Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

KHẢ NĂNG SỬ DỤNG THỨC ĂN CHẾ BIẾN CỦA CÁ LEO (Wallago attu) GIAI ĐOẠN HƯƠNG LÊN GIỐNG docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.81 KB, 10 trang )















KHẢ NĂNG SỬ DỤNG THỨC ĂN CHẾ
BIẾN CỦA CÁ LEO (Wallago attu) GIAI
ĐOẠN HƯƠNG LÊN GIỐNG

Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 361-369 Trường Đại học Cần Thơ

361
KHẢ NĂNG SỬ DỤNG THỨC ĂN CHẾ BIẾN CỦA
CÁ LEO (Wallago attu) GIAI ĐOẠN HƯƠNG LÊN
GIỐNG
Lam Mỹ Lan và Trần Bảo Trang
1

ABSTRACT
The study on nursing Wallago attu small fingerlings - 27 days old (6,4 - 6,6
g/fish) using home-made feeds was carried out. Fish was stocked at density of
50 fish/tank. There were three treatments of feeds (I) home-made feed with


40% CP, (II) home-made feed with 50% CP and (III) trash fish. Each
treatment had three replications. Fish were fed to satiation and feeding
frequency was 4 times/day. During nursing period, fish samples were collected
biweekly for fish growth performance. The results showed that some water
parameters were in suitable ranges for fish growth. Survival rate in the control
treatment (82 ± 11,1%) was significantly higher than that in the treatment I
(p<0.05), but it was no significant difference from that in the treatment II
(p>0.05). The final mean weight and total length in the control treatment were
63.8 ± 2.3 g and 23.5 ± 0.5 cm, respectively and fish in this treatment grew
significantly better than two treatments using home made feed (P>0.05).
Keywords: Wallago attu, nursing, home-made feed, trash fish.
Title: nursing of Wallage attu using home-made feeds
TÓM TẮT
Nghiên cứu ương cá leo (Wallago attu Bloch và Schneider, 1801) bằng thức
ăn chế biến được thực hiện ở cá 27 ngày tuổi (khối lượng 6,4 - 6,6 g/con). Thí
nghiệm được bố trí trong bể composite (500 lít) ở mật độ 50 con/bể với 3
nghiệm thức thức ăn: (I) thức ăn chế biến (TĂCB) 40% đạm, (II) thức ăn chế
biến 50% đạm và (III) cá tạp. Mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần và thí nghiệm
trong 30 ngày. Cá được cho ăn 4 l
ần/ngày và cho ăn thỏa mãn nhu cầu. Tăng
trưởng của cá được theo dõi 2 tuần/lần. Kết quả một số yếu tố môi trường theo
dõi nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng của cá con. Tỉ lệ sống của
cá leo ở nghiệm thức cá tạp là 82 ± 11,1% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với
nghiệm thức TĂCB 40% đạm (p<0,05), nhưng không khác biệt so với nghiệm
thức TĂCB 50% đạm (p>0,05). Khối lượng và chiều dài trung bình của cá leo
khi kết thúc thí nghiệm ở nghiệm thức cá tạp là 63,8 ± 2,3 g và 23,5 ± 0,5 cm,
đạt cao nhất và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại.

1
Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ

Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 361-369 Trường Đại học Cần Thơ

