Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đề tài: “Quản lý chất lượng sản phẩm ở Công ty cổ phần May Hưng Yên và một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm” pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 75 trang )

LuËn v¨n tèt nghiÖp

1







Đề tài:
“Quản lý chất lượng sản phẩm ở Công ty cổ phần May
Hưng Yên và một số giải pháp góp phần nâng cao chất
lượng sản phẩm”

LuËn v¨n tèt nghiÖp

2

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường, cùng với quá
trình mở cửa hội nhập cùng thế giới đã tạo ra sự cạnh tranh về mọi mặt ngày
càng gay gắt và quyết liệt. Sức ép của hàng nhập lậu, của người tiêu dùng, của
hàng nước ngoài buộc các nhà kinh doanh cũng như các nhà quản lý phải hết
sức coi trọng vấn đề đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản
phẩm ngày nay đang trở thành một nhân tố cơ bản để quyết định đến sự thành
bại trong cạnh tranh, quyết định sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp
nói riêng cũng như sự tiến bộ hay tụt hậu của nền kinh tế nói chung.
Công ty cổ phần May Hưng Yên là một doanh nghiệp nhà nước, hạch
toán độc lập. Từ khi thành lập, Công ty tồn tại trong một thời gian dài của chế
độ bao cấp cũ, với chế độ hạch toán tập trung, Nhà nước cấp nguyên liệu vật tư


đầy đủ và bao tiêu toàn bộ sản phẩm sản xuất ra. Do vậy, trong giai đoạn này,
công tác chất lượng sản phẩm không được chú trọng nhiều. Sản phẩm chỉ đạt
được ở mức chấp nhận được nhưng vẫn tiêu thụ hết. Thêm vào đó, Công ty chỉ
quan tâm đến năng suất lao động, số lượng sản phẩm sản xuất ra hơn là vấn đề
nâng cao chất lượng. Khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty đã
gặp rất nhiều khó khăn do việc thị trường các nước Đông Âu tan rã, chất lượng
kém không thể cạnh tranh được. Do đó, Ban Giám đốc Công ty đã đề ra đường
lối chiến lược phát triển cho Công ty nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng trong
tình hình mới. Điều này thể hiện rất rõ qua việc Công ty phấn đấu áp dụng thành
công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và triết lí kinh doanh của
Công ty: “Để hội nhập tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, chất
lượng là mục tiêu, mối quan tâm hàng đầu đối Công ty cổ phần May Hưng Yên.
Để gìn giữ và phát triển mối quan hệ bạn hàng, Công ty cam kết chỉ cung cấp
những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng của khách hàng”.
LuËn v¨n tèt nghiÖp

3
Như vậy, vấn đề chất lượng sản phẩm ở công ty là một vấn đề vô cùng
quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn. Chính vì vậy qua quá trình thực tập tại công
ty từ thực tế công ty và việc vận dụng những kiến thức đã học được vào trong
công việc, em đã chọn đề tài:"Quản lý chất lượng sản phẩm ở Công ty cổ phần
May Hưng Yên và một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm"
đề viết luận văn này.
Luận văn gồm có 3 chương:
Chương I: Giới thiệu về Công ty cổ phần may Hưng Yên
Phần II: Thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại Công ty cổ
phần may Hưng Yên
Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công
ty cổ phần May Hưng Yên.
LuËn v¨n tèt nghiÖp


4
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HƯNG YÊN

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Công ty cổ phần may Hưng Yên, tiền thân là xí nghiệp may Hưng Yên
được thành lập ngày 19/5/1966 theo quyết định của Bộ Ngoại thương Việt
Nam, dựa trên cơ sở chủ trương của Đảng và Chính phủ nhằm giải quyết lao
động cho địa phương và góp phần vào công cuộc cải tạo kinh tế của đất nước.
Ngày 24/03/1993 theo quyết định 224/CNn-TCLĐ của Bộ Trưởng Bộ
Công nghiệp nhẹ về việc thành lập lại doanh nghiệp nhà nước và quyết định
440/CNn-TCLĐ về việc đổi tên thành công ty may Hưng Yên.
Công ty cổ phần may Hưng Yên là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dệt-
May Việt Nam với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là : Sản xuất và gia công
hàng may mặc phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Kể từ 1/1/2005 công ty cổ phần may Hưng Yên hoạt động theo mô hình
công ty cổ phần trực thuộc tập đoàn Dệt may Việt nam. Cho đến nay công ty
may Hưng Yên đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh
vực sản xuất hàng may mặc. Hiện nay công ty với 3500 công nhân và 3750 thiết
bị chuyên dùng các loại. Hàng năm sản xuất trên 5 triệu sản phẩm các loại xuất
khẩu sang các thị trường như EU, Nhật Bản, Mỹ, Canađa Các sản phẩm của
công ty đã được các thị trường đánh giá cao về chất lượng, đa dạng về mẫu mã
và chủng loại sản phẩm. Từ chỗ công ty làm ăn với một vài bạn hàng đến nay
công ty đã có quan hệ và làm ăn lâu dài với hơn 30 bạn hàng nước ngoài.
II. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY
Công ty cổ phần may Hưng Yên là doanh nghiệp cổ phần (với 51% vốn
của Nhà nước) thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX) là một doanh
nghiệp hạch toán độc lập và có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp.
LuËn v¨n tèt nghiÖp


5
Với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là gia công hàng
may mặc xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu thông qua các khách hàng trung
gian tại Hồng Kông - Hàn Quốc - Đài loan để xuất khẩu sang các thị trường và
khu vực trên Thế giới.

III. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Công ty cổ phần may Hưng Yên được tổ chức quản lý theo mô hình quản lý
chức năng một thủ trưởng gồm: Hội đồng quản trị - 1 tổng giám đốc và 3 phó tổng
giám đốc, bên dưới là các phòng chức năng và các xí nghiệp thành viên của công
ty. Đứng đầu các phòng là các trưởng phòng và đứng đầu các xí nghiệp là các giám
đốc xí nghiệp chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ tổng giám đốc công ty theo sơ đồ.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty may Hưng Yên













TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TG
Đ

PH


TRÁCH KINH
DOANH
PHÓ TG
Đ

PHỤ TRÁCH
SẢN XUẤT
PHÓ TG
Đ

PHỤ TRÁCH
CHẤT
L
Ư

NG

Phòng
KT-TV
Phòng
XNK
Phòng
QA

Phòng
KH- Vật
t

ư

Phòng
Kỹ thuật

Văn
phòng
XN

May 1
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Phòng
KD
Phòng
Tổ
ch

c

XN

May 2
XN
May 3
XN
May 4
XN

May 5
XN


May 6
XN

May 7
XN

Cắt
LuËn v¨n tèt nghiÖp

6







- Hội đồng quản trị: Có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến mục
đích, quyền lợi của công ty phù hợp với pháp luật, trừ những vấn đề thuộc thẩm
quyền của Đại hội cổ đông.
- Tổng giám đốc công ty : Do hội đồng quản trị Bổ nhiệm. Là người đại
diện tư cách pháp nhân trong mọi giao dịch, chịu trách nhiệm về quản lý điều
hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh: Chỉ đạo phòng Xuất nhập
khẩu, kế toán tài vụ ; phòng kinh doanh; phòng kế hoạch - vật tư trong việc mua
sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm; Chỉ đạo các hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty.
- Phó tổng giám đốc phụ trách chất lượng : Chỉ đạo các đơn vị thực hiện
những yêu cầu về chất lượng sản phẩm, đại diện lãnh đạo trong việc quản lý

hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo tiêu chuẩn ISO 9001/2000 ,
ISO-14000 và SA-8000…
- Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất: Chỉ đạo sản xuất của công ty
phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của công ty nhằm đáp ứng tiến độ giao hàng
theo kế hoạch và thoả thuận với khách hàng; Chỉ đạo việc xây dựng các tiêu
chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật, xây dựng hệ thống định mức lao động, xây
dựng đơn giá sản phẩm và định mức tiền lương tại các khâu, bộ phận.
LuËn v¨n tèt nghiÖp

7
Khối phòng ban :
- Phòng Kế toán - tài vụ : Là đơn vị có chức năng theo dõi giám sát tài
chính và toàn bộ tài sản của công ty, có chức năng hạch toán các chi phí của các
nghiệp vụ kinh tế theo đúng quy định của Nhà nước.
- Phòng Xuất nhập khẩu : Là đơn vị có chức năng giao dịch với khách
hàng, có nhiệm vụ nắm bắt các yêu cầu của khách hàng, tìm kiếm thị trường,
tiếp xúc khách hàng và theo dõi việc ký kết và thực hiện các hợp đồng với khách
hàng nước ngoài.
- Phòng Kinh doanh : Là đơn vị chịu trách nhiệm về kinh doanh hàng
may mặc trong và ngoài nước, có trách nhiệm ký kết hợp đồng mua bán nguyên
phụ liệu phục vụ cho sản xuất các mặt hàng kinh doanh. Chịu trách nhiệm tổ
chức các cửa hàng bán lẻ các sản phẩm tiêu thụ nội địa. Chịu trách nhiệm tổ
chức và tham gia các hội chợ xúc tiến xuất khẩu.
- Phòng kỹ thuật-công nghệ : Là đơn vị có chức năng thiết kế mẫu, xây
dựng các quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, các tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng
dẫn các xí nghiệp may đúng yêu cầu của khách hàng, của chất lượng sản phẩm;
Có chức năng giao dịch với khách hàng về mẫu mã, qui cách và chất lượng của
sản phẩm; Có nhiệm vụ xây dựng các định mức kỹ thuật, các định mức lao động
và đơn giá tiền lương cho từng sản phẩm.
- Phòng QA : Là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và đảm bảo toàn bộ

khâu chất lượng sản phẩm của công ty từ khâu nguyên phụ liệu, trong quá trình
sản xuất đến khâu hoàn thiện sản phẩm cuối cùng.
Có nhiệm vụ kiểm tra 100% chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho.
- Phòng Kế hoạch - Vật tư : Là đơn vị chịu trách nhiệm theo dõi kế
hoạch, thống kê sản xuất, Theo dõi cân đối và quản lý nguyên phụ liệu phục vụ
cho sản xuất;
LuËn v¨n tèt nghiÖp

