Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO HÀ TÂY TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.68 KB, 28 trang )

THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO HÀ TÂY
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.1. THẾ MẠNH CỦA TỈNH HÀ TÂY
Hà Tây là tỉnh liền kề thủ đô Hà Nội, bao gồm 3 vùng địa lý tự nhiên là đồng
bằng, miền núi và trung du, có đặc tính khác nhau với nhiều tài ngun khống sản,
nhiều cảnh quan du lịch đa dạng, tạo nên sự phong phú về các loại cây trồng, vật nuôi
và phát triển ngành nghề cơng nghiệp- tiểu thủ cơng nghiệp. Có thể cụ thể hoá những
thuận lợi của Hà Tây trong việc thu hút FDI như sau:
2.1.1. Hà Tây có vị trí địa lí rất thuận lợi
Hà Tây nằm sát thủ đơ Hà Nội là thuận lợi nổi bật. Trong quá trình phát triển của
mình, nhờ thuận lợi này mà các nhà đầu tư một khi đã quan tâm tới Hà Nội và các vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc thì khơng thể không quan tâm tới Hà Tây. Một minh chứng
rõ ràng nhất là khu cơng nghệ cao Láng- Hồ Lạc nằm trên địa bàn Hà Tây nằm trong
chiến lược thu hút FDI các vùng lân cận thủ đô và tương lai sẽ trở thành thành phố công
nghệ vệ tinh của Hà Nội, là một trung tâm công nghệ cao và chế xuất của miền Bắc, là
điểm hấp dẫn các nhà đầu tư vào những ngành công nghệ cao như điện tử, viễn thông,
công nghệ sinh học từ các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, EU…
Riêng với đối tác Hoa Kỳ, một số hãng lớn trong lĩnh vực năng lượng và điện tử đã vào
đầu tư ở Hoà Lạc.
Ngồi ra, một loạt khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp, điểm cơng nghiệp từ phía
Bắc sang phía Nam tỉnh như Khu công nghiệp- đô thị An Khánh, Khu công nghiệp Bắc
Phú Cát, Khu công nghiệp Đại Xuyên, Khu công nghiệp Phụng Hiệp đều phát huy vai
trò hút vốn FDI rất mạnh khi trở thành vệ tinh của thủ đô. Đây là một điểm mạnh mà
không phải địa phương nào cũng có được.
2.1.2. Tiềm năng văn hố- du lịch cực kỳ phong phú


Với địa hình đa dạng, Hà Tây có nhiều đỉnh núi cao, nhiều sông lớn,

và nhiều hồ đầm, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
Cao nhất là đỉnh núi Ba Vì 1.281m, núi Gia Dê thuộc Ba Vì có độ cao 707m,


núi Thiên Trù (Mĩ Đức) cao 378m, núi Bộc (Chương Mĩ) cao 245m, núi Thầy (Quốc


Oai) cao 105m. Những con sông chảy qua tỉnh: Sông Hồng (127km), sơng Đà (32km),
sơng Đáy (103 km), sơng Tích (110km), sơng Nhuệ (47km), sơng Bùi (7km).
Hà Tây có các hồ lớn sau: Hồ Đồng Mô- Ngải Sơn (rộng 1.260ha), hồ Suối Hai (
671ha ), hồ Mèo Gù (113ha), hồ Xuân Khanh (104ha) thuộc huyện Ba Vì; các hồ Tuy
Lai (25ha), hồ Quan Sơn (283ha) thuộc huyện Mĩ Đức; hồ Đông Xương (90ha) thuộc
huyện Chương Mĩ; hồ Tân Xã (80ha) thuộc huyện Thạch Thất.


Dân số và kết cấu dân tộc khá đa dạng

Hà Tây là tỉnh đông dân (đứng thứ 7 toàn quốc). Dân số năm 1994 là 2.256,7
ngàn người. Mật độ dân số 1.051 người/km2. Dân tộc Kinh chiếm 99% dân số của tỉnh;
dân tộc Mường có trên 20 ngàn người chiếm 0, 8% cư trú chủ yếu ở vùng núi Ba Vì,
Quốc Oai, Mĩ Đức; dân tộc Dao khoảng 1.500 người chiếm khoảng 0,2% ở vùng núi Ba
Vì.


Cảnh quan và truyền thống văn hoá, lễ hội rất lâu đời, đa dạng và đặc

sắc
Hà Tây có vùng núi cao Ba Vì với huyền thoại Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và có cả
những dãy núi đá vơi trùng điệp chạy dọc suốt ranh giới phía tây nam tỉnh (Quốc Oai,
Chương Mĩ), có nhiều hang động và cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Tiếp đến là vùng núi
đá vôi Mĩ Đức với những hang động thoáng mát là nơi cư trú của dân cư văn hố Hồ
Bình. Cùng với q trình hình thành đồng bằng Bắc Bộ, ven theo các dịng sơng Hồng,
sơng Đà, sơng Đáy, sơng Tích... Con người đã từ vùng núi và trung du lần xuống cư trú
ở vùng đồng bằng.

Hà Tây là một địa bàn quan trọng của nhà nước Văn Lang trong buổi đầu dựng
nước. Trong các thời kỳ lịch sử dân tộc từ triều Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn,
Hà Tây đã là đất sản sinh nhiều danh nhân dân tộc, tiêu biểu như Phùng Hưng, Ngô
Quyền, Nguyễn Trãi, Phan Huy Chú. Đất Hà Tây bảo tồn nhiều di sản văn hoá dân tộc
mà tiêu biểu là hàng trăm đình chùa, miếu mạo. Hà Tây cịn lưu giữ được nhiều đền,
chùa nổi tiếng và có giá trị về kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật cũng như tơn giáo: Chùa
Đậu ở huyện Thường Tín có tên chữ là “Thành đạo tự” nằm trong hệ thống Tứ pháp
(Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Diệm), chùa Thầy ở huyện Quốc Oai, có tên chữ
là “Thiên Phúc Tự” nơi tu đạo của Cao Tăng Từ Đạo Hạnh được xây dựng từ đời Lý,
hiện còn bảo tồn được một bệ đế điêu khắc. Hoa sen, rồng, chim thần rất tinh xảo. Chùa


Tây Phương ở huyện Thạch Thất với kiến trúc độc đáo, nổi tiếng với thập bát vị La Hán
đẹp hiếm có. Tiếp đến là chùa Bối Khê, chùa Trăm Gian, Đình Tây Đằng, Lăng Ngơ
Quyền, Đền Nguyễn Trãi, Thành cổ Sơn Tây... Đặc biệt là thắng cảnh Hương Sơn
(Chùa Hương) một cảnh quan nổi tiếng với một hệ thống chùa từ thấp đến cao cùng với
sông, suối, hang động đã trở thành điểm du lịch thu hút khách thập phương về trẩy hội
mùa xuân. Nơi đây được xem là “Nam thiên đệ nhất Động”. Hà Tây là tỉnh đứng thứ 3
trong cả nước (sau Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh) về số lượng di tích lịch sử (trên
300 di tích). Bình qn 14 di tích trên 100 km2.
Trong cái nôi của nền văn minh sông Hồng, nhân dân Hà Tây đã góp phần xây
dựng quê hương, đất nước, xây dựng cội nguồn văn minh đó bằng di chỉ Châu Can
(Phú Xun), Trống đồng Miếu Mơn (Mỹ Đức).Đóng góp vào nền văn hóa dân tộc, Hà
Tây đã sinh ra và nuôi dưỡng nhiều nhân tài lỗi lạc cống hiến cho đất nước như:
Nguyễn Trãi, Nhị Khê (Thường Tín), Phùng Khắc Khoan (Thạch Thất).
Với dòng máu anh hùng nhân dân Hà Tây lại mang truyền thống yêu nước, quật
cường, chống giặc ngoại xâm: Trưng Trắc, Trưng Nhị, hai vị nữ anh hùng dựng cờ đánh
đuổi quân xâm lược Đông Hán, Phùng Hưng chống ách thống trị của nhà Đường. Ngọc
Hồi, Hạ Hồi... là những mảnh đất ghi chiến công đại phá quân Thanh.Với truyền thống
văn hoá lâu đời, mảnh đất Hà Tây đã sinh ra nhiều danh nhân nổi tiếng trong lịch sử đất

nước như: Nguyễn Trãi- danh nhân văn hoá thế giới; Phùng Hưng, Ngơ Quyền- hai vị
hồng đế là người ở làng Việt cổ Đường Lâm…


