TCNCYH 28 (2) - 2004
47
Nhận xét đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở
những bệnh nhân bị bệnh dạ dày - ruột
Trần Hữu Bình
Bộ môn Tâm thần Đại học Y Hà Nội
Nghiên cứu 90 bệnh nhân có bệnh lý dạ dày- ruột: 37 nam, 53 nữ, tuổi từ 20-60. Trong đó, 45 bệnh
nhân có tổn thơng thực thể dạ dày- ruột và 45 bệnh nhân rối loạn chức năng không có tổn thơng thực
thể. Bệnh gặp nhiều ở lứa tuổi đang còn sức lao động nhiều cho xã hội. Bệnh tiến triển liên tục khuynh
hớng trở nên mạn tính. Nhóm bệnh nhân rối loạn chức năng có biểu hiện trầm cảm nhẹ phối hợp với lo
âu, ám ảnh, nghi bệnh, loạn cảm giác bản thể. Nhóm bệnh nhân có tổn thơng thực thể chủ yếu là trầm
cảm vừa và nặng. Trong căn nguyên của bệnh yếu tố tâm lý và cơ thể đợc biểu lộ là vai trò cơ bản và tiến
triển tiếp theo hình thành chu kỳ phản ứng tâm- thể trên bệnh nhân có nhân cách loại này hay loại khác.
I. Đặt vấn đề
Từ những năm 80 trở lại đây, trầm cảm đã
trở thành vấn đề trung tâm nghiên cứu của
các nhà tâm thần học. Sự lan rộng của trầm
cảm đã vợt ra ngoài ranh giới của lĩnh vực
tâm thần học, xâm nhập vào nhiều lĩnh vực
bệnh học lâm sàng khác nhau, đã chứng tỏ
tính đa dạng của nó. Theo P. Kielholz có tới
15- 20% bệnh nhân trầm cảm gặp trong các
bệnh viện thực hành đa khoa. Nghiên cứu các
hình thái biểu hiện của trầm cảm trong những
bệnh cơ thể, Loper Ibor, 1989, Gay.C, 1995
[1],[2] nhận thấy 50% trầm cảm kết hợp với
đau. Theo Marilov. V.V, Korkina.M.V, 1995 [5]
30-50% bệnh nhân bị bệnh cơ thể có rối loạn
trầm cảm ở mức độ này hay mức độ khác.
Rối loạn trầm cảm (RLTC) thờng gặp
trong nội khoa, biểu hiện dới hai hình thái:
Thứ nhất, đó là RLTC rõ xuất hiện sau một
bệnh lý cơ thể có tổn thơng thực thể gọi là
trầm cảm triệu chứng. Loại này chiếm tỉ lệ 20-
30% các RLTC trong nội khoa nói chung [4].
Thứ hai, là RLTC mờ nhạt, biểu hiện bằng các
triệu chứng cơ thể nhiều loại che phủ vẻ bề
ngoài mang tính chất trá hình gọi là trầm cảm
không điển hình. Loại này gặp từ 50-70% các
RLTC trong lâm sàng nội khoa, đặc biệt là
trong chuyên khoa tiêu hoá [5],[7]. Có một số
bệnh nhân đau vùng thợng vị kéo dài, đã
điều trị nội khoa nhiều năm không có kết quả,
thậm chí kể cả có sự can thiệp ngoại khoa cắt
2/3 dạ dày. Nhng sau khi đợc các thầy
thuốc tâm thần phát hiện và điều trị các
trờng hợp đó nh là RLTC thì thấy có kết
quả. Điều này gợi ý cho chúng tôi tìm hiểu,
nhận xét sơ bộ về đặc điểm hình thành và tiến
triển của RLTC ở những bệnh nhân dạ dày-
ruột. Để làm rõ rối loạn trầm cảm trong
chuyên khoa tiêu hoá dạ dày-ruột, nghiên cứu
nhằm mục tiêu:
+ Phát hiện các triệu chứng lâm sàng của
rối loạn trầm cảm ở những ngời bị bệnh dạ
dày-ruột thực thể và chức năng.
+ Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến trầm
cảm ở những ngời bị bệnh dạ dày-ruột thực
thể và chức năng.
