Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bước đầu đánh giá tình hình nhiễm trùng phối hợp Virus Viêm Gan B và Virus Viêm Gan C trên bệnh nhân HIV (+) tại bệnh viện Bạch Mai pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.46 KB, 6 trang )

TCNCYH 23 (3) 2003
Bớc đầu đánh giá tình hình nhiễm trùng phối hợp
Virus viêm gan B và virus viêm gan C trên bệnh nhân
HIV (+) tại bệnh viện Bạch Mai

Vũ Tờng Vân, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Xuân Quang,
Nguyễn Ngọc Điệp và Lê Khánh Trâm
Khoa Vi sinh - Bệnh viện Bạch Mai

Để đánh giá tình hình nhiễm trùng phối hợp giữa vius viêm gan B, vius viêm gan C và HIV cũng
nh ảnh hởng của đờng lây truyền đối với những nhiễm trùng phối hợp này chúng tôi đã tiến
hành kiểm tra HBsAg và antiHCV trên 427 trờng hợp HIV (+) đợc phát hiện tại Khoa Vi sinh
Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2002 kết quả cho thấy:
1. Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm HIV trong nhóm nghiên cứu có anti HCV (+) là 81,03%.Tỷ lệ HBsAg (%)
ở bệnh nhân HIV (+) là 18,26%. Sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm 2 loại virus viêm gan B & C ở nhóm
đối tợng này là rất lớn (p < 0.0001).
2. Tỷ lệ đồng nhiễm cả virus viêm gan B, C ở bệnh nhân HIV (+) là 14,9%.
3.Tiêm chích ma túy là nguy cơ hàng đầu của đồng nhiễm HIV và HCV. Tỷ lệ nhiễm HCV ở bệnh
nhân HIV do tiêm chích chiếm 88,5%; ở bệnh nhân vừa tiêm chích vừa quan hệ tình dục là 83,67%
và ở nhóm nhiễm HIV do quan hệ tình dục tỷ lệ nhiễm HCV là 47,44%.

I. Đặt vấn đề
Sự lây truyền HIV chủ yếu qua đờng tiêm
chích ma túy và tình dục [3]; nam giới con
đờng lây truyền HIV chủ yếu là do tiêm chích
ma túy, còn ở nữ giới chủ yếu là do tình dục
[2]. Tiêm chích ma túy làm lây lan HIV là con
đờng gặp ở nhiều nớc trên thế giới và là
phơng thức lây truyền HIV chủ yếu ở các
nớc Nam và Đông Nam á trong đó có Việt
Nam. Cùng chia sẻ những đờng lây truyền


giống HIV còn có virus viêm gan B và đặc biệt
là virus viêm gan C. Trong những năm gần đây,
cũng nh HIV, nghiện chích ma túy đang có xu
hớng gia tăng trở thành nguy cơ nhiễm HCV
hàng đầu ở tất cả các nớc trên thế giới [7].
Mặt khác tác động qua lại giữa nhiễm virus
viêm gan B, viêm gan C và HIV là một vấn đề
rất phức tạp, một phần ở đây là do cơ chế đáp
ứng miễn dịch cơ thể đối với virus viêm gan B
và viêm gan C vẫn cha đợc hiểu biết đầy đủ.
Nhiều nghiên cứu ở trong và ngoài nớc cho
thấy tỷ lệ nhiễm phối hợp giữa HBV và HCV ở
bệnh nhân HIV (+) rất cao. Theo Maria
Dorricci, tỷ lệ nhiễm HCV ở bệnh nhân HIV
(+) chiếm 4 - 94% tùy theo đờng lây nhiễm
khác nhau [7]. Theo nghiên cứu của Negredo
và cộng sự, 29,6% bệnh nhân HIV (+) ở ý
nhiễm cả hai loại virus viêm gan B và C [8]. Sự
tăng dữ dội của nhiễm HIV cũng nh nhiễm
phối hợp cả hai loại virus viêm gan B và C là
do sử dụng bơm kim tiêm không tiệt trùng, sử
dụng cùng lúc cho nhiều ngời, cha kể vừa
tiêm chích vừa quan hệ với gái mại dâm.
Bệnh viện Bạch Mai là một trong những
bệnh viện đa khoa chuyên sâu lớn nhất trong cả
nớc. Hàng năm số lợng bệnh nhân đến khám
và điều trị đợc làm xét nghiệm HIV rất nhiều
và số lợng bệnh nhân đợc chẩn đoán xác

