Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Tính khoa học trong Phong thuỷ và kiến trúc hiện đại docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.26 KB, 37 trang )



Tính khoa học trong
Phong thuỷ và kiến trúc
hiện đại

Việc vận dụng Phong thuỷ trong các thiết kế về nhà ở dân
dụng cũng như các cơ sở sản xuất kinh doanh v.v dường
như là một xu hướng rất thịnh hành. Thế nhưng, đại bộ
phận dân chúng vẫn chưa hiểu hết giá trị thực của bộ
môn này.

Trong đời sống xã hội ngày nay có một xu hướng ngày càng
nở rộ đó là là sự ứng dụng của Phong thuỷ trong mọi lĩnh vực
liên quan đến xây dựng và kiến trúc. Từ việc xây dựng nhà
cửa, tu tạo lăng mộ cho đến xây dựng các xưởng sản xuất và
các cơ quan hành chính. Xu hướng này phải chăng là một sự
tất yếu khi mà xã hội bắt đầu có sự sung túc thịnh vượng nên
người ta đã rộng rãi nghĩ đến bắt chước người xưa? Hay
chính tính hiệu quả của phong thuỷ được ứng dụng gần như
suốt chiều dài của lịch sử văn minh Đông phương và ngày
nay đã được khoa học coi như một đối tượng nghiên cứu?
Vậy thực ra phong thuỷ là gì? Và nó có mối liên hệ thế nào
với kiến trúc hiện đại mà lại được quan tâm như vậy.

Bài viết này không có tham vọng khám phá sâu vào những
vấn đề định lượng và bản chất của phong thuỷ mà chỉ xin
được đưa ra những kiến giải riêng về vấn đề này qua sự so
sánh những quan niệm trong ứng dụng của phong thuỷ với
kiến trúc hiện đại.


Thời gia gần đây, trào lưu ứng dụng Phong thuỷ trong các
thiết kế về nhà ở dân dụng cũng như các cơ sở sản xuất kinh
doanh v.v dường như là một xu hướng rất thịnh hành. Mặc dù
vậy, có thể nói đại bộ phận dân chúng tuy ứng dụng phong
thuỷ nhưng vẫn chưa hiểu hết giá trị thực của bộ môn này.
Dường như họ vẫn tin vào nó như một thứ quyền năng huyền
bí, hoặc như một thứ tôn giáo cao cả nào đó, số ít hiểu biết
hơn thì coi đây như một liều Placebo diệu kì trong y học, một
phần nhỏ hơn thì biết được tính ứng dụng khoa học của bộ
môn này, nhưng số đông vẫn là những hiểu biết còn lệch lạc
và chưa thấu đáo.

I - Vậy thực ra Phong thuỷ là gì?

Theo từ điển Hán Việt thì Phong là gió, thuỷ là nước. Phần
lớn chỉ quan niệm đơn giản cho rằng: phong thuỷ là một khoa
chuyên nguyên cứu về quan hệ giữa gió và nước và ảnh
hưởng của nó đối với đời sống con người. Nhưng nếu chỉ
hiểu như vậy thì quả là chưa đánh giá đúng cái chân giá trị và
vai trò của Phong thuỷ trong đời sống con người!

Lịch sử hình thành các dân tộc phương Đông có khoảng trên
dưới năm ngàn năm thì cũng gần hết chiều dài lịch sử đó đã
thấy có sự xuất hiện của Khoa Phong Thuỷ. Những văn bản
cổ xưa nhất đã ghi dấu lại bằng giáp cốt văn (chữ nòng nọc –
Khoa đẩu) sau khi giải mã đã cho thấy rõ điều này.

