Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

LUẬN VĂN: Thử nghiệm ương nuôi cá lóc bông(Channa micropeltes) từ bột lên hương với các mật độ khác nhau pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.44 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN






DƯƠNG THIÊN KIỀU





THỬ NGHIỆM ƯƠNG NUÔI CÁ LÓC BÔNG
(Channa micropeltes) TỪ BỘT LÊN HƯƠNG
Ở CÁC MẬT ĐỘ KHÁC NHAU







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN











2006
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thử nghiệm ương nuôi cá lóc bông(Channa micropeltes) từ bột lên hương với các mật độ khác nhau
iii
MỤC LỤC
Lời cảm tạ i
Tóm tắt ii
Mục lục iii
Danh sách các bảng v
Danh sách các hình vi
Chương 1: Giới thiệu 1
Chương 2: Lược khảo tài liệu 3
2.1 Phân loại và tập tính sống của cá Lóc bông 3
2.2 Đặc điểm dinh dưỡng 4
2.3 Đặc điểm sinh trưởng 7
2.4 Đặc điểm sinh sản 7
2.5 Ảnh hưởng của một số yếu tố thủy lý hóa lên sinh trưởng của cá 8
2.5.1 Ngưỡng nhiệt độ 8
2.5.2 Ngưỡng Oxy 8
2.5.3 Ngưỡng pH 9
Chương 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 11
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 11
3.2 Nguồn cá thí nghiệm 11
3.3 Vật liệu nghiên cứu 11
3.4 Phương pháp nghiên cứu 12

3.4.1 Bố trí thí nghiệm 12
3.4.2 Phương pháp thu và phân tích mẫu 13
3.4.3 Các chỉ tiêu tính toán 14
3.4.4 Xử lý số liệu 15
Chương 4: Kết quả và thảo luận 16
4.1 Khảo sát một số yếu tố môi trường trong quá trình ương cá lóc bông 16
4.1.1 Biến động các yếu tố thủy lý trong quá trình ương cá lóc bông 16
4.1.2 Biến động các yếu tố thủy hóa trong quá trình ương cá lóc bông 17
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thử nghiệm ương nuôi cá lóc bông(Channa micropeltes) từ bột lên hương với các mật độ khác nhau
iv

4.2 Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng của cá lóc bông 20
4.2.1 Đối với hình thức ương cá lóc bông trong bể 20
4.2.2 Đối với hình thức ương cá lóc bông trong giai 23
4.2.3 Sự phân hóa sinh trưởng cá lóc bông trong quá trình ương 27
4.3 Ảnh hưởng của mật độ đến tỉ lệ sống của cá lóc bông ở 2 thí nghiệm ương
trong bể và giai 28
Chương 5: Kết luận và đề xuất 30
Tài liệu tham khảo 31
Phụ lục 32



























Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thử nghiệm ương nuôi cá lóc bông(Channa micropeltes) từ bột lên hương với các mật độ khác nhau
v

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1:Thành phần dinh dưỡng thức ăn chế biến 12
Bảng 4.1: Kết quả theo dõi các yếu tố thủy lý 16
Bảng 4.2: Kết quả theo dõi các yếu tố thủy hóa 18
Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng về khối lượng cá lóc bông trong bể 20
Bảng 4.4: Tốc độ tăng trưởng về chiều dài cá lóc bông trong bể 22
Bảng 4.5: Tốc độ tăng trưởng về khối lượng cá lóc bông trong giai 24
Bảng 4.6: Tốc độ tăng trưởng về chiều dài cá lóc bông trong bể 26




























Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thử nghiệm ương nuôi cá lóc bông(Channa micropeltes) từ bột lên hương với các mật độ khác nhau
vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1: Cá lóc bông dùng làm thí nghiệm 11
Hình 3.2: Hệ thống bể xi măng dùng trong thí nghiệm 12
Hình 3.3: Hệ thống giai ương dùng trong thí nghiệm 13
Hình 4.1: Tăng trưởng về khối lượng cá lóc bông trong bể 21
Hình 4.2: Tăng trưởng về chiều dài cá lóc bông trong bể 23
Hình 4.3: Tăng trưởng về khối lượng cá lóc bông trong giai 24
Hình 4.4: Tăng trưởng về chiều dài cá lóc bông trong giai 26
Hình 4.5: Sự phân hóa kích cở ở cá lóc bông 28
Hình 4.6: Tỉ lệ sống của cá lóc bông ở 2 thí nghiệm 28

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thử nghiệm ương nuôi cá lóc bông(Channa micropeltes) từ bột lên hương với các mật độ khác nhau
ii

TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện trên cá lóc bông nhằm tìm ra mật độ ương
thích hợp ở 2 hình thức ương trong bể và ương trong giai.
Thí nghiệm ương cá lóc bông trong bể với các mật dộ khác nhau 600 con/m
2
,
900 con/m
2
, 1200 con/m
2
. Cá được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong 9 bể
(1 m
2
/bể), cá được cho ăn theo nhu cầu với các loại thức ăn như moina, trùn
chỉ và thức ăn chế biến. Sau 30 ngày ương thu được kết quả về tăng trưởng và

tỉ lệ sống ở các nghiệm thức tương đương, trong đó với mật độ 1200 con/m
2

cho kết quả về tỉ lệ sống cao hơn 2 mật độ còn lại. Như vậy cá lóc bông có thể
được ương với 3 mật độ 600 con/m
2
, 900 con/m
2
, 1200 con/m
2
vẫn đảm bảo
tăng trưởng tốt và tỉ lệ sống tương đối, trong đó với mật độ ương 1200 con/m
2

là tối ưu nhất.
Ở thí nghiệm ương cá lóc bông trong giai đặt ngoài trời (9 giai, 1m
2
/giai) cũng
với mật độ ương và điều kiện chăn sóc như trên bể, ở 3 mật độ 600 con/m
2
,
900 con/m
2
và 1200 con/m
2
đều cho kết quả tương tự nhau về tốc độ tăng
trưởng, tỉ lệ sống với các giá trị tương ứng là (39,1%, 35,9% và 37,5%,).
Trong 2 thí nghiệm ương trong bể và ương trong giai thì ở thí nghiệm ương
trong bể cho tỉ lệ sống cao hơn ở thí nghiệm ương giai.




















Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thử nghiệm ương nuôi cá lóc bông (Channa micropeltes) từ bột lên hương với các mật độ khác nhau

1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
Ngày nay ngành nuôi trồng thủy sản đã và đang phát triển ở các nước thuộc
khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong đó khu vực
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực khá nổi trội. Sản lượng nuôi
thủy sản nước ngọt của toàn vùng đạt 363.359 tấn chiếm 61,7% sản lượng
thủy sản nước ngọt của cả nước.