362
Sử dụng thức ăn chế biến ương cá leo từ 27 ngày tuổi thì cá tăng trưởng chậm
hơn so với sử dụng thức ăn cá tạp. Thức ăn chế biến có hàm lượng đạm cao
(50%) hay thức ăn là cá tạp được sử dụng để ương cá leo đều đạt tỷ lệ sống
không khác biệt nhau (p<0,05).
Từ khóa: Cá leo (Wallago attu), ương cá, thức ăn chế biến, cá tạp.
1 GIỚI THIỆU
Cá leo (Wallago attu Bloch và Schneider, 1801) là loài cá nước ngọt thuộc họ
cá Siluridae, bộ Siluriformes có kích thước lớn với chiều dài cá đến 2 m và
nặng hơn 45 kg (Talnar và Jhingra, 1991 trích dẫn bởi Giri et al., 2002). Cá leo
phân bố rộng ở Nam và Đông Nam Á, ở Việt Nam cá leo phân bố chủ yếu ở
Nam bộ (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Cá leo thương
phẩm hiện nay có giá khá cao và chủ yếu được khai thác từ nguồn cá có trong
tự nhiên. Theo Lilabati và Vishwanath (1996) trong thịt cá leo có khối lượng từ
0,5 – 2 kg được đánh bắt ở Manupur, Ấn Độ có hàm lượng chất dinh dưỡng
cao. Ở Cambodia cá thường được khai thác và bán sang Thái Lan dưới dạng
tươi hoặc đông lạnh (Rainboth, 1996).
Nguyễn Bạch Loan và ctv. (2006), đã nghiên cứu về đặc điểm hình thái và sinh
học sinh sản cá leo phân bố tự nhiên ở huyện Tam Nông và Hồng Ngự, tỉnh
Đồng Tháp; thành phố Long Xuyên và Châu Đốc, tỉnh An Giang. Mùa vụ sinh
sản của cá leo thường xuất hiện vào các tháng mùa mưa và tập trung nhiều nhất
vào tháng 6 – 7 và sức sinh sản dao động từ 158.560 – 170.340 trứng/kg cá cái
(Dương Nhựt Long và Nguyễn Hoàng Thanh, 2008)
Giri et al., (2002) nghiên cứu ương cá leo bằng thức ăn là phiêu sinh động vật
kết hợp với thức ăn chế biến có hàm lượng đạm là 48,7% thì cá tăng trưởng
nhanh và tỷ lệ sống cao hơn chỉ cho ăn phiêu sinh động vật. Tuy nhiên, nghiên
cứu này chỉ ương cá tới 11 ngày tuổi nên cá chưa đạt kích cỡ cá giống để thả
nuôi trong ao, bè. Hiện nay, chưa có nghiên cứu về loại thức ăn sử dụng trong

quá trình ương giống cá leo cũng như nuôi thương phẩm loài cá này. Vì thế
nghiên cứu khả năng sử dụng thức ăn chế biến ương cá leo được thực hiện
nhằm đánh giá khả năng sử dụng thức ăn chế biến của cá leo giai đoạn giống
nhỏ, nhằm góp phầ
n xây dựng qui trình kỹ thuật ương giống cá leo phục vụ
cho nhu cầu nuôi thương phẩm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Hệ thống thí nghiệm
Hệ thống thí nghiệm gồm 9 bể composite có thể tích 500 lít/bể, được bố trí
trong Trại cá thực nghiệm, Bộ môn Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, Khoa Thủy
sản, Trường Đại học Cần Thơ. Bể được sục khí liên tục trong suốt thời gian
ương cá. Nguồn nước cung cấp cho hệ thống là nước máy đã được khử
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 361-369 Trường Đại học Cần Thơ

363
chlorine. Thí nghiệm được tiến hành trong hệ thống nước chảy tràn. Nước
được xử lý qua hệ thống lọc sinh học tuần hoàn tách đạm và khử trùng bằng tia
cực tím.
2.2 Bố trí thí nghiệm
Cá dùng để thí nghiệm được ương từ khi mới nở đến 27 ngày tuổi bằng Moina
và trùn chỉ. Trước khi bố trí thí nghiệm 3 ngày, cá được tập cho ăn thức ăn chế
biến bằng cách giảm dần số lần cho ăn trùn chỉ. Sau đó chọn cá có kích cỡ
đồng đều với khối lượng trung bình từ 6,4 – 6,6 g/con và chiều dài trung bình
từ 11,1 – 11,3 cm/con bố trí ngẫu nhiên vào bể với mật độ 50 con/bể.
Thí nghiệm được bố trí gồm 3 nghiệm thức thức ăn sử dụng để ương cá:
nghiệm thức (I) thức ăn chế biến (TĂCB) 40% đạm, (II) TĂCB 50% đạm và
(III) cá tạp. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
Thành phần nguyên liệu để làm thức ăn chế biến gồm cá ngừ, bột cá, cám,
khoáng (Potassium chloride, Sodium sulphate, Sodium chloride, Manganese
sulphate, Copper sulphate, Zinc sulphate, Magnesium sulphate) (Bảng 1). Cá

ngừ được phi lê lấy thịt và trộn với các nguyên liệu khác và cho vào máy xay.
Thức ăn được bảo quản ở 4

C. Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của thức ăn
dùng trong thí nghiệm được trình bày ở Bảng 2.
Bảng 1: Thành phần nguyên liệu phối chế thức ăn chế biến
Nguyên liệu Tỷ lệ nguyên liêu (% theo khối lượng tươi)
TACB (40% đạm) TACB (50% đạm)
Cá ngừ (66% đạm theo KLK) 39 58
Bột cá (53% đạm theo KLK) 15 15
Cám 42 23
Khoáng 2 2
Vitamin C 2 2
Ghi chú: KLK: khối lượng khô
Bảng 2: Thành phần của thức ăn thí nghiệm
Loại thức ăn thí nghiệm Thành phần
(% khối lượng khô)
TĂCB 40% đạm TĂCB 50% đạm Cá tạp (cá cơm)
Chất đạm 39,36 48,92 64,63
Chất béo 5,58 3,84 6,18
Ẩm độ 54,55 62,64 79,78
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 361-369 Trường Đại học Cần Thơ

364
2.3 Quản lý và cho ăn
Trong quá trình thí nghiệm, cá được cho ăn thỏa mãn nhu cầu và cá được cho
ăn 4 lần/ngày vào các thời lúc 8 giờ, 11 giờ, 14 giờ, và 18 giờ. Trong quá trình
ương cá, theo dõi và ghi nhận các hoạt động ăn, bơi lội, bắt mồi của cá. Phân
cá và thức ăn thừa được siphon 2 lần/ ngày vào lúc 7 giờ và 13 giờ. Thời gian
thực hiện thí nghiệm là 30 ngày.

2.4 Phương pháp thu mẫu
Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, oxy, pH được theo dõi định kỳ hàng tuần
bằng máy (YSI 556 MPS). Trong quá trình thí nghiệm thu mẫu và phân tích
hàm lượng NO
2
-
và N-NH
4
+
trong các bể thí nghiệm nhưng hàm lượng hai yếu
tố này rất thấp do nước cấp cho bể thí nghiệm đã qua bộ phận xử lý và tách
đạm.
Trước khi bố trí thí nghiệm, tiến hành cân đo mẫu cá (30 con/ bể) để xác định
khối lượng ban đầu. Trong thời gian thí nghiệm, tiến hành kiểm tra khối lượng
của cá định kì 2 tuần/ lần và khi kết thúc thí nghiệm với số mẫu cá là 30
con/bể, đồng thời cân khố
i lượng tổng của toàn bộ số cá trong bể ương và đếm
số cá còn lại trong từng bể ương để xác định tỉ lệ sống của cá thí nghiệm.
2.5 Xử lý số liệu
Số liệu được tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, so sánh trung bình giữa
các nghiệm thức dựa vào Anova một nhân tố và phép thử Ducan thông qua
phân tích thống kê sinh học bằng phần mềm SPSS 16.0.

Hình 1. Cá leo ương trong bể bằng thức ăn chế biến (a) và cá leo sau khi kết thúc
thí nghiệm (cá có khối lượng khoảng 60 g, chiều dài 20 cm) (b)
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Một số yếu tố môi trường
Các yếu tố môi trường trong suốt thời gian thí nghiệm cho thấy nhiệt độ nước
trung bình 29,2 – 29,3
o

C; oxy dao động từ 4,42 – 4,73 ppm và pH từ 7,08 –
a
b

Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 361-369 Trường Đại học Cần Thơ