Các thành ngữ trong dân gian như : “Chọn đất mà ở” (trạch
địa nhi cư), “Gần nước hướng về mặt trời” (cận thuỷ hướng
dương) cho thấy các quan niệm chọn đất có phương pháp đã

phổ biến rộng rãi trong tư tưởng mọi người. Điều này chỉ ra
rằng: đã có một hệ thống tư tưởng định hướng cho dân cư cổ
đại trong việc chọn địa bàn sinh sống khi thòi kì quần cư bắt
đầu. Dấu vết này cũng có thể nhận thấy trong Kinh Thi là tập
hợp ca dao tục ngữ cổ, tương truyền do Khổng tử biên tập lại.
Những sách vở được coi là vào thời kì Thương, Chu các địa
danh đã có sự phân định khá chi tiết như đồi, núi, gò, đống
chỉ những khu vực địa hình cao so với sông, suối, lạch, ngòi
là những từ để mô tả những khu vực thấp trũng mang nước.
Chứng tỏ con người thời kì này đã ý thức rất rõ về sự khác
biệt giữa hình thể và tác dụng của nó ảnh hưởng thế nào đối
với con người. Ngoài ra sử sách khi nói về sự kiện xe chỉ
hưóng Nam cón từ thời thượng cổ cũng chỉ ra được thành tựu
của con ngưòi trong việc định phưong hướng địa bàn.

Truyền thống ứng dụng phong thủy của nến văn hiến Việt
cũng được nhắc nhở tới từ thời Hùng Vương dựng nước:
Trong những câu chuyện truyền miệng của các cụ già ở đất
Phong châu xưa, sự kiện Vua Hùng tìm đất đóng đô dựng
nước vẫn luôn được nhắc đến với đầy lòng trân trọng và sự tự
hào, Nhà nghiên cứu Phan Kế Bính cũng đã sưu tầm và biên
soạn truyền thuyết này vào trong cuốn Nghìn xưa văn hiến do
nhà xuất bản Thanh niên phát hành năm 1999.

Như vậy có thể nói Phong thuỷ tồn tại song hành với lịch sử
phát triển trải hàng nghìn năm. Tính hiệu quả của phong thủy
trong xã hội Đơng phương là không thể phủ nhận. Phong
thuỷ đã có những đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của
các quốc gia Phương Đông, có tính tích cực như góp phần
hoạch định những khu Kinh thành sầm uất náo nhiệt, kiến tạo

nên những cung điện nguy nga, khiến Tây phương cũng phải
ngưỡng mộ. Nhưng trong một số không ít các trường hợp do
cách giải thích của những người làm nghề phong thủy vì mục
đích vụ lợi hay do thiếu hiểu biết khiến ; khiến Phong thuỷ
được hiểu như là một môn khoa học thần bí và bị ngộ nhận là
bùa mê, thuốc lú làm tiền người dân, mê muôi một bộ phận
dân chúng, gây những nghi ngờ không đáng có đối với bộ
môn này.

Đã có thời gian Phong thuỷ được đánh đồng với tôn giáo.
Thậm chí bị coi là nhảm nhí, là mê tín dị đoan cũng chính do
cách giải thích thiếu hiểu biết của chính các thầy Phong thuỷ,
muốn thần thánh hoá, làm thần bí phức tạp thêm trong con
mắt của gia chủ nhằm trục lợi cho bản thân.

Trong bài viết này người viết xin đưa ra những luận điểm của
mình với hy vọng đóng góp vào việc đưa môn Phong thuỷ
dưới góc độ khoa học nhằm tránh sự hiểu nhầm sai lạc dễ
đánh đồng một môn Khoa học cổ truyền với tôn giáo hay với
mê tín dị đoan.

Ngày nay, phong thuỷ đã được coi là một đối tượng nghiên
cứu khoa học. Nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã có những
cơ quan nghiên cứu về phong thuỷ. Là một người nghiên cứu
về phong thủy và là một nhà kiến trúc, tôi nhận thấy rằng:
Nếu chúng ta loại bỏ những cách giải thích rời rạc, bí ẩn về
những khái niệm trong phong thuỷ thì những phương pháp
ứng dụng trên thực tế của phong thuỷ hoàn toàn mang tính
khách quan, tính quy luật, tính nhất quán và khả năng tiên tri.
Đấy là những yếu tố thoá mãn tiêu chí khoa học cho một

phương pháp khoa học.

Căn cứ vào những tiêu chí này, chúng tôi có thể khẳng định
rằng: Phong thuỷ là một phương pháp khoa hoc, hoàn toàn
không mang tính tín ngưỡng hoặc mê tín dị đoan. Phong thuỷ
là hệ quả của một tri thức nghiên cứu về các qui luật tương
tác của thiên nhiên, môi trường và là phương pháp thay đổi
chỉnh sửa những hiệu ứng tương tác của môi trường lên cuộc
sống của con người.