Các hình thức nuôi thủy sản như: nuôi bè, nuôi ao, nuôi đăng quần, nuôi kết
hợp,… đã góp phần cho người nuôi tăng thu nhập đáng kể. Trong đó phải kể
đến sự gia tăng nhanh chống cả về diện tích, mức độ thâm canh và sản lượng
cá da trơn mà chủ yếu là ở hình thức nuôi bè. Cá bè là nghề nuôi truyền thống
ở ĐBSCL, các đối tượng chính là cá tra, cá basa, cá he vàng, cá rô phi, cá lóc
bông, Đây là những loài dễ nuôi, có khả năng chịu đựng cao với điều kiện
môi trường bất lợi nên người dân có thể nuôi chúng với mật độ khá cao.
Cá lóc bông (Channa micropeltes Cuvier, 1831) là loài có giá trị kinh tế cao
được nuôi phổ biến ở một số tỉnh ĐBSCL. Giống cá lóc gồm nhiều loài như cá
lóc bông (Ophicephalus micropeltes), cá chành dục (O.gachua), cá dày
(O.lucius), cá lóc đen (O.striatus), phân bố rộng ở các nước Châu Á. Ở Việt
Nam cá lóc bông phân bố rất nhiều ở đầu nguồn sông Mekong, nơi giáp biên
giới nước bạn Campuchia và Vườn Quốc Gia Tràm Chim, huyện Tam Nông,
tỉnh Đồng Tháp (Dương Nhựt Long và ctv, 2004).
Kết quả khảo sát về tình hình và kinh nghiệm nuôi dân gian cá lóc bông trong
bè ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp năm 1996 của khoa Thủy Sản Đại Học
Cần Thơ (ĐHCT) cho thấy, ngoài tự nhiên trong quá trình phát triển cá lóc
bông thường ăn động vật tươi sống như cá tạp, tôm, cua,…Khi nuôi trong bè
cá vẫn có thể tồn tại và sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau như tấm, cám, cá
tạp,…(Nguyễn Đình Chiến, 1996).
Hiện nay thức ăn phổ biến dùng cho việc ương cá lóc bông bột vẫn là thức ăn
tươi sống mà chủ yếu là moina, trùn chỉ, thức ăn chế biến, cá tạp tươi sống
(cho ăn nguyên con hay xay nhỏ mịn, thô), tùy theo giai đoạn phát triển của cá
nuôi (Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2004).
Nguồn giống cá lóc bông hiện nay nuôi trong bè hoàn toàn dựa vào tự nhiện,
thường được mua ở Bác Đai (biên giới Việt Nam-Campuchia), Hồng Ngự-
Đồng Tháp, xã Vĩnh Hội Đông huyện An Phú-An Giang, nông trường Sông
Hậu-Cần Thơ (Nguyễn Đình Chiến, 1996). Do đó dẫn đến tình trạng kích cỡ
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thử nghiệm ương nuôi cá lóc bông (Channa micropeltes) từ bột lên hương với các mật độ khác nhau


2

giống không đồng đều, không tập trung và quá trình đánh bắt giống có thể bị
xay sát, cá có thể bị nhiễm bệnh và tỷ lệ sống thấp. Trong những năm qua có
nhiều nghiên cứu trên loài cá lóc bông và đạt được các kết quả rất tốt góp phần
thúc đẩy nghề nuôi cá lóc bông phát triển. Các đề tài nghiên cứu trước đó tập
trung ở nhiều lĩnh vực như: Sinh học, sinh lý, dinh dưỡng, kỹ thuật sinh sản
nhân tạo và ương nuôi cá lóc bông, Đặc điểm và các kỹ thuật kích thích sinh
sản nhân tạo ngày càng hoàn thiện và có thể sản xuất một lượng lớn cá bột.
Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao tăng được năng xuất cũng như tốc độ tăng
trưởng và tỉ lệ sống của cá lóc bông tối ưu. Từ những yêu cầu trên, được sự
chỉ đạo của khoa Thủy sản – Đại Học Cần Thơ đề tài “Thử nghiệm ương cá
lóc bông (Channa micropeltes) từ bột lên hương với các mật độ khác
nhau” được thực hiện nhằm góp phần cải thiện được phần nào những khó
khăn trên.
Mục tiêu của đề tài
Đánh giá tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá lóc bông được ương trong bể xi
măng và trong giai ở các mật độ khác nhau. Nhằm tìm ra mật độ ương cá lóc
bông thích hợp.
Nội dung nghiên cứu
Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá lóc bông ương
trong bể xi măng.
Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá lóc bông ương
trong giai.














Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thử nghiệm ương nuôi cá lóc bông (Channa micropeltes) từ bột lên hương với các mật độ khác nhau

3

CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Hệ thống phân loại cá lóc bông
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) các loài cá lóc có đặc
điểm như sau: đầu giống đầu rắn, cơ thể hình trụ, thon dài, phần sau dẹp bên.
Góc vi lưng và vi hậu môn dài, cá có thể hô hấp khí trời bằng màng nhày
xoang miệng hầu. Các loài cá lóc ở Đồng Bằng Sông Cửu Long được Trương
Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương định danh có: cá lóc bông (Ophicephalus
micropeltes), cá chành dục (O.gachua), cá dày (O.lucius), cá lóc đen
(O.striatus).
Năm 1831 Cuvier and Valenciennes đã đặt tên cho cá lóc bông là
Ophicephalus micropeltes nhưng do có sự nhầm lẫn nên cũng trong năm này
Cuvier đã đổi lại tên là Channa micropeltes và tên này được sử dụng phổ biến
cho tới nay, cá lóc bông được xếp theo vị trí phân loại của Cuvier (1831) như
sau (Rebert, 1989 được trích bởi Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2004):
Lớp Osteichthyes
Bộ Perciformes

Họ Channidae
Giống Channa
Loài Channa micropeltes Couvier and Valenciennes, 1831.
2.2 Tập tính sống của cá lóc bông
Lóc bông là loài có kích thước lớn nhất trong họ cá Lóc, kích thước tối đa tới
trên 1 m và nặng trên 20 kg. Do có cơ quan hô hấp phụ nên chúng có thể sống
một thời gian dài trong điều kiện ẩm ướt và có thể nuôi với mật độ khá cao
(Phạm Văn Khánh, 2003).
Cá lóc bông có thể sống trong các loại hình thủy vực như sông, kênh, rạch,
đồng ruộng, lung bàu,…Nhiệt độ thích hợp cho quá trình sống của cá dao
động từ 20-35
0
C. Cá lóc bông cũng có khả năng sống trong điều kiện chất
nước là kiềm tính hoặc bị nhiễm phèn. Mặt dù là loài cá phân bố phổ biến ở
vùng nước ngọt nhưng cá lóc bông cũng có khả năng sống và phát triển ở
vùng nhiễm mặn, có nồng độ muối thấp (Dương Nhựt Long, 2003).
Theo Nguyễn Văn Hoàng (2002) cá lóc bông chủ yếu được nuôi bè (lồng) đặt
trên sông, rạch có nước chảy nên nguồn nước dể bị ô nhiễm và lây lan dịch
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thử nghiệm ương nuôi cá lóc bông (Channa micropeltes) từ bột lên hương với các mật độ khác nhau

4

bệnh từ bè này sang bè khác. Cá lóc bông và cá lóc đen giống thả nuôi quanh
năm nhưng cá lóc bông tập trung vào tháng 7 dương lịch, cá lóc đen tập trung
vào tháng 6 dương lịch.
Trong quá trình ương, cá lóc bông thể hiện sự phân hóa sinh trưởng rất rõ với
các mức độ khác nhau và chịu ảnh hưởng của thức ăn (Nguyễn Thị Ngọc Lan,
2004)
2.3 Đặc điểm dinh dưỡng

