Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Bài Giảng Thi Công Cầu - Chương 3 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.26 KB, 12 trang )




MỤC LỤC

3.1. Thi công móng cọc chế tạo sẵn 2
3.2. Thi công cọc bê tông cốt thép đúc tại chỗ (cọc nhồi, cọc khoan nhồi) 8
Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 3

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 2

CHƯƠNG 3
XÂY DỰNG MÓNG CỌC MỐ TRỤ CẦU
3.1. Thi công móng cọc chế tạo sẵn
- Cọc chế tạo sẵn bao gồm các loại cọc gỗ, cọc thép, cọc bê tông cốt thép,
loại này có các ưu điểm sau:
 Đẩy nhanh tiến độ thi công.
 Chất lượng cọc được kiểm soát dễ dàng.
 Cọc có thể thi công trong mọi điều kiện.
 Sức chòu tải tốt.
- Tuy nhiên có một số hạn chế sau:
 Cọc có thể bò nứt gãy, các khuyết tật nằm trong đất khó phát hiện để
xử lý.
 Mũi cọc thường nhọn, thân cọc nhẵn do đó giảm khả năng chòu lực.
 Cọc đúc sẵn thường lãng phí vật liệu do khâu vận chuyển, treo và hạ
sẽ quyết đònh hàm lượng thép trong cọc.
 Các thiết bò hạ cọc thường gây tiếng ồn và chấn động.
3.1.1. Chế tạo cọc bê tông cốt thép
- Đây là loại được sử dụng phổ biến nhất trong xây dựng móng, có 2 loại
cọc: cọc đặc và cọc ống.


a) Cọc đặc
- Cọc loại này có tiết diện vuông, có thể có các dạng tròn và nhiều cạnh.
Chiều dài đoạn cọc tùy thuộc vào tiết diện cọc, điều kiện thi công (thiết
bò chế tạo, cẩu lắp, vận chuyển, hạ cọc…), chiều dài tối đa cọc đặc BTCT
thường như sau:

Kích thước tiết diện (cm) 20 25 30 35 40 45
Chiều dài tối đa (m) 5 12 15 18 21 25

- Cọc được chế tạo trên bãi đúc tại công trường hoặc các phân xưởng, bãi
đúc phải đảm bảo bằng phẳng và không bò lún. Việc chế tạo phải tuân
thủ các quy đònh về thi công bê tông (hàm lượng cốt thép, chất lượng bê
tông, lớp bê tông bảo vệ, chất lượng ván khuôn, các chi tiết phục vụ vận
chuyển và cẩu lắp…).
Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 3

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 3
- Khi đổ bê tông đổ từ mũi lên đỉnh cọc, ván khuôn có thể quay vòng và
tháo sớm khi bê tông đạt 25% cường độ, nhưng vẫn bảo dưỡng bê tông
cho đến khi đạt cường độ. Ván khuôn có thể dùng thân cọc này làm ván
khuôn cho cọc kia, các cọc sau khi đổ xong phải đánh dấu và ghi lý lòch
rõ ràng, có mẫu thí nghiệm cho từng khối bê tông.
- Các vò trí cẩu cọc cần được đặt đúng vò trí


Hình 3.1
. Các vò trí buộc và tư thế nâng xách cọc

Khi cẩu cọc tại 1 điểm thì vò trí tốt nhất là 0,292L, khi cẩu cọc tại 2
điểm thì vò trí tốt nhất là 0,207L.

b) Cọc ống
- Cọc ống được chế tạo theo phương pháp ly tâm (loại cọc nhỏ đường kính
40, 60, 80cm) hoặc đúc trong ván khuôn gỗ (loại cọc lớn đường kính 100,
120, 160, 200, 300cm).
- Mối nối cọc ống được cấu tạo mặt bích, dùng liên kết bu lông hoặc liên
kết hàn.
Ư Ngoài các loại cọc BTCT thường còn dùng các loại cọc bê tông ứng lực
trước, loại này thường dùng công nghệ căng trước trong nhà máy.
3.1.2. Phương pháp và thiết bò hạ cọc
- Các loại cọc chế tạo sẵn hạ vào trong đất theo phương pháp ép bằng tải
trọng tónh, dùng búa đóng, búa chấn động rung hạ cọc, kết hợp xói đất và
đóng hoặc rung cọc.
- Có 3 loại búa chính:
a) Búa trọng lực hay búa rơi tự do
Nguyên lý hoạt động là nhờ trọng lượng bản thân quả búa được nâng lên
bằng tời và thả rơi tự do xuống đầu cọc. Dùng loại búa này đóng cọc
năng suất rất thấp, giá búa phải cao hơn chiều dài cọc rất nhiều.
Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 3