8
Có nhiệm vụ mua, nhập khẩu nguyên phụ liệu, máy móc thiết bi, phụ tùng
phục vụ cho sản xuất theo kế hoạch của công ty.
- Phòng Tổ chức Lao động : Là đơn vị có chức năng quản lý tổ chức
nhân sự, quản lý lao động, tiền lương, tổ chức đào tạo nâng bậc, tuyển dụng,
quản lý và giám sát công tác xây dựng cơ bản.
- Văn phòng công ty: Là đơn vị có chức năng quản lý văn thư, hành
chính, công vụ, theo dõi thi đua khen thưởng, quản lý và chăm sóc sức khoẻ
cho cán bộ công nhân viên ( y tế, nhà ăn ), quản lý và tổ chức hoạt động của
nhà trẻ, trường mần non Chịu trách nhiệm bố trí và tổ chức công tác bảo vệ,
công tác an toàn, bảo hộ lao động trong toàn công ty.
Khối sản xuất :
- Xí nghiệp cắt : Là đơn vị có nhiệm vụ tổ chức cắt các mã hàng theo kế
hoạch, sự điều độ của phòng kế hoạch - xuất nhập khẩu, theo mẫu sơ đồ qui định
của phòng kỹ thuật. Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn trước may như : đánh
số, ép mếch, đổi bán, đánh dấu đường may theo đúng qui trình sản xuất mã
hàng của phòng kỹ thuật công nghệ qui định. Có nhiệm vụ cấp bán thành phẩm
cho các xí nghiệp theo sự điều độ của phòng kế hoạch - xuất nhập khẩu.
- Các xí nghiệp may: Có nhiệm vụ bố trí xắp xếp sản xuất từng mã hàng
theo qui định của phòng kỹ thuật tại : Tài liệu kỹ thuật, định mức lao động, bố
trí sắp xếp chuyền. Đảm bảo điều hành sản xuất ổn định , đảm bảo chất lượng
theo qui định, nâng cao năng suất lao động, sử dụng đúng vật tư, đảm bảo đúng

tiến độ giao hàng; Thực hiện tốt các chế độ cho người lao động theo đúng qui
định của Nhà nước, của thoả ước lao động và các qui định của công ty.
IV. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 3
NĂM 2003, 2004, 2005
Trong những năm qua, nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Hội đồng quản trị và
Ban giám đốc, sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên cùng với sự
LuËn v¨n tèt nghiÖp

9
quan tâm giúp đỡ của các cơ quan cấp trên, sự ủng hộ nhiệt tình của chính quyền
sở tại và các doanh nghiệp đối tác, công ty cổ phần may Hưng Yên đã tìm được
những thị trường tiềm năng mới, thích ứng dần với sự cạnh tranh gay gắt của
nền kinh tế thị trường, từng bước ổn định sản xuất và tình hình sản xuất của
công ty đã luôn vượt kế hoạch.
Công ty đã ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt nhu
cầu của người tiêu dùng. Để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh như vậy,
công ty đã khai thác và tận dụng tiềm lực của chính mình, ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, tiết kiệm chi phí và giảm giá thành sản phẩm.
Thước đo cho mọi sự phát triển của doanh nghiệp là kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp đó. Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của công ty cổ
phần may Hưng Yên, ta có thể đánh giá tình hình sản xuất sản phẩm của công ty
qua bảng sau:
1. Các mặt hàng sản xuất chủ yếu của công ty:
Hàng năm công ty sản xuất các chủng loại mặt hàng theo các nhóm sản
phẩm và số lượng như sau :
Bảng 1: Chủng loại và sản lượng sản phẩm sản xuất năm 2004-2005
TT
Tên sản phẩm ĐVT Năm 2004 Năm 2005
1 Áo Jacket các loại Chiếc 1.184.500


1.163.339

2 Sơ mi các loại Chiếc 102.000

205.434

3 Quần các loại Chiếc 215.500

1.215.525

4 Quần dệt kim Chiếc 206.000

676.898

5 Aó T-Shirt, Polo-Shirt Chiếc 389.500

610.580

LuËn v¨n tèt nghiÖp

10
6 Quần, áo các loại khác Chiếc 74.000

133.388

(Nguồn: văn phòng – Công ty cổ phần may Hưng Yên)
Qua bảng báo cáo trên ta thấy sản lượng của công ty tăng dần qua các năm.
Sản lượng tăng chứng tỏ thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty đang ngày
càng mở rộng hơn. Đặc biệt là mặt hàng quần các loại, số liệu trên cho thấy sản
phẩm của công ty đã và đang được thị trường chấp nhận. Bên cạnh đó, sản

phẩm các chủng loại khác cũng dần gây được uy tín với khách hàng. Điều này
có nghĩa là sản phẩm của công ty với chất lượng cao đã tạo được sự tin tưởng
của khách hàng và đang ngày càng nâng cao vị thế trên thị trường trong và ngoài
nước. Vì vậy mà lợi thế cạnh tranh của công ty sẽ cao hơn.
2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần May Hưng Yên
Bên cạnh việc tăng số lượng, các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
cũng phát triển không ngừng, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, nâng cao
thu nhập người lao động.
Qua bảng sau, chúng ta có thể nhìn thấy một cách cụ thể sự phát triển của
công ty cổ phần may Hưng Yên trong những năm gần đây:
STT

Chỉ tiêu
Đơn Vị
Tính
2002 2003 2004 2005
1
Tổng doanh thu
- Doanh thu XK
- Doanh thu NĐ
Triệu đồng

Triệu đồng

Triệu đồng

36.003

34.179


1.824

38.554

36.574

1.980

41.546

39.156

2.390

54.090

51.140

2.950

2 Giá trị SXCN Triệu đồng

18.134

20.992

23.264

34.885


3
Nộp ngân sách Nhà
Triệu đồng

224

302

361

624

LuËn v¨n tèt nghiÖp

11
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty may Cổ Phần Hưng Yên
(Nguồn số liệu văn phòng – Công ty cổ phần may Hưng Yên)
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
liên tục phát triển là do công ty không ngừng tăng sản lượng, cải tiến máy móc
thiết bị, áp dụng công nghệ mới, chú trọng quản lý kỹ thuật và nâng cao chất
lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng trong và
ngoài nước.
Qua bảng trên ta thấy tốc độ phát triển doanh thu và thị trường của công ty
đều tăng qua các năm. Cụ thể tốc độ phát triển doanh thu năm 2003 so với 2002
là 107% và đến năm 2005 thì tốc độ phát triển so với năm 2002 đã tăng lên
150%. Điều này chứng tỏ công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản
phẩm đầu ra, cải tiến mẫu mã cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng trên
thị trường, quan tâm đến hoạt động bán hàng. Bên cạnh đó, tốc độ phát triển của
kim ngạch xuất khẩu cũng tăng lên đáng kể tạo đà tăng trưởng cho công ty trong
những năm tiếp theo. Công ty còn có thành tích trong việc tạo ra thu nhập và