365
7,13 (Bảng 3). Theo Boyd (1990) thì các yếu tố môi trường theo dõi trong quá
trình thí nghiệm nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá.
Bảng 3: Một số yếu tố môi trường trong bể ương cá leo
Yếu tố TĂCB 40% đạm TĂCB 50% đạm Cá tạp
Nhiệt độ (◦C) 29,2 ± 0,7 29,2 ± 0,7 29,3 ± 0,5
Oxy (ppm) 4,73 ± 0,4 4,62 ± 0,7 4,42 ± 0,8
pH 7,08 ± 0,3 7,09 ± 0,4 7,13 ± 0,3
3.2 Tỉ lệ sống của cá
Bảng 4: Tỉ lệ sống của cá leo ương bằng thức ăn khác nhau
Đợt thu TĂCB 40% đạm TĂCB 50% đạm Cá tạp
15 ngày 87,3 ± 6,4 82,0± 2,0 90,0 ± 10,6
30 ngày 64,7 ± 4,2
a
71,3 ± 2,3
ab
82,0 ± 11,1
b
Sau 15 ngày ương, tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức khá cao, dao động 82 –
90% và giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt (p>0,05) (Bảng 4). Tuy
nhiên, trong quá trình ương ở các nghiệm thức thức ăn chế biến, những ngày
đầu cá ăn rất ít do chưa quen ăn thức ăn chế biến nên xảy ra hiện tượng cá ăn
nhau rất nhiều. Tuy nhiên, do cá trong các bể có kích cỡ đồng đều nên cá
không thể nuốt được đồng loại mà chỉ cắn phần đuôi dẫn đến cá trong các bể

cho ăn thức ăn chế biến xây sát rất nhiều. Theo Phan Phương Loan (2006) thì
cá leo có miệng rất rộng, răng hàm sắc nhọn và có nhiều răng chó. Ngoài ra, tỉ
lệ chiều dài ruột so với chiều dài chuẩn của cá nhỏ hơn 1 (giá trị trung bình là
0,58) nên đây là loài cá ăn động vật. Vì thế, cá leo có hiện tượng cá ăn thịt lẫn
nhau làm cá hao hụt trong quá trình ương nuôi.
Sau 30 ngày ương tỷ lệ sống của cá giảm ở hầu hết các nghiệm thức nhưng cá
hao hụt nhiều ở các nghiệm thức cho ăn thức ăn chế biến. Tỉ lệ sống đạt cao
nhất vẫn là nghiệm thức cá tạp (82 ± 2,0%), thấp nhất là nghiệm thức TĂCB
40% đạm (64,7 ± 4,2%) và giữa 2 nghiệm thức này khác biệt có ý nghĩa
(p<0,05). Riêng ở nghiệm thức TĂCB 50% đạm tỷ lệ sống là (71,3 ± 2,3%)
khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so với nghiệm thức TĂCB 40% đạm và
nghiệm thức cá tạp. Theo Ngô Vương Hiếu Tính (2008) thí nghiệm ương cá
leo thì nghiệm thức cho cá ăn hoàn toàn trùn chỉ cho tỷ lệ sống cao nhất
(52,33%) sau 30 ngày ương. Qua đó cho thấy khi cho cá leo ăn thức ăn tươi
sống thì cho tỷ lệ sống cao hơn cho cá ăn thức ăn chế biến.
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 361-369 Trường Đại học Cần Thơ

366
3.3 Tăng trưởng về khối lượng của cá
Sau 15 ngày ương ở nghiệm thức cá tạp có khối lượng trung bình lớn nhất 34,6
± 1,7 g và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức cho
ăn thức ăn chế biến. Trong khi đó nghiệm thức TĂCB 40% đạm và nghiệm
thức TĂCB 50% đạm tăng trưởng không chênh lệch nhiều, ở nghiệm thức
TĂCB 40% đạm là 14,4 ± 1,4 g và nghiệm thức TĂCB 50% đạm là 15,8±1,2
g. Tương tự, sau 30 ngày ương thì ở nghiệm thức cá tạp cũng có khối lượng
trung bình lớn nhất 63,8 ± 2,3 g và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so
với 2 nghiệm thức còn lại.
Bảng 5: Tăng trưởng về khối lượng của cá leo khi ương bằng thức ăn khác nhau
Nghiệm thức TĂCB 40% đạm TĂCB 50% đạm Cá tạp
W

đầu
(g) 6,60 ± 0,3 6,38 ± 0,2 6,52 ± 0,6
W
15 ngày
(g) 14,4 ± 1,4
a
15,8 ± 1,2
a
34,6 ± 1,7
b
DWG
15 ngày
(g/ngày) 0,52 ± 0,07
a
0,63 ± 0,1
a
1,87 ± 0,12
b
SGR
15 ngày
(%/ngày) 5,2 ± 0,3
a
6,0 ± 0,8
a
11,1 ± 0,6
b
W
30 ngày
(g) 22,2 ± 2,0
a

