Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Bài Giảng Thi Công Cầu - Chương 5 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.71 KB, 27 trang )




MỤC LỤC

5.1. Trình tự xây dựng 2
5.2. Lắp kết cấu nhòp trên đà giáo 2
5.3. Phương pháp lắp hẫng và bán hẫng 9
5.4. Liên kết trong quá trình lắp ráp 14
5.5. Hạ kết cấu nhòp xuống gối 18
5.6. Lắp cầu thép bằng phương pháp lao dọc 19
5.7. Lắp cầu thép bằng phương pháp chở nổi 25
Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 5

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 2

CHƯƠNG 5
XÂY DỰNG KẾT CẤU NHỊP CẦU THÉP VÀ CẦU
THÉP LIÊN HP BẢN BÊ TÔNG CỐT THÉP

5.1. Trình tự xây dựng
Xây dựng kết cấu nhòp của một cầu thép hoặc một cầu liên hợp dầm thép
bản BTCT, các trình tự chính như sau :
- Sản xuất kết cầu thép trong công xưởng.
- Vận chuyển kết cấu thép đến hiện trường.
- Lắp đặt kết cấu nhòp vào vò trí.
- Làm mặt cầu.
- Sơn và hoàn thiện.
Lắp đặt kết cấu nhòp vào vò trí có thể thực hiện theo một trong 2 phương pháp:
1. Lắp đặt ngay tại vò trí: theo phương pháp này sau khi lắp đặt kết cấu nhòp
đã ở đúng vò trí chỉ còn phải hạ xuống gối. Có thể thực hiện một trong các


biện pháp sau:
- Lắp đặt trên đà giáo.
- Lắp hẫng.
- Lắp bán hẫng.
2. Lắp đặt ở ngoài vò trí cầu (trên nền đường đầu cầu, trên bãi) rồi chuyển
vào theo các phương pháp sau:
- Lắp bằng cần cẩu.
- Lao kéo dọc.
- Lao kéo ngang.
- Chở nổi.
5.2. Lắp kết cấu nhòp trên đà giáo
Lắp kết cấu nhòp bao gồm các công tác sau:
- Xây dựng đà giáo
- Lắp cần cẩu
Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 5

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 3
- Lắp đặt các bộ phận hoặc các thanh và liên kết các bộ phận hoặc các
thanh.
- Hạ kết cấu nhòp xuống gối.
- Tháo dỡ cần cẩu, đà giáo.
5.2.1. Xây dựng đà giáo
- Đà giáo bao gồm móng, trụ và kết cấu phần trên, trường hợp đặc biệt có
thể dùng đà giáo không có kết cấu phần trên, khi đó các trụ bố trí ngay
dưới các tiếp điểm và cần cẩu để lắp ráp ngay trên biên trên của dàn
đang lắp.
a) Móng
- Móng có thể là móng cọc hoặc móng tạm bằng rọ đá.
- Móng cọc: Cọc có thể là cọc gỗ, cọc thép, cọc bê tông cốt thép. Số lượng
cọc và chiều sâu đóng cọc được xác đònh bằng tính toán, tuy vậy chiều

sâu cọc không được dưới 3m. Trong trường hợp không đóng được cọc sâu
hơn 3m thì phải đóng thêm cọc xiên hoặc làm thêm khung vây rồi bên
trong bỏ đá để đảm bảo điều kiện ổn đònh. Sau khi thi công xong cầu,
các cọc được nhổ lên, vì vậy không nên đóng cọc quá sâu.
- Móng tạm bằng rọ đá: Khi không thể tiến hành đóng được cọc thì có thể
dùng móng kê bằng rọ đá, cũi đá v.v Khi làm móng kê diện tích cản
nước sẽ lớn, do vậy khi lựa chọn kết cấu móng cần phải bảo đảm điều
kiện thoát nước tốt.
b) Trụ
- Trụ có thể bằng gỗ hoặc bằng thép
- Trụ bằng gỗ thường kết hợp với móng, khi đó cọc vừa làm móng vừa làm
giá cho trụ, trên đầu cọc đặt xà mũ và trên xà mũ là kết cấu phần trên.
- Trụ bằng thép: Trụ thép thường dùng dưới dạng các thanh vạn năng, ở
nước ta hay dùng thanh vạn năng YUKM. Do trọng lượng bản thân các
thanh vạn năng nhẹ (từ 8.5 đến 76.4kg) nên có thể lắp ráp bằng tay.
Thông thờng người ta lắp bằng tay thành từng phần rồi dùng cần cẩu lắp
đặt vào vò trí và liên kết lại.
Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 5

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 4
- Các trụ của đà giáo nên bố trí dưới các tiếp điểm của dàn để dầm dọc
của đà giáo không chòu uốn do trọng lượng dàn. Theo chiều dọc cầu đỉnh
trụ phải rộng để có thể kê chồng nề đỡ các đầu thanh ở hai bên bản tiếp
điểm.
c) Kết cấu phần trên của đà giáo
- Kết cấu phần trên cũng có thể bằng gỗ hoặc bằng thép.
- Kết cấu nhòp bằng gỗ: Trên xà mũ của trụ bố trí các dầm dọc, các dầm
dọc nên bố trí ngay trên đầu các cọc để tránh cho xà mũ khỏi chòu uốn.
Các dầm ngang ở dưới chồng nề có khoảng cách không nên vượt quá
0.4m, còn ở chỗ khác khoảng cách dầm ngang thường từ 0.7m đến 1m.

Nếu không dùng dầm ngang thì ván lát đặt ngay trên dầm dọc, khi đó
ván lát phải có chiều dày lớn hơn. Ván lát thường có chiều dày 3 - 5cm,
nên lát trên toàn bộ bề rộng đà giáo để làm việc thuận tiện và đảm bảo
an toàn khi lắp cầu.
- Kết cấu nhòp bằng thép thường được chế tạo từ thép hình hoặc các thanh
vạn năng. Khi khẩu độ kết cấu nhòp của đà giáo từ 10m đến đến 12m thì
thường sử dụng thép hình chữ I, [, khi khẩu độ từ 20 - 22 m hoặc lớn hơn
thì dùng dàn thép chế tạo từ các thanh vạn năng hoặc các loại cầu quân
dụng.