63

TCNCYH 23 (3) 2003
định HIV (+) cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể. Vì
những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài
này với mục đích:
1. Nghiên cứu tình hình nhiễm trùng phối
hợp virus viêm gan B và viêm gan C trên bệnh
nhân HIV (+).
2. Mối liên quan giữa đờng lây truyền
với nhiễm trùng phối hợp giữa virus viêm gan
B, virus viêm gan C và HIV.
II. Đối tợng và phơng pháp
nghiên cứu
1. Đối tợng nghiên cứu:
427 bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh
viện Bạch Mai từ tháng 1 đến tháng 6 năm
2002 đợc phát hiện HIV (+) theo chiến lợc
III của Tổ chức Y tế thế giới tại khoa Vi sinh
bệnh viện Bạch Mai.
2. Phơng pháp nghiên cứu:
2.1.Đánh giá tình trạng nhiễm HBV và
HCV:
Máu tĩnh mạch của những bệnh nhân trên
đợc để đông tự nhiên, sau đó ly tâm lấy huyết
thanh và bảo quản ở -20
o
C cho đến khi làm
phản ứng.
Tình trạng nhiễm HBV và HCV của những
bệnh nhân trên đợc xác định qua việc xét
nghiệm tìm HBsAg và Anti HCV.

Các xét nghiệm trên đợc thực hiện tại khoa
Vi sinh bệnh viện Bạch Mai.
2.2. Các kỹ thuật xét nghiệm:
Bộ sinh phẩm MONOLISA để phát hiện
HBsAg của Dianostic Pasteur do hãng Bio -
Rad cung cấp.
Bộ sinh phẩm chẩn đoán HCV thế hệ 4 UBI
HCV EIA 4.0 do hãng Biomérioux.
Các xét nghiệm: sử dụng kỹ thuật ELISA để
phát hiện HBsAg và Anti HCV. Kết quả đợc
đọc trên máy đọc ELISA ở bớc sóng 450/620
nm.
2.3. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ
học
Để tìm hiểu mối liên quan giữa nhiễm trùng
phối hợp giữa vius viêm gan B, vius viêm gan C
và HCV chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu một
số đặc điểm dịch tễ học: tuổi, giới, đờng lây.
2.4. Thu thập và xử lý số liệu
Các kết quả đợc xử lý bằng chơng trình
Epiinfo 6.1 của Tổ chức Y tế thế giới. So sánh
hai tỷ lệ nhiễm đợc đánh giá bằng test X
2
. Sự
khác biệt giữa hai tỷ lệ nhiễm có ý nghĩa thống
kê khi P<0,05. Sự khác biệt giữa hai tỷ lệ
nhiễm không có ý nghĩa thống kê khi P>0,05,
với độ tin cậy 95%.
III. Kết quả
1. Tỷ lệ nhiễm phối hợp HCV, HBV ở

bệnh nhân nhiễm HIV:
Để nghiên cứu sự đồng nhiễm virút viêm
gan B và C ở bệnh nhân HIV (+), chúng tôi đã
tiến hành kiểm tra HBsAg và anti HCV trên
427 bệnh nhân HIV(+), kết quả cho thấy:


64
TCNCYH 23 (3) 2003
Bảng 1: Tỷ lệ nhiễm HCV và HBsAg ở bệnh nhân HIV (+)
Dấu ấn Virút Số mẫu XN Số ca (+) Tỷ lệ% 95% CI P
Anti HCV (+) 427 346 81,03 77,1 - 84,5 x
2
= 333,92
HBsAg (+) 427 78 18,26 14,8 - 22,1 p < 0,0001
AntiHCV(+)/
HBsAg (-)
427 282 66,04 61,44 - 70,4 x
2
= 368,6
p < 0,0001
HBsAg (+)/
Anti HCV (-)
427 14 3,28 1,87 - 5,31
Anti HCV(+)/
HBsAg (+)
427 64 14,99 11,83 - 18,6
Qua kiểm tra 427 mẫu máu bệnh nhân HIV (+) có 346 trờng hợp Anti HCV (+), chiếm tỷ lệ
81,03%; 78 trờng hợp HBsAg (+), chiếm 18,26%.
2. Tỷ lệ nhiễm vius viêm gan B và C theo tuổi và giới ở bệnh nhân HIV (+)

Bảng 2: Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B, C theo tuổi và giới ở bệnh nhân nhiễm HIV
HBsAg (+) Anti - HCV (+)
Nhóm
tuổi
Số XN TS
(nam:nữ)
TS Nam (%) Nữ (%) TS Nam (%) Nữ (%)
< 15 3
(1: 2)
2
(66,67)
1
(100)
1
(50)
2
(66,66)
1
(100)
1
(50)
16 - 19 11
(10: 1)
2
(18,18)
2
(20)
0
(0)
9