Hà Tây còn là đất trăm nghề, là quê hương của nhiều làng nghề thủ công truyền
thống nổi tiếng như làng dệt lụa Vạn Phúc, khảm trai Chuyên Mỹ, mộc Vạn Điểm, nón
Chng, quạt Vác, mây tre đan Phú Vinh, tạc tượng Sơn Đồng, nặn tò he Xuân La, thêu
Quất Động, sơn mài Dun Thái. Nhờ có vị trí liền kề với thủ đô của đất nước qua
nhiều thế kỷ- nơi ln có nhiều nhu cầu về các sản phẩm thu công Hoa Kỳ nghệ nên đã
biến Hà Tây thành đất trăm nghề. Hiện nay, Hà Tây có 120 làng nghề (chiếm 10% tổng
số làng nghề của toàn quốc) với những sản phẩm đặc sắc và được nhiều người ưa
chuộng như lụa Vạn Phúc, nón Chng, quạt Vác, khảm trai Chuyên Mỹ, hàng mây tre
Phú Vinh, đồ mộc Tràng Sơn, tượng gỗ Sơn Đồng. Mỗi làng nghề không chỉ là một đơn
vị sản xuất mà còn là một cộng đồng văn hóa với đình, chùa, miếu, lễ hội truyền thống.
Do vậy đến đây du khách không chỉ được xem các nghệ nhân làm nghề, mua sản phẩm
mà cịn có thể trực tiếp tham dự các hoạt động xã hội.
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Bắc và trung du Bắc bộ với lưu vực
đồng bằng sông Hồng, thiên nhiên đã ban tặng cho Hà Tây nguồn tài nguyên vô giá là
núi non, sông, hồ, suối, thác, hang động... Từ đó, con người tạo nên những khu du lịch
sinh thái, nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần như Ao Vua, Bằng Tạ, Khoang Xanh, Thác Đa,
Thiên Sơn- Suối Ngà, khách sạn ASEAN, Tản Đà, hồ Tiên Sa, hồ Đồng Mô, hồ Quan
Sơn, hồ Suối Hai, hồ Văn Sơn... Từ những điều kiện tuyệt vời như thế Hà Tây rất
thuận lợi với thế mạnh ở cả 4 loại hình du lịch là du lịch sinh thái; du lịch thể thao leo
núi; du lịch văn hóa, tâm linh; du lịch nghỉ dưỡng, giải trí. Đặc biệt, trong khoảng 5
năm trở lại đây, khu vực này đã xây dựng nhiều điểm du lịch với quy mơ ngày càng mở
rộng. Tại đây có 6 khu du lịch tổng hợp đã được xác định để đầu tư phát triển là: Khu
du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu- Hà Tây (Quốc Oai); Khu du lịch lịch sử
văn hóa du lịch Đường Lâm; Khu du lịch sinh thái cao cấp An Khánh; Khu du lịch hồ
Văn Sơn (Chương Mỹ) để xây dựng sân gôn và nơi nghỉ dưỡng cho du khách; Khu du
lịch hồ Suối Hai (Ba Vì) và Khu du lịch Đồng Mơ (Sơn Tây). Trong đó các quần thể du

lịch sinh thái, làng nghề, sân gơn, làng văn hố quốc tế, làng dân tộc có thể thu hút rất
nhiều dự án trong tương lai. Đó là lợi thế rất lớn để Hà Tây thu hút nguồn FDI lớn từ
Hoa Kỳ vào lĩnh vực du lịch và giải trí.
2.1.3. Cơ sở hạ tầng rất thuận lợi cho đầu tư


Đường cao tốc Láng- Hoà Lạc , đường vành đai 4 và nhiều tuyến đường Quốc
lộ, đường sắt chạy qua Hà Tây sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư xây dựng
các nhà máy, xí nghiệp lớn có hiệu quả kinh tế, xã hội cao. Hà Tây lại có mạng lưới
giao thơng đường bộ, đường sắt, đường sơng và mạng lưới điện (có trạm điện 500KV),
thơng tin liên lạc đều khắp. Hà Tây có vùng đồi gị rộng lớn phía Tây, dọc đường Hồ
Chí Minh và các quốc lộ lớn qua tỉnh nên có nhiều đất để xây dựng các khu, cụm, điểm
cơng nghiệp. Hà Tây có KCNC Hòa Lạc, KCN Bắc Phú Cát, KCN Phú Nghĩa (giai
đoạn 1 xây dựng cụm công nghiệp Phú Nghĩa, các KCN: Thạch Thất- Quốc Oai (Thạch
Thất và Quốc Oai), Phụng Hiệp, Bắc Thường Tín (Thường Tín) và các điểm cơng
nghiệp: Ngọc Sơn, Tân Tiến, Ngọc Hoà, Đại Yên- Hợp Đồng. CCN Tân Lập, Điểm CN
xã Đan Phượng, Điểm CN Sông Cùng, Điểm CN Liên Hà .
Ngoài việc hoàn thiện KCN Bắc Phú Cát, tỉnh Hà Tây đang nâng cấp các CCN
Phùng Xá, Quốc Oai với diện tích 157 ha thành KCN. Các KCN này đã tiến hành đền
bù, san lấp mặt bằng và đã có một số DN vào đầu tư xây dựng nhà xưởng sản xuất kinh
doanh. Ngay tại CCN Đồng Mai (Hà Đông) cũng đang được nâng cấp thành KCN dệt.
Công ty dệt Phong Phú là chủ đầu tư xây dựng KCN dệt này với diện tích 200 ha. Cùng
với 3 CCN được nâng cấp là KCN Thường Tín tại huyện Thường Tín đang tiến hành
xây dựng cơ sở hạ tầng. Đây 4 KCN đã và đang được tỉnh Hà Tây đầu tư xây dựng.
Đến nay, Hà Tây đã cơ bản hồn chỉnh một số khu, cụm cơng nghiệp và các
danh mục đầu tư, dự án mời gọi đầu tư đến năm 2010, thường xuyên có 200 ha mặt
bằng đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Điển hình là các cụm cơng nghiệp Phùng
Xá (Thạch Thất), Thanh Oai, Phú Nghĩa (Chương Mỹ) đủ điều kiện, sẵn sàng chờ đón
các nhà đầu tư. Hiện nay, Hà Tây có chín KCN tập trung gồm: khu cơng nghệ cao Hịa
Lạc (1.650 ha), KCN Phú Cát (1.200 ha), KCN Miếu Môn- Xuân Mai (500 ha), KCN

Quốc Oai- Thạch Thất (150 ha), KCN Phú Nghĩa (150 ha), Khu Cháy (200 ha) và 23
cụm công nghiệp nằm ở hầu hết các huyện, thành phố. Cùng với xây dựng các KCN,
các cụm công nghiệp, tỉnh chú trọng đầu tư nâng cấp các cơng trình hạ tầng, hệ thống
đường giao thông, tiếp tục đầu tư các khu đô thị mới, xây dựng một số cầu, cống, bảo
đảm giao thông thông suốt.
Theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt, tỉnh Hà Tây sẽ có 10 KCN trải
đều trên khắp tỉnh. Cùng với các KCN này là 14 CCN và 49 điểm công nghiệp làng


nghề sẽ được tỉnh Hà Tây đầu tư củng cố. Đây sẽ là những mũi nhọn về phát triển kinh
tế của tỉnh trong kế hoạch từ nay đến 2010. Ngoài ra một chuỗi các khu đô thị nằm
trong chiến lược phát triển của tỉnh Hà Tây đang được xây dựng tạo nên cơ sở hạ tầng
khá tốt cho tỉnh: chuỗi đơ thị Miếu Mơn- Xn Mai- Hồ Lạc- Sơn Tây; Làng văn hoá
các dân tộc Việt Nam; Khu đại học Quốc gia, Đường cao tốc Láng- Hoà Lạc. Đây sẽ là
hệ thống cơ sở hạ tầng tốt cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ.