II. Đối tợng và phơng pháp
nghiên cứu
1. Đối tợng nghiên cứu
- Nghiên cứu 90 bệnh nhân (b/n) bị bệnh
dạ dày-ruột từ phòng khám đa khoa và khoa
tiêu hoá bệnh viện Bạch Mai năm 2001-2002
(bảng 1). Những bệnh nhân này đợc các bác
sĩ chuyên khoa Tiêu hoá tiến hành soi dạ dày-
tá tràng và đại tràng tại phòng nội soi chuyên
khoa tiêu hoá Bệnh viện Bạch Mai. Trong đó
45 b/n đợc xác định có tổn thơng thực thể
viêm loét dạ dày- đại tràng và 45 b/n không có
tổn thơng thực thể, chỉ rối loạn chức năng.
TCNCYH 28 (2) - 2004
48
- Bệnh nhân 2 nhóm thực thể và chức
năng thoả mãn các tiêu chuẩn chẩn đoán rối
loạn trầm cảm dựa theo bảng phân loại bệnh
quốc tế 10, 1992 phần các rối loạn trầm cảm
và các mức độ RLTC (F30.0-F30.8).
- Loại ra khỏi nghiên cứu những bệnh
nhân không đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn
đoán bệnh lý dạ dày-ruột thực thể và chức
năng do bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá xác
định; và không thoả mãn các tiêu chuẩn chẩn
đoán một giai đoạn trầm cảm, và mức độ rối
loạn trầm cảm do bác sĩ chuyên khoa tâm
thần xác định.
2. Phơng pháp nghiên cứu
- Sử dụng phơng pháp nghiên cứu mô tả,
tiến cứu có theo dõi dọc.
+ Về lâm sàng: Tiếp cận khảo sát trên tất
cả các bệnh nhân có bệnh lý dạ dày-ruột thực
thể và chức năng đã đợc các bác sĩ chuyên
khoa tiêu hoá xác định chẩn đoán. Sử dụng
phiếu những câu hỏi lâm sàng để phát hiện
các biểu hiện của rối loạn trầm cảm từ bệnh
nhân và ngời thân (vợ, chồng, cha, mẹ, anh
em,) của bệnh nhân.
+ Về nghiên cứu trắc nghiệm tâm lý: Sử
dụng thang đánh giá trầm cảm của BECK,
một công cụ hỗ trợ cho lâm sàng trong việc
phát hiện và đánh giá mức độ rối loạn trầm
cảm .
- Xử lý số liệu bằng phơng pháp thống kê
toán học dùng trong y học.
III. Kết quả
1. Các nhân tố ảnh hởng đến rối loạn
trầm cảm trên bệnh nhân dạ dày-ruột
Bảng 1: Tỉ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ ở hai nhóm
Chức năng Thực thể
Nhóm bệnh
Giới
Dạ dày Đại tràng TS
%
Dạ dày Đại tràng TS
%
P
Nam 9 10 19
21,1%
12 6 18
20%
Nữ 12 14 26
28,8%
17 10 27
30%
>0,05
21 24 45 29 16 45 Tổng số
%
46,6 53,3 64,4 35,5
<0,01
1.1. Nhận xét về giới
Kết quả nghiên cứu từ bảng 1 cho thấy tỉ lệ
mắc bệnh ở nữ nhiều hơn nam trên cả hai
nhóm, phù hợp với nghiên cứu của Harrison
và Naveau.S, 1992 [3], tỉ lệ bị bệnh nữ/ nam
là 2/1. Tài liệu của chúng tôi còn cho thấy sự
khác nhau về cơ cấu bệnh trong mỗi nhóm.
Trong nhóm chức năng (CN), bệnh đại tràng
nhiều hơn dạ dày, trong khi đó ở nhóm thực
thể (TT) bệnh viêm loét dạ dày nhiều hơn đại
tràng. RLTC trên hai nhóm bệnh nhân khác
nhau có ý nghĩa thống kê với P<0,01.
1.2. Nhận xét về tuổi
Bảng 2. Tuổi bệnh nhân tại thời điểm nghiên cứu
Chức năng Thực thể
Nhóm tuổi
%
%
P
20 - 30 4 8,8 4 8,8
31 - 40 22 48,8 24 53,3
41 - 50 14 31.1 12 26,6
51 - 60 4 8,8 4 8,8
> 60 1 2.2 1 2,2
>0,05
TCNCYH 28 (2) - 2004
Sự phân bố tuổi bắt đầu bị bệnh phần lớn tập trung ở lứa tuổi còn trẻ. Bệnh đã làm suy giảm
nhiều đến khả năng lao động chung của xã hội.