Theo Dương Nhựt Long (2003) thì cá lóc bông là loài cá dữ điển hình, cá rất
thích các loại thức ăn là động vật tươi sống như cá, tép, ếch,…Giai đoạn mới
nở dinh dưỡng bằng noãn hoàng khoảng 3-4 ngày. Sau khi hết noãn hoàng, cá
bắt mồi là các loài động vật phù du (luân trùng, giáp xác chân chèo,…) vừa cở
miệng. Khi cá dài khoảng 3-8 cm đã có thể bắt các loài cá tép nhỏ, khi cơ thể
đạt chiều dài trên 10 cm cá có tập tính ăn như cá trưởng thành. Sau 1 tháng
tuổi cá đã có thể rượt bắt mồi nhỏ như tép và các loại cá con khác (Phạm Văn
Khánh, 2003).
Theo Nguyễn Minh Vương (2003) thì cá lóc bông trưởng thành là loài cá ăn
động vật và là loài cá dử. Phổ dinh dưỡng của loài cá này gồm có: cá con
(60,05%), mùn bã hữu cơ (33,53%), Phytoplankton (5,95%) và Zooplankton
(0,07%). Còn phổ dinh dưỡng của cá lóc bông con gồm có: Cladocera
(63,53%), Copepoda (23,56%), Nauplius (12,11%), Protatoria (0,78%),
Protozoa (0,02%) và tảo (0,01%) trong đó Cladocera là thức ăn quan trọng
nhất
Quan sát hình thái cấu tạo ống tiêu hóa cho thấy cá lóc bông là loài ăn động
vật kích thước lớn (Nguyễn Minh Vương, 2003) thể hiện thông qua các đặc
điểm sau:
- Miệng cá lóc bông cận trên, to, rạch miệng vượt qua đường thẳng kẻ từ bờ
sau mắt.
- Răng: cá có răng rất cứng chắc và sắc nhọn. Răng phân bố ở hai hàm, xương
lá mía, xương khẩu cái và hầu. Ở hàm dưới, xương lá mía và xương khẩu cái
có răng chó.
- Lưỡi khá phát triển và thon dài.
- Lược mang có dạng núm gai nằm trên xương cung mang hướng vào xoang
miệng hầu.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thử nghiệm ương nuôi cá lóc bông (Channa micropeltes) từ bột lên hương với các mật độ khác nhau

5


- Thực quản là phần nối tiếp xoang miệng hầu. Thực quản ngắn, có vách dày,
mặt trong thực quản có nhiều nếp gấp nên co giản được do đó có thể nuốt
được mồi to.
- Dạ dày: hình chử Y, to, vách dày, mặt trong có nhiều nếp gấp, có độ giản nở
và lực co bóp rất lớn.
- Manh tràng: có hai manh tràng có dạng ống dài giống như ruột nhưng một
đầu bịt kín, đầu còn lại gắn vào ống tiêu hóa nơi tiếp giáp giữa ruột và dạ dày.
- Ruột: ruột là đoạn cuối của ống tiêu hóa. Ruột cá lóc bông trưởng thành gấp
khúc, ngắn. Tỉ lệ giữa chiều dài ruột/chiều dài chuẩn <1 (Li/Lo = 0,89 ± 0,09).
Vách ruột dày, đây là dạng ruột thường gặp ở cá ăn động vật. Ruột cá lóc bông
con cũng ngắn và gấp khúc như cá trưởng thành, tỉ lệ Li/Lo từ 0,77-0,85.
- Cơ quan hô hấp khí trời của cá lóc bông là màng nhày xoang miệng hầu, rất
nhớt và có nhiều mạch máu nhỏ phân bố trên đó. Màng nhày phân bố ở trên
hầu và bên ngoài các phiến xương ở trên mang. Quan sát cơ quan hô hấp của
cá lóc bông con cho thấy hai nắp mang của cá con phồng ra làm cho đầu cá to
hơn, vây ngực xòe rộng có thể phủ gần hết chiều cao thân vừa giúp cá bơi lội
vừa hỗ trợ cho quá trình hô hấp.
Cá lóc bông bột có khả năng sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến và thời gian
thích hợp để cá sử dụng thức ăn chế biến lá từ ngày thứ 7 sau khi cá nở
(Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2004).
Theo Nguyễn Anh Tuấn và ctv (2004) thì các nghiên cứu trước đây cũng cho
thấy việc thay thế thức ăn tự nhiên hoàn toàn bằng thức ăn nhân tạo không thể
thực hiện được trong ương nuôi hầu hết các loài cá do thức ăn nhân tạo không
kích thích cá bắt mồi vì không kích thích thị giác cá. Cá bột rất khó bắt mồi là
thức ăn nhân tạo nên không ăn đủ lượng thức ăn cần thiết. Nhưng nghiên cứu
của Kolkovski và ctv (1997) được trích bởi Nguyễn Anh Tuấn và ctv (2004)
kết quả khả quan của việc kết hợp giữa thức ăn tươi sống và thức ăn chế biến.
Một số nghiên cứu đã cho thấy hoạt tính của enzyme tiêu hóa thấp ở ngày đầu
ăn thức ăn ngoài và tăng dần trong suốt giai đoạn ấu trùng trước khi chuyển

sang giai đoạn khác (Walford và Lam, 1993 được trích bởi Nguyễn Anh Tuấn
và ctv., 2004). Vì vậy, ở hầu hết các loài cá bột, khi bắt đầu ăn thức ăn ngoài,
chúng đòi hỏi có thời gian nhất định để phát triển khả năng thích nghi với thức
ăn bên ngoài.
Theo Lê Thị Ngọc Thanh (2000) khi ương cá lóc bông bằng cá loại thức ăn
như (trùn chỉ, cá tạp và thức ăn chế biến) thì cá tạp là loại thức ăn thích hợp
cho cá trong giai đoạn ương từ hương lên giống nhưng khi cho cá ăn hoàn toàn
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thử nghiệm ương nuôi cá lóc bông (Channa micropeltes) từ bột lên hương với các mật độ khác nhau