(81,81)
9
(90)
0
(0)
20 - 29 289
(247:42)
56
(19,38)
48
(19,43)
8
(19,04)
243
(84,08)
222
(89,88)
21
(50)
30 - 39 102
(85: 17)
14
(13,73)
11
(12,94)
3
(17,65)
78
(76,47)
71

(91,76)
7
(41,18)
> 40 22
(19: 3)
4
(18,18)
3
15,79)
1
33,33)
14
(63,63)
11
(57,89)
3
(100)
Tổng số 427
(362:65)
78

65
(17,95)
13
(20,00)
346 313
(86,46)
33
(50,76)
Có sự khác biệt rất lớn về tỷ lệ nhiễm HCV giữa 2 giới nam và nữ trên bệnh nhân HIV (+) ở

nhóm nghiên cứu của chúng tôi. Tỷ lệ này ở nam giới là 86,46% và nữ giới là 50,76%.


65
TCNCYH 23 (3) 2003
3. Liên quan giữa nhiễm HCV ở bệnh
nhân HIV (+) và tiền sử phơi nhiễm
Bảng 3: Liên quan giữa nhiễm HCV ở bệnh
nhân HIV (+) và tiền sử phơi nhiễm
Anti HCV(+)
Đờng lây n
%
P
Nghiện chích 209 185 88,5
Quan hệ
tình dục
78 37 47,44
Nghiện chích
+ quan hệ
tình dục
49 41 83,67

X
2
=
57,35
P<0,001
Truyền máu 1 1
Lây truyền
mẹ con

3 2
Không rõ 87 80 89,88

Tỷ lệ nhiễm HCV ở bệnh nhân HIV (+) là
88,5%; nhóm tiêm chích và quan hệ tình dục
chiếm 83,67%, nhóm nhiễm HIV qua con
đờng tình dục là 47,44%. Sự khác biệt về tỷ
lệ đồng nhiễm HCV và HIV ở 3 nhóm này có ý
nghĩa thống kê (p < 0,001).
IV. Bàn luận
1. Tỷ lệ nhiễm phối hợp HCV, HBV ở
bệnh nhân nhiễm HIV:
Kết quả ở bảng 1 cho thấy sự khác biệt về tỷ
lệ nhiễm giữa 2 loại virút này là rất lớn với p <
0,0001. Nh vậy tỷ lệ nhiễm HCV trên bệnh
nhân HIV (+) trong nghiên cứu của chúng tôi
lớn hơn rất nhiều so với tỷ lệ nhiễm HCV
trong cộng đồng dân c ở nhiều địa phơng
phía Bắc: sinh viên Hà Nội 1,35 [1], 1,2% ở c
dân Quảng Ninh (trích dẫn theo Đỗ Liễu Mai -
3). So với tỷ lệ nhiễm HCV ở bệnh nhân HIV
(+) trong nghiên cứu của một số tác giả trong
và ngoài nớc, chúng tôi nhận thấy kết quả trên
của chúng tôi cũng tơng tự: TP. HCM 73,7%
[1], Hà Nội 93,75% [4]. Tại Mỹ tỷ lệ này là
77,9% [5].
Tỷ lệ HBsAg (+) trong nhóm bệnh nhân
HIV (+) 18,27%. Tỷ lệ này không có gì khác
biệt với tỷ lệ lu hành của HBV trong quần thể
dân c nớc ta (15 - 25%) với p > 0,05.

Nguyên nhân ở đây là do cả HBV và HCV đều
lây truyền qua đờng máu hoặc tình dục. Tỷ lệ
trở thành ngời mang mãn tính của HBV ở
những ngời trởng thành thấp hơn HCV. Virút
viêm gan C có nhiều cơ chế né tránh đáp ứng
miễn dịch của cơ thể vật chủ cho nên 85%
trờng hợp nhiễm HCV có HCV- RNA kéo dài
hàng chục năm do đó Anti-HCV có thể tồn tại
nhiều năm khi hết virus trong máu [10]. Bên
cạnh đó tỷ lệ nhiễm phối hợp HCV, HBV, và
HIV trong nghiên cứu này của chúng tôi cũng
khá cao, 64 trờng hợp nhiễm cả 3 loại virus
HCV, HBV và HIV, chiếm tỷ lệ 14,99%.
2. Tỷ lệ nhiễm vius viêm gan B và C theo
tuổi và giới ở bệnh nhân HIV (+)
Có sự khác biệt rất lớn về tỷ lệ nhiễm HCV
giữa 2 giới nam và nữ trên bệnh nhân HIV (+)
ở nhóm nghiên cứu của chúng tôi. Tỷ lệ này ở
nam giới là 86,46% và nữ giới là 50,76%.
Theo Trơng Xuân Liên, tỷ lệ này ở nam
giới là 90% và nữ giới là 12,5% [1]. Theo
Nguyễn Đăng Mạnh, tỷ lệ này ở nam là
87,36% và ở nhóm mại dâm nhiễm HIV không
tiêm chích là 46,7% [4].
Điều này cho thấy bệnh nhân nữ nhiễm HIV
trong nhóm nghiên cứu này của chúng tôi chủ
yếu là do lây nhiễm qua đờng tình dục.
Ngợc lại, tỷ lệ nhiễm HCV trong bệnh
nhân nam HIV (+) cao nh vậy là do bệnh
nhân nam trong nghiên cứu này chủ yếu là