1.3. Nhận xét về thời gian bị bệnh
Bảng 3. Thời gian bị bệnh của hai nhóm
Nhóm bệnh
Thời gian bị bệnh
Chức năng
Thực thể
< 1 năm 3 (6,6%) 4 (8,8%)
1 - 2 năm 12 (26,6%) 11 (24,4%)
3 - 4 năm 21 (46,6%) 20 (44,4%)
> 5 năm 9 (20%) 10 (22,2%)
TS 45 45
Thời gian bị bệnh tính từ lúc khởi phát bệnh đến thời điểm nghiên cứu, gặp nhiều từ 3-4 năm ở
cả hai nhóm. Bệnh tiến triển liên tục khuynh hớng trở nên mạn tính, chứng tỏ đã có một thời
gian dài bệnh không đợc phát hiện.
2. Nhận xét về sang chấn tâm lý và đặc điểm nhân cách
Bảng 4. Sang chấn tâm lý và đặc điểm nhân cách trên 2 nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Dạng suy nhợc Dạng phân ly Dạng động kinh
Đặc điểm tính cách
Đặc điểm sang chấn
CN TT CN TT CN TT
TS
+ Vợ chồng bất hoà
+ Con h
+ Kinh tế thấp
+ Đổ vỡ tình yêu
+ Công việc không hợp lý
+ Không có sang chấn
12
4
8
4
5
2
5
2
3
2
3
0
5
2
4
1
2
1
3
2
3
1
1
-
3
1
2
1
2
-
2
1
2
-
1
-
30 (33,3%)
12 (13,3%)
22 (24,4%)
9 (10%)
14 (15,5%)
3 (3,3%)
35 15 15 10 9 6 Tổng số
50 (55,5%) 25 (27,7%) 15 (16,6%)
90
Phần lớn các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở những ngời bị bệnh lý dạ dày-ruột
thực thể và chức năng đó là những stress cảm xúc kéo dài thuộc về gia đình (xung đột vợ chồng,
con cái h hỏng, tình trạng kinh tế khó khăn triền miên, ), hoặc ngoài xã hội (mất việc làm,
công việc không hợp lý, ), chúng tác động lên những ngời có đặc điểm tính cách đặc biệt
khác nhau để hình thành các hình thái lâm sàng của bệnh lý trầm cảm.
3. Nhận xét về lâm sàng RLTC trên 2 nhóm bệnh nhân nghiên cứu
49
TCNCYH 28 (2) - 2004
50
Bảng 5. Triệu chứng lâm sàng ghi nhận đợc trên 2 nhóm b/n nghiên cứu
CN TT
Nhóm bệnh
Triệu chứng lâm sàng
Dạ dày Đ.tràng Dạ dày Đ.tràng
TS
Giảm khí sắc
Tăng mệt mỏi
Chậm chạp vận động
Lo âu sợ hãi
Bồn chồn khó chịu
Rối loạn giấc ngủ
Ăn mất ngon
Nhìn tơng lai bi quan
Kém tự tin vào bản thân
Sút cân
ý tởng nghi bệnh
ý tởng ám ảnh
Cảm giác đau bụng
Đau dạ dày
Chớng bụng
Đầy hơi
ợ hơi
ợ chua
Táo bón
Đi lỏng
- Táo lỏng luân phiên
21 24
14 16
19 22
15 20
12 18
21 24
19 22
2 6
3 4
5 6
16 19
12 13
24
21 -
18 20
16 19
18 20
15 5
6 2
16 18
5 7
29 16
28 15
25 15
23 12
21 13
29 16
22 14
19 13
10 12
20 13
- -
- -
- 16
29 -
9 5
10 7
19 6
20 5
2 8
27 8
5 14
90
73
81
70
64
90
77
40
29
44
35
25
40
50
52
52
63
45
16
69
31
Hình ảnh lâm sàng của 2 nhóm bệnh chức năng và thực thể ghi nhận đợc qua bảng 5. Phần lớn
các b/n đều có các triệu chứng rối loạn tâm thần và cơ thể. Trong nhóm chức năng cờng độ và mức độ
của các triệu chứng trầm cảm mờ nhạt, còn các triệu chứng cơ thể nh đau bụng, đau dạ dày, chớng
bụng, đầy hơi, ợ hơi, rối loạn đại tiện gặp thờng xuyên và có tính chất tái diễn nhiều lần trong năm.