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 4
b) Búa hơi
- Nguyên lý hoạt động là dùng hơi nước hoặc khí nén có áp đẩy xilanh của
búa lên, sau đó nhờ trọng lượng bản thân của quả búa rơi tự do xuống
đầu cọc.
- Có 2 loại búa hơi: búa đơn (búa đơn động) và búa kép (búa song động).
c) Búa diezel
- Các loại búa diezel đều làm việc theo nguyên tắc động cơ nổ hai thì và
nhiên liệu là dầu diezel.
- Bộ phận xung kích được kéo lên bằng tời, nhiên liệu được bơm vào
buồng nén, không khí và nhiên liệu bò nén và nóng lên biến thành một

hỗn hợp ở trạng thái sương mù, khi đủ nhiệt độ nhiên liệu bốc cháy sẽ
gây nổ, khi đó cọc được đóng xuống và búa lại nẩy lên tiếp tục hành
trình mới.
- Có 2 loại búa diezel 2 đũa và búa diezel hình ống.
- Búa diezel có ưu điểm hơn so với búa khác:
 Rất cơ động, thao tác dễ dàng, dùng nhiên liệu rẻ tiền.
 Năng suất cao.
- Tuy nhiên búa diezel có nhược điểm:
 Không hiệu quả khi đóng cọc trong đất yếu, do cọc lún nhiều, búa
không đủ năng lượng bật lên cao do đó không thể tiếp tục chu kỳ
sau.
 Hạn chế đóng các cọc xiên.
Một số loại búa tham khảo để chọn khi thi công cọc đóng:

Trọng lượng (T)
Nhãn búa
Toàn bộ Phần
động
Độ
cao
rơi
(m)
Năng
lượng
(kNm)
Số
nhát/phút
Chiều
cao
(m)

Kobe K150
SNG C974
Mitsubishi MB70
Delmag D55
Koehring J44
35,8
9
20,46
11,69
9,56
14,72
5
7,05
5,28
4,32
2,59
3
2,59
-
2,49
381,3
135
185,7
158,8
107,6
45-60
43-55
38-60
36-47
42-70

8,5
5,5
6,1
5,5
4,6

d) Chọn búa đóng cọc
- Theo kinh nghiệm năng lượng của một nhát búa ít nhất phải lớn hơn 25
lần khả năng chòu lực giới hạn P của cọc:
Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 3

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 5
E > 25P (Nm)
Trong đó:

km
P
P
0
=
(kN)
Với
P
0
sức chòu tải tính toán của cọc theo đất nền (kN)
k hệ số đồng nhất của đất (thường lấy 0,7 – 0,8)
m hệ số điều kiện làm việc (phụ thuộc vào số lượng cọc,
cấu tạo bệ móng, thường lấy bằng 1)
Sau đó kiểm tra lại hệ số hiệu dụng theo công thức:


max
81,9 K
E
qQ
K <
+
=

Trong đó
E là năng lượng búa chọn ở trên
Q trọng lượng toàn bộ búa (kg)
q trọng lượng của cọc và đệm cọc, đệm búa và cọc đệm
(kg)
K
max
hệ số hiệu dụng lớn nhất của búa

Hệ số K
max
Loại búa
Cọc gỗ Cọc thép Cọc BTCT
Búa kép, búa diezel loại ống
Búa đơn, búa loại 2 đũa
Búa trọng lực
5,0
3,5
2,0
5,5
4,0
2,5

6,0
5,0
3,0

- Nên chọn hệ số K < K
max
, nếu không hiệu quả sẽ kém, tốc độ chậm, cọc
không xuống đến độ sâu thiết kế hoặc vỡ cọc.
- Khi đóng cọc nghiêng năng lượng búa sẽ giảm, do đó E cần tăng thêm
hệ số theo bảng sau:

Độ nghiêng 5 : 1 4 :1 3 :1 2 : 1 1 : 1
Hệ số 1,10 1,15 1,25 1,40 1,70

- Trong quá trình đóng cọc cần theo dõi độ chối của búa (độ tụt xuống của
cọc ứng với mỗi nhát búa và được tính bằng trò số trung bình cộng sau
một đợt đóng nhất đònh). Độ chối được tính theo công thức:

Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 3

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 6

qQ
kqQ
nFmPP
mnFQH
e
+
+
+

= .
)/(
81,9
(m)
Trong đó
Q trọng lượng toàn bộ của búa (tấn)
q trọng lượng cọc, đệm cọc, đệm búa, cọc dẫn, cọc đệm (tấn)
m hệ số an toàn (0,5 và 0,7 cho công trình vónh cữu và tạm thời)
k hệ số khôi phục (tùy thuộc vào vật liệu làm cọc và đệm đầu cọc
khi đóng), nếu cọc BTCT, cọc thép dùng đệm thép lót gỗ thì k = 0,2.
H độ cao búa rơi (m)

Q
E
H
81,9
=

F diện tích tiết diện cọc (m
2
).
P tải trọng giới hạn của cọc (kN).
n hệ số phụ thuộc vào vật liệu cọc và điều kiện hạ cọc

Vật liệu cọc Điều kiện hạ cọc Hệ số n
Gỗ
Có đệm cọc
Không đệm cọc
784
981

Bê tông cốt thép Có đệm cọc 1470
Thép
Có cọc đệm bằng gỗ
Có cọc đệm thép và đệm
Không cọc đệm, có đệm cọc
1962
2943
4905

e) Đệm cọc
- Khi đóng bằng búa thì trên đỉnh cọc phải có đệm để giảm xung lực tác
dụng trực tiếp lên đầu cọc, đệm đầu cọc gồm có chụp đầu cọc và đệm gỗ
3.1.3. Kỹ thuật đóng cọc
a) Chuẩn bò
- Cọc được tập kết bên cạnh giá búa, được kiểm tra chất lượng, các khuyết
tật có thể xuất hiện.
- Vạch dấu sơn trên thân cọc để dễ dàng theo dõi khi hạ.
- Cẩu cọc vào vò trí, thi công các mối nối (nếu có).
- Lắp đệm cọc và hạ búa vào đầu cọc.
b) Đóng cọc
- Dưới tác dụng của trọng lượng búa, cọc sẽ lún xuống một đoạn nhất đònh
tùy thuộc vào đất nền.
- Kiểm tra vò trí cọc, tim cọc, sau đó cho búa đóng nhẹ nhàng để kiểm tra,
cuối cùng cho búa hoạt động bình thường.
Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 3

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 7
- Trong quá trình đóng cọc cần phải theo dõi thường xuyên vò trí cọc, độ
lún trong từng lớp đòa chất, nếu phát hiện sai lệch và có hiện tượng bất
thường cần điều chỉnh và ngưng ngay.

c) Các lưu ý khi đóng cọc và trình tự đóng cọc
- Khi nâng hạ cọc cần chú ý đến điều kiện ổn đònh của giá búa, kiểm tra
các thiết bò thường xuyên, thi công an toàn tuyệt đối.
- Căn cứ vào số lượng và sơ đồ bố trí cọc trên mặt bằng cũng như tình hình
đòa chất thủy văn có thể đóng cọc theo nhiều cách:
1. Đóng cọc theo hàng: cọc được đóng từng hàng theo hình chữ S, giá
búa chủ yếu di chuyển ngang, búa đóng bắt đầu từ hàng ngoài cùng
và cũng kết thúc là hàng ngoài cùng đối diện. Nếu cọc hàng ngoài
cùng là các hàng cọc xiên, trước hết cho búa đóng các hàng cọc
thẳng, sau đó đến các hàng cọc xiên.
 Ưu điểm: cho năng suất cao trong trường hợp số hàng trong cụm cọc
không lớn, bình đồ cọc bố trí kéo dài, dễ bố trí đường giá búa.
 Nhược điểm: đất nền sẽ bò nén chặt không đều và có biểu hiện mặt
đất bò trồi, móng sẽ bò lún lệch.
2. Đóng cọc theo hình xoắn ốc: được thi công khi số lượng cọc dày và
nhiều, cọc được đóng từ tâm đi ra ngoài để tránh hiện tượng ép đất
vào trong gây khó khăn khi đóng các cọc trong và các cọc đóng
trước cản trở cọc đóng sau.
 Ưu điểm: có hiệu quả khi thi công các loại móng rộng, nhiều hàng
cọc, đóng trong bất kỳ loại đất nào, đất được nén chặt đều trong
phạm vi hố móng.
 Nhược điểm: phải di chuyển hoặc xoay hướng giá búa phức tạp.
3. Đóng cọc theo cách phân đoạn: đầu tiên đóng một dãy cọc riêng lẻ
để phân đoạn thành những khoảng bằng nhau, sau đó trong từng
khoảng cọc lại đóng theo các cách trên.
3.1.4. Công nghệ đóng cọc
a) Đóng cọc ở nơi không có nước mặt
- Đóng cọc trên mặt đất trước khi đào hố móng
- Đóng cọc sau khi đào hố móng
b) Đóng cọc ở nơi có nước mặt