Vấn đề còn lại là chúng ta cần phải tiếp tục coi phong thuỷ
như là một đối tượng khoa học để khám phá những thực tại
được thể hiện qua những khái niệm ngôn ngữ cổ trong
phương pháp luận của phong thuỷ.

II – So sánh những tương đồng của Phong thuỷ với kiến
trúc hiện đại.

A) Quan niệm cân bằng Âm Dương trong phong thuỷ và tính
hài hoà trong kiến trúc hiện đại.

Trước đây có người đặt vấn đề rằng: Liệu có hay không tồn
tại một Khoa Phong thuỷ ở Tây Phương hay một câu hỏi cụ
thể hơn là: Các công trình Pháp trên Việt Nam đã tồn tại cả
trăm năm nay, liệu có sử dụng giải pháp gì về Phong thuỷ
không mà lại tồn tại dài lâu đến vậy?

Trước hết xin đưa ra quan điểm của nguời viết dưới góc độ
một người được đào tạo chuyên môn về kiến trúc là: Để một
công trình kiến trúc có thể tồn tại trong một khoảng thời gian

dài hàng trăm năm ấy nó phải đạt đựơc ít nhất là hai yếu tố:

Thứ nhất là về tính thẩm mĩ của công trình; thứ hai là nó phải
đạt về mặt hợp lí trong công năng sử dụng. Hay nói ngắn gọn
là nó phải đẹp và hài hoà thì nó mới tồn tại lâu dài và thứ hai
là phải hợp lý trong quá trình sử dụng thì nó mới được người
đời trân trọng gìn giữ và không bị đập đi thay thế bằng công
trình khác.

Đứng dưới góc độ Phong thuỷ mà nói thì khi mà công trình
kiến trúc tồn tại được trong một thời gian dài thì các yếu tố
về cân bằng Âm dương và ngũ hành phải đạt đến mức độ
chuẩn mực. Tức là nó phải bao hàm cả yếu tố thẩm mỹ và
tính hài hoà cân đối. Khi các yếu tố về Âm dương và ngũ
hành cân bằng – tức là tính thẩm mỹ, tính hài hoà và cân đối
cao - thì tự bản thân công trình sẽ có tác động tích cực đến ý
thức con người, khiến ngưòi ta có những ý nghĩ trân trọng và
có ý nghĩ bảo tồn nó.

Nói cụ thể hơn như chúng ta cũng biết trong ngôn ngữ tạo
hình kiến trúc, sự phối hợp giữa các mảng đối lập tạo nên
tính thẩm mĩ công trình (về màu sắc, kiểu dáng, chất liệu).
Trong cân bằng có yếu tố cân bằng động và cân bằng tĩnh,
nhưng chung qui vẫn cần có sự cân bằng. Để có được sự cân
bằng này thì việc điều chỉnh các mảng đối lập nhau như
mảng đặc đối với mảng rỗng, phần gồ ghề với phần phẳng
nhẵn, miếng có kính đối với phần thịt còn lại, phần diện tích
sân vườn và phần diện tích công trình phải tìm được sự hài
hoà nghĩa là đạt được những tỉ lệ chuẩn mực. Những yếu tố
cần về sự hài hoà trong kiến trúc hiện đại trên đây cũng chính

là quan niệm của phong thuỷ với khái niệm hài hoà Âm
Dương và tính tương sinh của Ngũ hành.

Cân bằng Âm dương, Ngũ hành trong lý học Đông phương
ngoài sự ứng dụng trong phong thuỷ, chúng ta cũng có thể
thấy quan niệm này khi tới Đông y. Thuyết Âm Dương Ngũ
hành ứng dụng trong Đông y quan niệm rằng: Khi con người
được trạng thái cân bằng Âm Dương, Ngũ hành điều hoà thì
sức khoẻ dồi dào, tâm sinh lý ổn định. Chỉ khi nào mà âm
dương phân tán, Ngũ hành tạp loạn đưa đến mất cân bằng
sinh học thì sẽ nảy sinh tật bệnh khi đó mới cần đến sự điều
chỉnh lại của bác sĩ.