Điều dáng chú ý là những bệnh nhân nhóm chức năng ít gầy sút hơn so với nhóm thực thể.
Bảng 6. Mức độ trầm cảm và hình thái của nó trên 2 nhóm b/n nghiên cứu
Nhóm b/n
Mức độ & hình thái
CN TT
Trầm cảm - Nhẹ
- Vừa
- Nặng
39 (43,3%)
6 (6,6%)
-
3 (3,3%)
32 (35,5%)
10 (11,1%)
Trầm cảm - lo âu
Trầm cảm - ám ảnh
Trầm cảm - nghi bệnh
Trầm cảm - loạn cảm giác bản thể
35 (38,8%)
18 (20%)
19 (21,1%)
20 (22,2%)
28 (31,1%)
-
-
2 (2,2%)
Nghiên cứu lâm sàng đã cho phép chỉ ra các
mức độ trầm cảm trên 2 nhóm bệnh nhân
(Bảng 6). Phần lớn nhóm bệnh nhân CN có rối
loạn trầm cảm ở mức độ nhẹ và vừa, không gặp
rối loạn trầm cảm mức độ nặng. Trong khi đó
TCNCYH 28 (2) - 2004
51
nhóm bệnh nhân thực thể chủ yếu là trầm cảm
vừa và nặng hơn là mức độ nhẹ. ở một số bệnh
nhân có biểu hiện sự phối hợp trầm cảm với lo
âu, ám ảnh, nghi bệnh, loạn cảm giác bản thể.
IV. bàn luận
1. Đặc điểm chung của bệnh nhân
nghiên cứu.
Từ những bệnh nhân có bệnh lý dạ dày-
ruột thực thể và chức năng, mục tiêu của
công trình là phát hiện đợc các trạng thái rối
loạn trầm cảm: trầm cảm thực thể và trầm
cảm từ rối loạn tiêu hoá chức năng. Đặc điểm
chung của bệnh nhân ở hai trạng thái trầm
cảm đợc chỉ ra trên các khía cạnh sau đây:
+ Đặc điểm phân bố tuổi bệnh nhân tại
thời điểm nghiên cứu.
Tuổi bệnh nhân đợc phát hiện có rối loạn
trầm cảm tại thời điểm nghiên cứu rải trong
khoảng từ 20-70 tuổi ở cả hai nhóm. Sự phân
bố tuổi ở hai nhóm tại thời điểm nghiên cứu
thờng gặp nhiều nhất là lứa tuổi từ 31-40
chiếm tỉ lệ 48,8% ở nhóm chức năng, 53,3% ở
nhóm thực thể, phù hợp với nghiên cứu của
Korkina.MV,1995 [5]. Nghiên cứu sự phân bố
các độ tuổi tại thời điểm nghiên cứu đã chỉ ra
rằng, bệnh nhân có bệnh lý dạ dày- ruột thờng
nhập viện sớm ở lứa tuổi trẻ từ 20-40, đặc biệt là
nhóm chức năng. Đây là độ tuổi có khả năng
cống hiến sức lao động nhiều nhất cho gia đình
và xã hội. Tuy nhiên, rối loạn trầm cảm ở bệnh
nhân có bệnh lý dạ dày- ruột thực thể và chức
năng có thể gặp ở tất cả mọi lứa tuổi.
+ Đặc điểm về thời gian bị bệnh.
Thời gian bị bệnh đợc tính từ lúc khởi
phát bệnh đến thời điểm nghiên cứu gặp bác
sĩ chuyên khoa tâm thần. Trong nghiên cứu
của chúng tôi, thời gian bị bệnh rải trong
khoảng 6 tháng đến 15 năm, phần lớn tập
trung trong khoảng từ 3-4 năm. Nghiên cứu
đã chỉ ra, có một số lợng đáng kể rối loạn
trầm cảm trên bệnh nhân có bệnh lý dạ dày-
ruột thực thể và chức năng không đợc phát
hiện sớm. Bệnh tiến triển có khuynh hớng trở
nên mạn tính. Điều này cũng đợc lý giải bởi
trình độ nhận biết bệnh tật của bệnh nhân và
khả năng phát hiện các rối loạn trầm cảm
không điển hình còn hạn chế đối với các thầy
thuốc nội khoa chung.
2. Đặc điểm lâm sàng chung.