Số dự án khu đô thị tại các huyện, thành phố của Hà Tây:

Thành phố Hà Đông có 43 dự án (1.560ha); Thành phố Sơn Tây có 6 dự án
(110ha); huyện Hồi Đức có 27 dự án (1.300ha); huyện Quốc Oai có 18 dự án (gần
1.100ha); huyện Thạch Thất có 6 dự án (230ha); huyện Thanh Oai có 3 dự án (gần
1.100 ha); huyện Phúc Thọ có 1 dự án (247ha); huyện Chương Mỹ có 2 dự án (58ha);
huyện Thường Tín có 3 dự án (461ha); huyện Ứng Hồ có 1 dự án (40ha); huyện Đan
Phượng có 3 dự án (390ha).
2.1.4. Tiềm năng phát triển làng nghề và tiểu thủ cơng nghiệp
Hà Tây là tỉnh có nhiều làng nghề, ngành nghề nông thôn phát triển nhất cả
nước, tiềm năng du lịch, dịch vụ lớn, khu vực dân doanh phát triển nhanh tạo điều
kiện phát triển công nghiệp tự chủ và bền vững, đồng đều ở các địa phương.
Hà Tây là tỉnh có lực lượng lao động dồi dào, có văn hố, cần cù, chịu khó,

thơng minh, có năng lực và điều kiện tiếp thu công nghệ mới, hiện đại. Hà Tây là
tỉnh có nhiều trường nghề của mang tầm quốc gia của Việt Nam, tương lai được quy
hoạch là trung tâm đào tạo của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Với những tiềm năng trên, Hà Tây có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
CN- TTCN, nhất là các ngành nghề chế biến nông sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu
dùng và hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.
2.1.5. Tiềm năng phát triển công nghệ cao
Hà Tây có 2 khu vực có thể phát triển rất mạnh công nghệ cao để thu hút FDI là
Khu công nghệ cao Hồ Lạc và Khu cơng nghiệp Bắc Phú Cát.
Mục tiêu đặt ra của Khu cơng nghệ cao Hồ Lạc là đến năm 2010 sẽ lấp đầy 5060% diện tích KCN và khu cơng viên phần mềm, phấn đấu có từ 8- 10 phịng thí
nghiệm trọng điểm quốc gia và đến năm 2015 sẽ cơ bản lấp đầy các khu vui chơi giải


trí, khu nhà ở và khu trung tâm. Chính phủ Việt Nam đã quyết định là đến hết năm
2009 sẽ cơ bản làm xong 800 ha của giai đoạn 1 của dự án. Với tiến độ như hiện nay,
trong vòng 5 năm nữa toàn bộ dự án sẽ hoàn tất và về cơ bản Hịa Lạc sẽ có những nền
móng đầu tiên cho việc trở thành đô thị khoa học.
Khu cơng nghiệp Bắc Phú Cát có vị trí địa lý, giao thông hết sức thuận lợi, cách
Thủ đô Hà Nội 27 Km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 47 Km, nằm sát đường cao tốc
Láng- Hoà Lạc (rộng 140m, dài 30 Km với 6 làn xe) và nằm trên trục đường Hồ Chí
Minh kéo dài, nằm trong chuỗi đơ thị Miếu Mơn- Xn Mai- Hồ Lạc- Sơn Tây, chuỗi
đơ thị phát triển khơng gian Hà Nội về phía Tây và bên cạnh các “Dự án trọng điểm
Quốc gia” như: Khu cơng nghệ cao Hồ Lạc, Làng văn hố các dân tộc Việt Nam, Đại
học Quốc gia Hà Nội...Từ Khu cơng nghiệp Bắc Phú Cát có thể dễ dàng liên kết với các
trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh hay khai thác các thị trường
tiềm năng miền Tây Bắc.
2.1.6. Hà Tây đón nhận vận hội mới
Trong giai đoạn 2005- 2007, FDI vào Hà Tây tăng đột biến vì có những
chuyển biến trong cơng tác xúc tiến đầu tư và cải cách thủ tục đầu tư cũng như giải
phóng mặt bằng của tỉnh. Từ vị trí cuối bảng xếp hạng của các địa phương thu hút FDI

của Việt Nam, Hà Tây đã vươn lên là một trong 10 địa phương mạnh nhất về thu hút
FDI, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao xây dựng và du lịch. Vì thế ngày càng nhiều
nhà đầu tư quan tâm đến Hà Tây. Năm 2006, chỉ số năng lực cạnh tranh của Hà Tây xếp
thứ 3 trong 61 địa phương của Việt Nam, năm 2007 Hà Tây vẫn thuộc tốp 10 địa
phương dẫn đầu chỉ số này. Điều đó là một nhân tố tích cực thu hút FDI của các đối tác
trong đó có Hoa Kỳ vào Hà Tây.
Hơn thế nữa, trong chiến lược phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng, Hà Tây có vị trí cực kì quan trọng nên
chắc chắn sẽ được ưu tiên nhiều trong lĩnh vực thu hút FDI.
Năm 2008, Chính phủ đã cho phép Hà Tây sáp nhập vào Thành phố Hà Nội. Đây
là cơ hội cho Hà Tây phát triển rực rỡ nói chung và trong lĩnh vực FDI nói riêng vì hội
đủ 3 yếu tố: lợi thế sẵn có của tỉnh, lợi thế trung tâm kinh tế văn hố chính trị của Hà
Nội và xu thế đang đi lên rất nhanh của Việt Nam. Những năm tới chắc chắn sẽ là thời


kì hoạt động FDI của tỉnh diễn ra thành cơng và sơi động. Có đủ “thiên thời, địa lợi,
nhân hồ” là lợi thế nổi bật của Hà Tây hiện nay.
2.2. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO HÀ TÂY TRONG NHỮNG
NĂM QUA

2.2.1. Đánh giá số liệu
Phần này xét một số điểm nhấn trong hoạt động FDI của Hoa Kỳ vào Hà Tây
trong những năm gần đây:
2.2.1.1. Hoạt động FDI của Hoa Kỳ vào Hà Tây giai đoạn 2005- 2006
Đây là giai đoạn chuyển biến mạnh của luồng FDI Hoa Kỳ vào Hà Tây tạo bước
đệm cho các dự án lớn vào Hà Tây năm 2007- 2008. Năm 2006, chỉ số năng lực cạnh
tranh của Hà Tây xếp thứ 3 trong 61 địa phương của Việt Nam. Do đó FDI của Hoa Kỳ
vào Hà Tây có điều kiện tăng mạnh. FDI của Hoa Kỳ vào Hà Tây trong giai đoạn này
chiếm khoảng 20% FDI toàn tỉnh Hà Tây.
Huyện Thường Tín là địa bàn có FDI của Hoa Kỳ lớn nhất tỉnh với 95 triệu USD

chiếm 85 % FDI của Hoa Kỳ đầu tư vào Hà Tây. Giai đoạn này tạo động lực cho các dự
án năng lượng lớn của Hoa Kỳ vào Hà Tây năm 2007 vì các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã làm
ăn hiệu quả trong 2 năm 2005- 2006 tại tỉnh Hà Tây. FDI của Hoa Kỳ trong 2 năm trên
cũng giúp chuyển biến nhận thức của các nhà đầu tư khác khi thấy Hoa Kỳ tạo ra lợi
nhuận cao qua các dự án FDI tại Hà Tây.
Bảng 2.1: FDI của Hoa Kỳ ở một số địa phương lớn tính tới tháng 12 năm 2005
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Địa phương

Số dự án Vốn đầu tư

Vốn pháp định Vốn thực hiện

TP Hồ Chí Minh
Đồng Nai
Bình Dương
Hà Nội
Dầu khí
Hải Dương

Hà Tây
Đà Nẵng
Bà Rịa-Vũng Tàu

105
25
40
25
6
2
3
4
6

451,536,135
263,578,985
179,205,400
129,130,480
123,800,000
103,200,000
115,800,000
49,200,000
32,846,218

188,400,692
103,868,953
77,024,330
71,663,667
123,800,000
72,270,000

12,000,000
14,767,000
11,207,677

10
11

Quảng Nam
Phú Yên

2
5

26,283,000 18,383,000
26,2400,000 8,120,000

Đơn vị: USD - Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

57,054,191
94,691,978
66,215,803
55,254,107
234,174,963
147,538,811
21,660,002
1,000,000
15,531,318
3,320,000