- Đắp đảo và đóng cọc trên đảo
- Đóng cọc trên giàn giáo (cầu tạm)
 Đóng cọc trên phương tiện nổi

Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 3

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 8
3.2. Thi công cọc bê tông cốt thép đúc tại chỗ (cọc nhồi, cọc khoan nhồi)
3.2.1. Công nghệ khoan cọc
- Công nghệ hỗn hợp đóng khuôn và đúc cọc tại chỗ (cọc nhồi).
- Công nghệ khoan và đúc cọc tại chỗ (cọc khoan nhồi)
- Ưu điểm:
 Rút bớt các công đoạn của cọc đúc sẵn
 Dễ thay đổi kích thước hình học, việc thay đổi kích thước đó cho phù
hợp với điều kiện thực tế.
 Cọc khoan nhồi có khả năng sử dụng trong mọi loại đòa hình khác
nhau, đặt chân cọc ở bất kỳ độ sâu nào.
 Cọc khoan nhồi tận dụng tối đa khả năng chòu lực của vật liệu, so
với cọc đóng.
 Khi thi công không gây chấn động và ồn.
 Khi thi công có thể kiểm tra trực tiếp các lớp đòa chất.
- Nhược điểm:
 Khó kiểm tra được các khuyết tật, chất lượng phụ thuộc chủ quan
vào đơn vò thi công.
 Dễ xảy ra các khuyết tật: thay đổi kích thước tiết diện, rỗ bê tông, …
 Thi công phải phụ thuộc vào thời tiết
 Khó thi công qua các lớp đất cát
a) Ống vách
- Ống vách được sử dụng tạm thời hoặc sử dụng như là một phần của công
trình, có nhiệm vụ chống giữ cho vách khoan được ổn đònh, bảo vệ cho

mặt đất xung quanh vò trí lỗ khoan khỏi lún sụt. Ống vách đảm bảo các
yêu cầu:
 Đủ cường độ và độ cứng, hình dạng phải tròn đều và thẳng, thành
vách phải kín khít, mặt trong và ngoài phải nhẵn.
 Đường kính trong của ống vách phải lớn hơn đường kính ngoài của
đầu khoan từ 4-15cm.
 Độ dài của ống vách tùy theo điều kiện thủy văn, đòa chất, độ sâu
cọc khoan và thiết bò công nghệ sử dụng. Ống vách cao hơn mực
nước ngầm hoặc nước mặt khoảng 2m trở lên, nếu có dùng vữa sét
thì cao trình miệng ống có thể thấp hơn. Cao trình đáy ống tùy điều
kiện đòa chất để có thể quyết đònh, ống vách có thể rút lên hoặc để
lại khi đổ bê tông.
b) Vữa sét (bùn khoan)
Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 3

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 9
- Vữa sét (dung dòch bentonit) tỷ trọng cao dùng giữ thành hố khoan, dung
dòch này có tính xúc biến cao chui vào lỗ rỗng của các hạt rời tạo thành
màng, một mặt giữ cho nước không thấm qua vách, mặt khác giữ cho đất
rời không bò sạt lỡ.
- Dung dòch có lực đẩy nổi làm cho mùn khoan không lắng xuống đáy.
- Dung dòch khoan phải đảm bảo các chỉ tiêu:
 Tỷ trọng phải lớn để tạo ra áp lực tác dụng lên vách lỗ khoan (1.05-
1.25g/cm
3
).
 Phải đảm bảo độ nhớt để chống sự lắng đọng mùn khoan (18-36s).
 Độ PH cho phép 7-9.5, vùng nước lợ và nước mặn thì bentonit sẽ bò
phân hủy.
 Độ phân tầng (độ phân tầng trong 1 ngày đêm không lớn hơn 4-8%).