6

trùn chỉ thì có tỷ lệ sống cao hơn cá tạp và thức ăn chế biến, còn cho ăn cá tạp
thì có tăng trọng bình quân theo ngày cao. Đối với ương cá rô đồng trong giai
đoạn cá hương thì mật độ và thức ăn cho hiệu quả là 500 con/m
2
và sử dụng
thức ăn chế biến (Hồ Mỹ Hạnh, 2000).
Cá lóc bông là loài trong quá trình sống đòi hỏi hàm lượng protein trong thức
ăn rất cao (Wee, 1980 được trích từ Lê Thị Ngọc Thanh, 2000). Trong quá
trình ương ở giai đoạn giống nhỏ (5,7 g/con), tăng trọng và tốc độ tăng trưởng
của cá thấp nhất ghi nhận được ở nghiệm thức 14 % protein (0,78 g/ngày và
0,52 %/ngày) và cao nhất ở nghiệm thức 54 % protein (2,39 g/ngày và 1,29
%/ngày). Đối với cá giống lớn (12,4 g/con), tăng trọng và tốc độ tăng trưởng
cao nhất thu được ở nghiệm thức thức ăn chứa 44 % protein (3,63 g/ngày và
0,94 %/ngày). Nhu cầu đạm (protein) đối với cá lóc bông giống nhỏ cho tăng
trưởng tốt nhất ở mức 50,8 % và hàm lượng dao động từ 30,7 - 36,8 % là giới
hạn thích hợp cho cá tăng trọng. Đối với cá giai đoạn giống lớn, hàm lượng
protein tốt nhất là 46,5 %. Hệ số tiêu tốn thức ăn cao nhất ở nghiệm thức 14 %
protein là 3,48 giai đoạn giống nhỏ và 1,44 ở giai đoạn giống lớn. Thức ăn

chứa 54 % protein có hệ số thức ăn thấp nhất 1,53 (cá giống nhỏ) và 0,95 (cá
giống lớn) đồng thời cho tăng trưởng của cá là nhanh nhất (Dương Nhựt Long
và ctv, 2004). Còn đối với cá lóc 30 ngày tuổi tốc độ sinh trưởng về chiều dài
và khối lượng nhanh nhất ở hàm lượng protein 50% và chậm nhất ở hàm
lượng protein 30% tức tốc độ tăng trưởng của cá tăng theo hàm lượng protein
có trong thức ăn (Ngô Thị Hạnh, 2001).
Theo Sumantaray và Mohanty (1997), trong quá trình ương cá lóc (Channa
striata) giống có trọng lượng từ 10-13,8 g thì cá tăng trọng tốt nhất ở mức
protein 40%, lipid 13%.
Trong cùng điều kiện ương từ giai đoạn hương lên giống, cá lóc đen và cá lóc
môi trề sử dụng thức ăn chế biến có hàm lượng đạm 30% thì tốc độ tăng
trưởng nhanh hơn cá sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm 25% (Đặng Thụy
Mai Thy, 2002).
2.4 Đặc điểm sinh trưởng
Quá trình sinh trưởng của cá lóc bông trước lúc đạt đến trạng thái thành thục
sinh dục lần đầu chủ yếu là cá tăng nhanh về kích thước, sau đó tốc độ tăng
trưởng về chiều dài giảm nhường bước cho sự tăng trưởng về khối lượng. Quá
trình được thể hiện ở mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá với
phượng trình tương quan sau y = 0,0023.x
3,4189
với hệ số tương quan là R =
0,9593 (Dương Nhựt Long và ctv, 2004). Trong điều kiện tự nhiên do cạnh
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thử nghiệm ương nuôi cá lóc bông (Channa micropeltes) từ bột lên hương với các mật độ khác nhau

7

tranh thức ăn nên cá lớn không đều và tỷ lệ hao hụt cao. Trong điều kiện nuôi,
cá có thể đạt 1-1,5 kg/con/năm (Phạm Văn Khánh, 2003).
Cá lóc bông ương trong giai có tốc độ tăng trưởng khá nhanh trước 21 ngày

tuổi sau đó tốc độ tăng trưởng chậm lại và tốc độ tăng trưởng ở các mật độ 500
con/m
2
, 1000 con/m
2
, 1500 con/m
2
tương đương nhau. Tỷ lệ sống cá ương ở
mật độ 500 con/m
2
cao hơn tỷ lệ sống của 2 mật độ còn lại (Lê Thị Quyên,
2004). Còn đối với cá rô đồng ương trong bể ximăng với mật độ 300 con/m
2

cho tỷ lệ sống (69%) và tốc độ tăng trưởng (24,5%/ngày) cao hơn mật độ 600
con/m
2
(tỉ lệ sống 42% và tốc độ tăng trưởng 23,3%/ngày) và 900 con/m
2
(tỉ
lệ sống 20% và tốc độ tăng trưởng 25,4%/ngày) (Trần Thị Trang, 2001).
Theo Nguyễn Phúc Cường (2001) khi ương cá hú giai đoạn 3-45 ngày tuổi ở 3
mật độ (7 con/lít, 9 con/lít và 11 con/lít trong bể có thể tích 50 lít) có tốc độ
tăng trưởng theo ngày lần lượt là 0,0157 g/ngày, 0,0163 g/ngày, 0,0143
g/ngày, tốc độ tăng trưởng đặc biệt 14,064 %/ngày, 14,114 %/ngày, 13,84
%/ngày và tỉ lệ sống 42%, 39%, 37%. Nhưng sự khác biệt giữa các mật độ này
đều không có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Theo Nguyễn Minh Vương (2003) khi kích thước L < 20 cm tương đương với
khối lượng P < 150 g cá lóc bông tăng trưởng nhanh về chiều dài. Còn khi đạt
kích thước L > 35 cm tương đương với khối lượng P >900 g cá lóc bông tuy

đã tăng nhanh về khối lượng nhưng vẫn còn tiếp tục tăng về chiều dài.
Theo Mai Đình Yên (1983) thì cá lóc bông 3 tuổi nặng 3-4 kg. Đối với cá có
chiều dài 5,28-7,14 cm và khối lượng 1,35-2,30 g thì mỗi ngày cá gia tăng
khối lượng lên 0,104 g/ngày. Cá có chiều dài từ 7,14-9,20 cm, khối lượng
2,30-5,92 g mỗi ngày cá tăng trọng 0,353 g/ngày. Cá có chiều dài 9,20-11,02
cm cá tăng trọng mỗi ngày 0,632 g/ngày (Dương Nhựt Long, 2003)
2.5 Đặc điểm sinh sản
Cá lóc bông thành thục vào 23-24 tháng tuổi. Mùa vụ phát dục và sinh sản kéo
dài từ tháng 4-10, tập trung vào tháng 6-7 dương lịch. Cá đẻ tái phát dục 3-4
lần trong năm. Lượng trứng có thể đạt từ 7.000-15.000 trứng/kg cá cái. Cá
đực, cái ghép cặp, đẻ trứng trong tổ và bảo vệ trứng rất kỹ cho đến khi cá con
đã có thể sống độc lập và chủ động bắt mồi (Phạm Văn Khánh, 2003).
Cá lóc bông là loài đẻ trứng nổi, thụ tinh ngoài, có tập tính giữ trứng. Mùa vụ
sinh sản của cá trong thủy vực tự nhiên chủ yếu xảy ra từ tháng 5-8 dl, mùa
mưa khi các cánh đồng ngập lũ, cá sẽ bắt cặp làm tổ, tham gia sinh sản và cá
con sinh trưởng, phát triển cho đến mùa nước rút vào thánh 11 dl (Dương
Nhựt Long và ctv., 2004).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thử nghiệm ương nuôi cá lóc bông (Channa micropeltes) từ bột lên hương với các mật độ khác nhau

8

2.6 Ảnh hưởng của một số yếu tố thủy lý hóa lên sự sinh trưởng của cá lóc
bông
2.6.1 Ngưỡng nhiệt độ là nhiệt độ thấp nhất hay cao nhất làm cho cá chết
nóng hay chết lạnh.
Khoảng nhiệt độ 42-43
0
C là ngưỡng nhiệt độ cao của cá lóc bông (điểm cực
hại cao). Khoảng nhiệt độ từ 14-18