việc làm ổn định cho hơn 3500 cán bộ công nhân viên trong công ty. Thu nhập
của họ cũng không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2003/2002 tốc độ tăng là
114% nhưng cho đến năm 2005 thì tốc độ này đã đạt được 169% so với năm
2002. Riêng nộp ngân sách các năm từ 2002 đến 2005 có xu hướng ổn định.
Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rất hiệu quả và
không ngừng tăng doanh thu qua các năm.Việc tăng doanh thu và sản lượng sản
nước
4 Kim ngạch XK USD 1.224.973

1.475.600

1.934.220

2.305.008

5 Kim ngạch NK USD 5.969.474

6.813.343

6.586.700

7.934.740

6 Lợi nhuận Triệu đồng

1.035

1396

1.670


2.890

7 Thu nhập bình quân Nghìn/tháng

850

965

1.094

1.438

LuËn v¨n tèt nghiÖp

12
phẩm đã đưa đến kết quả là lợi nhuận của công ty cũng không ngừng tăng lên
qua các năm và có xu hướng tăng nhanh hơn trong những năm gần đây. Đối với
công ty, lợi nhuận chính là một trong những thước đo hiệu quả việc sản xuất
kinh doanh của công ty.
Nhìn chung về cơ bản công ty đã thích nghi nhanh chóng với cơ chế thị
trường cạnh tranh khá quyết liệt về ngành may mặc hiện nay đặc biệt là may
mặc xuất khẩu. Khách hàng của công ty không chỉ giới hạn ở một lứa tuổi mà
ngay từ khi thành lập công ty đã đặt ra mục tiêu là phục vụ mọi đối tượng khách
hàng. Với từng thị trường riêng biệt mà công ty có những mặt hàng riêng biệt để
tăng sức cạnh tranh. Mặt khác, công ty tiếp tục đầu tư đổi mới trang thiết bị
công nghệ, nâng cao uy tín vốn có của công ty trên thị trường may mặc nói
chung và thị trường may xuất khẩu nói riêng. Trong những năm qua, công ty đã
xây dựng được một mạng lưới thị trường đầu vào và thị trường tiêu thụ sản
phẩm may mặc có qui mô lớn, tạo điều kiện ổn định và phát triển lâu dài cho

công ty.
Những phân tích khái quát trên cho thấy mặc dù gặp nhiều khó khăn khi
chuyển sang nền kinh tế thị trường cùng với sự ra đời còn khá mới mẻ song
công ty cổ phần may Hưng Yên đã từng bước đưa hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình đi vào ổn định và phát triển. Sự tăng lên của các chỉ tiêu trong
những năm gần đây đã phần nào phản ánh được kết quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, khẳng định những nỗ lực rất đáng khuyến khích của tập thể cán
bộ công nhân viên trong công ty.

LuËn v¨n tèt nghiÖp

13
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HƯNG YÊN

I. CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN
PHẨM
1. Đặc điểm về sản phẩm hàng hoá và thị trường.
* Đặc điểm về sản phẩm:
Cơ cấu sản xuất mặt hàng của công ty rất đa dạng và phong phú. Ngoài
các mặt hàng truyền thống của công ty là áo sơmi, jacket, đồng phục cho cơ
quan, quần áo thể thao thì công ty còn sản xuất quần áo bơi, mũ. Bên cạnh đó,
công ty còn chú trọng vào các lĩnh vực kinh doanh phụ nhằm phát triển thêm
doanh thu như ký kết hợp đồng mua bán áo và đồng phục trẻ em.
Với tính chất sản xuất đa dạng như vậy, trong cơ chế thị trường công ty còn
biết vận dụng tiềm năng về lao động, về mặt máy móc thiết bị, trình độ công nhân
vào những nhiệm vụ sản xuất đa dạng, đảm bảo hoàn thiện chất lượng sản phẩm
tạo doanh thu cao nhất cho công ty đồng thời nâng cao vị trí cạnh tranh của công
ty trên thị trường.

* Đặc điểm về thị trường:
- Thị trường trong nước : Dân số nước ta hiện nay khoảng gần 80 triệu dân,
nhu cầu về sản phẩm may mặc là thiết yếu đang ngày càng tăng lên. Mức sống
của người dân được nâng cao, lối sống ăn mặc hiện đại, hợp thời trang đã du
nhập vào nước ta. Điều này buộc các nhà sản xuất phải nâng cao chất lượng sản
phẩm của mình cả về kiểu dáng mẫu mã lẫn chất liệu sản phẩm. Số lượng các
doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc cả nước nói chung chiếm tỷ lệ lớn như :
công ty may Thăng Long, công ty may Chiến Thắng, công ty may 247, ngoài
ra còn có các công ty, doanh nghiệp tư nhân từ khắp nơi có thể tồn tại với lực
LuËn v¨n tèt nghiÖp