 Hàm lượng cát trong dung dòch vữa sét nhỏ hơn 8%.
 Độ thất thoát nước khi tiếp xúc với đất đá nhỏ hơn 5-25cm
3
sau 30
phút.
- Trong quá trình khoan phải kiểm tra dung dòch liên tục: tỷ trọng, độ nhớt,
độ phân tầng, chiều cao cột dung dòch…
c) Khoan tạo lỗ
- Quá trình khoan gồm các công việc: khoan phá đất đá, gia cố vách và
lấy đất đá ra khỏi hố khoan. có thể dùng các phương pháp sau:
c1- Công nghệ dùng ống vách

- Hạ ống vách, thả gầu khoan (gầu ngoạm) xuống ống vách để phá và lấy
đất trong ống vách ra.
c2- Công nghệ dùng máy khoan vận hành ngược

- Dùng cần khoan để hút dung dòch hỗn hợp mùn khoan ra ngoài, (dùng
máy hút thủy lực, bơm chìm, xói nước…).
- Tùy các loại đất khác nhau có thể dùng các đầu khoan khác nhau để phá
cấu trúc đất đá.
- Trong công nghệ này có thể không dùng ống vách mà dùng áp lực cột
nước tónh cao hơn mực nước ngầm để giữ ổn đònh vách khoan.
- Khi máy hoạt động không tránh khỏi hiện tượng văng ngang của đầu
khoan, vì không dùng ống vách nên đường kính lỗ khoan thường rộng
hơn so với thiết kế.
c3- Công nghệ khoan lỗ bằng đầu khoan đào đất

- Dưới tác dụng của trọng lượng bản thân gầu và của trục treo, các lưỡi
xén khi xoay xung quanh trục theo một đường cắt nhất đònh.
- Đường kính đáy của gàu khoan thường nhỏ hơn đường kính cọc.

Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 3

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 10
- Tùy vào điều kiện đòa chất khác nhau có thể sử dụng dung dòch bentonit
để giữ ổn đònh vách khi khoan.
d) Một số lưu ý khi khoan tạo lỗ
- Cần chống vách tạm thời khi khoan qua lớp đất yếu, đất rời, khi đổ bê
tông có thể rút lên để tận dụng cho cọc khác. Ống vách phải hạ xuống
lớp đất không thấm nước.
- Lỗ khoan phải sạch trước khi đổ bê tông.
- Khối lượng đất đá được lấy ra từ lỗ khoan phải phù hợp với thể tích lý
thuyết.
- Thời gian từ lúc khoan xong cho đến khi đổ bê tông không được kéo dài
quá 6h.
- Phải đảm bảo điều kiện an toàn tuyệt đối cho công nhân khi làm việc
trong hố khoan, kiểm tra phát hiện khí độc trong lỗ khoan để có biện
pháp xử lý.
e) Thổi rửa lỗ khoan
- Làm vệ sinh đáy và thành lỗ khoan trước khi đúc cọc, không để mùn
khoan lẫn vào bê tông. Thổi rửa lỗ khoan gồm 2 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: ngay sau khi khoan xong phải đưa hết mùn khoan ra
ngoài bằng cách bơm hút.
 Giai đoạn 2: trước khi đổ bê tông cần đẩy ra ngoài tất cả các hạt mòn
còn lại ở trạng thái lơ lửng bằng ống hút dùng khí nén. Trong quá
trình bơm hút cần bổ sung vữa sét và nước để ổn đònh thành vách.
 Sau khi làm vệ sinh lỗ khoan cần kiểm tra lại chiều sâu đáy cọc.
3.2.2. Công nghệ gia công và lắp hạ lồng thép
a) Gia công lồng thép
- Lồng thép được chế tạo theo từng đoạn trên giá nằm ngang, lắp thép vào
vò trí sau đó hàn hoặc buộc các cốt đai và cốt chủ vào nhau, cần chú ý

lắp tai đònh vò và các con kê.
- Chế tạo lồng thép theo chiều dài tối đa của thép, đáy lồng thép nên làm
các thanh ngang để lồng thép không bò kéo theo khi đổ bê tông.
b) Lắp hạ lồng thép
- Dùng cần cẩu để treo và hạ lồng thép, trình tự như sau:
 Lắp một đoạn vào trong lỗ khoan.
 Cẩu lắp đoạn lồng khác và nối hai lồng lại nhau, sau đó buộc cốt đai
còn thiếu ở vò trí nối. Tiếp tục hạ và nối đến lồng thép cuối cùng.
Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 3