Hình 5.1
. Kết cấu nhòp dàn lắp trên đà giáo


Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 5

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 5









Hình 5.2
. Đà giáo bằng các thanh UYKM








Hình 5.3. Lắp kết cấu nhòp dầm thép trên đà giáo









Hình 5.4
. Chồng nề (nêm gỗ) đặt trên đà giáo
5.2.2. Lắp ráp cầu trên đà giáo
Để lắp ráp cầu trên đà giáo cần thực hiện theo trình tự
- Chuẩn bò các thanh, dầm
- Chuẩn bò mặt bằng, các thiết bò để lắp ráp
Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 5


ThS. Trần Nhật Lâm Trang 6
- Tiến hành lắp ráp
a) Chuẩn bò các thanh, dầm
Việc chuẩn bò các thanh, dầm trước khi lắp tạo điều kiện cho việc lắp ráp
được nhanh chóng, thuận lợi và đảm bảo chất lượng. Nội dung công tác
chuẩn bò bao gồm:
- Nắn thẳng các thanh bò cong vênh trong quá trình vận chuyển đến công
trường, có thể nắn nguội hoặc nắn nóng.
- Nắn nguội bằng vam và kích được sử dụng khi các thanh bò cong vênh ít.
Nắn nóng khi thanh, dầm bò cong vênh nhiều hơn mà nếu nắn nguội sẽ
phát sinh vết nứt.
- Làm sạch các thanh như cạo rỉ, tẩy ba via ở các lỗ đinh nếu có. Khi liên
kết bằng bu lông cường độ cao thì làm sạch bề mặt bằng phun cát, phun
cát gang, nhưng chỉ tiến hành làm sạch ngay trước khi lắp để rỉ chưa kòp
phát triển.
- Đánh số các thanh, sắp xếp các thanh theo trình tự lắp ráp, nếu cần thì
ghép gộp các thanh lắp liên tiếp nhau để tận dụng khả năng của cần cẩu
và nâng cao tốc độ cầu lắp. Thí dụ đối với cầu dầm có thể ghép gộp một
đoạn dầm chủ với các dầm ngang, liên kết dọc trong đoạn dầm chủ đó để
cùng cầu một lần đưa ra vò trí lắp.


Hình 5.5. Chuẩn bò các thanh, dầm trong công xưởng

b) Chuẩn bò mặt bằng, các thiết bò để lắp cầu
Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 5

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 7
- Vạch các dấu trên mặt bằng tim cầu, tim các dầm chủ, tim các thanh

biên dưới công tác này được tiến hành nhờ máy kinh vó.
- Chuẩn bò các thiết bò lắp cần cầu, các phơng tiện vận chuyển, thiết bò tán
đinh, v.v.v có thể lắp dàn, dầm bằng giá long môn hoặc bằng cần trục.
Nên dùng cần cầu ô tô hoặc cần cầu xích vì dùng cần cầu cổng phải làm
dàn giáo rộng để bố trí đường đi.
- Thu dọn các chướng ngại để có mặt bằng rộng rãi, để việc lắp ráp thuận
lợi, nhanh chóng.
c) Công tác lắp ráp
- Lắp tuần tự : Trước hết lắp toàn bộ các thanh biên dưới, theo thứ tự từ
khoang này sang khoang khác và từ đầu dàn đến cuối dàn. Sau đó lắp hệ
liên kết dọc dưới rồi dầm ngang, dầm dọc của hệ mặt cầu, cuối cùng lắp
các thanh đứng, thanh xiên, các thanh biên trên.
- Trong quá trình lắp đầu các thanh đợc liên kết tạm bằng bu lông và con
lói. Sau khi lắp xong toàn bộ, điều chỉnh chính xác cả trên mặt bằng và
mặt đứng mới tán đinh hoặc lắp bu lông cường độ cao. Lắp tuần tự dễ
điều chỉnh nhưng năng suất thấp vì cần trục phải di chuyển đi lại nhiều
trong quá trình lắp.
- Lắp phân đoạn: Lắp khoang nào xong khoang ấy, rồi mới chuyển sang
lắp khoang khác. Cách liên kết này cho phép tán đinh, bắt bu lông cường
độ cao đồng thời với việc lắp, nhưng cần phải điều chỉnh thật chính xác
vò trí của từng khoang. Lắp theo phân đoạn có năng suất cao hơn do cần
trục di chuyển theo hành trình hợp lý hơn. Tuy nhiên cách lắp này rất
khó đảm bảo chính xác độ vồng ngược của dàn.
- Lắp hỗn hợp: Phương pháp này thường dùng hai cần cẩu, một cần cẩu
làm nhiệm vụ lắp phần dưới, một cần cẩu lắp phần trên, lắp xong khoang
nào hay đoạn nào điều chỉnh chính xác và tiến hành tán đinh hoặc bắt bu
lông cường độ cao ngay, vì vậy lắp theo phương pháp hỗn hợp có năng
suất cao.
- Chú ý rằng dù lắp theo phơng pháp nào thì trong quá trình lắp cũng phải
luôn luôn kiểm tra vò trí các thanh trên mặt bằng và trên trắc dọc sao cho

Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 5

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 8
bảo đảm đúng theo thiết kế. Để điều chỉnh độ vồng ngược của dàn ta
dùng các kích đặt dưới nút dàn. Sau khi đã kích đúng cao độ dùng các
nêm ở hai bên chèn chặt rồi mới tháo kích.
5.2.3. Hạ kết cấu nhòp xuống gối
- Hạ kết cấu nhòp xuống gối thường tiến hành bằng các kích ở hai dầm
ngang ở đầu. Trên mỗi dầm ngang thường đặt hai kích, sức nâng của các
kích phải bằng 1.5 lần trọng lượng kết cấu nhòp. Khi hạ xuống gối phải
hạ thành nhiều đợt theo thiết kế. Trong khi hạ dới nút dàn ở trên trụ phải
đặt chồng nề và nêm để bảo vệ, khoảng cách giữa nêm và nút giàn
không được vượt quá 2cm đến 3 cm.
- Hạ kết cấu nhòp xuống gối cố đònh trước, sau đó hạ xuống gối di động. Vò
trí và độ nghiêng của con lăn phải xác đònh theo nhiệt độ lúc hạ cầu để ở
trạng thái nhiệt độ trung bình hàng năm, con lăn ở vò trí thẳng đứng. Sau
khi kết cấu nhòp đã hạ xuống cả hai gối, kiểm tra cẩn thận mới tháo kích
và chồng nề bảo hiểm.


Hình 5.6
Hạ kết cấu nhòp xuống gối

Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 5

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 9
5.2.4. Ưu khuyết điểm và phạm vi áp dụng
- Ưu điểm
 Lắp ráp dễ dàng thuận lợi
 Đảm bảo được độ chính xác theo yêu cầu

- Nhược điểm
 Làm đà giáo tốn nhiều vật liệu và công sức
- Phạm vi áp dụng
 Lắp kết cấu nhòp ở trên đà giáo của nhòp gần bờ sau đó lao ra vò
trí, như vậy đà giáo được dùng lại nhiều lần.
 Lắp một nhòp trên đà giáo rồi dùng nhòp này làm đối trọng để lắp
hẫng hoặc bán hẫng nhòp tiếp theo.
 Lắp kết cấu nhòp có liên kết hàn ngoài công trờng. Để có thể hàn
nối kết cấu nhòp thì vò trí mối nối buộc phải nằm trên đà giáo hoặc
trụ tạm để bảo đảm mối hàn hoàn toàn không làm việc trong quá
trình thực hiện liên kết.
- Cuối cùng cần chú ý rằng việc lắp trên đà giáo được thực hiện khi cầu
không quá cao, sông không sâu và không thông thuyền.
5.3. Phương pháp lắp hẫng và bán hẫng
- Theo phơng pháp này trước tiên lắp một nhòp ở trên bờ hoặc một đoạn
nhòp trên đà giáo để làm đối trọng, sau đó dùng cần cẩu lắp hẫng nhòp
hoặc đoạn nhòp tiếp theo. Phương pháp lắp cầu tại vò trí mà không cần đà
giáo cho nhòp hoặc đoạn nhòp tiếp theo như vậy gọi là phương pháp lắp
hẫng. Nếu trong quá trình lắp hẫng dưới tác dụng của trọng lượng bản
thân và thiết bò kết cấu có thể bò lật hoặc gây ra ứng suất, độ võng ở một
số bộ phận vượt quá cho phép thì cần phải làm thêm các trụ tạm để khắc
phục tính trạng trên. Phương pháp lắp hẫng có thêm các trụ tạm được gọi
là phương pháp lắp bán hẫng.
- Các phương pháp này được áp dụng khi cầu qua sông sâu, sông có thông
thuyền. Đây là những phương pháp được công nhận là kinh tế nhất.
5.3.1. Phương pháp lắp hẫng
a) Phạm vi áp dụng
Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 5