Giai đoạn 2005- 2006 là giai đoạn “lột xác chuyển mình” của luồng FDI Hoa Kỳ
cũng như các đối tác khác vào Hà Tây xét trên cả qui mô dự án và hiệu quả triển khai
từng dự án. Đây là điều chưa từng có vì FDI Hoa Kỳ trong giai đoạn này bằng cả lượng
FDI của Hoa Kỳ trong 15 năm (1990- 2005) vào địa phương này. Kết quả trên đã gây
ngạc nhiên cho không chỉ các cơ quan chức năng Hà Tây mà cịn chính đối với các nhà
đầu tư Hoa Kỳ. Điều đó tạo ra niềm tin lớn hơn của các nhà đầu tư Hoa Kỳ với Hà Tây
và tạo động lực mạnh mẽ cho lãnh đạo và doanh nghiệp Hà Tây tiếp tục có những chiến
lược thu hút và hợp tác đầu tư những dự án FDI lớn hơn của Hoa Kỳ trong tương lai.
Với đối tác Hoa Kỳ, Hà Tây được ví như một miền đất tiềm năng mới lộ diện và bất
ngờ chuyển mình vươn lên mạnh mẽ mà trước đó họ chưa hiểu hết tiềm năng và sức
sống của chính mình, khẳng định vị trí xứng đáng trên bản đồ FDI của Việt Nam.
Tháng 8/2006, Ban Quản lý Khu cơng nghệ cao Hịa Lạc đã tiếp các nhà đầu tư
của Hoa Kỳ đến thăm và tìm hiểu cơ hội đầu tư vào khu cơng nghệ cao Hịa Lạc gồm
Cơng ty Legacy Investment và Cơng ty Vcaps. Tuy nhiên phải kể tới hai dự án khá lớn
của Hoa Kỳ vào Hà Tây ở huyện Thường Tín giúp chuyển dịch cơ cấu đầu tư của huyện
và các vùng lân cận tạo việc làm và nguồn ngân sách huyện,phát triển kinh tế Thường
Tín lên một bước mới.
Bảng 2.2: Hai dự án FDI lớn của Hoa Kỳ vào Hà Tây giai đoạn 2005- 2006
Tên công ty
Tổng vốn Sản phẩm
Nhà đầu tư
Địa điểm tại Hà
FDI(triệu
Hoa Kỳ
Tây
USD)
Công ty trách
nhiệm hữu hạn
nước ngọt
COCA- COLA

Việt Nam
Cơng ty
CROWNVINALIMEX

50

Đồ uống
nhãn hiệu
COCACOLA

Tập đồn COCACOLA

Xã Dun Thái
-HuyệnThường
Tín

45

Vỏ lon
nhơm

Tập đồn CROWN
CORN SEAL

Xã Quất ĐộngHuyện Thường
Tín

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tây
Đây là 2 dự án của TNCs lớn của Hoa Kỳ với những thương hiệu nổi tiếng và
lâu đời trên thế giới.



Dự án đầu tiên là dự án của COCA- COLA với vốn đầu tư lên tới 50 triệu USD
vào xã Duyên Thái của Thường Tín, đặt viên gạch đầu tiên để xây dựng những dự án có
số vốn từ 30 triệu USD trở lên của Hoa Kỳ vào Hà Tây.
Dự án thứ hai có số vốn FDI đáng kể là dự án sản xuất vỏ lon nhôm trị giá 45
triệu USD của tập đoàn CROWN liên doanh với VINALIMEX tại xã Quất Động, cũng
ở huyện Thường Tín.
Từ hai dự án trên FDI Hoa Kỳ đã lan rộng ra các địa phương của Hà Tây dù với
quy mô chưa lớn nhưng cũng đồng đều hơn chứ không chỉ chú trọng vào KCNC Hoà
Lạc.
2.2.1.2. Hoạt động FDI của Hoa Kỳ vào Hà Tây năm 2007
 Phó tổng Giám đốc Tập đồn Novellus (Hoa Kỳ) thăm KCNC Hồ Lạc

Chiếu ngày 17/03/2007, Phó tổng Giám đốc Tập đoàn Novellus, đã đến thăm và
làm việc với Ban quản lý KCNC Hồ Lạc. Cùng đi cịn có Giám đốc phần mềm và Phó
trưởng ban kinh doanh quốc tế kiêm Giám đốc thương mại khu vực Châu Á của
Novellus. Ban quản lý KCNC Hoà Lạc đã chào mừng đồn cơng tác của Tập đồn
Novellus đến thăm KCNC và tìm hiểu mơi trường và cơ hội đầu tư tại Hà Tây.
Được thành lập từ năm 1984, Tập đoàn Novellus hiện là nhà cung cấp hàng đầu
thế giới về CVD, PVD, ECD, CMP, UVTP và các thiết bị tạo tác bề mặt khác dùng
trong cơng nghệ chế tạo chíp điện tử và các thiết bị bán dẫn vi điện tử cao cấp. Ngồi ra
Novellus cịn cung cấp các thiết bị làm sạch, đánh bóng bề mặt con chíp… sau công
đoạn chế tạo.
Tổng doanh thu của Novellus hàng năm đạt xấp xỉ 3 tỉ USD. Các sản phẩm của
Novellus đóng góp vào sự phát triển của các dịng sản phẩm điện tử và các thiết bị bán
dẫn vi điện tử cao cấp với tính năng ngày càng mạnh hơn.
Đồ thị 2.1 : Một số dự án FDI lớn nhất năm 2007 của Hoa Kỳ vào Hà Tây
so với các quốc gia khác


Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tây
Tập đồn Novellus có trụ sở tại California, Hoa Kỳ, có chi nhánh trên 16 quốc
gia và cũng đã bắt đầu có mặt tại Viêt Nam. Hiện tại, một chi nhánh của Novellus đã


được thiết lập tại Hà Nội và Tập đoàn đang mong muốn mở rộng sự hiện diện của mình
tại Hà Tây. Tập đoàn Novellus bày tỏ sự thán phục trước tốc độ đổi mới của nền kinh tế
Việt Nam. Việt Nam đang thể hiện rõ ràng là một điểm đến đầu tư đầy tiềm năng và có
sức thu hút mạnh mẽ. Tập đồn Novellus rất quan tâm với mơ hình KCNC Hoà LạcThành phố Khoa học mà Ban quản lý Khu giới thiệu. Novellus cho rằng đây là một
bước đi đúng hướng và chắc chắn sẽ có đóng góp và tác động mạnh mẽ đối với kinh tế
và xã hội. Tập đồn Novellus mong muốn có sự hợp tác với KCNC Hoà Lạc và hai bên
sẽ tiến hành trao đổi cụ thể hơn để xúc tiến các dự án đầu tư của Novellus vào KCNC
Hoà Lạc. KCNC Hoà Lạc hoan nghênh ý kiến của Novellus cũng như hoan nghênh sự
có mặt của Novellus tại KCNC Hoà Lạc. Nếu Novellus quyết định đầu tư tại KCNC
Hoà Lạc, Ban quản lý KCNC sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để Novellus xúc tiến triển
khai dự án. Các chuyên viên của Ban quản lý sẽ giúp đỡ Novellus hoàn thiện hồ sơ và
các giấy tờ, thủ tục hành chính một cách nhanh nhất và thân thiện nhất. Hai bên thống
nhất sẽ tiến hành trao đổi sâu hơn và sẽ có lộ trình hợp tác cụ thể trong thời gian tới
đây.
Ngồi ra cịn có một số dự án FDI khác của Hoa Kỳ đầu tư vào Hà Tây khá tiêu
biểu trong thời gian này có tính chất quan trọng giúp thay đổi cơ cấu FDI theo lĩnh vực
của Hà Tây và nâng Hoa Kỳ lên thành đối tác FDI quan trọng của Hà Tây. Đó là:


Các cơng ty có tổng vốn đầu tư lớn đã hoàn chỉnh hồ sơ dự án đầu tư và

sẽ được cấp chứng nhận đầu tư trong tháng 9/2007 gồm Công ty V- CAPS của Hoa Kỳ
đầu tư 155 triệu USD xây dựng nhà máy đóng gói chip, Cơng ty cổ phần Thuận Phát
đầu tư 70 triệu USD xây dựng bo mạch điện tử và điện thoại di động. Ngoài ra cịn có
các nhà đầu tư khác đã cam kết vào Hịa Lạc như Cơng ty APSS (Hoa Kỳ).