Như vậy, chúng ta thấy rằng: Quan niệm cân bằng Âm
Dương, Ngũ hành hài hoà chính là một quan niệm phổ biến
của thuyết Âm Dương Ngũ hành và cũng ứng dụng trong
phong thuỷ.

Dưới đây là hình một công trình kiến trúc Tây phương có sự
cân bằng và hài hoà Âm Dương theo cái nhìn của phong thuỷ
Đông phương.

B) Tỷ lệ vàng trong nghệ thuật và kiến trúc phương Tây và
khái niệm tỷ lệ “Tường minh” trong phong thuỷ Đông
phương.

Trong các ngành nghệ thuật tạo hình nói chung và trong nghệ
thuật Kiến trúc nói riêng tồn tại những con số, những tỷ lệ
được coi là chuẩn mực. Con số và tỷ lệ này được tìm thấy
qua quá trình lao động và đúc kết bằng kinh nghiệm khi quan

sát và chọn lọc từ giới tự nhiên. Khi đem các con số, các tỷ lệ
này vào ứng dụng trong các tác phẩm về nghệ thuật, các công
trình kiến trúc thì luôn tạo được hiệu quả thẩm mỹ tuyệt vời.
Tỷ lệ vàng ra đời từ đó.




Trong phương pháp ứng dụng của Huyền không ta cũng tìm
thấy có những sự liên hệ tương ứng . Khi quán xét 16 cách
cục trong Huyền không, Ta nhận thấy trong bảng này gồm 17
cung cát và 28 cung hung và bán hung. Kết hợp với tỉ lệ
“Tam phần nhân định Thất phần thiên”, được hình chữ nhật
với tỷ lệ tương đương 28/17, 3 = 1,618. Đây chính là tỷ lệ
vàng trong kiến trúc Phương Tây mà trong Phong Thuỷ
Phương Đông gọi tỷ lệ cân bằng này là tỷ lệ “Tường minh”.

C) Quan niệm về vận động của khí trong phong thuỷ và cấu
trúc nhà ở hiện đại.

Ngoài ra sự vận hành trơn tru của dây chuyền công năng tạo
nên sự hợp lý của một công trình kiến trúc, cũng chính là sự
vận động của dòng khí trong Phong thuỷ. Quan niệm của
phong thuỷ cho rằng: khi dòng khí vận động không có sự hỗn
loạn. Tức là sự bố trí hợp dây chuyền, sản xuất, hoặc cấu trúc
bên trong ngôi nhà trong không bị chồng chéo, phức tạp thì
công trình đó sẽ ổn định lâu dài. Hay nói cách khác một công
trình không hợp lý về mặt công năng, không chóng thì chầy
sẽ phải cải tạo lại, Quan niệm của Phong thuỷ cho rằng: khi
các dòng khí chuyển dịch hỗn loạn thì tác động không tốt đối

với chủ thể công trình. nếu cá nhân chủ thể công trình có
nhận thức được điều này sẽ tự khắc điều chỉnh lại (tức là cải
tạo sửa chữa), nếu không thì chính sự bất thường này sẽ tạo
bất lợi tới chủ nhân công trình đó, nếu là cơ sở sản xuất kinh
doanh thì sẽ thua thiệt, phá sản và rồi dễ bị các cá nhân khác
thâu tóm dẫn đến sự thay đổi công trình.

Thực ra trong khi Phong thuỷ cổ truyền tồn tại cả ngàn năm
trên vùng đất Phương Đông huyền bí thì ở bên trời Tây các
ngành khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa công trình,
tự nhiên, thiên nhên và con người cũng tồn tại trong khoảng
đó. Các dân tộc trên bán đảo Ban căng cả ngàn năm xưa cũng
đề cao các yếu tố gió nước tác động đến cao người qua các
nghiên cứu của Hipocrat Olimpia, Acrantit rồi cả người Ai
cập cổ đại khi xây dựng Kim tự tháp bằng đã cũng dựa nào từ
trường của trái đất để hoạch định trong xây dựng cả.