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 10

- Kết cấu nhòp không cho phép lắp hẫng, tức là nếu lắp hẫng thì không
đảm bảo ổn đònh về lật hoặc có những bộ phận có ứng suất độ võng vượt
quá quy đònh.
- Khi lắp nhòp đầu tiên để làm đối trọng cho các nhòp sau. Do chưa có đối
trọng nên nhòp đầu tiên phải lắp bán hẫng trong đó một số khoang đầu
lắp trên đà giáo.
- Để lắp cầu một nhòp hay nhiều nhòp mà việc làm các trụ tạm không dẫn
đến giá thành xây dựng đắt hơn so với các phương pháp khác.
b) Trình tự lắp
- Lắp trước một đoạn trên đà giáo để làm đối trọng rồi lắp tiếp các đoạn
sau. Thông thường số khoang lắp trên đà giáo từ hai đến bốn khoang đầu
tiên, sau đó tuỳ chiều dài đoạn hẫng có thể phải bố trí thêm trụ tạm để
lắp xong nhòp thứ nhất, đến các nhòp sau dùng các thanh nối, nối với nhòp
trước, nếu cần thiết thì nhòp sau cũng phải bố trí thêm trụ tạm.
- Lắp một đoạn trên nền đường làm đối trọng. Nếu đòa hình cho phép ta
lắp trước một đoạn trên nền đường làm đối trọng như vậy sẽ không phải
làm đà giáo. Các thanh dùng để lắp đoạn đối trọng thờng là các thanh
của nhòp thứ hai. Sau khi lắp xong nhòp thứ nhất, đoạn đối trọng được
tháo dỡ để lắp tiếp. Đến nhòp thứ hai lại dùng các thanh nối để tạo thành
hệ liên tục như cách lắp trên. Ở cả hai cách lắp nếu chiều dài các nhòp
bằng nhau thì sau nhòp thứ nhất việc làm các trụ tạm không phải do yêu
cầu chống lật mà để giảm nội lực và biến dạng trong thi công. Khi đó các
thanh biên trên và biên dưới tại gối của dàn hẫng thường nguy hiểm nhất
vì với dàn đơn giản các thanh này thường có nội lực nhỏ.
c) Trụ tạm
Phương pháp lắp hẫng đòi hỏi phải có trụ tạm để đỡ kết cấu nhòp. Trụ tạm
cần phải thoả mãn các yêu cầu sau:
- Cấu tạo đơn giản
- Tiết kiệm vật liệu
- Tận dụng các kết cấu lắp ghép, dễ tháo lắp, dễ di chuyển

- Đủ vững chắc để đảm bảo chòu trọng lượng bản thân của kết cấu nhòp và
tải trọng của các phơưng tiện lắp ráp kết cấu.
- Do phương pháp lắp bán hẫng dùng lắp cầu khi qua sông sâu nên móng
của trụ tạm thường dùng móng cọc.
Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 5

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 11
Hình 5.7 Lắp bán hẫng KCN

5.3.2. Phương pháp lắp hẫng
a) Phạm vi áp dụng
- Khi sông sâu, cầu cao, sông thông thuyền làm trụ tạm tốn công sức, thời
gian và kinh phí.
- Số thanh phải tăng cường để đảm bảo cho ứng suất và biến dạng không
vợt quá trò số cho phép không quá nhiều đồng thời có thể tăng cường
được.
b) Trình tự lắp
- Lắp từ đầu nhòp này sang đầu nhòp kia: Cách lắp này tránh được khó
khăn khi phải nối hai bộ phận lại nhưng thường gây ra nội lực và biến
dạng lớn trong các thanh nên phải gia cố thanh. Để khắc phục điểm tình
trạng này có thể làm giảm chiều dài đoạn hẫng bằng cách mở rộng trụ,
tuy nhiên vẫn còn nhiều thanh phải tăng cường do không thể mở rộng trụ
quá nhiều.
- Lắp từ hai đầu lại rồi hợp long ở giữa nhòp: Cách lắp này còn gọi là lắp
cân bằng và thường được bắt đầu từ các trụ chính. Cùng với trụ chính ta
làm thêm một trụ tạm để có thể lắp được khoảng hai khoang dàn, sau đó
lắp từ trụ ra hai bên rồi hợp long ở giữa. Việc hợp long ở giữa thường rất
phức tạp. Để hợp long đợc bản tiết điểm tại giữa chỉ được khoan lỗ trước
với đường kính nhỏ, khi lắp ráp tuỳ tình hình cụ thể mới khoan lỗ như
thiết kế. Do sai số của trụ, sai số lắp ráp, biến dạng nhiệt nên việc hợp

long thường rất khó khăn nên cách lắp này ít dùng.
Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 5

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 12
5.3.3. Giải pháp kỹ thuật khi lắp hẫng và bán hẫng
a) Trình tự lắp
Khi kết cấu nhòp là cầu dàn thường tiến hành lắp từng thanh theo nguyên
tắc:
- Nhanh chóng tạo thành các hệ bất biến hình
- Trong phạm vi một khoang thanh dưới lắp trước, thanh trên lắp sau, đồng
thời phải đảm bảo thanh lắp trước không làm cản trở cho thanh lắp sau.
Khi kết cấu nhòp là cầu dầm đặc thì có thể lắp ráp từng đoạn dầm chủ sau
đó lắp hệ liên kết ngang, liên kết dọc. Cũng có thể lắp ráp theo từng khối
dầm bao gồm một số dầm chủ với các liên kết ngang và dọc đã lắp sẵn, khi
đó đòi hỏi cần cẩu phải có sức nâng lớn hơn.
b) Đảm bảo ổn đònh cho kết cấu nhòp
- Khi lắp bán hẫng hoặc lắp hẫng theo phương pháp cân bằng kết cấu nhòp
phải kể trên trụ tạm. Để đảm bảo cho trụ tạm không chòu lực ngang ngay
sau khi lắp xong khoang đầu tiên, kết cấu nhòp phải được neo với mố, trụ
chính. Để cấu tạo neo người ta chôn sẵn các thanh thép hình vào mố, trụ
chính ngay khi đổ bê tông rồi neo vào dầm ngang đầu tiên của kết cấu
nhòp. Khi tính toán các trụ tạm được giả thiết không chòu lực ngang nên
neo phải đủ sức chòu các lực ngang trong thi công.
- Trường hợp kết cấu nhòp không đủ ổn đònh chống lật có thể dùng phương
pháp chất đối trọng, neo dàn vào trụ chính, mở rộng trụ hoặc dùng khung
đứng và thanh kéo.
c) Điều chỉnh độ võng
- Khi lắp hẫng hoặc bán hẫng cần phải có biện pháp điều chỉnh độ võng ở
đầu hẫng của kết cấu nhòp, vì độ võng quá lớn có thể làm đầu hẫng bò
kích không kê được lên trụ đỡ. Thường có hai biện pháp để điều chỉnh độ