Đặc điểm lâm sàng của hai hình thái trầm
cảm phản ảnh đặc điểm của cảm xúc trong
rối loạn tiêu hoá thực thể và rối loạn tiêu hoá
chức năng. Đó cũng là đặc điểm về mối quan
hệ tơng hỗ giữa tâm thần- nội tạng và vai trò
mắt xích của thực thể trong sự hình thành tiếp
theo của rối loạn trầm cảm. Một số tác giả
khẳng định sự liên quan chặt chẽ của cảm
xúc trầm cảm với các rối loạn tiêu hoá thực
thể và chức năng kéo dài [2],[5],[7]. Ngời
bệnh buồn chán, không vui, giảm cảm giác
khoan khoái, giảm mọi hứng thú để làm các
công việc hàng ngày. Các triệu chứng tâm
thần đã có sớm từ đầu ở ngời bệnh có bệnh
lý dạ dày- ruột thực thể và chức năng. Điều
này cho thấy quan hệ cảm xúc- nội tạng đã
hình thành một phức chứng tâm thần- cơ thể
rõ ràng ngay từ đầu. Có thể nói liên quan chặt
chẽ đến các trạng thái cảm xúc trầm cảm là
các rối loạn tiêu hoá dạ dày- ruột, trong đó nổi
bật nhất các triệu chứng đau bụng là triệu
chứng có tần suất cao nhất ở cả hai nhóm.
Đau bụng với nhiều cảm giác đau khác nhau
thờng xuyên có, chiếm vị trí trung tâm trong
bệnh cảnh lâm sàng. Hoặc rối loạn cảm giác
chức năng bụng đa dạng phong phú, rối loạn
đại tiện với các kiểu khác nhau (táo bón, đi
lỏng, táo lỏng luân phiên). Nh vậy, rối loạn
cảm giác chức năng bụng cùng với các cảm
giác đau bụng và các kiểu rối loạn đại tiện tái
diễn là những triệu chứng đặc trng nổi bật
trong cơ cấu bệnh lý rối loạn tiêu hoá dạ dày-
ruột thực thể và chức năng. Các rối loạn này
liên quan đến cảm xúc trầm cảm, và kết quả
này phù hợp với một số nghiên cứu của các
tác giả (Tôplianski V.D, 1986, Waynekaton
MD, 1991)[4],[7].
+ Các triệu chứng trầm cảm kín đáo liên
quan đến tiêu hoá.
Rối loạn trầm cảm mang những nét kín
đáo, mờ nhạt ở bệnh nhân rối loạn tiêu hoá
dạ dày- ruột thực thể và chức năng. Ngời
bệnh giảm thích thú, khí sắc giảm nhẹ, hơi bị
ức chế với cảm giác bất ổn về thể lực, giảm
hoạt động và nét mặt cử chỉ kém linh hoạt. Họ
trở nên thụ động khi trò chuyện, lo lắng và bị
động khi tiếp xúc, dần dần ngời bệnh cảm
giác không sáng suốt, đầu óc tuồng nh trở
nên u ám, nặng nề, thu hẹp sự quan tâm với
TCNCYH 28 (2) - 2004
52
chung quanh. Ngời bệnh không nhận biết
đợc sự giảm khí sắc của mình, họ giải thích
đó là hơi khó chịu về thể chất, họ chỉ than
phiền là hơi bị ức chế hoặc không thể vui
mừng đợc nh trớc. Trong tiền sử của bệnh
nhân nghiên cứu hầu hết ở họ có rối loạn trầm
cảm không đợc phát hiện, đợc biểu hiện
bằng các triệu chứng cơ thể- thực vật- nội
tạng, đã thu hút sự chú ý của ngời bệnh
đến khám các chuyên khoa khác nhau. Do
vậy, điều quan trọng là phải phân tích tỉ mỉ
các triệu chứng kín đáo của trầm cảm mới có
thể làm sáng tỏ vai trò của cảm xúc trong các
trờng hợp rối loạn tiêu hoá dạ dày- ruột thực
thể và chức năng. Những kết quả nghiên cứu
của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu của
Avơruxki.G.IA, Topoliansli.VD, Loper Ibor
[2],[6],[7].
+ Phân loại mức độ trầm cảm và các hình
thái RLTC.