Trong Kiến trúc hiện đại ngày nay có một bộ môn nghiên
cứu mà về cách thức vận hành và ứng dụng cũng có những
điểm tương đồng với các phương pháp ứng dụng trong Phong
thuỷ cổ truyền. Ví dụ như chúng ta có thể so sánh tính tương
đồng trong môn Vật lí kiến trúc là một bộ môn nghiên cứu về
ảnh hưởng tương tác của các yếu tố vật lí môi trường với con
người và công trình và một bên là yếu tố ảnh hưởng cuả cảnh
quan theo phương pháp Loan đầu Hình lý khí trong Phong
thuỷ.

Cụ thể là Vật lí Kiến trúc trong nghiên cứu về sự phân bổ của
gió tự nhiên trong phòng thì đưa ra những qui luật là không
tạo các cửa đối nhau trong phòng, kể cả khi cửa sổ đối diện

với cửa phòng. Lí do là khi các cửa đối nhau này hình thành
thì đễ tạo các luồng gió xuyên phòng đột ngột không có lợi
cho người ở, thứ hai là sự lưu thông không khí trong phòng
kém dễ tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn yếm
khí hoạt động, điều này không tốt cho sức khoẻ con người.

Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua hình minh hoạ dưới
đây trong vật lý kiến trúc.

Trong quan niệm của yếu tố Cấu trúc hình thể - Dương trạch
- thì sự vận hành của dòng khí được rất xem trọng và cũng
không chấp nhận sự đối môn của các cửa thông nhau. Giả dụ
như nếu gặp ba cửa liên tiếp thì các phong thuỷ gia kinh
nghiêm sẽ lập tức chuyển cửa thứ ba sang một bên, hoặc sử
dụng bình phong để thay đổi sự vận hành của dòng khí theo
quan niệm phong thuỷ. Quan niệm phong thuỷ cho rằng: Khi
dòng khí quá mạnh có thể biến thành xung sát khí. Bên cạnh
đó trong môn này cũng rất chú trọng tìm cửa thoát khí sau
khi đã tìm được cửa nạp khí quan trong, nhằm tránh hiện
tượng bế khí có thể gây những trục trặc về sau này cho gia
chủ.

Đó chính là những điểm tương đồng của Cấu trúc hình thể
trong phong thuỷ với Vật lí Kiến trúc. Nhưng bên cạnh đó thì
phong thuỷ còn chú trọng cả việc tìm cửa với sự tương quan
của cửa đối với Thái cực còn gọi là tâm công trình và tác
động của cảnh quan môi trường – phương pháp Loan đầu.

Trong các nguyên lí thiết kế dù là cơ bản nhất trong Kiến trúc
cũng thấy có sự tương đồng. Ví dụ như khi Quán xét một khu

đất để đưa ra bố cục công trình thì một Kiến trúc sư có nghề
luôn phải chú trọng tìm đường to phố lớn, các trục giao thông
chính để hướng công trình mình thiết kế về chỗ đó. Còn
trong phương pháp ứng dụng của Phong thuỷ cũng lấy dương
làm hướng, tức là cũng tìm luồng chảy của con sông, mặt hồ ,
hay luồng người đi lại trên đường phố để đón lấy dòng sinh
khí vậy. Phong thuỷ gọi đây là sự vô tình hay hữu tình của
công trình đối với các yếu tố tương tác còn lại. Hai khái niệm
khác nhau của hai bộ môn khác nhau, nhưng đích đến thì
hoàn toàn có sự thống nhất.

D) Cấu trúc hình thể trong phong thuỷ và kiến trúc hiện đại.

Ngoài ra chúng ta cũng có thể tìm khá nhiều những điểm
tương đồng giữa Kiến trúc hiện đại và Phong Thuỷ ví dụ
như: Phong thuỷ thường đặt Thuỷ trước công trình (Minh
Đường tụ thuỷ) thì bên Tây phương việc hồ nứoc xen lẫn
công trình cũng là điều được khuyến khích vì mặt nước thì
ngoài việc tạo điểm nhấn sinh động, giúp tăng không gian
tăng độ bề thế cho công trình nó còn cung cấp thêm các ion
âm có lợi cho sức khoẻ, đồng thời những khu vực nào có hồ
nước sẽ giúp điều tiết khí hậu. Khoa học nhận thấy rằng các
khu vực gần biển hoặc nhiều sông hồ thì thường có lợi hơn
các khu vực còn lại với nhiệt độ chênh lệch khoảng từ 1 đến
2 độ C.