võng:
- Làm thanh liên kết giữa hai dàn ngắn hơn một chút, khi đó đầu hẫng của
dàn sẽ được nâng lên. Độ nâng lên của đầu hẫng phụ thuộc vào mức độ
ngắn hơn của thanh liên kết. Biện pháp này đơn giản nhưng đôi khi
không thực hiện được vì khi chế tạo trong nhà máy thanh nối đã được
chế tạo sẵn.
- Đặt gối của nhòp neo lên trụ tạm có cao độ chênh lệch hoặc là gối trong,
có cao độ thấp hơn một chút, hoặc là gối ngoài có cao độ cao hơn một
chút, như vậy đầu hẫng sẽ đợc nâng lên. Độ chênh (thấp đi hoặc cao lên)
được xác đònh bằng tính toán độ võng ở đầu hẫng trong quá trình lắp
Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 5

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 13
dầm. Sau khi lắp xong phải thay gối tạm bằng gối chính hoặc dỡ bỏ
chồng nề để hạ kết cấu nhòp xuống gối.
d) Chọn cần cẩu khi lắp ráp
- Khi lắp hẫng và bán hẫng cần phải chọn cần cẩu có sức nâng và tầm với
đủ để lắp bộ phận bất lợi nhất. Để đảm bảo ổn đònh cho cẩu khi với xa,
chân sau cẩu được neo chặt vào kết cấu nhòp đã lắp. Trên thanh biên trên
của phần dàn đã lắp thường đặt đường ray để làm đường di chuyển cho
cần cẩu. ở giữa hệ dầm mặt cầu cũng bố trí đường để vận chuyển cấu
kiện ra vò trí của cần cẩu. Khi lắp hẫng cân bằng có thể vận chuyển cấu
kiện bằng xà lan.
- Nếu đoạn dàn đầu tiên được lắp trên nền đường đầu cầu hoặc trên đà
giáo gần đường đầu cầu thì đầu tiên dùng cần cẩu tự hành lắp hai khoang
đầu trên đường hoặc trên đà giáo, sau đó lắp cần cẩu ở biên trên dàn từ
đó việc lắp ráp do cần cẩu đi ở biên trên thực hiện .
- Nếu đoạn dàn đầu tiên được lắp ở trên trụ thì phải dùng cần cẩu đặt trên
phao nổi để lắp hai khoang đầu và lắp cần cẩu ở biên trên.
- Trước khi lắp ráp phải neo chặt gối của kết cấu nhòp lên mố, trụ chính và

chèn các gối di động. Chỉ di chuyển cần cẩu sang khoang mới khi lắp đủ
số đinh liên kết theo tính toán và sau khi bộ phận được lắp ghép đã đủ
tạo thành một kết cấu bất biến hình.
e) Đặc điểm lắp hẫng và bán lắp hẫng cầu dầm
Việc lắp hẫng và bán lắp hẫng cầu dầm cũng trên nguyên tắc như đối với
cầu dàn nhưng cần chú ý:
- Nếu dùng phương pháp lắp bán hẫng thì các trụ tạm được bố trí vào vò
trí mối nối của dầm chủ.
- Dầm có trọng lượng bản thân lớn và chiều cao thường nhỏ nên ứng suất
phát sinh lớn và độ võng đầu hẫng cũng lớn do vậy khi lắp cần có biện
pháp điều chỉnh ứng suất và độ võng.

Hình 5.8

Lắp hẫng
dầm thép





Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 5

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 14
5.4. Liên kết trong quá trình lắp ráp
Để liên kết các thanh vào bản tiết điểm hay nối dầm liên kết được dùng phổ
biến nhất hiện nay là đinh tán và bu lông cờng độ cao.
5.4.1. Liên kết đinh tán
- Để tán đinh người ta đã chế tạo sẵn các đinh có một đầu mũ gọi là mũ
chết, mũ thứ hai hình thành trong quá trình tán. Khi chiều dày các bản

thép phải nối ghép nhỏ hơn 3.5 lần đường kính đinh tán thì dùng đinh tán
hình trụ tròn có mũ là nửa hình cầu. Khi chiều dày các bản nối ghép lớn
hơn hay bằng 3.5 lần đường kính đinh tán có thể dùng đinh tán thân trụ
tròn hoặc nón cụt có mũ cao. Trong cầu thường dùng nhất là đinh tán có
mũ nửa hình cầu, thân trụ, chiều dài phần thân đinh (không kể mũ chết)
có thể xác đònh theo công thức:
L = 1.12d + 1.4 d
Trong đó :
d - Tổng chiều dày các bản nối ghép
d - Đường kính đinh tán
L - Chiều dài thân đinh
- Đường kính đinh thường nhỏ hơn đường kính lỗ 1mm để đút lọt đinh khi
đã nung nóng. Khi tán do sức ép của búa, đinh tán bò chùn lại choán hết
thể tích lỗ và tạo thành đầu thứ hai. Khi nguội đinh co lại càng ép chặt
các tấm ghép nối lại với nhau.
- Khi lắp cầu trên đà giáo hoặc trên nền đường thì sau khi lắp xong cả kết
cấu nhòp, điều chỉnh vò trí chính xác mới tiến hành tán đinh, tán đến đâu
tháo bu lông và con lói đến đấy.
- Khi lắp hẫng hoặc bán hẫng để tránh ứng suất quá lớn trong liên kết tạm
(bu lông, con lói) gây khó khăn cho việc tháo sau khi lắp xong từng
đoạn, thường là hai khoang người ta tiến hành nghiệm thu rồi tán đinh
sau đó mới lắp các khoang tiếp theo.
- Trước khi tán đinh phải kiểm tra các lỗ đinh, nếu lỗ có ba via thì phải
doa lại và làm sạch lỗ đinh. Xiết chặt các bu lông tạm để các tấm bản ép
xít vào nhau, sau khi xiết phải dùng búa gõ kiểm tra nếu bu lông không
bò rung là được.
- Tại mỗi vò trí, đầu tiên tán đinh vào các lỗ trống sau đó tán đến các lỗ
lắp con lói, cuối cùng là các lỗ lắp bu lông, tán đến đâu tháo con lói hoặc
bu lông đến đấy.
Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 5