Nhà máy sản xuất đồ chơi của công ty đồ chơi Chee Wah Việt

Nam tại cụm công nghiệp Nam Phú Nghĩa, là dự án FDI Hoa Kỳ với diện tích 6
ha, vốn đăng ký 11 triệu USD.
2.2.1.3. Hoạt động FDI của Hoa Kỳ vào Hà Tây năm 2008

200 triệu USD vào nhà máy sản xuất chip tại Hoà Lạc
Đáng chú nhất là dự án của V- Caps của một nhóm các nhà đầu tư ở thung lũng
Silicon (Hoa Kỳ). Họ đã công bố quyết định đầu tư 200 triệu USD xây dựng nhà máy
đóng gói chíp tại Khu cơng nghệ cao Hịa Lạc. Cơng ty Tư vấn Tài chính Garret Group


Technology, một trong những nhà đầu tư của V- Caps cho biết, sự sáng tạo, kiến thức,
sự kiên trì, văn hóa, bên cạnh yếu tố chi phí đầu ra vào ở Việt Nam rẻ là lợi thế đáng kể
của Việt Nam so với các nước láng giềng. Ngoài dự án xây dựng nhà máy đóng gói chíp
tại Khu cơng nghệ cao Hịa Lạc, V- Caps cũng đang có kế hoạch xây thêm hai nhà máy
khác tại Việt Nam.
Nhằm mục đích thúc đẩy đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam mới nổi, các nhà đầu
tư ở Thung lũng Silicon đã thông báo rằng họ sẽ đầu tư xây dựng một nhà máy đóng
gói chíp mới với tổng số vốn khoảng $200 triệu đơ la Hoa Kỳ tại Hồ Lạc .
Cơng ty V- CAPS mới được thành lập sẽ do một nhóm các chuyên gia trong lĩnh
vực bán dẫn điều hành. Mặc dù có những rủi ro trong việc đầu tư vào bất kỳ nước đang
phát triển nào nhưng Việt Nam đang ngày được coi là một điểm đến mới cho việc “gia
cơng” cơng nghệ và thậm chí là cung cấp dịch vụ cơng nghệ cao. Chính phủ Việt Nam
dự báo rằng nền kinh tế năm nay sẽ tăng trưởng ở mức 9%.
Cơng ty Tư vấn tài chính “Garrett Group Technology” có trụ sở tại San
Francisco cho biết chi phí cho kinh doanh tại Việt Nam chỉ bằng một nửa so với ở
Trung Quốc. Garrett Group Technology cũng cho biết chi phí kinh doanh tại Việt Nam

là rẻ nhưng đó khơng phải là động lực chính để Garrett Group Technology tới Việt Nam
đầu tư. Khi Garrett Group Technology xem xét kỹ Việt Nam và văn hoá của con người
Việt Nam, Garrett Group Technology thấy Việt Nam có một hệ thống các giá trị dựa
trên sự trung thành, tính sáng tạo, tri thức, sự ham hiểu biết, sự kiên trì... và tất cả
những điều đó đã tạo lên một Việt Nam với những lợi thế hơn hầu hết các quốc gia
khác.
Nhà máy với tổng diện tích khoảng 300.000 ft 2 sẽ được xây dựng ở Khu Cơng
nghệ cao Hồ Lạc và sẽ có tổng số cơng nhân là 1.500 người. V- Caps cũng sẽ cân nhắc
việc xây dựng thêm hai nhà máy tương tự như vậy nữa. Công ty sẽ tiến hành đóng gói
và kiểm tra chip điện tử để cung cấp cho các công ty bán dẫn trong một loạt các sản
phẩm như điện thoại di động, máy tính cá nhân...


Dự án sản xuất vật liệu mới trong ngành công nghiệp sử dụng năng

lượngmặt trời với tổng số vốn đầu tư 1.472 tỷ đồng do Cơng ty TNHH SilliconThái
Dương Hằng Chính Việt Nam (Hoa Kỳ) làm chủ đầu tư.


Ngày 15/03/2008, Cơng ty TNHH Thái dương Hằng chính Việt Nam (APSS
Vietnam) đã tổ chức lễ động thổ xây dựng “Nhà máy sản xuất nguyên liệu và các bán
thành phẩm chế tạo sản phẩm sử dụng năng lượng mặt trời” tại KCNC Hịa Lạc. Đến
dự buổi Lễ có Thứ trưởng Bộ KH&CN kiêm Trưởng ban Ban quản lý KCNC Hoà Lạc,
lãnh đạo UBND Tỉnh Hà Tây, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thơng, Ban quản lý
KCNC Hồ Lạc, cơng ty FPT Hoà Lạc, các đối tác của APSS và các quan khách. Cơng
ty APSS có trụ sở tại thung lũng Silicon- Hoa Kỳ, sở hữu nhiều bằng sáng chế, bản
quyền trong lĩnh vực năng lượng mặt trời. APSS đã phát triển thành công một công
nghệ mới cho phép công ty có thể cung cấp nguyên liệu polysilicon, một nguyên liệu
thiết yếu trong ngành công nghiệp năng lượng mặt trời, với giá cạnh tranh tốt nhất trên
thế giới. Các khách hàng lớn của APSS là những tập đoàn tên tuổi hàng đầu thế giới

như Sharp, Q-Cells, Suntech, Kyocera, Motech, Mitsubishi, Sanyo, SunPower… Dự án
“Nhà máy sản xuất nguyên liệu và các bán thành phẩm chế tạo sản phẩm sử dụng năng
lượng mặt trời” tại KCNC Hòa Lạc với tổng vốn đầu tư 92.000.000 USD, dự kiến sẽ
mang lại doanh số cho giai đoạn hoàn chỉnh là 400 triệu USD/năm và sẽ sử dụng
khoảng 900 lao động .
Với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Ban quản lý KCNC
Hồ Lạc và Cơng ty FPT Hồ Lạc, lãnh đạo cơng ty
APSS tin tưởng một kết quả tốt đẹp khi triển khai nhà
máy sản xuất tại KCNC Hoà Lạc.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ KH&CN chúc mừng Ban lãnh đạo công ty
APSS, chúc cơng ty sẽ có nhiều thành cơng hơn nữa trong tương lai. Thứ trưởng nhấn
mạnh Ban quản lý sẽ hỗ trợ hết mức để các nhà đầu tư có thể triển khai dự án của họ
một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất. Cũng tại buổi lễ, Trưởng Ban quản lý KCNC
Hoà Lạc quyết định ký Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty cổ phần truyền thông Kim
Cương, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ truyền thông
và các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền mạng Internet, ngay sau khi Doanh nghiệp hồn
thiện Hồ sơ theo tiêu chí của một dự án công nghệ cao. Đây là bước đột phá về việc cải
cách thủ tục hành chính đang được Ban Quản lý KCNC Hịa Lạc thực hiện, đó là cơ chế
“một cửa, một dấu và một chữ ký”, điều này làm các đối tác Hoa Kỳ rất hài lòng khi
đầu tư vào Hà Tây.


2.2.2. Những thành công trong công tác thu hút FDI từ Hoa Kỳ của tỉnh
Hà Tây
2.2.2.1. Hoa Kỳ trở thành đối tác FDI quan trọng của Hà Tây
Trước năm 2005, các dự án của Hoa Kỳ rất ít và có vốn nhỏ. Nhưng từ năm
2005 đến năm 2008 các dự án của Hoa Kỳ tăng lên nhiều cả về số dự án và số vốn.
Nguyên nhân là do chính sách thu hút FDI của Hà Tây đã thay đổi tích cực.
Trước năm 2005, tình hình GPMB của Hà Tây thuộc loại tồi tệ nhất Việt Nam
với sự chậm trễ về thủ tục hành chính và cơng tác bồi thường, thêm nữa lại do sự khơng

đồng tình của người dân đại phương và tệ quan liêu tham nhũng của cán bộ phụ trách
các dự án đầu tư. Điều này làm chỉ số cạnh tranh của Hà Tây rất thấp và môi trường đầu
tư của Hà Tây trong giai đoạn này phải nối là rất ảm đạm.
Bước sang năm 2005, Hà Tây đã giải quyết được một bước về thủ tục hành
chính và mặt bằng lại thêm chính sách ưu đãi tốt hơn cho các dự án FDI nên luồng FDI
vào Hà Tây bắt đầu khôi phục. Đặc biệt năm 2006 là năm đột phá của FDI Hà Tây, Hoa
Kỳ cũng trở thành một đối tác lớn của Hà Tây trong các dự án FDI vào địa phương này,
tạo nên bức tranh FDI sáng sủa cho Hà Tây.
Đặc biệt về vốn đầu tư, các dự án trung bình có vốn dăng ký 100 triệu USD, đưa
Hoa Kỳ thành đối tác số 3 của Hà Tây trong lĩnh vực FDI sau Nhật Bản và Hàn Quốc.
Dự án lớn nhất của Hoa Kỳ là dự án điện tử của Vcaps (200 triệu USD) sánh ngang với
dự án của MEIKO, Nhật Bản (300 triệu USD), và khu chung cư Quốc tế của Hàn Quốc
(400 triệu USD). Dự án lớn nhất của Vcaps cũng đưa Hoa Kỳ thành nhà đầu tư lớn của
khu Công nghệ cao Hoà Lạc.
Đồ thị 2.2 : FDI đăng ký và thực hiện của Hoa Kỳ vào Hà Tây tới năm
2008 so với một số địa phương (kể cả qua nước thứ 3)