0
C thuộc vùng căng thẳng sinh lý của cá và
nhiệt độ từ 14-16
0
C là ngưỡng nhiệt độ thấp của các giai đoạn cá (điểm cực
hại thấp) (Huỳnh Hiếu Lộc, 2003). Theo Dương Nhựt Long và ctv. (2004)
nhiệt độ thích hợp cho cá lóc bông sống và phát triển dao động từ 19-40
0
C.
2.6.2 Ngưỡng Oxy là lượng oxy hòa tan trong nước có giá trị thấp nhất hay
cao nhất (tại điểm cực hại thấp hay cực hại cao) làm cho cá chết ngạt. Đơn vị
tính là mg/l hay ml/l.
Ngưỡng oxy của cá lóc bông ở các giai đoạn là khác nhau. Cá ở giai đoạn nhỏ
có ngưỡng oxy cao hơn cá ở giai đoạn lớn, Ngưỡng oxy của cá 13 ngày tuổi là
2,29 mg/l, cá hương là 0,27 mg/l, cá giống nhỏ 0,13 mg/l và giống lớn 0,11
mg/l. Cá lóc bông là loài có cơ quan hô hấp phụ, cấu tạo cơ quan hô hấp phụ
của cá lóc bông không có dạng mê lộ (ở cung mang thứ nhất, Jayaram, 1981
được trích từ Trần Thị Mỹ Phương, 2004) như cá rô hay dạng các túi xếp như
cá trê mà là những đôi xếp trong vùng hầu được sử dụng làm cơ quan hô hấp
phụ. Khi ở trên cạn 30-170 phút cá sẽ bị chết Lai, (1985) được trích từ Huỳnh
Hiếu Lộc (2003) nhưng ở trong môi trường nước cá sống được trong điều kiện
oxy hòa tan thấp và nhờ vào điều kiện này cá được nuôi trong ao, bè ở mật độ
cao.
2.6.3 Ngưỡng pH là giá trị pH thấp nhất hoặc cao nhất gây cho cá chết.
pH thích hợp cho tất cả các động vật đều gần bằng 7. Theo Swingle (1969)
được trích bởi Trương Quốc Phú (2000) thì pH = 6,5-9 là thích hợp cho các
loài tôm cá nuôi.
Theo Dương Nhựt Long và ctv. (2004) giá trị pH từ 4-10 cho thấy cá lóc bông
vẫn sống và hoạt động bình thường
2.7 Tình hình nuôi cá lóc bông ở Việt Nam và trên thới giới

Trên thế giới, nghề nuôi cá lóc bông phát triển rất mạnh với nhiều phương
thức nuôi khác nhau như: mô hình nuôi bán thâm canh trong ao với thời gian
nuôi từ 6 - 7 tháng, thức ăn gồm có bột cá, tấm, cám theo tỉ lệ 8:1:1 đôi khi tỉ
lệ bột cá lên đến 13,… phổ biến ở Thailand, Hồng Kông. Mô hình nuôi cá bè
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thử nghiệm ương nuôi cá lóc bông (Channa micropeltes) từ bột lên hương với các mật độ khác nhau

9

với mật độ cá thả từ 30 - 50 con/m
3
, thành phần thức ăn gồm các loại cá tạp, bí
đỏ, chuối, tấm. Cá có thể đạt trọng lượng từ 1,5 - 2,5 kg/con sau 8 tháng nuôi,
phổ biến ở Campuchia. Mô hình nuôi ghép với cá chép, rô phi năng suất thu
hoạch sau khi nuôi đạt rất cao, phổ biến nhiều ở Đài Loan (Lo-Chai Chen,
1990 được trích từ Dương Nhựt Long và ctv., 2004).
Trong điều kiện Việt Nam, theo tài liệu tổng kết ở các địa phương vùng
ĐBSCL và miền Đông Nam Bộ, thì trong tổng số 30 loài đã xác định, có đến 5
loài cá lóc được chọn làm đối tượng nuôi chính ở các nước là: Ophiocephalus
striatus, O. marulius, O. punctatus, O. maculatus, O. micropeltes. Phong trào
nuôi cá lóc và được biết nhiều là cá lóc bông (Ophiocephalus micropeltes)
nuôi bè đã có từ lâu, phổ biến ở các tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ,
Kiên giang và Đồng Nai hiện nay. Năng suất và hiệu quả lợi nhuận từ mô hình
nuôi thời gian qua đã góp phần cải thiện điều kiện thu nhập cho ngư dân trong
vùng (Dương Nhựt Long và ctv, 2004). Bè có kích thước từ 200-500m
3
năng
xuất đạt từ 123-166 kg/m
3
. An Giang và Đồng Tháp là hai tỉnh có phong trào

nuôi cá Lóc Bông bè phát triển mạnh nhất và nuôi với nhiều mật độ, thể tích
khác nhau. Ở mật độ 230-300con/m
2
năng xuất đạt 156,5 kg/m
3
(Huỳnh Hiếu
Lộc, 2003).
Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004) hiện nay những cơ sở ương nuôi cá giống ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long ương với các mật độ như sau: Mè vinh, cá he:
400-500 con/m
2
, cá chép: 150-200 con/m
2
, cá trôi Ấn Độ: 200-250 con/m
2
, cá
trê: 300-400 con/m
2
, cá tra: 800-1000 con/m
2
, cá rô: 300-400 con/m
2
, cá tai
tượng: 200-250 con/m
2
.
















Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thử nghiệm ương nuôi cá lóc bông (Channa micropeltes) từ bột lên hương với các mật độ khác nhau

10
CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian từ tháng 02/2006 đến tháng 06/2006
Địa điểm Trại thực nghiệm khoa Thủy Sản - ĐHCT
3.2 Nguồn cá thí nghiệm
Nguồn cá thí nghiệm được mua từ người dân ở Hồng Ngự - Đồng Tháp. Cá
lóc bông mua về vẫn còn noãn hoàng (cá nở được 3 ngày).

Hình 3.1: Cá lóc bông dùng làm thí nghiệm
3.3 Vật liệu nghiên cứu
Bể xi măng 1 m
2
(9 bể)
Giai ương cá 1 m

2
(9 giai)
Máy đo oxy, pH, nhiệt độ, hệ thống sục khí, cân điện tử, thước, vợt vớt cá,
kính lúp, hóa chất và một số vật dụng khác.
Thức ăn cho cá gồm moina, trùn chỉ và thức ăn chế biến.