Như vậy là qua những dẫn chứng căn bản ở trên, chúng ta
cũng thấy được những sự tương quan ứng dụng của Phong
thuỷ Đông phương với những tri thức khoa học và kiến trúc
hiện đại và chúng ta về cơ bản cũng thấy được tính khoa học

của phương pháp ứng dụng trong phong thuỷ Đông phương.

Nhưng tới đây có thể đặt vấn đề là nếu như vậy thì tại sao
không bỏ Phong thuỷ cổ truyền mà chỉ cần ứng dụng những
môn Khoa học hiện đại vì những tương ứng thay thế nó và
những nghiên cứu khoa học của kiến trúc hiện đại lại còn có
thực nghiệm chi tiết và cụ thể hơn, chứ không mang tính định
tính khó kiểm chứng như Phong thuỷ.

Những điều này sẽ được lý giải ở phần tiếp theo dưới đây.

III - Phong thuỷ và những vấn đề cần tiếp tục khám phá
dưói góc nhìn khoa học.

Quả thật Phong thuỷ là một môn học thuật cổ từ ngàn năm
nay và với tri thức hiện đại thì chúng ta thấy rằng những ứng
dụng phong thuỷ mới chỉ mang nặng định tính chứ chưa cụ
thể chi tiết và mang tính định lượng như Khoa học hiện đại.
Chúng ta cũng biết rất rõ điều này. Tuy nhiên trong Phong
thuỷ đã có những ứng dụng thành công từ rất nhiều năm nay
nhưng khoa học hiện đại với những công cụ tiên tiến nhất
vẫn chưa thể giải thích nổi.

Như trong Phái Bát trạch thì dựa vào 8 hướng chính mà phân
cung định hướng ra làm 8 quẻ, mỗi quẻ thì có một vai trò ảnh
hưởng nhất định đối với chủ thể công trình. Như phương
Nam chủ về Danh tiếng, Bắc thì chủ về Quan lộc địa vị,
phương Đông chủ về gia đình sức khoẻ, Tây chủ về con cái ,
sự vui vẻ v.v. Khuyết hãm bất cứ một cung nào trong công
trình thì đều ảnh hưởng đến chủ nhân công trình tương ứng

về mặt đó. Trong các ứng dụng về phong thuỷ nhiều ngươì
đều thừa nhận là có hiệu quả. Nhưng chúng vẫn tồn tại như
một tiên đề và là hiện tượng cần tìm hiểu, khám phá của tri
thức khoa học hiện đại.

Có thể dẫn chứng một trường hợp cụ thể một thời từng gây
xôn xao dư luận . Đó là về một toà nhà chung cư hiện đại ở
Hông kông, nơi những người nổi tiếng và thành đạt như
Thành Long, Lý Liên Kiệt đã từng ở. Hiện tượng như sau:

Lúc xây dựng toà nhà thì mặt đứng toà nhà chưa hề có trổ lỗ
thông khí (như trong ảnh), khi đó người dân trong khu dân cư
hiện đại này toàn mắc những bệnh kì quái và gặp những
chuyện không hay trong công việc. Sau khi đựoc xử lí theo tư
vấn của chuyên gia về Phong thuỷ trích một lỗ trên mặt đứng
toà nhà. Sau một thời gian thì thấy có sự thay đổi rất kì diệu:
sức khỏe của đại bộ phận dân cư tăng lên trông thấy công
việc thì trôi chảy hơn trước. Điều này Khoa học hiện đại
cũng chưa có được những lí giải hợp lý, trong khi các thầy
Phong thuỷ kinh nghiệm thì lại thấy rõ chân tướng của vấn
đề. Những phong thuỷ gia cho rằng: Do toà nhà đã cản luồng
khí được hình thành từ những dãy núi trước mặt, tạo nên một
xung sát khí cho toà nhà này. Vì thế khi trổ một lỗ thông khí
như hình dưới đây thì luồng khí trở nên thông thoáng, giải
quyết sự bế khí theo Phong thuỷ (là một yếu tố xấu gây trì trệ
bất lợi), từ đó tạo nên sự phát triển của ngôi nhà. Điều này
khoa học chưa giải thích được.

×