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 11
- Các khuyết tật khi hạ lồng thép: cốt chủ bò uốn cong, mối nối bò tuột,
lồng thép bò lệch, ống vách bò lún khi hạ lồng ma sát vào vách, chiều dài
thép không đúng với thiết kế, khi rút ống vách lồng thép có thể bò kéo
theo và lệch đi…
3.2.3. Công nghệ đổ bê tông
- Chất lượng của cọc phụ thuộc rất nhiều vào giải pháp đổ bê tông.
a) Trường hợp lỗ khoan không có nước:
- Với trường hợp này bê tông được bơm trực tiếp vào hố khoan, hố khoan
phải được lấy sạch mùn khoan và phải hút cạn nước, nếu đất ẩm phải đổ
trước1 lớp bê tông và đầm chặt.
b) Trường hợp lỗ khoan có nước hoặc dung dòch bùn sét
- Trường hợp này phương pháp thi công hiệu quả nhất là đổ bê tông dưới
nước bằng ống rút thẳng đứng, đối với cọc có một số đặc điểm đặc biệt:
lỗ sâu và hẹp, do đó khi bơm bê tông cần phải liên tục.
- Bê tông cọc khoan nhồi đổ dưới nước thường thiết kế với mác 350-400
độ sụt từ 12,5-18cm
- Các vật liệu dùng trộn bê tông đều phải được kiểm tra và thí nghiệm.
Ống và phễu đổ bê tông phải đảm bảo theo quy đònh.
- Khi đổ bê tông ống phễu phải nâng lên khoảng 20cm để bê tông có thể

chui ra khỏi ống, đặt quả cầu trong ống có gắn dây treo, đổ bê tông vào
phễu và cắt dây treo quả cầu, bê tông tự chảy ra ngoài, khi bê tông dâng
lên khoảng 2m lúc đó bắt đầu rút ống từ từ nhưng vẫn đảm bảo ống ngập
trong bê tông không nhỏ hơn 2m.
- Trong khi đổ nếu bê tông bò tắc nghẽn lúc này không được lắc ngang, chỉ
di chuyển thẳng đứng và gõ bằng búa gỗ vào ống.
- Phải luôn theo dõi cột bê tông trong lỗ khoan bằng cách so sánh thể tích
lỗ với khối lượng bê tông đã đổ.
- Khi đúc cọc tại chỗ thì hiện tượng thường xảy ra đó là vữa xi măng nổi
lên trên mặt bê tông một lớp khá dày, để khắc phục bằng cách đổ tiếp
tục bê tông cao hơn đỉnh cọc để sau khi đập đầu cọc thì phần còn lại vẫn
đạt yêu cầu.
- Khi đổ bê tông trong nước của cọc không nên dùng phương pháp vữa
dâng, thùng mở đáy…
3.2.4. Kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi
- Gồm 3 nội dung đó là chất lượng khoan tạo lỗ, chất lượng trộn và đổ bê
tông, và chất lượng cọc sau khi đã hoàn thành.
Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 3

ThS. Trần Nhật Lâm Trang 12
a) Kiểm tra chất lượng lỗ khoan
- Ngoài nội dung kiểm tra về vò trí cọc trên bình đồ, cao độ mặt đất, cao
độ đỉnh ống vách, còn cần phải kiểm tra kích thước và các đặc trưng hình
học của lỗ khoan thực tế như: đường kính, độ nghiêng, chiều sâu… và các
đặc trưng cơ lý của đòa tầng để đối chiếu với tài liệu đã khảo sát được.
b) Kiểm tra chất lượng bê tông
- Trước khi trộn cần kiểm tra cốt liệu, xi măng và chất phụ gia.
- Trong khi trộn cần theo dõi kiểm tra tỷ lệ thành phần, độ sụt, phải lấy
mẫu cho từng mẻ.
- Trong khi đổ theo dõi vò trí và độ cao rót bê tông vào phễu, tốc độ bê

tông tụt trong ống, độ ngập sâu của đáy ống đổ vào bê tông.
c) Kiểm tra chất lượng cọc sau khi thi công
- Kiểm tra bằng ép mẫu bê tông: khoan lấy mẫu từ thân cọc, cũng có thể
kiểm tra đối chứng từ các mẫu đã đúc.
- Kiểm tra không phá hoại: dùng siêu âm, dùng tia gamma hoặc phương
pháp cơ học, phải đặt sẵn các ống siêu âm trước khi đổ bê tông,



×