Nguồn : Bộ Kế Hoạch và Đầu tư
Các dự án của Hoa Kỳ trong những năm gần đây giúp Hà Tây rất nhiều trong
việc thu hút FDI vào các khu công nghiệp.
2.2.2.2. Thu hút được các dự án lớn về công nghệ cao


Hoa Kỳ là đối tác rất mạnh trong lĩnh vực công nghệ cao như điện tử, viễn
thông, năng lượng của Việt Nam cũng như Hà Tây.
Đồ thị 2.3: Hà Tây đứng thứ 2 trong 3 dự án công nghệ cao của Hoa Kỳ
vào Việt Nam trong 3 năm 2005, 2006, 2007
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2.2.2.3. Hà Tây đã cải thiện đáng kể mơi trường đầu tư
Chính vì vậy mà tình hình FDI của Hà Tây trong những năm gần đây rất sáng

sủa và góp phần thu hút các nhà đầu tư Hoa Kỳ đến đầu tư. Với sự bứt phá rất ngoạn
mục, Hà Tây đã triển khai các biện pháp đồng bộ tạo ra sự tăng tốc cho công tác thu hút
FDI. Những giải pháp mới về công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch cho DN,
giảm thủ tục “tiền kiểm” chuyển sang “hậu kiểm” công khai ban hành các danh mục dự
án mời gọi đầu tư, tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư Hà Tây đã lấy lại mối quan hệ
thân thiện và sự tin tưởng của cộng đồng DN các nhà đầu tư. Hà Tây đã thành lập Ban
quản lý các KCN huy động các nguồn vốn để GPMB, xây dựng cơ sở hạ tầng rồi mới
chính thức mời gọi các nhà đầu tư tạo ra những thuận lợi cơ bản hấp dẫn các nhà FDI
đến với Hà Tây ngày càng nhiều hơn. Dưới đây là một số chuyển biến cụ thể giúp tỉnh
thu hút thành công FDI của Hoa Kỳ trong các năm qua:


Một là về công tác cải cách tổ chức, bộ máy và thủ tục hành

chính.
Ngay từ đầu đã được coi là một trong nhưng giải pháp trọng tâm để nâng cao
năng lực cạnh tranh về môi trường đầu tư của tỉnh. Do đó trong 2 năm qua, tỉnh đã chỉ
đạo sắp xếp, thu gọn đầu mối các sở, các phòng ở các huyện, thị xã, thành phố theo quy
định của Nhà nước và ban hành các quyết định xác định rõ các chức năng nhiệm vụ, cơ
cấu tổ chức, bộ máy của các sở, ban ngành tạo cơ sở pháp lý cho công tác cải cách thủ
tục hành chính phục vụ cơng tác nói chung và nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh
mơi trường của tỉnh nói riêng. Năm 2007, Hà Tây đã gặt hái được nhiều thành công
trong phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là thu hút FDI các đối tác lớn và Hoa Kỳ.
Hà Tây đã thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 200- 2010 của Chính Phủ, Nghị quyết số 01 của Tỉnh uỷ Hà Tây về “Tăng cường
lãnh đạo, chỉ đạo công tác cải cách hành chính nhà nước”, Nghị quyết 14 của Ban


thường vụ Tỉnh uỷ về nâng cao năng lực cạnh tranh môi trường đầu tư. UBND tỉnh coi
cải cách hành chính là nhiệm vụ trong tâm, nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét trong giải

quyết các thủ tục hành chính theo phương châm: rõ ràng, đơn giản, minh bạch, tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp hoạt động.
Hà Tây rất quyết liệt trong cải cách hành chính, thể hiện ở hai nhóm thủ tục về
cấp phép đầu tư và nhóm thủ tục liên quan đến đất đai, thuê đất, GPMB- những lĩnh
vực mà xưa nay vốn là rào cản với đầu tư vào Hà Tây. Kết quả là tốc độ cấp phép, thời
gian cấp phép và sự thuận tiện trong cấp phép đã giúp cho nhà đầu tư giảm rất nhiều
thời gian, cơng sức và thậm chí là cả tiền bạc để hoàn thiện các thủ tục này. Cụ thể, thời
gian nhanh nhất để cấp phép 1 dự án từ năm 2005 về trước là 1 tháng, đến nay, thời
gian bình qn chỉ cịn 15 ngày, đặc biệt có dự án chỉ cần 5 ngày.
Đồ thị 2.4: Vốn FDI của Hoa Kỳ so với các đối tác khác đầu tư vào Hà Tây tính
đến năm 2008
Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tây


Hai là về việc ban hành và thực hiện các cơ chế, chính sách nhằm

thuận lợi hố hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp.
Trong hai năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ngành tiến hành rà sốt tồn
bộ các quy định có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của các doanh
nghiệp. Trên cơ sở đó, ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh, thậm chí bãi bỏ một
số quy định để giảm thiểu các bất cập trở ngại, tạo môi trường mới thuận lợi và thơng
thống cho các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn tỉnh.


Ba là về công tác quy hoạch.

Nhận thức được ý nghĩa và vai trò “định hướng và dẫn đường” của công tác quy
hoạch đối với việc thu hút đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh, tỉnh đã rất chú
trọng chỉ đạo việc lập và phê duyệt các quy hoạch mới đồng thời đẩy mạnh việc điều
chỉnh, bổ sung các quy hoạch cũ cho phù hợp với tình hình mới trên cơ sở đó đã tích cự

tổ chức cơng bố và thực hiện các quy hoạch.
Với vai trò là công cụ “định hướng” không thể thiếu được cho đầu tư phát triển,
sau khi được ban hành, công bố và thực hiện, các quy hoạch trên thực sự đã, đang và sẽ


phát huy tác dụng rất tích cực, bền vững và lâu dài cho công tác cải thiện và nâng cáo
hơn nữa năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư kinh doanh của địa phương.


Bốn là về công tác vận động và xúc tiến đầu tư.

Công tác vận động và tuyên truyền xúc tiến đầu tư được đặc biệt quan tâm chỉ
đạo từ ban hành và công bố danh mục các dự án kêu gọi đầu tư vào tỉnh Hà Tây giai
đoạn 2006- 2010, xây dựng các ấn phẩm, tài liệu xúc tiến đầu tư để cung cấp thơng tin
chính thống cho các nhà đầu tư đến việc tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hà Tây
lần thứ nhất vào cuối năm 2007.
Mặt khác, tỉnh cũng đã chỉ đạo các cơ quan báo, đài dành nhiều thời lượng;
đồng thời tích cực hợp tác với các cơ quan thơng tấn, báo chí Trung ương qua các hình
thức tun truyền khác nhau bước đầu đã phác hoạ, quảng bá được một “diện mạo mới”
về tiềm năng môi trường đầu tư của Hà Tây trong cộng đồng doanh nghiệp trong và
ngoài nước.


Năm là về cơng tác giải phóng và tạo mặt bằng cho các nhà đầu

tư.
Hà Tây đã tập trung chỉ đạo hồn thành cơng tác giải phóng mặt bằng và đẩy
mạnh việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đối với các cụm công nghiệp như: CCN
Phùng Xá, CCN thị trấn Phùng, cụm công nghiệp Quất Động, CCN Nam Phú Nghĩa,
CCN Thanh Oai… để tiếp nhận các dự án đầu tư. Đối với khu công nghiệp Bắc Phú

Cát, đã hồn thành việc kiểm đếm, đền bù giải phóng mặt bằng gần được 200 ha; mặt
khác đang tích cực triển khai giải phóng mặt bằng tiếp khu cơng nghệ cao Hoà Lạc để
tiếp nhận dự án đầu tư.
Đồ thị 2.5 : Vốn FDI đăng ký của Hoa Kỳ vào Hà Tây và các vùng khác qua các
năm
Nguồn : Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm 2006 Hà Tây đã có những đột biến về GPMB, những vấn đề gọi là điểm
yếu của Hà Tây những năm trước thì năm 2006 đã được khắc phục và lại trở thành
điểm mạnh của tỉnh. Cụ thể là vấn đề nhân sự lãnh đạo cao cấp của tỉnh đã được kiện
toàn, ổn định đúng về mặt cơ cấu, cả về mặt con người cụ thể. Đây là nguyên nhân nổi


bật nhất. Từ đó, chủ trương chính sách và đặc biệt là những quyết sách điều hành cụ thể
của tỉnh Hà Tây trong năm 2006 rất đúng và rất quyết liệt.