ThS. Trần Nhật Lâm Trang 15
- Ở công trường thường tán đinh bằng búa tán cầm tay, đầu có mũ chết
được đỡ bằng cối đỡ giữ tay hoặc xung kích bằng hơi ép.
- Khi tán đinh được nung trong lò nung đặt gần vò trí tán đinh đến nhiệt độ
khoảng 1000 đến 11000C (có màu đỏ sáng). Sau khi nung đủ nhiệt độ
đinh tán đợc gắp ra bằng kìm, gõ sạch rỉ sắt và đa vào lỗ đinh để tán.
Phải tán nhanh chóng để sau khi tán xong nhiệt độ ở đầu đinh mới tạo
thành còn vào khoảng 500 đến 6000C, nếu nguội quá đầu đinh rất dễ
phát sinh những vết nứt nhỏ . Nếu chiều dày các bản táp lớn hơn 3.5 lần
đường kính đinh hoặc khi đường kính đinh lớn hơn 25 mm thì phải dùng
búa tán ở cả hai đầu hoặc hoặc đầu chết bằng cối đỡ có xung kích bằng
hơi, như vậy mới bảo đảm thân đinh choán đầy lỗ.
- Đinh tán phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau đây:
 Kích thước, hình dạng, trục của mũ đinh không được sai số quá trò
số cho phép ghi trong qui trình.
 Đầu đinh tán không được thiếu, nứt do nung quá non (cha đủ nhiệt
độ cần thiết).
 Đầu đinh tán phải áp chặt vào tấm bản trên toàn bề mặt.
 Đinh tán phải chặt thân đinh lấp đầy lỗ đinh.
 Không có ba via ở mép đầu đinh chỗ tiếp xúc với bản thép.
- Sau khi tán xong phải kiểm tra, các đinh không đảm bảo chất lợng phải
được thay thế bằng đinh mới. Khi bỏ đinh hỏng không được làm hỏng
kim loại của tấm bản hoặc các đinh xung quanh. Thường loại bỏ đinh
hỏng bằng cắt hơi với mỏ cắt đặc biệt hoặc bằng khoan, không được
dùng trạm và búa đục đinh hỏng nếu không khoan trước mũ đinh. Kiểm
tra chất lượng đinh tán bằng cách sau:
 Khi đầu đinh tán không úp chặt vào bản thép có thể quan sát bằng
mắt hoặc dùng lá thép mỏng có bề dày bằng 0.2mm để đưa vào
khe.

 Kiểm tra đinh có chặt không dùng búa có khối lượng 0.3kg gõ lên
đầu đinh tán theo nhiều hướng khác nhau, nếu đầu đinh bò rung,
dòch chuyển hoặc phát ra tiếng kêu không thanh là đinh không
chặt.
 Kiểm tra kích thước mũ đinh dùng mẫu.
 Kiểm tra vết nứt, rạn đầu đinh bằng mắt.
- Sau khi đã kiểm tra, nghiệm thu đầu đinh tán phải được sơn ngay một lớp
sơn chống rỉ để bảo vệ, chú ý sơn kỹ chỗ mép đầu đinh tiếp xúc với bản
thép.
Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 5

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 16
- Chú ý là trước khi tán đinh các liên kết đã đợc lắp trước bằng con lói và
bu lông. Số lượng con lói xác đònh bằng tính toán sao cho có thể chòu
được trọng lượng bản thân kết cấu và thiết bò thi công. Số lượng con lói
cũng không được nhỏ hơn 10% tổng số lỗ ở mối nối. Các bulông dùng chỉ
với mục đích ép sát các bản thép với nhau nên xem như không chòu cắt
và ép mặt. Số lượng không được ít hơn 40% số lượng con lói tính toán và
không ít hơn 10% lỗ đinh của mối nối.
5.4.2. Liên kết bằng bu lông cường độ cao
- Bu lông cường độ cao làm việc theo nguyên lý ma sát nên làm sạch và
tạo nhám bề mặt tiếp xúc rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ
số ma sát.
- Có thể làm sạch bề mặt bằng bằng bàn chải sắt, phun cát, phun hạt gang
hoặc bằng lửa. Mỗi phương pháp cho một hệ số ma sát khác nhau do vậy
phương pháp làm sạch bề mặt là do thiết kế quy đònh. Tốt nhất là nên
dùng phun cát hoặc phun hạt gang. Phương pháp phun cát gây ô nhiễm
môi trường nên ở các nước tiên tiến hiện nay ít dùng.
- Thời hạn bảo quản mặt tiếp xúc từ sau khi làm sạch đến lắp bu lông
cường độ cao có ý nghóa quan trọng. Quy phạm của các nước đều quy

đinh thời hạn này thí dụ Pháp quy đònh 5 giờ, Đức 24 giờ, còn ở Nga là 3
ngày đêm. Trong thời gian bảo quản tuyệt đối không để mặt tiếp xúc
chòu mưa hoặc sương hoặc các chất bẩn, nước bắn vào.
- Bu lông cường độ cao cũng gồm bu lông, đai ốc và đệm. Bu lông phải có
chiều dài toàn bộ lớn hơn chiều dày các tấm bản 4 cm. Đường kính lỗ lớn
hơn đường kính bu lông thường là 2mm, sai số lỗ đinh -0.2mm và +0.5
mm.
- Trình tự lắp ráp bu lông cờng độ cao như sau: Đầu tiên dùng con lói, số
con lói xác đònh theo tính toán và không ít hơn 10% tổng số lỗ đinh của
mối nối. Sau đó lắp một số bu lông cường độ cao theo yêu cầu ép xít các
tấm bản lại với nhau, thường lấy bằng 10% tổng số lỗ đinh của mối nối.
Đến khi lắp toàn bộ đầu tiên lắp hết các lỗ trống, sau đó lắp các lỗ có
con lói, lắp đến đâu tháo con lói đến đó.
- Với mỗi bu lông (kể cả 10% lắp theo yêu cầu ép chặt các tấm bản) có
thể lắp theo trình tự: Lau sạch dầu mỡ ở bu lông, đai ốc, vòng đệm - vặn
thử đai ốc trên suốt chiều dài răng của thân bu lông. Trình tự xiết các
đinh theo thiết kế, thường ở mỗi bản nút xiết theo thứ tự từ giữa ra ngoài
mép.
Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 5

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 17
- Để bu lông đạt được lực kéo như thiết kế cần phải dùng cờ lê lực để xiết
ở giai đoạn cuối cùng. Mô men xoắn hay mô men xiết do cờ lê lực sinh
ra cần phải xác đònh trước và khống chế khi xiết. Có thể xác đònh mô
men đó theo công thức sau :
M = K.N.d
Trong đó : M : Mô men xiết ( T.m)
K : Hệ số xoắn, có thể lấy bằng 0.17 ;
N : Lực kéo cần thiết trong bu lông ( T).
d : Tay đòn ( m)

- Sau khi xiết xong phải kiểm tra lại bằng cở lê lực. Số bu lông cần kiểm
tra có thể lấy theo điều 6.5 trong tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm GTVT,
cụ thể nh sau : Nếu số lượng bu lông ở mối nối dới 5 con thì phải kiểm
tra cả 100%, nếu từ 5 đến 20 con thì kiểm tra 5 con, nếu lớn hơn 20 con
thì kiểm tra 25% của tổng số. Nếu trong số bu lông kiểm tra có từ một
con không đạt trở lên thì phải kiểm tra toàn bộ số bu lông còn lại của
mối nối. Đánh dấu số bu lông đạt để tránh bỏ sót khi xiết lại và đánh dấu
số bu lông đã kiểm tra. Góc quay của cờ lê lực khi kiểm tra không lớn
hơn 10 đến 15 độ .