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thử nghiệm ương nuôi cá lóc bông (Channa micropeltes) từ bột lên hương với các mật độ khác nhau

11
Bảng 3.1 Công thức thức ăn chế biến
Nguyên liệu Thành phần

Cá biển (lấy phần thịt) 200 g

Sữa không béo 100 g

Lòng đỏ trứng gà 10 cái

Dầu gan mực 3 %

Vitanim 1 – 2%

Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng thức ăn chế biến
Thành phần dinh dưỡng (%) vật chất khô Thức ăn chế biến

Protein 44,2

Lipit 21,5


Tro 7,82

Ẩm độ 53,5

3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá lóc
bông ương trong bể xi măng
Thí nghiệm được tiến hành trong bể xi măng có diện tích 1m
2
. Bể được đặt
trong nhà hạn chế các điều kiện môi trường (nắng, mưa) tác động vào, nguồn
nước dùng cho thí nghiệm lấy từ ao lắng thông qua bể chứa. Thời gian thí
nghiệm 30 ngày. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 3
nghiện thức và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần như sau:
• Nghiệm thức I với mật độ là 600 con/m
2

• Nghiệm thức II với mật độ là 900 con/m
2

• Nghiệm thức III với mật độ là 1200 con/m
2

Chăm sóc và quản lý: Thí nghiệm được bố trí trong bể xi măng có sục khí. Cá
được cho ăn theo nhu cầu. Tuần đầu cho ăn moina, tuần 2 cho ăn trùn chỉ sau
đó cho ăn thức ăn chế biến, khoảng 8-10 ngày tập cá ăn thức ăn chế biến dần
(thức ăn đặt trong sàng và cho ăn từ từ). Cho cá ăn mỗi ngày khoảng 3-5 lần
tùy giai đoạn, thường xuyên theo dõi sự bắt mồi của cá, xi phông thức ăn thừa.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thử nghiệm ương nuôi cá lóc bông (Channa micropeltes) từ bột lên hương với các mật độ khác nhau

12

Hình 3.2: Hệ thống bể xi măng dùng trong thí nghiệm
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá lóc
bông ương trong giai
Thí nghiệm được tiến hành trong giai có diện tích 1m
2
đặt trong ao đất. Thời
gian thí nghiệm 30 ngày. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu
nhiên với 3 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần như sau:
• Nghiệm thức I với mật độ là 600 con/m
2

• Nghiệm thức II với mật độ là 900 con/m
2

• Nghiệm thức III với mật độ là 1200 con/m
2

Chăm sóc và quản lý: Thí nghiệm được bố trí trong giai có sục khí với mực
nước khoảng 60-80 cm, giai được đặt trong ao đất. Giai được may 2 lớp, lớp
ngoài bằng lưới cước với kích thước mắt lưới 1mm, lớp trong bằng vải. Khi cá
chuyển sang giai đoạn ăn trùn chỉ thì cắt bỏ lớp vải phía trong. Hàng ngày cho
ăn và theo dõi cũng tương tự như bố trí trong bể xi măng.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thử nghiệm ương nuôi cá lóc bông (Channa micropeltes) từ bột lên hương với các mật độ khác nhau


13

Hình 3.3: Hệ thống giai ương dùng trong thí nghiệm
3.4.2 Phương pháp thu và phân tích mẫu
Khi bố trí thí nghiệm cá được xác định khối lượng ban đầu bằng cách cân lấy
trung bình khối lượng cá. Khi kết thúc thí nghiệm cũng cân lấy trung bình
khối lượng cá, đếm số cá còn lại ở mỗi giai và bể để xác định tỉ lệ sống cá.
Chỉ tiêu tăng trưởng: định kỳ 10 ngày/lần bắt mỗi giai và bể 30 con để kiểm
tra tốc độ tăng trưởng chiều dài, khối lượng của cá ương. Cá sau khi thu xong
thả trở lại bể/giai nuôi tiếp, để kết thúc thí nghiệm tính tỉ lệ sống.
Các chỉ tiêu oxy, nhiệt độ, pH (đo bằng máy), định kỳ 3 ngày/lần đo trực tiếp
ở mỗi giai và bể vào lúc sáng sớm và chiều.
Các yếu Ammonia (bảo quản lạnh), COD (dùng hóa chất cố định) thu định kỳ
1 tuần/lần vào buổi sáng khoảng 8-10 giờ
Ammonia được xác định theo phương pháp Indophenol blue.
COD được xác định theo phương pháp oxy hóa chất hữu cơ trong môi trường
kiềm.
3.4.3 Các chỉ tiêu tính toán
Tỉ lệ sống của cá (Survival Rate, SR)
Số cá thu được
SR(%) = *100
Số cá thả lúc đầu

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thử nghiệm ương nuôi cá lóc bông (Channa micropeltes) từ bột lên hương với các mật độ khác nhau

14
Chiều dài trung bình
Tổng chiều dài cá đo được

L(cm) =
Số cá đem đo
Khối lượng trung bình
Khối lượng cá cân được
P(g) =
Số cá đem cân
Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (Specific growth rate, SGR) về khối lượng
(%/ngày) và chiều dài (%/ngày)
Ln P
2
(hayL
2
)–Ln P
1
(hayL
1
)
SGR(%/ngày) = *100
t
2
-t
1

Trong đó: P
1
, P
2
: Khối lượng trung bình tại t
1
, t

2
(g)
L
1
, L
2
: chiều dài trung bình tại t
1
, t
2
(cm)
t
1
, t
2
: Thời gian kiểm tra

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày (Daily Weight Gain) về khối lượng
(g/ngày) và chiều dài (cm/ngày)
P
2
(hayL
2
)–P
1
(hayL
1
)
DWG(g/ngày) =
t

2
-t
1

3.4.4 Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo chương trình excell version 5.0 và statistica. So sánh
trung bình giữa các nghiệm thức dựa vào ANOVA version 3.0 và phép thử
DUCAN ở mức ý nghĩa p<0,05.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thử nghiệm ương nuôi cá lóc bông (Channa micropeltes) từ bột lên hương với các mật độ khác nhau

15
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Khảo sát một số yếu tố môi trường trong quá trình ương cá lóc bông.
4.1.1 Biến động các yếu tố thủy lý trong quá trình ương cá lóc bông
Kết quả theo dõi các chỉ tiêu thủy lý trong quá trình ương cá lóc bông được
trình bày ở Bảng 4.1
Bảng 4.1: Kết quả theo dõi các yếu tố thủy lý
Nghiệm thức Nhiệt độ (
0
C)

pH

I 29,1±1,1

(28,1 – 30,2)

7,69±0,32


(7,71 – 7,67)

II 29,1±1,1

(28,1 – 30,1)

7,60±0,29

(7,64 – 7,57)



Bể
III 29,2±1,1

(28,1 – 30,2)

7,72±0,28

(7,74 – 7,71)

I 31,5±1,5

(30,2 – 32,8)

8,40±0,97

(7,45 – 9,35)


II 31,5±1,4

(30,2 – 32,8)

8,42±0,97

(7,48 – 9,36)



Giai
III 31,6±1,5

(30,2 – 32,9)

8,39±0,99

(7,43 – 9,36)

Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Giá trị thể hiện giữa dấu (-) là 2 giá trị sáng và chiều
Nhiệt độ
Qua kết quả trình bày ở Bảng 4.1 cho thấy nhiệt độ nước giữa các nghiệm thức
của 2 hình thức ương trong bể và ương trong giai dao động không đáng kể
(bể dao động 29,1-29,2
0
C và giai từ 31,5-31,6
0
C). Nhiệt độ sáng, chiều của
mỗi thí nghiệm chênh lệch không cao (trong bể 28,1-30,2