Rối loạn trầm cảm ở hai nhóm có những
mức độ khác nhau. ở nhóm thực thể rối loạn
trầm cảm mức độ vừa chiếm cao nhất, sau đó
là mức độ nặng. ở nhóm chức năng rối loạn
trầm cảm chủ yếu ở mức độ nhẹ và vừa.
Trong nhóm trầm cảm cơ thể các triệu chứng
cảm xúc bị ức chế thể hiện bằng các triệu
chứng cơ thể, thực vật nội tạng đa dạng,
phong phú, dai dẳng. Dới các triệu chứng đó
là rối loạn trầm cảm nhẹ, mờ nhạt, phát hiện
đợc nhờ các công cụ chuyên sâu cùng với kỹ
năng khám xét lâm sàng chuyên khoa. Ngoài
ra, còn phát hiện đợc các hình thái rối loạn
trầm cảm khác nhau liên quan đến rối loạn
tiêu hoá dạ dày- ruột thực thể và chức năng:
trầm cảm- nghi bệnh, trầm cảm- lo âu, trầm
cảm- suy nhợc, trầm cảm- ám ảnh, trầm
cảm- loạn cảm giác bản thể Các hình thái
trầm cảm đợc hình thành từ mối liên quan
của các cảm giác bệnh lý trong cấu trúc của
trầm cảm.
3. Những yếu tố liên quan đến rối loạn
trầm cảm.
Đặc điểm sang chấn tâm lý và đặc điểm
nhân cách liên quan đến trầm cảm.
Khi nghiên cứu trong tiền sử của bệnh nhân
chúng tôi thờng tìm thấy cảm xúc có tính chất
âm tính mà họ phải trải qua lâu dài trong quá
khứ, liên quan đến sự căng thẳng trong quá
trình ức chế nội. Bệnh nhân phải ức chế lâu dài
sự bộc lộ những tình cảm của mình trong những
điều kiện sinh hoạt thuộc về đời sống gia đình
và cơ quan (bảng 4). Sự bất hoà với ngời thân
kéo dài, kinh tế thấp, đời sống khó khăn triền
miên, con h, sự đổ vỡ trong tình yêu, thay đổi
việc làm, công việc không hợp lý. Trong tiền sử
của bệnh nhân phần lớn những xung đột vụn
vặt kéo dài lại khó chịu đựng hơn nhiều, đóng
vai trò không kém phần quan trọng. Trong
nghiên cứu còn nhận thấy, bệnh dạ dày-ruột dễ
phát triển ở những ngời có loại hình thần kinh
không thăng bằng, biểu hiện những nét tính
cách yếu: tính cách dạng suy nhợc (thờng
xuyên cảm thấy mệt mỏi, dễ bị kích thích, kém
thích ứng ngoại cảnh, hay lo lắng, ít quả quyết)
gặp 55,5%; tính cách dạng phân ly (dễ mủi
lòng, biểu lộ cảm xúc quá mức, tính ám thị cao,
tính phô trơng, khêu gợi sự chú ý của ngời
khác) gặp 27,7%; tính cách dạng động kinh
(tính không ổn định với những nét dễ xung
động, dễ nổi cơn giận dữ, thiếu tự chủ, chi li, cầu
kỳ hình thức) gặp 16,6%. Nh vậy, rõ ràng ở 2
nhóm bệnh nhân yếu tố khởi đầu và phát triển
tiếp theo của bệnh chức năng và thực thể là căn
nguyên tâm lý. Sang chấn tâm lý và đặc điểm
nhân cách tác động qua lại theo cơ chế tâm-
sinh học và làm biến đổi sinh bệnh học cơ quan
tiêu hoá mà chịu ảnh hởng là dạ dày- ruột. Các
sự kiện đời sống đợc coi là những tác nhân gây
stress có tác dụng mạnh liên quan đến sự xuất
hiện, duy trì và tái phát rối loạn trầm cảm. Trầm
cảm đợc coi là một phản ứng bắt rễ từ trong
những mất mát của đời sống cá nhân, gia đình
và xã hội. Những mối tơng quan giữa các yếu
tố môi trờng và trầm cảm đợc tìm hiểu qua
các sự kiện đời sống của ngời bệnh. Trầm cảm
xuất hiện sau một tình trạng cảm xúc tiêu cực
đối với các sự kiện gây stress. Có nhiều yếu tố
gây stress của các sự kiện đời sống gây ra phản
ứng cảm xúc lâu dài làm biến đổi khí sắc ngời
bệnh một cách đáng kể. Sự quá tải các sự kiện
đời sống có thể giữ vai trò là nhân tố nguy cơ
chung liên quan đến tình trạng trầm cảm và đến
cả rối loạn tiêu hoá dạ dày- ruột, chúng làm
phát sinh và duy trì tiếp theo quá trình bệnh lý.