những ngời tiêm chích.

66
TCNCYH 23 (3) 2003
3. Liên quan giữa nhiễm HCV ở bệnh
nhân HIV (+) và tiền sử phơi nhiễm
Tỷ lệ nhiễm HCV ở bệnh nhân HIV (+) là
88,5%; nhóm tiêm chích và quan hệ tình dục
chiếm 83,67%, nhóm nhiễm HIV qua con
đờng tình dục là 47,44%. Sự khác biệt về tỷ
lệ đồng nhiễm HCV và HIV ở 3 nhóm này có ý
nghĩa thống kê (p < 0,001) (Bảng 3)
Theo Villano và cộng sự, tỷ lệ lu hành của
HCV ở bệnh nhân HIV (+) phụ thuộc rất lớn
vào những đờng lây truyền [9]. Cả 2 loại virus
này đều có thể lây qua đờng truyền máu, tiêm
chích, đờng tình dục và tùy theo các đờng
lây khác nhau mà tỷ lệ nhiễm HCV ở bệnh
nhân HIV (+) cũng khác nhau.
Theo báo cáo của ủy ban Phòng chống
AIDS Quốc gia, lây nhiễm HIV qua đờng
tiêm chích ở nớc ta chiếm 65% [2]. Hơn nữa,
trong những năm gần đây, nghiện chích ma túy
đang có xu hớng gia tăng trở thành nguy cơ
nhiễm HCV hàng đầu ở tất cả các nớc trên thế
giới. ở Hà nội, tỷ lệ nhiễm HCV trong nhóm
tiêm chích là 64,41% [1]; TP. HCM 87% [1]. ở
Mỹ tỷ lệ này là 60% [5].
Theo Zarki và cộng sự, nồng độ HCV trong
máu của những ngời tiêm chích rất cao (Trích

dần theo Nguyễn Đăng Mạnh [8]). Theo
Dusheiko, chính HIV là nguyên nhân làm tăng
tỷ lệ nhiễm HCV trên đối tợng tiêm chích do
sự tơng tác của 2 loại virus này [10]. Bản thân
những ngời tiêm chích thờng dùng chung
bơm kim tiêm nên khả năng lây qua đờng này
rất lớn.
* Nhiễm HCV trên bệnh nhân HIV (+) do
quan hệ tình dục:
Cả HIV và HCV đều lây qua đờng tình
dục. Tuy nhiên khả năng nhiễm HCV qua
đờng tình dục thấp hơn HIV và HBV. Theo
điều tra của Trơng Xuân Liên tỷ lệ nhiễm
HCV ở gái mại dâm là 9,9% [1]; ở Hà Nội tỷ lệ
này 19,3% [4]. Tuy nhiên, nhiều tác giả nhận
thấy nguy cơ lây nhiễm HCV qua con đờng
này ở bệnh nhân HIV (+) là rất lớn. Theo David
và cộng sự nguy cơ này lên đến 9,3 lần nếu nh
có mặt HIV [7].
*Nhiễm HCV trên bệnh nhân HIV (+) do
tiêm chích và quan hệ tình dục:
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
83,67% bệnh nhân HIV (+) do tiêm chích và
quan hệ tình dục nhiễm HCV.
Theo Nguyễn Đăng Mạnh, tỷ lệ nhiễm HCV
trong nhóm gái mại dâm có tiêm chích ma túy
là 72,22% và nhóm gái mại dâm không tiêm
chích chỉ chiếm 7,18%.
Theo Đỗ Liễu Mai, tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm
tiêm chích và hoạt động tình dục chiếm 31,5%