14
lượng một đơn vị từ 5 đến 10 người hoặc vài trăm người. Chính vì vậy, nó đã
gây ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp cả về chất lượng lẫn giá
cả.
Bên cạnh đó, hiện nay trên thị trường có nhiều loại quần áo được nhập lậu từ
Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia về quần jean, áo phông, sơ mi với kiểu dáng
đẹp, mẫu mã phong phú, giá cả lại rẻ hơn hàng trong nước do không phải đóng
thuế khiến nhiều người Việt Nam sính hàng ngoại đã tiêu dùng chủ yếu các mặt
hàng này. Điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho các công ty may mặc trong
nước.
- Thị trường nước ngoài : Khi các đối tác nước ngoài đến Việt Nam để ký
kết hợp dồng gia công hàng xuất khẩu, họ thường chọn những công ty lớn có uy
tín về chất lượng sản phẩm, mẫu mã kiểu dáng đẹp, đa dạng về chủng loại, màu
sắc phù hợp với nhu cầu chung của người tiêu dùng.
Công ty Cổ Phần May Hưng Yên luôn chú trọng đến nghiên cứu thị
trường. Mặt hàng chính của công ty là các sản phẩm may mặc bao gồm các
chủng loại : áo jacket, váy áo nữ, áo đồng phục cơ quan, áo sơ mi xuất khẩu
Là một trong những thành viên của Tổng công ty dệt may Việt Nam, công ty cổ
phần may Hưng Yên đã góp một phần không nhỏ vào việc đẩy mạnh sản xuất

hàng dệt may. Các mặt hàng của công ty phong phú về chủng loại, đa dạng về
mẫu mã và kích thước, màu sắc, chất lượng luôn được chú trọng nâng cao không
những khẳng định được mình ở thị trường trong nước mà còn cả những thị
trường khó tính như : Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc
Chính sự nhạy bén với biến động của thị trường (sau sự kiện ngày 11/9),
công ty đã tìm được một hướng đi đúng đắn đó là không ngừng tìm kiếm thị
trường mới cả trong nước và quốc tế thông qua hoạt động của cửa hàng bán lẻ
và hoạt động xuất khẩu sang thị trường mới bảo đảm đầu ra cho sản xuất. Hơn
nữa, sản phẩm may mặc của công ty luôn được đổi mới, đa dạng hoá về chủng
loại, mẫu mã, kích cỡ, màu sắc, chất liệu với chất lượng sản phẩm cao, giá thành
LuËn v¨n tèt nghiÖp

15
được nhiều người tiêu dùng chấp nhận nên sản phẩm của công ty thu hút được
rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Điều này được thể hiện qua bảng
Bảng 5 phần phụ lục.
Qua bảng đó, ta thấy thị trường chủ yếu của công ty là Nhật, Đức và Nga. Ở
Nhật Bản, giá nhân công rất cao nên hầu hết mặt hàng may mặc đều được Nhật
nhập khẩu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đối với các thị trường này
công ty chỉ làm gia công, xuất khẩu trực tiếp vì chất lượng đòi hỏi cao. Tuy
nhiên, công ty rất chú trọng đến những thị trường này vì đây là những thị trường
có sức tiêu thụ lớn, chiếm tỷ lệ đặt hàng cao nhất so với những thị trường khác.
Mặt khác, công ty cũng luôn mở rộng mạng lưới kinh doanh tiếp thị, các đại lý
giới thiệu, quảng cáo và bán sản phẩm, xúc tiến các hợp đồng sản xuất bán FOB
trong và ngoài nước, doanh thu bán FOB năm 2005 đạt 20,294 tỷ tăng 25,47% so
với năm 2004, nhờ đó công ty đã thiết lập và mở rộng mối quan hệ với các khách
hàng tiềm năng ở những thị trường lớn khác tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài
của công ty.
2. Đặc điểm về nguồn vốn kinh doanh.
Vốn là điều kiện vật chất không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh

doanh. Muốn kinh doanh thì phải có vốn đầu tư, mua sắm tài sản cố định, công
cụ dụng cụ, dự trữ hàng hoá, chi trả các khoản chi phí phải chi khác Như vậy,
có thể hiểu vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Công ty Cổ Phần May Hưng Yên là thành viên của Tổng công ty dệt may
Việt Nam. Nguồn vốn của công ty được hình thành từ ba nguồn chính:
- Một là nguồn vốn của Nhà nước.
- Hai là nguồn vốn huy động từ cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Ba là nguồn vốn huy động từ bên ngoài.
LuËn v¨n tèt nghiÖp

16
Số cổ đông và cơ cấu phân phối vốn theo chủ sở hữu trong công ty được thể
hiện ở bảng sau:
Bảng 3 : Cơ cấu phân phối vốn của Công ty Cổ Phần May Hưng Yên
Loại cổ đông
Số cổ
đông
(người)
Số cổ phần ưu
đãi
( cổ phiếu )
Số cổ phần
thường
( cổ phiếu )
Tổng số cổ
phần
( cổ phiếu )


Phần %
so với
vốn điều
lệ
Cổ đông là
CBCNV
583

72.800

1.506

74.306

68.3%

Cổ đông tự do 20

0

10.994

10.994

10.1%

Cổ đông là Nhà
nước
01


0

23.500

23.500

21.6%

Tổng cộng 604

72.800

36.000

108.800

100%

(Nguồn số liệu văn phòng – Công ty cổ phần may Hưng Yên)
Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn được huy động từ cán bộ công nhân
viên là rất lớn còn huy động từ bên ngoài rất ít. Điều này chứng tỏ vốn nội bộ rất
quan trọng giúp cho công ty yên tâm sản xuất kinh doanh, hơn nữa việc đảm bảo
đầy đủ nguồn vốn là một vấn đề cốt yếu để quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra
liên tục và có hiệu quả. Vì vậy cơ cấu vốn hợp lý là yếu tố quan trọng để công ty
sử dụng vốn có hiệu quả, tiết kiệm vốn trong kinh doanh.
Vốn kinh doanh của Công ty Cổ Phần May Hưng Yên được chia thành hai
phần: Vốn cố định và vốn lưu động.
+ Vốn cố định: Bao gồm đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị, công cụ
dụng cụ được tính bằng tiền mặt.
LuËn v¨n tèt nghiÖp