Hình 5.9 Lắp bu lông cường độ cao

* Một số chú ý về xiết bu lông cường độ cao

- Phương pháp làm sạch bề mặt phải theo đúng chỉ dẫn trong thiết kế, nếu
không chỉ dẫn thì dùng phun cát.
- Thời gian bảo quản mặt tiếp xúc tối đa là 3 ngày đêm.
- Độ ẩm của cát phun < 2%, cát phun dùng cát thạch anh khô, sạch, nên
dùng cỡ hạt 0.6 đến 2mm, hạt lớn nhất phải nhỏ hơn 2.5mm, lượng hạt
nhỏ hơn hay bằng 0.5mm không được vượt quá 6%.
Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 5

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 18
- Khi xiết lắp bu lông vào lỗ còn trống và xiết ngay đến lực căng tiêu
chuẩn. Khi thay vào vò trí con lói, sau khi rút con lói, lắp bu lông và xiết
ngay đên lực căng tiêu chuẩn. Trong mọi trường hợp khi xiết không được
để bu lông quay.
- Lực căng trong bu lông bất kỳ trường hợp nào cũng phải đạt yêu cầu. Khi

kiểm tra (sau 10 đến 15 ngày) mômen xoắn có thể đạt đến 120% mô
men xoắn thiết kế.
- Đối với con lói tính toán như đinh tán (chòu cắt và ép mặt là chủ yếu).
- Mỗi bu lông phải có đủ hai vòng đệm ở phía đuôi và phía đầu bu lông.
- Đặt vòng đệm phải đúng chiều theo quy đònh của nhà chế tạo.
- Bu lông đã xiết tới lực căng thiết kế không cho phép dùng lại cho một
liên kết bu lông cường độ cao khác.
- Phải thay thế tất cả các bu lông đai ốc, vòng đệm có vết nứt, khuyết tật,
cong vênh. Sau khi xiết đủ lực đường ren còn phải thừa ra ngoài đai ốc ít
nhất là một ren và không nên quá 3 ren.
5.5. Hạ kết cấu nhòp xuống gối
- Hạ kết cấu nhòp xuống gối có thể bằng giá với tời, múp cáp, bằng kích
thuỷ lực hoặc bằng thùng cát. Công suất của thiết bò nâng, hạ tuỳ theo
trọng lượng của kết cấu nhòp nhưng phải lớn hơn trọng lượng của kết cấu
nhòp 50%.
- Nâng hạ kết cấu nhòp bằng giá và tời múp cáp, được thực hiện khi việc
làm giá thuận tiện, cần hạ từ độ cao lớn và trọng lượng kết cấu nhòp
không quá lớn. Khi đó ròng rọc cố đònh của bộ múp được treo vào giá
chữ A hoặc giá long môn làm bằng gỗ hoặc bằng thép đặt ở hai đầu kết
cấu nhòp.
- Nâng hạ cầu bằng kích thuỷ lực thường được sử dụng khi chiều cao hạ
nhỏ. Kích thường đặt trên chồng nề ở trụ chính hoặc mố. Điểm tựa của
đầu kích lên kết cấu nhòp là dầm ngang đầu dầm. Bên cạnh kích luôn
luôn có đặt chồng nề bảo hiểm, hạ kích đến đâu tháo chồng nề đến đó,
trên đỉnh chồng nề bảo hiểm có nêm, khe hở giữa đáy dầm ngang và mặt
trên của nêm không quá 2 đên 3cm.
- Nâng hạ kết cấu nhòp bằng hộp cát. Hộp cát là một hộp rỗng bằng bản
thép dạng hình trụ tròn, trong hộp đổ đầy cát sạch và khô. Kết cấu nhòp
đặt lên trên piston của hộp cát. Khi cần hạ kết cấu nhòp người ta tháo cát
qua lỗ ở gần đáy hộp, cát chảy ra ngoài piston tụt xuống, kết cấu nhòp hạ

xuống theo và tựa lên gối. Trong hộp cát dưới piston có thể đặt một kích
dầu để khi cần thiết có thể nâng kết cấu nhòp lên. Kích thước cuả hộp cát
Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 5

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 19
xác đònh từ điều kiện áp lực của cát không được vượt quá 50Kg/cm
2
. Nếu
tải trọng của kết cấu nhòp 200 tấn đường kính hộp cát là 90cm, kết cấu
nhòp 400 tấn đường kính hộp cát là 140cm.
5.6. Lắp cầu thép bằng phương pháp lao dọc
5.6.1. Ưu khuyết điểm và phạm vi áp dụng
- Ưu khuyết điểm
 Mở rộng diện thi công, vừa có thể xây dựng mố, trụ và lắp kết cấu
nhòp, đẩy nhanh tiến độ thi công.
 Khi lao dọc ta lắp kết cấu nhòp trên nền đường đầu cầu nên thuận
tiện cho việc chuyên chở lắp ráp, dễ có điều kiện đảm bảo kỹ
thuật.
 Khi kết cấu nhòp ở vò trí có độ hẫng lớn nhất có một số thanh có
ứng suất và biến dạng lớn cần phải tăng cường, độ võng đầu hẫng
lớn, làm tốn thêm kinh phí và thời gian.
- Phạm vi áp dụng
 Phương pháp lao dọc thường được áp dụng khi xây dựng cầu mới.
Kết cấu nhòp được lắp trước trên nền đường dẫn vào cầu, sau khi
mố trụ đã đủ cường độ ta kéo cầu theo chiều dọc vào vò trí và hạ
xuống gối. Để giảm chiều cao chồng nề và chiều cao kết cấu nhòp
thường nền đường chỉ được đắp đến cao độ mũ mố, trụ, tường đỉnh
của mố cũng chỉ làm đến cao độ đó, sau khi lao xong kết cấu nhòp
mới bổ sung cao độ nền đường và làm nốt tường đỉnh của mố theo
đúng thiết kế.

 Trường hợp thay cầu cũ để hạn chế thời gian ngừng giao thông đến
tối thiểu, kết cấu nhòp được lắp trên nền đường đắp cạnh đường
vào cầu, kéo dọc trên trụ tạm ra vò trí nằm song song cạnh cầu cũ
hoặc lắp ngay trên đà giáo ở vò trí cạnh cầu cũ. Sau đó ngừng giao
thông, kéo ngang nhòp cầu cũ ra ngoài và lao kết cấu nhòp mới vào
vò trí. Phương pháp này thường được áp dụng để thay thế cầu
đường sắt.
5.6.2. Các phương pháp lao dọc kết cấu nhòp
a) Lao dọc với trụ tạm trung gian
- Trụ tạm có thể là trụ cố đònh, trụ di động hoặc trụ nổi. Khoảng cách giữa
các trụ tạm với mố trụ chính và khoảng cách giữa các trụ tạm xác đònh từ
Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 5