0
C, trong giai 30,2-
32,9
0
C), nhiệt độ ở trong giai cao hơn nhiệt độ ở trong bể do giai bố trí ở ngoài
trời chịu ảnh hưởng trực tiếp của ánh nắng mặt trời làm nhiệt độ tăng, bể được
bố trí trong nhà ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của ánh nắng mặt trời.
Nhiệt độ là một trong những yếu tố môi trường có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến
các hoạt động sống của thủy sinh vật nói chung và tôm cá nói riêng như sinh
trưởng, dinh dưỡng, sinh sản,…vì cá là động vật biến nhiệt. Theo Niconski
(1951) được trích bởi Trương Quốc Phú (2000) cho biết cá chỉ hoạt động bình
thường khi nhiệt độ của cơ thể cá chênh lệch với nhiệt độ của môi trường
khoảng 0,5
0
C-1
0
C. Đối với cá khi nhiệt độ môi trường gia tăng, cá tăng cường
độ trao đổi chất, cường độ hô hấp.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thử nghiệm ương nuôi cá lóc bông (Channa micropeltes) từ bột lên hương với các mật độ khác nhau

16
Theo Trương Quốc Phú (2000), nhiệt độ thích hợp cho đa số các loài cá nuôi
là từ 20
0
C-30
0
C, giới hạn cho phép là từ 10
0
C-40

0
C và theo Dương Nhựt Long
và ctv. (2004) nhiệt độ thích hợp cho cá lóc bông sống và phát triển dao động
từ 19-40
o
C. Như vậy, nhiệt độ của thí nghiệm nằm trong khoảng thích hợp cho
sự phát triển của cá.
pH
Qua Bảng 4.1 cho thấy pH giữa các nghiệm thức của 2 hình thức ương trong
bể và ương trong giai biến động không nhiều (các nghiệm thức trong bể dao
động từ 7,60-7,72, các nghiệm thức ương trong giai là 8,37-4,42). pH giữa
sáng và chiều của thí nghiệm ương trong bể thì chênh lệch không cao (sáng từ
7,64-7,74 và chiều từ 7,57-7,71) do các bể bố trí trong nhà ánh sáng mặt trời
không chiếu trực tiếp vào. Ngược lại, pH giữa sáng và chiều ở thí nghiệm
ương trong giai thì có sự chênh lệch khá lớn (sáng từ 7,43-7,48 và chiều từ
9,35-9,36) do giai đặt ngoài trời ánh sáng chiếu trực tiếp vào môi trường nước
tảo phát triển nhiều, quang hợp mạnh làm giảm hàm lượng CO
2
trong nước
dẫn đến pH tăng cao vào buổi chiều.
pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp hoặc
gián tiếp đối với đời sống thủy sinh vật như sinh trưởng, tỷ lệ sống, dinh
dưỡng,… pH thích hợp cho tất cả các động vật đều gần bằng 7. Theo Swingle
(1969) được trích bởi Trương Quốc Phú (2000) thì pH = 6,5-9 là thích hợp cho
các loài tôm cá nuôi.
Theo Trương Quốc Phú (2000), thực vật phù du phát triển mạnh vào sáng sớm
pH nước khoảng 6,5, sau buổi trưa khi quá trình quang hợp xảy ra mạnh pH
nước có thể lên đến 9-10. Còn theo Dương Nhựt Long và ctv (2004) ngưỡng
pH cho cá lóc bông dao động lớn, ngưỡng pH trên của cá lóc bông là 11,33-
11,67 và ngưỡng pH dưới là 1,95-2,1. Giá trị pH từ 4-10 cho thấy cá vẫn sống

và hoạt động bình thường. Vì vậy pH ở thí nghiệm này nằm trong khoảng
thích hợp cho cá phát triển.
4.1.2 Biến động các yếu tố thủy hóa trong quá trình ương cá lóc bông
Bên cạnh một số yếu tố thủy lý làm ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh vật nói
chung và tôm cá nói riêng thì một số yếu tố thủy hóa cũng ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển và tỉ lệ sống của tôm cá, nếu chúng không nằm trong khoảng
thích hợp. Kết quả nghiên cứu sự biến động một số yếu tố thủy hóa trong quá
trình ương nuôi cá lóc bông từ bột lên hương được trình bày cụ thể ở Bảng 4.2

.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thử nghiệm ương nuôi cá lóc bông (Channa micropeltes) từ bột lên hương với các mật độ khác nhau

17
Bảng 4.2: Kết quả theo dõi các yếu tố thủy hóa
Nghiệm thức Oxy (mg/l)

COD (mg/l)

NH
3
(mg/l)

I 4,97±0,43

(4,89 – 5,05)

10,7±2,7

0,041±0,051


II 4,82±0,44

(4,72 – 4,93)

10,9±2,1

0,039±0,044



Bể
III 5,06±0,55

(4,97 – 5,15)

10,8±2,8

0,037±0,041

I 7,03±3,53

(3,55 – 10,5)

18,9±2,0

0,038±0,021

II 7,07±3,47


(3,61 – 10,5)

18,8±1,5

0,043±0,029



Giai
III 7,00±3,49

(3,57 – 10,4)

19,6±2,2

0,036±0,019

Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Giá trị thể hiện giữa dấu (-) là 2 giá trị sáng và chiều
Oxy
Oxy có trong môi trường nước chủ yếu là sản phẩm của quá trình quang hợp
của thực vật thủy sinh, do máy thổi khí hay sự khuếch tán từ không khí vào. Ở
thí nghiệm ương cá lóc bông trong bể thì hàm lượng oxy trong nước chủ yếu
là do máy thổi khí và một phần do oxy không khí khuếch tán vào, còn oxy do
thực vật quang hợp là không đáng kể vì lúc này thí nghiệm trong nhà không có
ánh sáng mặt trời chiếu vào nước, vì vậy thực vật không hấp thu được năng
lượng ánh sáng mặt trời và không quang hợp được. Qua kết quả trình bày
trong Bảng 4.2 cho thấy hàm lượng oxy giữa các nghiệm thức dao động không
cao (trong bể dao động từ 4,82-5,06 mg/l và giai là 7,00-7,07 mg/l), hàm
lượng oxy ở hình thức ương trong giai cao hơn trong bể do giai được đặt ngoài

trời, ánh sáng chiếu trực tiếp vào làm tảo phát triển nhiều và quang hợp mạnh
thải ra nhiều khí oxy. Hàm lượng oxy giữa sáng, chiều ở hình thức ương trong
bể dao động không cao sáng từ 4,72-4,97 mg/l và chiều từ 4,93-5,15 mg/l, mặt
khác hệ thống thí nghiệm có lắp sục khí nên hàm lượng oxy tương đối ổn định.
Còn hàm lượng oxy ở thí nghiệm ương trong giai có sự khác biệt rất lớn giữa
sáng và chiều (sáng 3,55-3,61 mg/l và chiều từ 10,4-10,5 mg/l), oxy buổi
chiều trong giai cao là do oxy có được từ quá trình quang hợp của thực vật
thủy sinh (do giai được bố trí ngoài trời nên ánh sáng chiếu trực tiếp vào nước
làm cho tảo quang hợp mạnh), từ máy thổi khí và từ không khí khuếch tán
vào.
Theo Swingle (1969) được trích bởi Trương Quốc Phú (2000) thì nồng độ oxy
hòa tan trong nước lý tưởng cho tôm, cá là > 5 mg/l, với nồng độ 1-5 mg/l cá
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thử nghiệm ương nuôi cá lóc bông (Channa micropeltes) từ bột lên hương với các mật độ khác nhau

