CMO Trong thời đại mới
Chief Marketing Officer (CMO) là chức vụ quản lý cấp cao trong một công
ty, chịu trách nhiệm về marketing và báo cáo trực tiếp cho giám đốc điều
hành (CEO). Vai trò và trách nhiệm của các CMO thể hiện qua việc phát
triển sản phẩm, truyền thông tiếp thị, nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách
hàng, phát triển kênh phân phối, quan hệ công chúng, quản trị bán hàng…
5 xu hướng marketing các CMO cần chú ý trong thời đại mới, gồm:
-Người tiêu dùng không phải là “kẻ ngốc” mà là “ông chủ” của công ty.
Việc người tiêu dùng gần như nắm quyền kiểm soát các kênh truyền thông là nền
móng quan trọng trong các chiến lược marketing của doanh nghiệp.
-Lấy các phương tiện truyền thông tương tác làm trọng tâm của chiến lược
marketing nhằm gây ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng.
-Nhu cầu tìm ra công cụ mới, có thể đo lường được hiệu quả các hoạt động
marketing đang tăng nhanh, trong khi chi phí marketing đổ vào các phương tiện
truyền thông giảm dần.
-Các công cụ marketing đang được mở rộng. Chẳng hạn, định nghĩa về
“quảng cáo” đang dần thay đổi, bao gồm những chiến dịch đa chiều, kết hợp thông
tin và giải trí, cho phép người dùng tạo ra nội dung … cùng các chương trình quản
lý quan hệ khách hàng và các hoạt động khác.
-Các phương tiện truyền thông, hãng quảng cáo và các nhà làm marketing
đang có cuộc chạy đua trong việc phát triển những khả năng mới, nhằm đáp ứng
chuỗi giá trị ngày càng cao của hoạt động marketing.
Bên cạnh đó, vào năm 2008, một cuộc khảo sát khác do Economist
Intelligent Unit (Cơ quan nghiên cứu thuộc Tạp chí The Economic) thực hiện với
263 CMO trên thế giới đã đưa ra 5 phương pháp mới tốt nhất giúp CMO nâng cao
hiệu quả marketing:
1.Cân bằng sự nhận biết thương hiệu toàn cầu để phù hợp với thị
trường địa phương:
Việc tập trung vào các chức năng marketing toàn cầu có thể
giúp thương hiệu tiết kiệm chi phí trên quy mô lớn, nhưng chúng cũng cần được
định hướng bởi nhu cầu của thị trường địa phương và sự thấu hiểu khách hàng.
Đồng thời, ngân sách phải linh hoạt để các giám đốc địa phương có thể ra quyết
định dựa vào nhu cầu của thị trường.
2.Tích hợp marketing với các dạng truyền thông cho công ty: Bản chất
tương tác của công nghệ web 2.0 và sự minh bạch thông tin của các công ty đối
với khách hàng, nhà đầu tư, giới truyền thông, cơ quan quản lý và nhân viên …
đều đòi hỏi sự đồng nhất, tích hợp các loại hình marketing khác nhau. Công ty
không còn có thể phân khúc đối tượng và thông tin của mình mà không có sự
tương tác giữa các đối tượng.
3.Sử dụng các phương tiện truyền thông mới: Cần có ngân sách riêng để
thử nghiệm những công nghệ web 2.0 mới nhất. Để duy trì khả năng cạnh tranh
công ty nên gắn kết khách hàng và khai thác tính tương tác của các phương tiện
truyền thông số, nhằm tạo ra sự lôi cuốn của thương hiệu đối với người tiêu dùng
và cổ đông. Tuy nhiên, trước sự sinh sôi nảy nở của các phương tiện truyền thông
mới, CMO cần có tầm nhìn để tiên đoán và xử lý khéo léo những phản ứng khác
nhau của các đối tượng khách hàng gia tăng từ sự sinh sôi đó.
4.Phát triển các kỹ năng mới, năng lực mới, đối tác mới: CMO không
chỉ làm công tác định vị công ty mà còn giúp định nghĩ công ty. Để làm được việc
này họ phải hiểu hết toàn diện về mô hình kinh doanh cơ bản, thương hiệu, văn
hóa, chính sách và giá trị của công ty mình. Để thích nghi với sự tiến hóa của các
phương tiện truyền thông mới, CMO phải tạo quan hệ với các nhà cung cấp, tận
dụng sáng kiến của họ để việc marketing được nhanh chóng và hiệu quả, hơn là
công ty tự thực thi.
5.Giữ vị trí vô địch về cải tiến: Sự đòi hỏi cao về hiệu quả từ các khoản
chi phí cho marketing đã thúc đẩy các công ty toàn cầu hướng đến marketing số
(Digital Marketing) hơn là phương tiện truyền thông truyền thống. Và với đặc tính
tương tác cao, các phương tiện truyền thông số đã tạo cơ hội cho CMO nắm rõ sự
thay đổi nhu cầu của khách hàng, qua đó giúp công ty luôn giữ vị trí vô địch về sự
thấu hiểu khách hàng và tạo ra các cải tiến phù hợp, đáp ứng nhu cầu của họ.