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 20
điều kiện ổn đònh chống lật của kết cấu nhòp có cân nhắc đến ứng suất
biến dạng của các thanh chòu lực uốn lớn nhất.
- Chỉ dùng trụ tạm trong điều kiện làm đà giáo dễ dàng và không làm tăng
kinh phí xây dựng cầu. Trụ tạm cố đònh là loại được sử dụng nhiều nhất.
Trụ tạm trên phao nổi được dùng khi sông sâu. Trụ tạm di động là loại
trụ gắn liền với kết cấu nhòp và di động cùng kết cấu nhòp, đến vò trí bơm
nước vào phao để hạ kết cấu nhòp xuống gối.
b) Lao dọc không cần trụ tạm trung gian
- Với các cầu liên tục nhiều nhòp hoặc cầu giản đơn nhiều nhòp đã được
tạm thời nối liền lại có thể lao dọc không cần trụ tạm. Trong trường hợp
này nếu các thanh dàn có nội lực và biến dạng hoặc mặt cắt sát gối ở
phần hẫng của dầm có ứng suất quá lớn thì phải tăng cường thanh hay
mặt cắt. Với cầu dầm thì còn phải kiểm tra ổn đònh cục bộ của bản bụng.
Có thể giảm nội lực ở các thanh và mặt cắt, đồng thời giảm độ võng ở
đầu hẫng bằng khung chống và dây văng. Đối với một nhòp chiều dài
mũi dẫn thường lấy bằng 0.6 đến 0.8 chiều dài nhòp, đối với kết cấu nhòp

liên tục chiều dài này thường từ 0.25 đến 0.5 chiều dài một nhòp.
- Trong thực tế khi lao cầu thường còn kết hợp cả các biện pháp trên như
vừa có trụ tạm vừa có thêm mũi dẫn, cũng có thể còn mở rộng trụ hoặc
phía trước mố để đón kết cấu nhòp sớm hơn nhằm giảm ứng suất và biến
dạng trong các thanh bất lợi và mặt cắt bất lợi.


Hình 5.10 Lao dọc kết cấu nhòp

c) Cấu tạo trụ tạm
- Trụ tạm phải có đủ độ cứng để chòu lực kéo cầu truyền qua các con lăn,
đồng thời theo chiều dọc cầu trụ tạm phải có đủ độ rộng để bố trí đủ số
Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 5

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 21
lượng con lăn cần thiết khi trụ tạm chòu áp lực thẳng đứng lớn nhất trong
giai đoạn lao cầu. Khi kết cấu nhòp lao là dàn thì chiều rộng của trụ tạm
theo phương dọc cầu không được nhỏ hơn 1.25 lần chiều dài khoang.
Theo chiều ngang cầu phải bố trí đủ rộng để làm sàn công tác nhằm theo
dõi, lắp, tháo con lăn và chỉnh độ nghiêng lệch trong quá trình kéo dọc.
Cũng cần bố trí bộ phận hướng con lăn khi ra khỏi bàn trượt để con lăn
không rơi xuống sông, tuyệt đối cấm không được đứng phía trước hướng
con lăn rơi.
- Cao độ đỉnh trụ tạm xác đònh bằng cách tính đến độ lún của trụ khi chòu
tải trọng lớn nhất, độ võng đầu hẫng của kết cấu nhòp, cao độ thiết kế
của gối trên mố, trụ chính.
- Để khi lao tới trụ tạm hoặc trụ chính con lăn bám vào và nhả ra một cách
êm thuận nên uốn cong các đầu mút đường lăn trên và dưới, với đường
lăn trên độ dốc vào khoảng 5% và trên chiều dài 1m ở hai đầu.
- Khi chiều cao trụ tạm không lớn và kết cấu nhòp tương đối nhỏ có thể

làm trụ tạm bằng gỗ có móng cọc, cọc vừa làm móng vừa làm cột trụ của
trụ tạm. Thông thường trụ tạm được lắp bằng các thanh vạn năng đặt trên
móng cọc.


Hình 5.11
. Trụ tạm thi công nhòp
Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 5

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 22
d) Cấu tạo đường lao khi lao dọc
- Khi kết cấu nhòp là dầm đặc có thể lao trên gối trượt hoặc gối lăn, các
gối này đặt cố đònh trên nền đường, mố, trụ chính và trụ tạm mà kết cấu
nhòp sẽ kéo qua.
- Đối với các cầu nhòp nhỏ có thể lao bằng gối trượt có cấu tạo rất đơn
giản, trong đó đường trượt trên là một thanh ray hoặc thanh I gắn vào
đáy dầm qua lớp gỗ đệm, trên ray hoặc thanh I có bôi mỡ để giảm ma
sát.
- Đối với các cầu dầm đặc nhòp lớn hơn ngoài kéo trượt trên các tấm trượt
bằng teflon người ta có thể kéo cầu trên gối lăn.
- Với cầu dàn và cả cầu dầm đặc lớn người ta thường lao trên con lăn.
Con lăn thường làm bằng thép tròn hoặc rỗng và trong đổ BT, đường
kính con lăn thường chọn từ 60mm đến 140mm với chiều dài 500mm đến
800mm tuỳ theo bề rộng đường lăn.
- Khi lao cầu dàn đường lăn dưới thường bố trí liên tục trên nền đường cho
đến đỉnh mố, trên đỉnh trụ chính và trụ tạm đường lăn phải có chiều dài ít
nhất là 1.25 lần chiều dài khoang để đảm bảo luôn luôn có ít nhất một
tiết điểm nằm trên đường trượt dưới ở trên trụ.
- Số lượng con lăn xác đònh theo áp lực lớn nhất xuất hiện trong quá trình
lao.

- Trong quá trình lao con lăn có thể bò nghiêng, lệch làm chệch hướng lao,
khi đó cần phải chỉnh lại con lăn bằng cách dùng búa đánh vào đầu con
lăn.
- Khi lao cầu bằng con lăn đường lăn dưới trên đỉnh trụ phải có chiều dài
tối thiểu là 1.25d nên phải mở rộng trụ. Để có thể mở rộng trụ dễ dàng
ngay khi thi công trụ người ta thường chôn sẵn trên thân trụ các thanh
thép I.


Hình 5.12
. Đường lăn thi công nhòp
Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 5

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 23

e) Cấu tạo đường trượt khi lao ngang
- Khi lao ngang đường lăn trên được đặt dưới hai dầm ngang đầu cầu
nhưng bỏ trống vò trí đặt gối cầu, nếu dầm ngang có đáy cao hơn đáy
dầm chủ hay dàn chủ thì phải đệm gỗ cao hơn và như vậy cứ trong
khoảng giữa hai dầm chủ lại có một thuyền trượt.
- Đường lăn dưới được đặt trên trụ chính, mố và trụ tạm ở thượng lưu và hạ
lưu trụ và mố.
- Sau khi kéo ngang kết cấu nhòp vào vò trí dùng kích thuỷ lực đặt tựa vào
mặt ray của thuyền trượt kích nâng kết cấu nhòp lên lắp đặt gối rồi hạ kết
cấu nhòp xuống gối.
- Trong khi lao, dầm ngang chòu uốn phản lực qua các con lăn tác dụng
phân bố gần như đều trên chiều dài dầm nên nhất thiết phải kiểm tra
dầm ngang về mặt chòu uốn và cả ổn đònh cục bộ vì không giống như khi
kích dầm ngang chòu lực tập trung ở điểm đã đònh trước.
f) Phương pháp ghép nối và tăng cường kết cấu nhòp khi lao kéo