Trong năm 2006, Hà

Tây đã đổi mới cách thu hút đầu tư khác so với năm trước, tức là giải phóng xong mặt
bằng mới mời gọi đầu tư và chỉ cấp giấy chứng nhận đầu tư khi có mặt bằng. Năm
2006, Hà Tây đã 3 thay đổi rất lớn là: mặt bằng đồng bộ, thực hiện tốt giải phóng mặt
bằng theo quy định của Nhà nước và coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ chứ không
phải là đối tượng cai trị. Chẳng hạn trong hoạt động đền bù GPMB, Hà Tây vận dụng
tối đa khung chính sách để mang lại lợi ích cho nhân dân. Khi tất cả các yếu tố luật
pháp, tuyên truyền đã được đảm bảo thì cũng cương quyết đấu tranh, thậm chí có
những biện pháp mạnh.
Một bước đột phá có tính chất quyết định trong việc thu hút FDI từ Hoa Kỳ của
tỉnh Hà Tây là việc xúc tiến đầu tư vào KCNC Hoà Lạc đã được cải thiện rõ rệt và tạo
điều kiện đầu tư thuận lợi hơn nhiều so với trước đây. Điều này làm cho các nhà đầu tư
trong đó có các nhà đầu tư Hoa Kỳ yên tâm hơn và quyết định đầu tư vào Hà Tây.



Sáu là về công tác phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và

dịch vụ phục vụ hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hà Tây xác định phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ là một
trong những nội dung quan trọng nhât đối với việc phát triển kinh tế xã hội nói chung
và cải thiện năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư kinh doanh nói riêng. Ngồi ra,
Hà Tây cũng rất chú trọng đến công tác đảm bảo an ninh, trật tự phục vụ doanh nghiệp,
công tác đào tạo nguồn lao động, công tác tập huấn phổ biến các văn bản pháp luật
nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ các cấp và đối thoại với các nhà đầu tư.


Bảy là nét mới trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh.

Định hướng phát triển công nghiệp theo tinh thần: chủ động đi tìm và mời gọi
nhà đầu tư chứ khơng thụ động chờ đợi nhà đầu tư tìm đến như trước đây. Công tác
GPMB, xây dựng nhanh các KCN và CCN, cải cách thủ tục hành chính nhanh gọn, bộ
phận một cửa liên thông ra đời, hoạt động hiệu quả đã đánh một dấu mốc quan trọng
trong bước chuyển về thủ tục hành chính, giúp các nhà đầu tư rút ngắn được tối đa thủ
tục, từng bước giải quyết được nỗi băn khoăn của nhiều nhà đầu tư trước đây.
2.2.3. Những hạn chế trong thu hút FDI từ Hoa Kỳ của Hà Tây


Có thể nói trong thời gian vừa qua, Hà Tây đã gặp khơng ít khó khăn trở ngại,
thách thức cả khách quan và chủ quan mang lại. Mặc dù tiềm năng của Hà Tây là rất
lớn nhưng kết quả, hiệu quả đầu tư còn quá khiêm tốn. Những bức xúc, bế tắc, những
phàn nàn về thủ tục hành chính, về đền bù, về giải phóng mặt bằng phát sinh trong q
trình thực hiện dự án đầu tư là hồn tồn có thật.
Đánh giá về yếu kém của mơi trường đầu tư, UBND tỉnh đã đưa ra các hạn chế,
thiếu sót trên các mặt: nhận thức, nghiên cứu và ban hành cơ chế chính sách, cơng tác

quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng, công tác thông tin xúc tiến đầu tư, chỉ đạo, điều
hành sự thiếu chặt chẽ, bài bản khi tiếp nhận các dự án đầu tư của một số cơ quan tham
mưu của tỉnh. Cụ thể là:
2.2.3.1. Cơng tác GPMB cịn vướng mắc
Việc GPMB các KCN, CCN ở Hà Tây cịn chậm, có những vướng mắc phức tạp
và đặc biệt là cơ cấu vốn đầu tư vào Hà Tây đang thiên lệch về đầu tư bất động sản
(năm 2006, vốn đầu tư bất động sản chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư vào địa bàn tỉnh)
nên hiệu quả đầu tư chưa bền vững.
 Khu CNC Láng Hòa Lạc

Chính phủ đã đặt ra yêu cầu dự án đường cao tốc Láng- Hịa Lạc phải hồn
thành trong năm 2009. Thế nhưng, các chuyên gia cho rằng điều này thật khó thành
hiện thực. Ngày 23/10/2007, tổng thầu Vinaconex đã chuẩn bị 5 tỷ đồng đền bù cho
người dân xã Thạch Hòa- Thạch Thất (Hà Tây) trong diện GPMB của dự án. Vậy mà,
trong buổi sáng 23/10/2007 đã không chi trả được một đồng nào cho 147 hộ dân. Lý do
là vị cán bộ địa chính của xã này bận việc.
Nút giao thơng Láng- Hịa Lạc được coi là một trong những nút giao thơng lớn
nhất Việt Nam với diện tích chiếm đất 30ha và khoảng 700 hộ dân có đất. Thế nhưng
nhà thầu chưa hề nhận được một mét vuông mặt bằng nào. Và đây cũng là điểm đầu
của nút cổ chai dài 4km. Bắt đầu nút cổ chai (chiều Hà Nội- Hòa Lạc) là đất của doanh
nghiệp Kim Đỉnh, dài trên 400m. Tiếp đó, Cơng ty HTI vẫn án ngữ 250m đường, công
ty Lisohaka cũng vẫn đang yên vị với chiều dài 300m.
Góp phần quan trọng tạo nên nút thắt này cịn có trên 100 hộ dân (dọc theo tuyến
trên 2,2km) chưa được GPMB trong đó nhiều hộ dân không hợp tác trong kiểm đếm,
nhiều hộ dân khác “vướng” do mua bán trao tay. Những khó khăn trong cơng tác


GPMB tại nút thắt này xuất phát từ giá trị đền bù lớn, hồ sơ của các doanh nghiệp cung
cấp khơng đầy đủ tính pháp lý. Hơn nữa, đối với nhiều hộ dân, đơn giá đền bù cũng
như nhà tái định cư đang là điều quan ngại khiến họ chưa hợp tác. Tại huyện Hoài Đức,

500m đường hiện cũng đang bế tắc vì chưa có mặt bằng.
 Các khu vực thu hút FDI khác

Nhận thức và ý thức trách nhiệm là một trong những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng tới môi trường đầu tư của tỉnh. Tư tưởng phân biệt đối xử với các thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh, kể cả đối với doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa, từ
đó đặt yêu cầu các đối tượng này phải thực hiện nhiều nghĩa vụ hơn và được hưởng
quyền lợi ít hơn so với doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực như: giá đền bù, chi
phí hỗ trợ, thời hạn được thuê đất, quyền được thuê đất... Đây chính là những nguyên
nhân gây nên những vướng mắc về mặt bằng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
tại một số cụm, điểm công nghiệp ở An Khánh- Hoài Đức, Biên Giang- Thanh Oai,
Phụng Châu, Ngọc Hoà- Chương Mỹ.
Bên cạnh đó, một số cán bộ ở một vài nơi có tiềm năng du lịch đã tự coi đó là
“sở hữu” của riêng ngành, địa phương mình. Cho nên khơng mặn mà, khơng ủng hộ,
thậm chí có các biểu hiện ngăn cản các dự án đầu tư của cấp trên. Điều đó đã cản trở
các nhà đầu tư Hoa Kỳ quyết định đầu tư vào lĩnh vực du lịch, giải trí ở Hà Tây. Đây là
thiệt thịi lớn cho một tỉnh có nhiều tiềm năng to lớn với điều kiện tự nhiên phong phú,
đẹp đẽ và nền văn hóa đặc sắc lâu đời và riêng có như Hà Tây.
2.2.3.2. Cơ chế chính sách cịn rườm rà
Số lượng các cơ chế chính sách được ban hành khơng nhiều, nhất là những cơ
chế đặc thù riêng của tỉnh. Phần nhiều các văn bản mới dừng lại ở mức hướng dẫn, cụ
thể hoá thực hiện các chủ trương chung của Nhà nước. Các chính sách được ban hành
chưa đảm bảo tính đồng bộ, một số văn bản quy định còn chồng chéo, có trường hợp
cịn mâu thuẫn nhau, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện, nhất là trong lĩnh vực
đất đai, thẩm định cấp phép đầu tư, quy hoạch và xây dựng.Thời gian qua, hầu như
chưa có một khu, cụm, điểm cơng nghiệp nào được đầu tư đồng bộ, hồn chỉnh, làm
kéo dài tình trạng doanh nghiệp vào Hà Tây phải chờ mặt bằng.
Thời gian qua, Hà Tây đều tập trung cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ
tục hành chính. Nhưng các quy định về xây dựng điểm CN cịn có những bất cập, cơ