[3]. Tỷ lệ lây lan HIV & HCV cao trong quần
thể tiêm chích do dùng chung bơm kim tiêm
không tiệt trùng. Mặt khác, họ vừa tiêm chích
lại vừa quan hệ với gái mại dâm. Chính điều
này lý giải tại sao tỷ lệ nhiễm HCV cũng rất
cao ở nhóm đối tợng này.
V. Kết luận
Qua nghiên cứu 427 trờng hợp nhiễm
HIV/AIDS ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại
bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1 - 6/2002 chúng
tôi xin đa ra một số nhận xét sơ bộ sau:
1. Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm HIV trong
nhóm nghiên cứu có anti HCV (+) là
81,03%.Tỷ lệ HBsAg (%) ở bệnh nhân HIV (+)
là 18,26%. Sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm 2 loại
virus viêm gan B & C ở nhóm đối tợng này là
rất lớn (p < 0.0001).
2. Tỷ lệ đồng nhiễm cả virus viêm gan B,
C ở bệnh nhân HIV (+) là 14,9%
3. Tiêm chích ma túy là nguy cơ hàng
đầu của đồng nhiễm HIV và HCV. Tỷ lệ nhiễm
HCV ở bệnh nhân HIV do tiêm chích chiếm
88,5%; ở bệnh nhân vừa tiêm chích vừa quan
hệ tình dục là 83,67% và ở nhóm nhiễm HIV
do quan hệ tình dục tỷ lệ nhiễm HCV là
47,44%.

67
TCNCYH 23 (3) 2003
Tài liệu tham khảo

1. Trơng Xuân Liên (1994): Tình hình
nhiễm virus viêm gan C tại thành phố Hồ Chí
Minh. Luận án PTS.
2. Hoàng Thủy Long và cộng sự (1999):
Giám sát dịch tễ học nhiễm HIV/AIDS tại Việt
Nam. Tóm tắt các đề tài nghiên cứu khoa học
về HIV/AISD. Hội nghị khoa học toàn quốc về
HIV/AIDS lần thứ II. 5 - 8.
3. Đỗ Liễu Mai (2000): Bớc đầu khảo
sát nhiễm trùng cơ hội thờng gặp và mối liên
quan với TBCD
4
ở bệnh nhân HIV/AIDS ngời
lớn. Luận văn thạc sỹ y khoa.
4. Nguyễn Đăng Mạnh (2002): Tình hình
nhiễm virus viêm gan C ở một số đơn vị bộ đội,
một số đối tợng nguy cơ cao và đặc điểm lâm
sàng của viêm gan C. Luận án tiến sỹ y học.
5. David L. Thomas, Robert O. Canon,
Craig N. Shafuro et al (1994): Hepatitis C,
Hepatitis B and Human Immunodeficiency
Virus Infections among non - intravenous drug
- using patients attending clinics for sexually
transmitted diseases. M JIDI. 169: 990 - 995.
6. Dusheiko (1997): Hepatitis C
infection: From Viology to Management.
Essay and Expert Opinion. 5 - 23.
7. Maria Dorrucci, Patrizio Pezzotti et al.:
Co infection of Hepatitis C Virus with Human
Immunodeficiency Virus and Progression to

AIDS. M - JIDI. 1995, 172: 1503 - 1508.
8. Negredo, Eugenia, Domingo et al.:
Influence of Co infection with Hepatitis
Viruses on Human Immunodeficiency Plasma
Viral Load. Arch Intern Med. 1999, 1959:
2367 - 2369.
9. Ray S. C., Wang Y.M., Laeyendecker
O. et al. Acute Hepatitis C Virus structural
gene sequences as predictors of persistent
viremia. Hypervariable region 1 as decoy, J.
Virol 1999; 73, 2838 - 2946.
10. Villano S.A. et al.: Incidence and risk
factors of hepatitis C among injection drug
users in Baltimore, Maryland J. Clin.
Microbiol. 1997. Dec, 35, 32: 74 7.
Summary
Co-infection of Hepatitis C Virus, Hepatitis B Virus
among Human Immunodeficiency Virus Infectious
Patients in Bach Mai Hospital
To assess co-infection of Hepatitis C Virus, Hepatitis B Virus with Human Immunodeficiency
Virus infectious patients, a study was conducted among 427 HIV-positive persons infected through
injecting drug use or sexual transmission. The results showed that:
1. The rate of Anti HCV positive in HIV- positive patients is very high 81.03%, versus the rate
of HBsAg positive of 18.26% (p < 0.0001).
2. Co infection HBV, HCV with HIV- positive patients is 14.9%.
3. The rate of HCV infection in HIV- positive persons infected through injecting drug use is
88.5%; HIV positive person infected through injecting drug use and sex is 83.67% and HIV-
positive patients infected through sex is 47.44%.



68

×