Ghép nối thành liên tục
- Khi lao kéo dọc để đảm bảo ổn đònh thường sử dụng biện pháp nối các
kết cấu nhòp giản đơn thành liên tục.
- Đối với cầu dầm mối nối thành liên tục cũng giống như các mối nối dầm
thông thường với các bản táp ở sườn dầm và cánh dầm.
- Đối với cầu dàn nối liên tục bằng cách nối hai thanh biên dưới với nhau,
hai thanh biên trên với nhau và thêm thanh đứng ở giữa.
Tăng cường thanh
- Khi lao dọc có thể có một số thanh cần phải tăng cường, vấn đề này có
thể giải quyết ngay trong khi thiết kế.
- Giải pháp thứ nhất là thiết kế tiết diện thanh đủ để chòu lực cả trong giai
đọan lao lắp và trong giai đoạn khai thác, như vậy trong khai thác sẽ có
một số thanh thừa tiết diện.
- Giải pháp thứ hai là phần tiết diện các thanh phải tăng thêm khi lao cầu
được ghép nối bằng bu lông cường độ cao hoặc bằng bu lông với thanh
chính để sau khi lao lắp xong có thể tháo phần tăng cường thêm mà
không làm hư hỏng thanh dàn.
g) Bố trí tời, múp, cáp
- Khi lao cầu nhất thiết phải bố trí cả tời kéo và tời hãm (trừ trường hợp
không kéo bằng tời).
Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 5

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 24
- Tời kéo được đặt trên đầu phía trước của kết cấu nhòp, trên trụ trung gian
hoặc trên bờ sông phía trước. Tời kéo làm nhiệm vụ kéo kết cấu nhòp ra
vò trí . Ròng rọc cố đònh được cố đònh trên bờ sông, còn ròng rọc di động
được bố trí vào đầu trước của kết cấu nhòp.
- Tời hãm được đặt trên bờ sông phía sau kết cấu nhòp với mục đích giữ
cho kết cấu nhòp không chuyển động đột ngột do đường lao dốc xuống,
gió thổi dọc cầu theo chiều lao Tời hãm còn được dùng để khống chế

tốc độ lao. Ròng rọc cố đònh được cố đònh trên bờ sông đặt tời hãm, ròng
rọc di động được cố đònh ở phía sau kết cấu nhòp.
- Tời kéo có thể dùng tời hay tời điện, tời tay có thể điều chỉnh tốc độ di
chuyển dễ dàng nhưng tốn sức, vì vậy có thể dùng tời điện quay chậm.
Sức kéo của tời có thể 3, 5, 7 tấn hoặc lớn hơn. Việc chọn tời và hệ múp
cáp được dựa trên tốc độ kéo và lực kéo khi lao cầu.
h) Lao dọc khi có trụ nổi
- Khi thi công cầu một nhòp hoặc nhòp đầu tiên của cầu nhiều nhòp nhưng
không thể lao hẫng toàn bộ nếu nước sâu làm trụ tạm hoặc đà giáo tốn
kém và ảnh hưởng đến giao thông trên sông thì dùng trụ nổi là hợp lý
nhất và tiết kiệm.
- Kết cấu nhòp được lắp trên nền đường đầu cầu. Quá trình lao thực hiện
theo hai giai đoạn, giai đoạn đầu cầu được kéo dọc trên nền đường vào
cầu, trong đó đường lăn dưới liên tục và đặt trên đường đầu cầu, trên là
các thuyền trượt gắn vào các nút dưới của kết cấu nhòp.
 Giai đoạn đầu kết thúc khi kết cấu nhòp được kéo hẫng ra sông một
đoạn đủ để trụ nổi có thể vào đón kết cấu nhòp. Vò trí của trụ nổi
còn phải đảm bảo có thể đưa đầu kết cấu nhòp vào vò trí và hạ được
xuống gối.
 Giai đoạn hai: thay toàn bộ thuyền trượt bằng một xe goòng hoặc
một thuyền trượt lớn hơn, như vậy trên đường chỉ còn một gối, ở
dưới sông trụ tạm đứng ở vò trí dưới kết cấu nhòp rồi bơm nước ra
để trụ tạm nổi lên đỡ kết cấu nhòp. Như vậy trong giai đoạn hai kết
cấu nhòp và phản lực gối tạm sẽ không thay đổi trong suốt quá
trình lao giữ cho mực nước ở phao đỡ trụ tạm không thay đổi.
Trong giai đoạn này kết cấu nhòp phải được neo chắc vào phao.
Khi đã lao đến vò trí, điều chỉnh kết cấu nhòp chính xác, neo phao,
bơm nước vào để hạ kết cấu nhòp xuống gối. Chú ý rằng khi lao
bằng trụ nổi phải xem xét đến sự lên xuống của mực nước sông khi
lao cầu. Cũng cần chú ý đến mực nước phải bơm ra và bơm vào

Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 5

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 25
phao khi đón và khi hạ kết cấu nhòp để bảo đảm an toàn trong suốt
quá trình lao
i) Một số quy tắc cơ bản khi lao cầu trên con lăn
- Khi lao kéo cầu các con lăn phải lăn đều và phải luôn luôn vuông góc
với đường lăn, nếu con lăn xiên thì phải dùng búa đánh vào đầu con lăn
cho thẳng lại.
- Khi lao kéo nêu nhòp đi lệch tim cầu thì phải gõ cho tất cả các con lăn
lệch đi từ 3 đến 5 độ để điều chỉnh cho kết cấu nhòp đi đúng tâm, khi đã
đi đúng tâm thì phải gõ lại để các con lăn đều ở vò trí vuông góc với
đường lăn rồi mới kéo tiếp.
- Tốc độ kéo cầu không được vượt quá 0.5 đén 0.6m/ph khi lao trên con
lăn và 1.5 đến 2m/ph khi lao trên gối trượt hoặc gối lăn cố đònh, vì lao
nhanh quá sẽ khó điều chỉnh con lăn và điều chỉnh sai sót trong quá trình
lao.
- Trong khi lao cần tổ chức theo dõi chặt chẽ, nếu phát hiện có sai sót như
kết cấu nhòp đi lệch hớng, đường lăn bò lún quá nhiều, con lăn bò kẹt
thì phải ngừng kéo lúc ngừng kéo phải chèn tạm kết cấu nhòp và xử lý
kòp thời sai sót.
- Phải kiểm tra con lăn trước khi sử dụng, những con lăn hư hỏng như nứt,
bề mặt có khuyết tật v v phải được thay thế. Đường kính con lăn phải
đúng với thiết kế, sai số không được vượt quá ± 0.1mm. Chiều dài con
lăn phải ít hơn bề rộng đờng lăn từ 20 đến 30 cm.
- Phải có những biện pháp an toàn trong khi lao. Suốt trong quá trình lao
phải có sự chỉ huy thống nhất. Không được đứng gần dây cáp kéo, không
được đứng trước chỗ ra của các con lăn.
- Khi lao ngang hai đầu kết cấu nhòp phải di chuyển đều, đoạn đường di
chuyển của đầu không được có chênh lệch vượt quá 0.1% chiều dài nhòp

và trong mọi trường hợp không được vượt quá 10cm.
5.7. Lắp cầu thép bằng phương pháp chở nổi
5.7.1. Ưu khuyết điểm và phạm vi áp dụng
- Lắp cầu theo phương pháp chở nổi được tiến hành bằng cách lắp kết cấu
nhòp trên bờ hoặc đà giáo gần bờ sau đó chuyển kết cấu nhòp đặt lên các
trụ nổi để chở đên vò trí rồi hạ xuống gối.
- Theo phương pháp này không phải làm các công trình phụ tạm ở vò trí
cầu để lao kết cấu nhòp nên có thể tiến hành song song với xây dựng mố
trụ do đó đẩy nhanh được tốc độ thhi công.

×