17
+ Vốn lưu động: Bao gồm nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ và tài
sản ở khâu sản xuất như sản phẩm dở dang, bán sản phẩm.
Sau đây là kết quả báo cáo tình hình vốn kinh doanh của công ty trong những năm gần
đây:
LuËn v¨n tèt nghiÖp

18
Bảng 4: Tình hình về nguồn vốn của công ty trong những năm gần đây.

Chỉ tiêu
2002 2003 2004 2005
Số
tiền
(Tr.đ)
Tỷ lệ
(%)
Số
tiền
(Tr.đ)
Tỷ lệ
(%)
Số
tiền
(Tr.đ)
Tỷ lệ
(%)
Số
tiền

(Tr.đ)
Tỷ lệ
(%)
Tổng vốn
KD
32.996

100 33.924

100 34.953

100 37.099

100
Vốn cố định 25.326

77 24.981

74 25.201

72 25.849

70
Vốn lưu
động
7.670 23 8.943 26 9.752 28 11.250

30
(Nguồn số liệu văn phòng – Công ty cổ phần may Hưng Yên)
Nhìn vào bảng trên ta thấy được sự tăng lên hay giảm đi của vốn kinh doanh.

Cụ thể năm 2002 vốn kinh doanh đạt 32.996 triệu đồng trong đó vốn lưu động
chiếm 23% và vốn cố điịnh chiếm 77% thì đến các năm 2003, 2004 và 2005 vốn
kinh doanh đã tăng lên tương đối. Nguồn vốn cố định của công ty luôn ổn định
và tăng trong hai năm gần đây là do công ty mua bổ sung thêm máy móc thiết bị
công nghệ hiện đại, còn nguồn vốn lưu động hàng năm đều tăng do có sự đầu tư từ
ngân sách Nhà nước và bổ sung từ các quỹ, các nguồn khác trong và ngoài công ty
như huy động nguồn vốn nội lực, vay ngân hàng, vay các tổ chức kinh tế
Như vậy, với sự tăng trưởng của nguồn vốn qua từng năm sẽ là điều kiện
thuận lợi để doanh nghiệp đảm bảo thực hiện được chiến lược kinh doanh đề ra.
Vì vậy, để bảo toàn và phát triển nguồn vốn công ty đã áp dụng rất nhiều biện
pháp trong đó đáng chú ý là các biện pháp sau:
- Chủ động mua sắm tài sản cố định để tăng năng lực sản xuất, thực hiện đầu
tư theo chiều sâu. Việc đầu tư mua sắm tài sản cố định để tăng năng lực sản
LuËn v¨n tèt nghiÖp

19
xuất là việc làm có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn cố định trong công ty. Thực hiện được điều này sẽ giúp cho công ty có
khả năng theo kịp cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, chủng loại sản phẩm
đồng thời hạ giá thành sản phẩm nhằm đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao
nhất.
- Thực hiện tốt công tác khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao. Trích khấu hao cơ
bản là hình thức thu hồi vốn do vậy vốn có được đảm bảo và nâng cao hiệu
quả hay không là phụ thuộc vào việc tính và trích khấu hao có đúng và đủ
hay không.
- Đối với tài sản lưu động, công ty đã đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, xử lý kịp
thời các khoản nợ khó đòi, tiến hành áp dụng các hình thức hoạt động tín
dụng, tăng vòng quay của vốn nhằm tăng khả năng mua sắm và thanh toán
của công ty.
Như vậy, qua chỉ tiêu về nguồn vốn ta thấy vốn đặc biệt quan trọng có ảnh

hưởng lớn đến công tác quản trị chất lượng của công ty. Vì vậy cần phải sử dụng
nguồn vốn một cách có hiệu quả để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm
của công ty.
3. Đặc điểm về trang thiết bị công nghệ của Công ty Cổ Phần May
Hưng Yên
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào, để đảm bảo việc sản xuất ra
sản phẩm với khối lượng lớn, đạt năng suất cao và chất lượng tốt cần phải sản
xuất hợp lý. Công ty cổ phần may Hưng Yên là một doanh nghiệp có quy mô
sản xuất tương đối lớn, đối tượng chế biến là vải và được cắt may thành các loại
hàng khác nhau, kỹ thuật sản xuất với mẫu mã vải của mỗi chủng loại mặt hàng
có sự phức tạp khác nhau, phụ thuộc vào chi tiết các loại mặt hàng đó. Do mỗi
mặt hàng kể cả cỡ vóc cho từng mặt hàng có yêu cầu sản xuất kỹ thuật riêng về
loại vải cắt, về công thức pha cắt cho từng cỡ vóc (quần, áo ), cả về thời gian
hoàn thành cho nên các chủng loại mặt hàng khác nhau được sản xuất trên cùng
LuËn v¨n tèt nghiÖp