26,0 ± 2,8
a
63,8 ± 2,3
b
DWG
30 ngày
(g/ngày) 0,53 ± 0,06
a
0,67 ± 0,12
a
1,93 ± 0,06
b
SGR
30 ngày
(%/ngày) 4,0 ± 0,15
a
4,7 ± 0,5
a
7,6 ± 0,2
b
Các giá trị trong cùng một hàng theo sau bởi các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05)
Sau 15 ngày ương, tốc độ tăng trưởng đặc biệt về khối lượng của cá tăng nhanh
và dao động từ 5,2 – 11,1%/ngày. Mức tăng khối lượng cao nhất ở nghiệm thức
cá tạp là 11,1%/ngày và sai khác có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức
còn lại. Ở nghiệm thức TĂCB 40% đạm và TĂCB 50% đạm có tốc độ tăng
trưởng đặc biệt lần lượt là 5,2%/ngày và 6,0%/ngày và không khác biệt nhau
(p>0,05).
Khi cá ở giai đoạn sau 30 ngày ương, tốc độ tăng trưởng về khối lượng chậm
lại và dao động từ 4,0 – 7,6%/ngày. Cao nhất vẫn là nghiệm thức TĂCB 50%
đạm (7,6%/ngày) và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức còn

lại, trong khi đó nghiệm thức TĂCB 40% đạm (4,0%/ngày) khác biệt có ý
nghĩa (p<0,05) với nghiệm thức cá tạp (4,7%/ngày).
Theo Goswami và Devraj (1992) trích dẫn bởi Giri et al., (2002) thì cá leo là
loài cá tăng trưởng nhanh. Cá leo ở thí nghiệm này khi kết thúc thí nghiệm ở
nghiệm thức cho ă
n cá tạp thì khối lượng đạt trên 60 g/con và tốc độ tăng
trưởng cao so với cá được cho ăn thức ăn chế biến. Kết quả thí nghiệm ở cá leo
tương tự như nghiên cứu của Long et al., (2004) khi sử dụng thức ăn chế biến
30%, 40% và 50% đạm cho cá lóc (Channa striata) thì cá tăng trưởng tốt nhất
ở nghiệm thức thức ăn chế biến có hàm lượng đạm cao nhất sau 45 ngày ương.

Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 361-369 Trường Đại học Cần Thơ

367
3.4 Tăng trưởng về chiều dài
Sau 15 ngày ương ở nghiệm thức cá tạp, cá có chiều dài trung bình lớn nhất
19,2 cm và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn
lại (Bảng 6). Trong khi đó nghiệm thức TĂCB 40% đạm và nghiệm thức
TĂCB 50% đạm tăng trưởng chênh lệch không có ý nghĩa (p>0,05). Tương tự,
sau 30 ngày ương thì ở nghiệm thức cá tạp cũng có chiều dài trung bình lớn
nhất 23,5 cm và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với 2 nghiệm thức
còn lại là nghiệm thức TĂCB 40% đạm (17,1 cm) và nghiệm thức TĂCB 50%
đạm (17,8 cm).
Bảng 6: Tăng trưởng về chiều dài của cá leo ương bằng thức ăn khác nhau
Nghiệm thức TĂCB 40% đạmTĂCB 50% đạmCá tạp
L
đầu
(cm) 11,3 ± 0,1 11,1 ± 0,2 11,2 ± 0,4
L
15 ngày

(cm) 15,4 ± 0,3
a
15,6 ± 0,4
a
19,2 ± 0,3
b
DLG
15 ngày
(cm/ngày) 0,27 ± 0,02
a
0,29 ± 0,04
a
0,54 ± 0,02
b
SGR
15 ngày
(%/ngày) 2,1 ± 0,2
a
2,2 ± 0,3
a
3,6 ± 0,2
b
L
30 ngày
(cm) 17,1 ± 0,6
a
17,8 ± 0,5
a
23,5 ± 0,5
b