V. Kết luận
- Bệnh gặp nhiều ở lứa tuổi 31-50t: 48,8%
với nhóm chức năng và 53,3% với nhóm thực
TCNCYH 28 (2) - 2004
53
thể. Đây là tuổi có khả năng cống hiến sức lao động nhiều nhất cho xã hội. Bệnh tiến triển có
tính chất liên tục và trở thành mãn tính: 1-
2năm: 26,6%(CN), 24,4%(TT); 3-4 năm:
46,6%(CN), 44,4%(TT); >5 năm: 20%(CN),
22,2%(TT).
- Bệnh xảy ra trên những ngời có tính cách
yếu: tính cách dạng suy nhợc (55,5%); tính
cách dạng phân ly (27,7%); tính cách dạng
động kinh (16,6); các nét tính cách dễ bị tổn
thơng gặp nhiều ở nhóm rối loạn chức năng
hơn nhóm tổn thơng thực thể.
- Rối loạn trầm cảm ở nhóm bệnh nhân
chức năng mang tính chất không điển hình,
mức độ nhẹ, có phối hợp với lo âu (38,8%),
loạn cảm giác bản thể (22,2%), nghi bệnh
(21,1%), ám ảnh (20%). Trong khi đó ở nhóm
tổn thơng thực thể rối loạn trầm cảm biểu hiện
mức độ vừa và nặng
- Phản ứng tâm lý trớc những xung đột đã trở
thành căn nguyên, thậm chí là đặc trng nhất làm
xấu đi sự tiến triển của bệnh cơ bản. Căn nguyên
bệnh, trong đó yếu tố tâm lý và cơ thể đợc biểu
lộ vai trò cơ bản và tiến triển tiếp theo, hình thành
chu kỳ phản ứng tâm thần- cơ thể trên bệnh nhân
có nhân cách loại này hay loại khác.
Tài liệu tham khảo
1. Gay C. (1995), Dépression et maladies
chroniques, Les maladies depressives-
Flamarion Medecine.Sciens PP.148-151.
2. Lopez Ibor, ParJ.J. (1989),Dépression
masquée et équivalent dépressif, Etats
dépressifs. Editions Hans Huber, Berne,
Stuttgart, Vienne, PP. 38-43.
3. Harrison, Naveau (1992), "Dépressions
et maladies somatiques", La dépression
études. Masson Paris Milan Barcelone Bonn,
pp. 175-195.
4. Waynekaton MD., Andrew
A.,Nievienberg MD. (1991), "Recognition of
depression", Editorial services by NCM
Publishers, Inc Washing- ton, 1, pp. 5-27.
5. Korkina M.V., Marilov V.V. (1995),
"Variants of psychosomatic personality
development in diseases of the gastrointestinal
tract", Zh-Nevro- patol-Psikhiatr-im-S-S-
Korsakova, 95 (6), pp. 43-47.
6. Avơruski G.IA, Prôkhôroova I.C, Raikii
V.A (1987), Vai trò của các yếu tố thể chất
trong lâm sàng và điều trị trầm cảm che đậy,
Tạp chí bệnh học thần kinh và tâm thần, tập 4,
tr.573-578.
7. Tôpôlianski V.D, Strukốpkaia M.V (1986),
Rối loạn tâm thần - thể chất, NXB YH,
Matxcơva.
Summary
Remark on clinical feature of depressive disorder in patient
with gastro-enteric-disease
Studying 90 patients suffered from gastro-enteric-disease with depressive disorder, 37 male, 45
female.The age is from 20 to 60 years. Among them 45 patients have organic symptoms. Some
conclusion are as follow:
+ The occurence and development of disease are affected by bio-psychological mechanisim.
Psychological stress and personality play main roles.
+ In patients with functional disorder, the depression is mild, atypical and it usually combine with
anxiety obsession, hypochondry, cenestopathie. In patients with organic symptoms, depression is
severe and aceompanied by somatic symptoms.
+ Disease develop chronically with a lot of handicap on health and economy for their family and the
community.
TCNCYH 28 (2) - 2004
54