20
một loại dây chuyền (cắt, may) nhưng không được tiến hành cùng một thời gian.
Do đó cơ cấu chi phí chế biến và mức độ của mỗi loại chi phí cấu thành sản
lượng sản phẩm từng mặt hàng khác nhau.
Với hàng may gia công, các phân xưởng sản xuất được tổ chức theo quy trình
công nghệ khép kín, bao gồm: nhận nguyên phụ liệu, giác mẫu sơ đồ, cắt, phối
mẫu, may, là, đóng gói, nhập kho với các loại máy móc chuyên dùng và số
lượng sản phẩm tương đối lớn được chế biến từ nguyên liệu chính là vải.
4. Đặc điểm về lao động.
Muốn sản xuất của cải vật chất thì 3 yếu tố không thể thiếu là: lực lượng lao
động, tư liệu lao động và đối tượng lao động trong đó lực lượng lao động là yếu
tố đóng vai trò quan trọng nhất. Nếu sản xuất mà không có lao động thì hoạt
động sản xuất sẽ bị ngừng trệ, không thể tiến hành liên tục được.
Nếu khoa học là điều kiện cần thì yếu tố lao động là điều kiện đủ, là yếu tố cơ

bản quyết định đến chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao sức cạnh tranh của
sản phẩm trên thương trường. Giả sử có công nghệ hiện đại nhưng không có lao
động tay nghề, trình độ kỹ thuật chuyên môn cao thì máy móc, thiết bị công
nghệ hiện đại đó cũng không thể phát huy được tác dụng.
Do vậy, để từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh, công ty đã và đang dần ổn định đội ngũ cán bộ quản
lý và công nghệ kỹ thuật trong các dây chuyền sản xuất sao cho phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, công ty cũng không ngừng bồi dưỡng, đào tạo chất lượng đội ngũ
công nhân sản xuất trực tiếp đáp ứng tốt hơn nhu cầu công việc.
Công ty hiện đang sử dụng lượng lao động là 850 người làm việc theo giờ hành
chính (2 ca/ngày). Nhưng khi vào vụ chính công ty có thể tăng số ca làm việc lên 3
ca/ ngày.
LuËn v¨n tèt nghiÖp

21
Bảng 5: Số lượng và cơ cấu lao động trong công ty năm 2005

STT

Các loại lao động Đơn vị tính

Số lượng

Tỷ lệ %
1.
Lao động gián tiếp (kể cả hợp đồng)
Trong đó chia ra:
- Trình độ Đại Học và trên Đại Học
- Trình độ trung cấp, cao đẳng
- Nhân viên tạp vụ

Người

Người
Người
Người
425


235

190

0

12,1


6,7

5.4

0

2.
Lao động trực tiếp (chia theo bậc):
- Bậc 1
- Bậc 2
- Bậc 3
- Bậc 4
- Bậc 5

Bậc 6
Người
Người
Người
Người
Người
Người
Người
3075

298

795

514

997

356

145

87,9

8,5

22,7

14,7


2,85

1,2

0,4

( Nguồn báo cáo tình hình lao động của công ty )
Đặc trưng của ngành may là kết hợp máy móc thiết bị với lao động thủ công.
Do vậy, lực lượng công nhân sản xuất chính vẫn là phụ nữ, họ có đôi tay khéo
léo và chịu khó làm việc. Tuy nhiên, do tỷ lệ lao động nữ chiếm khá cao trong
công ty khoảng 85% trong khi lao động nam chỉ chiếm 15% đã làm ảnh hưởng
không nhỏ đến năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm và công tác
quản lý lao động. Họ có chế độ ngày nghỉ cao: nghỉ đẻ, nghỉ ốm, con ốm trong
giai đoạn đó công ty buộc phải tìm người khác thay thế. Người được thay thế có
khi phải đào tạo lại hoàn toàn hoặc phải bồi dưỡng thêm mới có thể làm tốt được
LuËn v¨n tèt nghiÖp

22
công việc do vậy mà tốn kém về chi phí nhưng chất lượng sản phẩm cũng không
được đảm bảo bằng người lao động chính. Hơn nữa, có nhiều trường hợp những
công nhân sau khi nghỉ đẻ một thời gian quay trở lại làm việc tay nghề không
còn linh hoạt, ổn định như trước dễ dẫn đến làm không đúng quy cách và không
đạt tiêu chuẩn. Do vậy, công ty nên có sự quan tâm hơn nữa về vấn đề này làm
sao vừa giải quyết ổn định các vấn đề nghỉ vì những lý do trên vừa không làm
ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Hiện nay, số cán bộ quản lý và nhân viên, công nhân có trình độ đại học và
trên đại học còn ít, số lượng cán bộ quản trị trong công ty chỉ chiếm tỷ lệ tương
đối 5,3% cho nên đây là một hạn chế lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến trình độ
quản lý của doanh nghiệp. Vì vậy, để nâng cao được chất lượng sản phẩm và vị
trí của công ty trên thị trường, công ty nên sắp xếp bố trí lại đội ngũ cán bộ

nhằm đáp ứng nhiệm vụ trong quá trình đổi mới đồng thời bổ sung thêm đội ngũ
cán bộ có trình độ đại học và trên đại học đã qua đào tạo cơ bản và đội ngũ cán
bộ chủ chốt của công ty. Hơn nữa, để có sự tiếp cận với sự phát triển khoa học
kỹ thuật công nghệ và phương pháp quản lý mới công ty cần tạo điều kiện cho
cán bộ, người lao động có thêm cơ hội học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ,
bồi dưỡng thêm kiến thức chuyên môn qua các khoá học đào tạo tại chức, các
khoá học ngắn hạn và dài hạn phục vụ cho công tác quản trị, các trung tâm dạy
nghề.
Việc phân công bố trí lao động và số lượng lao động hợp lý sẽ tạo điều kiện
để công ty tăng năng suất lao động, giảm các chi phí về nhân công, tạo điều kiện
tăng lợi nhuận cũng như tăng khả năng cạnh tranh của công ty.
II. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ THỰC
TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở CÔNG TY
1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm
Mỗi sản phẩm đều chứa đựng trong nó một hệ thống những đặc điểm nội
tại. Đó là các chỉ tiêu phản ánh chất lượng của sản phẩm. Các doanh nghiệp
LuËn v¨n tèt nghiÖp