DLG
30 ngày
(cm/ngày) 0,19 ± 0,02
a
0,22 ± 0,02
a
0,41 ± 0,0
b
SGR
30 ngày
(%/ngày) 1,4 ± 0,1
a
1,6 ± 0,2
a
2,5 ± 0,06
b
Các giá trị trong cùng một hàng theo sau bỏi các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05)
Ở giai đoạn 15 ngày sau khi bố trí, cá leo có tốc độ tăng trưởng đặc biệt về
chiều dài tăng khá nhanh và dao động từ 2,1 – 3,6%/ngày. Trong đó, mức tăng
chiều dài cao nhất ở nghiệm thức cá tạp là 3,6%/ngày kết quả này khác biệt có
ý nghĩa (p<0,05) so với 2 nghiệm thức còn lại.
Khi cá ở giai đoạn 30 ngày tuổi, tốc độ tăng trưởng về chiều dài chậm hơn giai
đoạn cá nhỏ và dao động từ 1,4 – 2,5%/ngày giữa các nghiệm thức thức ăn.
Trong đó, cao nhất vẫn là nghiệm thức III (2,5%/ngày) và khác biệt có ý nghĩa
(p<0,05) với các nghiệm thức còn lại. Giữa hai nghiệm thức thức ăn chế biến
thì tốc độ tăng trưởng về chiều dài khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).
Tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài của cá leo ở nghiệm thức cá tạp
luôn nhanh hơn các nghiệm thức thứ
c ăn chế biến. Nguyên nhân là do cá leo là
loài cá dữ, ăn động vật nên cá tạp là thức ăn ưa thích của cá và cá tạp có hàm

lượng đạm cao hơn so với thức ăn chế biến. Kết quả này cũng tương tự như kết
quả nghiên cứu cho cá lóc bông ăn thức ăn chế biến thì cá rất khó bắt mồi nên
không đủ lượng thức ăn cần thiết (Nguyễn Anh Tuấn et al., 2004). Ở nghi
ệm
thức TĂCB 40% đạm và TĂCB 50% đạm thì tốc độ tăng trưởng về chiều dài
của cá không có sự chênh lệch nhiều.
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 361-369 Trường Đại học Cần Thơ

368
Kết quả về tỉ lệ sống và tăng trưởng của cá leo ở thí nghiệm này cho thấy cá có
thể ăn thức ăn chế biến 40% và 50% đạm nhưng tăng trưởng của cá chậm so
với cá được cho ăn thức ăn cá tạp. Việc thay thế thức ăn tươi sống bằng thức ăn
chế biến để ương cá leo ở giai đoạn cá từ 27 ngày tuổi ảnh hưởng ít đến tỷ lệ
sống của cá nhưng ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng về khối lượng và chiều
dài của cá. Theo Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Hương Thùy (2008) cá thát
lát còm giai đoạn cá hương (20 ngày tuổi) cho ăn thức ăn kết hợp giữa thức ăn
chế biến và trùn chỉ thì cá đạt tỷ lệ sống và tăng trưởng sau 25 ngày ương tốt
hơn so với cá chỉ cho ăn đơn thuần cá xay hay thức ăn chế biến. Vì vậy, sử
dụng hoàn toàn thức ăn chế biến để ương cá leo từ giai đoạn cá hương lên cá
giống trong nghiên cứu làm giảm tăng trưởng của cá. Điều này đã được khẳng
định trong nghiên cứu của Ngô Minh Dung (2010) là cá lóc giai đoạn bốt có
khả năng sử dụng thức ăn chế biến và phương thức tập ăn bằng cách thay thế
10% thức ăn chế biến mỗi ngày cũng như có bổ sung chất dẫn dụ là dịch cá
thủy phân thì cải thiện được tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá.
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
- Sử dụng thức ăn chế biến có hàm lượng đạm 50% để ương cá leo giai đoạn
từ 27 ngày tuổi thì tỷ lệ sống của cá (71,3 ± 2,3%) không khác biệt so với
sử dụng thức ăn là cá tạp (đạt tỷ lệ sống 82 ± 2,0%).
- Khối lượng và chiều dài trung bình của cá leo đạt 63,8 ± 2,3 g và 23,5 ± 0,5