quan chức năng nào cũng ngại chịu trách nhiệm làm kéo dài thời gian. Thực tế, khơng
có khâu nào thực hiện xong trước thời gian 1 tháng, kể cả không có gì vướng mắc.
Bên cạnh đó là những khó khăn trong GPMB nên thời gian triển khai xây dựng
điểm CN làng nghề rất lâu. Một số xã có thế mạnh trong việc xây dựng điểm CN làng
nghề. Lãnh đạo tỉnh cũng nhìn thấy tiềm năng ấy và đã đưa vào chương trình nghị sự
cách đây 4-5 năm nhưng khi triển khai xây dựng mới thấy nhiều khó khăn, phức tạp.
Ngay những khâu công việc giữa các cơ quan Nhà nước với nhau mà thủ tục còn rườm
rà, mất rất nhiều thời gian. Một địa phương muốn xây dựng điểm CN làng nghề thì phải
thực hiện một số bước. Bước một là khảo sát, đánh giá nhu cầu và khả năng GPMB
điểm CN.
Bước 2 là “lập đề án xin chủ trương đầu tư”. Đây là bước Hà Tây mất nhiều thời
gian và có những thủ tục khơng cần thiết lắm. Theo quy định hiện hành, đề án đầu tư
bao gồm bản vẽ quy hoạch điểm công nghiệp kèm theo bản thuyết minh. Để có được
bản vẽ quy hoạch, ngồi việc tổ chức họp dân, các địa phương phải thuê các đơn vị
chuyên môn khảo sát thực hiện. Thuê là liên quan đến kinh phí. Giả sử như đề án khả
thi thì kinh phí địa phương bỏ ra khơng có gì đáng ngại nhưng đề án khơng được chấp
nhận thì kinh phí này khơng có, trong khi nguồn ngân sách rất eo hẹp.
Không những thế, thời gian dành cho việc làm bản vẽ quy hoạch khá lâu, chưa
kể đến thời gian phải chờ các ngành của tỉnh xem xét, trình UBND tỉnh Hà Tây phê
duyệt. Cơ chế chính sách cịn rườm rà là trở ngại lớn đối với nhà đầu tư Hoa Kỳ trong
việc triển khai dự án ở Hà Tây, là nguyên nhân dẫn tới dòng FDI của Hoa Kỳ chưa cao
ở Hà Tây.
2.2.3.3. Quy hoạch manh mún, thụ động và thiếu tầm chiến lược
Về quy hoạch khu công nghiệp thời gian qua, hầu như chưa có một khu, cụm,
điểm cơng nghiệp nào được đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh, làm kéo dài tình trạng doanh
nghiệp vào Hà Tây phải chờ mặt bằng.
Sở dĩ việc thu hút đầu tư các cụm, điểm CN cịn chậm là do hệ thống giao thơng
cịn nhiều khó khăn. Hiện nay, quốc lộ 32, con đường “huyết mạch” cho phát triển CNTTCN của Hà Tây mới đang được nâng cấp, mở rộng, đường giao thông vào các điểm
CN làng nghề còn chưa được đầu tư tương xứng để đáp ứng với nhu cầu thực tế phát

triển CN làng nghề. Vì vậy, chưa thu hút được các dự án lớn vào đầu tư. Bên cạnh đó,


cấp ủy, chính quyền một số xã cịn chưa thật nhiệt tình với việc triển khai xây dựng,
phát triển CN- TTCN, có tâm lý e ngại mất đất, hoặc gặp khó khăn trong cơng tác
GPMB. Đồng thời với việc đó là các hộ SXKD của các làng nghề còn chưa thật thiết
tha, mong muốn đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất tại các điểm CN làng nghề, một phần
vì thiếu vốn, mặt khác, họ cịn có tư tưởng e ngại về vấn đề liên quan đến quản lý thuế
và hơn hết là các hộ chưa có sự chuẩn bị về phát triển quy mô ngành nghề, đáp ứng kịp
thời trong lộ trình CNH- HĐH của thời kỳ hội nhập.
Một nguyên nhân cơ bản khiến cho việc thu hút đầu tư vào các cụm, điểm CN
làng nghề còn hạn chế là: do cùng một lúc, huyện xây dựng quy hoạch quá nhiều các
cụm, điểm CN dàn trải trên địa bàn, dự liệu về năng lực thu hút đầu tư từ ngoài địa
phương vào, cũng như khả năng thực tế của các DN, chủ hộ SXKD trên địa bàn chưa
sát với thực tế. Vì thế, các dự án vào các cụm, điểm CN vừa ít lại vừa dàn trải. Vấn đề
huy động vốn để đầu tư xây cơ sở hạ tầng và hỗ trợ, bồi thường GPMB, tạo quỹ đất
sạch, nhằm hấp dẫn các nhà đầu tư còn nhiều nan giải. Trên thực tế, có một số dự án ở
các điểm CN làng nghề đã được phê duyệt, nhưng tình trạng GPMB còn chưa giải
quyết xong cho nên dự án chưa triển khai được, gây tâm lý chờ đợi mệt mỏi cho nhà
đầu tư.
Có thể nói việc quy hoạch các khu cơng nghiệp khu cơng nghệ cao khu đơ thị
cịn chưa có chiến lược định hướng cụ thể, thiếu tầm nhìn dẫn tới cơ sở hạ tầng không
xây dựng kịp tiến độ, các nhà đầu tư trong đó có các nhà đầu tư Hoa Kỳ không biết rõ
được định hướng đầu tư của mình và rất khó lập, triển khai các dự án đầu tư. Ví dụ điển
hình là Intel ban đầu định đầu tư ở Hoà Lạc nhưng lại chuyển vào Thành phố Hồ Chí
Minh vì ở đấy có quy hoạch rõ ràng và cơ sở hạ tầng tốt hơn.
Hà Tây hiện chưa có chiến lược, qui hoạch tổng thể để ứng dụng những lĩnh
vực then chốt, tạo sự đột phá trong phát triển công nghệ cao cho các nhà đầu tư Hoa
Kỳ. Tại KCNC Láng Hoà Lạc, số dự án đầu tư từ Hoa Kỳ và các đối tác khác còn ở
mức độ khiêm tốn, chủ yếu thuộc các ngành bán dẫn, tin học, viễn thông, sinh học và

cơ khí, tự động hố. Sự gắn kết giữa đào tạo- nghiên cứu- sản xuất chưa thực sự hiệu
quả, các kết quả nghiên cứu chậm được đưa vào ứng dụng và thương mại hoá, trang
thiết bị cho nghiên cứu và đào tạo cũng còn khá lạc hậu.
2.2.3.4. Nguồn nhân lực thiếu trầm trọng


Đây là điều đau đầu không của chỉ Hà Tây mà cịn của nhiều địa phương khác
trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế. Các nhà đầu tư Hoa Kỳ đa số đầu tư vào lĩnh vực
công nghệ cao mà lĩnh vực này rất cần có nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều này ở
Hà Tây chưa có đủ nên chỉ có 3 dự án của Hoa Kỳ đầu tư vào công nghệ cao ở Hà Tây.
Đặc biệt là KCNC Láng Hoà Lạc dự kiến sẽ thành trung tâm đô thị công nghệ của miền
Bắc Việt Nam mà chưa đủ nhân lực nên còn rất nhiều khoảng trống trong các dự án đầu
tư của Hoa Kỳ, Nhật Bản. Nếu không giải quyết được vấn đề nguồn nhân lực cho phát
triển công nghệ cao, Hà Tây sẽ bị tụt hậu so với các khu vực như Bắc Ninh, Bắc Giang,
Hải Phòng.




×