18
sống được nhưng phát triển chậm. Tuy nhiên, mỗi loài có một ngưỡng oxy
khác nhau, cá lóc là một loài cá chịu được điều kiện khắc nghiệt của môi
trường và có cơ quan hô hấp phụ nên có thể sống và tăng trưởng tốt trong môi
trường có hàm lượng oxy hòa tan thấp. Theo Dương Nhựt Long và ctv (2004)
ngưỡng oxy của cá 3 ngày tuổi là 0,46 mg/l, cá 13 ngày tuổi là 0,30 mg/l, cá
hương là 0,13 mg/l. Vì vậy hàm lượng oxy ở 2 thí nghiệm trên là phù hợp cho
cá phát triển.
COD
Qua Bảng 4.2 cho thấy COD giữa các nghiệm thức của hình thức ương trong
bể có sự chênh lệch không cao (dao động từ 10,7-10,9 mg/l) và COD giữa các
nghiệm thức ở hình thức ương trong giai cũng biến động không nhiều (dao
động từ 18,8-19,6 mg/l). COD ở hình thức ương trong giai cao hơn ở hình
thức ương trong bể (dao động từ 10,9-19,6 mg/l) do trong ao COD có được
ngoài chất thải của cá và thức ăn thừa như trong bể thì COD có được còn do

quá trình phân hủy của xác bã động thực vật (vì trong ao tảo phát triển rất
nhiều và có nhiều loài cá khác được nuôi trong lồng ở trong ao). COD Trong
môi trường nước ngoài vật chất hữu cơ trong cơ thể sống của thủy sinh vật,
chúng còn tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như xác bã động thực vật, phân, rác,
nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Trong môi trường càng có nhiều vật chất
hữu cơ thì hàm lượng COD càng cao. COD thích hợp cho các ao nuôi cá là từ
15-30 mg/l, COD từ 5-10 mg/l thì môi trường dinh dưỡng trung bình, COD từ
10-20 mg/l môi trường giàu dinh dưỡng (Trương Quốc Phú, 2000). Từ kết quả
trên cho thấy COD trong thủy vực tuy không đạt tối ưu nhưng vẫn nằm ở mức
thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá.
NH
3

Qua Bảng 4.2 cho thấy NH
3
giữa các nghiệm thức của 2 thí nghiệm dao động
không lớn (NH
3
trong bể dao động từ 0,037-0,041 mg/l và trong giai dao động
từ 0,036-0,043 mg/l) và nồng độ NH
3
ở 2 thí nghiệm có sự chênh lệch không
cao.
Ammonia là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến tỉ lệ sống, sinh trưởng đối
với thủy sinh vật. NH
3
là khí độc đối với thủy sinh vật còn ion NH
4
+
không

độc và nồng độ N_NH
3
gây độc đối với cá là 0,6-2,0 mg/l (Downing và
Markins, 1975) được trích bởi Trương Quốc Phú (2000). Độ độc của N_NH
3

sẽ tăng khi hàm lượng oxy hòa tan thấp và pH cao. Theo Colt và Armstrong
(1979) được trích bởi Trương Quốc Phú (2000) tác dụng độc hại của NH
3
đối
với cá khi NH
3
trong nước cao, NH
3
khó được bài tiết từ máu cá ra môi trường
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thử nghiệm ương nuôi cá lóc bông (Channa micropeltes) từ bột lên hương với các mật độ khác nhau

19
ngoài,… dẫn đến cá chết vì không điều khiển được quá trình trao đổi muối
giữa cơ thể và môi trường ngoài
Nồng độ NH
3
được coi là an toàn cho ao nuôi là 0,13 mg/l (Trương Quốc
Phú, 2000). Bên cạnh NH
3
cao có tác dụng độc đối với cá thì NH
3
thấp cũng
gây ảnh hưởng xấu đến cá. Theo Smith và Piper (1975) được trích từ Trương

Quốc Phú (2000) nếu NH
3
ở nồng độ 0,006-0,34 mg/l cá sẽ phát triển chậm, ở
nồng độ <0,02 mg/l sẽ làm cá con bị dị hình. Hàm lượng NH
3
của thí nghiệm
này tuy thấp nhưng vẫn nằm trong khoảng thích ứng của cá nên cá sinh trưởng
và phát triển được.
Tóm lại, Các yếu tố thủy lý hóa ở các nghiệm thức của từng thí nghiệm không
có sự biến động nhiều, sự chênh lệnh giữa sáng và chiều vẫn nằm trong
khoảng giới hạn cho phép.Ở thí nghiệm ương trong giai có sự biến động giữa
sáng và chiều cao hơn ở thí nghiệm ương trong bể. Các yếu tố thủy lý hóa ở
thí nghiệm ương trong bể tương đối ổn định hơn ở thí nghiệm ương trong giai.
4.2 Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng cá lóc bông
4.2.1 Đối với hình thức ương cá lóc bông trong bể
Trong quá trình ương cá lóc bông từ bột lên hương ở 3 mật độ 600 con/m
2
,


900 con/m
2
, 1200 con/m
2
sau 30 ngày ương, thu được kết quả tăng trưởng về
khối lượng và chiều dài ở thí nghiệm ương trong bể, cụ thể được trình bày
trong Bảng 4.3 và Bảng 4.4
Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá lóc bông trong bể
Nghiệm thức NT I


NT II

NT III

P
đầu
P (g) 0,008±0,001

0,008±0,001

0,008±0,001

P
10
(g) 0,10±0,01

0,09±0,01

0,09±0,00

DWG (g/ngày) 0,01±0,00

0,01±0,00

0,01±0,00

Đợt 1
SGR (%/ngày) 25,1±0,9

24,1±1,5


23,6±0,4

P
20
(g) 0,41±0,68

0,38±0,00

0,34±0,01

DWG (g/ngày) 0,03±0,01

0,03±0,00

0,03±0,00

Đợt 2
SGR (%/ngày) 14,1±2,1

14,5±1,5

13,8±0,6

P
30
(g) 1,74±0,18
a

1,69±0,04

a

1,50±0,12
a

DWG (g/ngày) 0,13±0,02

0,13±0,00

0,12±0,01

Đợt 3
SGR (%/ngày) 14,5±1,2

15,0±0,3

14,9±1,1

Ghi chú: Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa
thông kê ở mức (p<0,05).
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Từ Bảng 4.3 cho thấy tăng trưởng về khối lượng của cá lóc bông sau 30 ngày
ương trong bể ở 3 mật độ 600 con/m
2
, 900 con/m
2
và 1200 con/m
2
cao nhất ở
mật độ 600 con/m

2
tiếp đến là mật độ 900 con/m
2
và mật độ 1200 con/m
2

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

×