23
muốn sản xuất hàng hoá đều phải xây dựng những tiêu chuẩn nhằm đánh giá và
đảm bảo đạt các chỉ tiêu trên. Để có được những chỉ tiêu đó, bộ phận kỹ thuật
của công ty phải nghiên cứu đưa ra các chỉ tiêu trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế,
ngành và các điều kiện của công ty. Sau đó, tập hợp lại thành một hệ thống các
tiêu chuẩn. Hệ thống tiêu chuẩn này phải được trung tâm đo lường chất lượng
nhà nước duyệt và cho phép tiến hành sản xuất. Dựa vào hệ thống tiêu chuẩn đã
đăng ký này, cơ quan nhà nước và chất lượng có thể kiểm tra giám sát tình hình
chất lượng của công ty, đồng thời cán bộ của công ty có cơ sở để đánh giá tình
hình bảo đảm chất lượng của công ty mình. Trên cơ sở đó phòng kỹ thuật đã
nghiên cứu dựa trên các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn ngành và các yêu cầu
của khách hàng thuê gia công. Cùng với sự xem xét một cách toàn diện hệ thống

sản xuất như máy móc thiết bị, năng lực làm việc của công ty đã đưa ra tiêu
chuẩn chất lượng cho sản phẩm may của công ty.
1.1. Đối với sản phẩm may.
- Đảm bảo mật độ mũi chỉ may: 5 mũi/ 1 cm, đường may thẳng, đều, đẹp,
không sùi chỉ, bỏ mũi, xểnh trượt.
- Đầu và cuối đường may phải được lại mũi chắc chắn và trùng khít.
Không nối chỉ tuỳ tiện ở các đường diềm ngoài.
- Nhặt sạch các đầu chỉ, không để hở dấu đục.
- Đảm bảo các thông số kỹ thuật.
- Vệ sinh công nghiệp phải sạch sẽ.
1.2. Đối với các bán thành phẩm.
Các bán thành phẩm được kiểm tra kỹ càng trước khi chuyển đến các
phân xưởng may để hoàn thiện sản phẩm. Các chỉ tiêu cần kiểm tra: vị trí, chất
liệu, hình dáng, chủng loại. Những chi tiết đạt yêu cầu là những chi tiết đáp ứng
được những tiêu chuẩn sau:

LuËn v¨n tèt nghiÖp

24
CHỈ TIÊU TIÊU CHUẨN
Dán dựng
Dựng không dính: phải phẳng, đúng kích thước
Dựng dính: không đư
ợc chảy nhựa sang mặt phải của vải,
không bong dộp, phẳng, đúng kích thước
Sang dấu vị trí
Đúng như mẫu: nẹp, đai gấu, tra khoá,, moi
Đúng vị trí: Vị trí chi tiết đúng như mẫu paton
Túi: sang dấu vào thân khớp với mẫu, với mẫu khoá, túi cần làm


Kiểm tra vắt sổ
Màu chỉ vắt sổ: phải đúng
Độ mau thưa: hợp lý( theo yêu cầu của khách hàng)
Đường vắt sổ: không được lỏng, sùi chỉ
Bờ vắt sổ: tuỳ theo yêu cầu của khách hàng mà kiểm tra đạt ở
mức 0,7li hay 0,5li
May chi tiết rời
May túi: sao cho đúng kiểu túi, đúng chi tiết, vị trí, kích thước,
may đều mũi chỉ, tránh sùi chỉ, đứt chỉ, đường lại chỉ phải trùng
khớp với đường may thẳng không bị sóng; với các đường lượn
phải tròn đều như mẫu
May cổ: không được dúm, vặn, độ tròn đều, đúng kích thư
ớc các
điểm đối xứng
Công đoạn là
Là phẳng, phải đảm bảo vải là vào mặt trái, dãn đường may
LuËn v¨n tèt nghiÖp

25
Dán đường may

Kiểm tra trước khi dán: Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ, không
còn tạp chất trên đường may, đường may sửa gọn theo yêu cầu
của quy trình, đúng kích thước, không sùi chỉ hay bỏ mũi. Kiểm
tra sau khi dán: Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ, không còn tạp
chất trên đường may, đường may sửa gọn theo yêu cầu của quy
trình, đúng kích thước, không sùi chỉ hay bỏ mũi.
Kiểm tra sau khi dán: Phải đều, dính chặt, đường may giữa
băng dán, đường dán không được chồng chéo, dúm, nhi
ệt độ vừa

đủ.
1.3. Đối với thành phẩm may.
Khi sản phẩm đã được hoàn thiện, công đoạn kiểm tra thành phẩm phải
được thực hiện kỹ trong từng chi tiết. Việc thực hiện tốt nội dung kiểm tra ở
công đọan này góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra và được giao
cho khách hàng. Tránh hiện tượng để lọt vào các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn
vẫn được xuất đi. Mỗi thành phần cần được kiểm tra kỹ các chỉ tiêu như: Vị trí,
kích thước, hình dáng, màu sắc, đường may. Giá trị cần đạt được là phù hợp với
mẫu paton, phối màu, hướng dẫn tác nghiệp, mẫu gốc, thống kê chi tiết của
phòng kỹ thuật và tài liệu khách hàng cung cấp. Những sản phẩm đạt yêu cầu
cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sau:
CHỈ TIÊU TIÊU CHUẨN
Đường chỉ diễu Chỉ diễu không được sểnh, sót, nhe chỉ, đứt chỉ, bỏ mũi,
đúng chủng loại, màu sắc, diễu 2 kim phải đều.
Vải ngoài
Không được loang màu, có lỗi sợi
Nhãn
Đúng vị trí, chắc chắn, đúng chủng loại, kích cỡ

×