Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

ĐỐI DIỆN NHỮNG THÁCH THỨC TRONG THỜI ĐẠI MỚI docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.83 KB, 7 trang )





ĐỐI DIỆN NHỮNG THÁCH THỨC
TRONG THỜI ĐẠI MỚI



Lịch sử đã chứng kiến những bước đi ngày càng nhanh hơn của nhân loại. Trong
cuốn sách “Làn sóng thứ ba” Alvin Toffler đả mô tả sự phát triển của nhân loại qua ba
giai đoạn (làn sóng) nối tiếp nhau. Làn sóng thứ nhất khởi đầu từ nhiều ngàn năm trước,
khi loài người chuyển từ phương thức sống săn bắt, hái lượm sang dựa chủ yếu vào sản
xuất nông nghiệp. Làn sóng thứ hai xuất hiện vào cuối thế kỷ XVII với sự ra đời của máy
hơi nước cùng sự bùng nổ cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu. Làn sóng thứ ba –
“Xã hội siêu công nghiệp”, như tên mà tác giả từng dùng, bao trùm thế kỷ thứ XX. Ngày
nay nhiều người gọi đó là kỷ nguyên thông tin.
Bước vào thế kỷ XXI, loài người bắt đầu lướt trên một làn sống mới, sự bùng nổ
của xã hội sáng tạo, khi mà sự sáng tạo sẽ ngự trị mọi lĩnh vực trên thế giới. Viện Nghiên
cứu Nomura, Nhật Bản nhận định: Làn sóng thứ tư sẽ là làn sóng tập trung vào sự sáng
tạo với tính đặc trưng của công nghệ tạo ra ý tưởng (Ideas Engineering) và đưa ra các khái
niệm mới (Concepter).
Tốc độ phát triển ngày càng nhanh của thế giới kéo theo những thay đổi về mọi
mặt không chỉ nhanh hơn mà còn có nhiều đột biến khó lường theo những chiều hướng
khác nhau. Điều đó đặt ra những đòi hỏi ngày càng lớn hơn, cao hơn đối với cuộc sống và
sự nghiệp của mọi người. Nếu không muốn bị đẩy ra bên lề cuộc sống thì con người phải
vượt qua những thách thức thường trực của thời đại, đặc biệt là những thách thức chung
nhất sau:
Một là ngay từ giai đoạn cuối kỷ nguyên thông tin, kiến thức của nhân loại đã
được nhân đôi cứ sau mỗi thập niên, kèm theo sự phát triển nhanh của công nghệ mới.
Điều đó đòi hỏi kiến thức của con người ngày càng cao. Muốn đạt được điều đó con


người phải biết không ngừng học hỏi có phương pháp để không bị tụt hậu. Sự tràn ngập
thông tin, công nghệ mới cũng tạo ra khó khăn không nhỏ trong việc nắm bắt kịp thời và
sàng lọc để chọn lựa những gì thiết thực nhất, hữu ích nhất đối với mục tiêu của bản thân.
Hai là những biến động trên thế giới ngày càng mãnh liệt hơn, dồn dập hơn và
khó lường hơn, bất chấp những dự báo của các nhà tương lai học. Điều này đòi hỏi con
người phải nhanh nhạy hơn và biết cách phản ứng linh hoạt hơn trước những thay đổi
thường là ngoài ý muốn đó.
Ba là sự thay đổi nhanh dẫn đến tình trạng nhiều cách làm có hiệu quả tốt hay
kinh nghiệm rút ra được trước đó đã không còn phù hợp trong hoàn cảnh mới. Vì lẽ đó,
giáo sư, tác giả Michael Hammer lưu ý: “Công thức cho sự thành công của ngày hôm qua
hầu như chắc chắn sẽ là công thức cho sự thất bại của ngày mai”.
Bốn là chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hóa trên một “Thế giới phẳng”,
với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Vì vậy muốn không bị loại khỏi “cuộc chơi”
trong cuộc cạnh tranh đó và đạt được thành công, con người phải năng động hơn, sáng tạo
hơn, đặc biệt là từ khi bước vào thế kỹ XXI này. Ngày nay ý tưởng sáng tạo là sức mạnh
thần kỳ mang lại của cải, thịnh vượng, giúp con người vượt lên những đỉnh cao nhanh
nhất và tỏa sáng nhất.
Đối diện với những thách thức của thời đại, bất cứ ai muốn thành công đều phải
rà soát lại cách nghĩ và cách làm của mình, mục tiêu của mình xem có còn phù hợp
không, niềm tin của mình có vững chắc không và sự nhìn nhận về giá trị của bản thân cần
thay đổi ra sao. Bước tiếp theo là điều chỉnh lại cách nghĩ, cách làm cho phù hợp với hoàn
cảnh mới.




×