút vốn đầu tư theo đối tác đầu tư.
Tính đến nay, đã có 30 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại thành phố
Đà Nẵng. Qua bảng 2.5 ta thấy Nhạt Bản là nước có số dự án đầu tư vào Đà Nẵng
Trang 23
ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo
là cao nhất với 60 dự án, chiếm 25% số dự án còn hiệu lực tính đến hiện nay trên

địa bàn, tiếp đến là Hàn Quốc với 29 dự án đầu tư, chiếm 12,08% tổng số dự án,
tiếp đến là Hoa Kì với 27 dự án. Trong khi đó xét về vốn đầu tư thì Hàn Quốc là
nuocs có tổng vốn đầu tư lũy kế đến 12/2012 là cao nhất với 701,136 triệu USD,
chiếm 23,114% trong tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 2 là Đảo British Virgin, với vốn
đầu tư là 682,756, chiếm khoảng 22,5 %, tiếp đến là Singapore, Hoa Kì rồi mới tới
Nhật Bản. Qua đây ta thấy, Nhật Bản, Hoa Kì một nước có số dự án đầu tư tại TP
cao nhưng tổng số vốn đầu tư lại thấp, cho thấy các dự án đầu tư của Nhật Bản
có quy mô còn nhỏ, trong khi đó Hàn Quốc lại là nước có các dự án đầu tư quy mô
lớn hơn.
Trang 24
ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ GVHD: Phan Nguyễn Linh Thảo
Bảng 2.5. Tình hình thu hút vốn FDI theo đối tác đầu tư đầu tư lũy kế đến
12/2012
Stt Quốc
gia/Vùng lãnh
thổ
Số
dự án
Phần
trăm
số dự án
(%)
Tổng
vốn đầu tư
( Triệu
USD)
Phần trăm
vốn đầu tư
(%)
1

Hàn Quốc
29 12.08% 701,136 23.114%
2
Đảo British
Virgin 15 6.25% 682,756 22.508%
3
Singapore
10 4.17% 409,095 13.486%
4 Hoa Kỳ 27 11.25% 345,726 11.397%
5 Nhật Bản 60 25.00% 315,264 10.393%
Khác 99 41.25% 461,403 15%
Tổng cộng 240 100% 3.033,37 100%
(Nguồn: www.ipc.danang.gov.vn)
Theo hình 2.6 về thống kê tình hình thu hút FDI trên địa bàn Đà Nẵng lũy kế đến
12/2012, Hàn Quốc dẫn đầu với vốn đầu tư đăng ký là 701,136 triệu USD, chiếm
23.114% tổng vốn đầu tư đăng ký vào thành phố; Đảo British Virgin đứng vị trí thứ
hai với vốn đầu tư đăng ký là 682,756 triệu USD, chiếm 22.508% tổng vốn đầu tư
đăng ký; Singapore đứng vị trí thứ ba với 10 dự án, vốn đầu tư 409,095 triệu USD,
chiếm 13.486%. Tiếp đến vị trí thứ 4 là Hoa Kì với 27 dự án, tống vốn đầu tư là
345,726 triệu USD chiếm 11,397%, Vị trí thứ 5 là Hoa Kì, với 60 dự án, vốn đầu tư là
315,264 triệu USD, chiếm 10.393%. Còn lại là các quốc gia khác.
Hình 2.6. Tình hình thu hút vốn FDI theo đối tác đầu tư đầu tư lũy kế đến
12/2012
Trang 25

×