cm khi cho cá leo ăn cá tạp và tăng trưởng của cá nhanh hơn cá được cho
ăn thức ăn chế biến (22,2 – 26 g và 17,1 – 17,8 cm).
4.2 Đề xuất
Cần nghiên cứu phương thức thay thế thức ăn chế biến và sử dụng thức ăn chế
biến kết hợp với thức ăn tươi sống cho cá leo để tìm ra loại thức ăn thích hợp
ương nuôi cá leo đạt tỷ lệ sống và tăng trưởng nhanh. Ngoài ra, cần nghiên cứu
nhu cầu chất đạm và chất béo của cá leo nhằm cung cấp thức ăn có đủ dinh
dưỡng theo nhu cầu của cá leo cho cá trong quá trình ương và nuôi.
LỜI CẢM TẠ
Các tác giả xin chân thành cảm ơn Sở Khoa học và Công nghệ An Giang
đã hỗ trợ kinh phí cho nghiên cứu này. Cảm ơn thầy Trần Văn Đua, em
Nguyễn Hoàng Thanh, Nguyễn Hồng Quyết Thắng, và các em sinh viên
ở trại cá thực nghiệm, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ đã hỗ
trợ trong việc sinh sản nhân tạo cá leo để có nguồn cá thí nghiệm.

Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 361-369 Trường Đại học Cần Thơ

369
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Boyd, C.E, 1990. Water quality in pond for aquaculture. Auburn University.
Alabama. 482p.
Dương Nhựt Long và Nguyễn Hoàng Thanh, 2008. Kết quả bước đầu về sinh sản
nhân tạo cá leo (Wallago attu Schneider). Tạp chí Khoa học, Trường Đại học
Cần Thơ, 29 – 35.
Giri S.S., Sahoo. S.K., Sahu B.B., Sahu A.K., Mohanty S.N., Mukhopadhyay P.K.
and Ayyappan S. 2002. Larval survival and growth in Wallago attu (Bloch
and Schneider): effects of light, photoperiod and feeding regines. Aquaculture
213: 151-161.
Lilabati, H and W. Vishwanath, 1996. Nutritional quality of freshwater catfish
(Wallago attu) available in Manipur, Indian. Food chemistry Vol. 57(2): 197 -

199.
Long D.N., N.A. Tuan, N.V. Trieu, L. S. Trang, L. M. Lan, J. C. Micha. Artificial
Reproduction, Larvae Rearing and Market Production Techniques of a New
Species for Fish Culture: Snakehead (Channa striata Block, 1795).
Mededelingen der Zittingen, Koninklijke Academie Voor Overzeer
Wetenschappen, Bullentin des Seances 50(4): 497-517. 2004. Academi
Royale des Sciences d'outre-Mer.
Ngô Minh Dung, 2010. Nghiên cứu phương thức thay thế thức ăn chế biến trong
ương cá lóc đen (Channa striata). Luận văn Thạc sĩ ngành Nuôi trồng Thủy
sản, Khoa Th
ủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.
Ngô Vương Hiếu Tính, 2008. Nghiên cứu kích thích sinh sản nhân tạo và ương cá
leo (Wallago attu Schneider, 1801). Luận văn Thạc sĩ ngành Nuôi trồng Thủy
sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Anh Tuấn, Dương Nhựt Long, Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Văn Kiểm,
Nguyễn Văn Thường, Nguyễn Bạch Loan và Bùi thị Bích Hằng, 2004. Nghiên
cứu đặc đ
iểm sinh học cá lóc bông (Channa micropeltes Cuvie, 1831), Trường
Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Bạch Loan, Nguyễn Văn Kiểm, Nguyễn Hữu Lộc và Đặng Thị Thắm,
2006. Đặc điểm hình thái và sinh học sinh sản của cá leo. Tạp chí Khoa học,
Trường Đại học Cần Thơ, 235 – 240.
Phan Phương Loan và Trương Văn Đặng. 2006. Đặc điểm hình thái, phân lọai và
sinh học sinh sản cá leo (Wallago attu) Thông tin Khoa học số 28. Đại học An
Giang: 4 – 7.
Rainboth, W.J. 1996 Fishes of the Cambodian Mekong. FAO Species
Identification Field Guide for Fishery Purposes. FAO, Rome, 265 p.
Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Hương Thùy, 2008. Khả năng sử dụng thức ăn
chế biến của cá thát lát còm (Chitala chitala) giai đoạn từ bột lên giống. Tạp
chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, quyển 1: 134-140.

Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long. Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
.

×