Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐỒNG CẢM VÀ CHIA SẺ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.22 KB, 5 trang )






ĐỒNG CẢM VÀ CHIA SẺ




Đồng cảm dựa vào nhận thức về bản thân, hiểu và kiểm
soát tốt về cảm xúc của mình, cũng như thấu hiểu cảm xúc và
tình cảnh của người khác. Càng nhạy cảm với cảm xúc của mình,
càng hiểu rõ cảm xúc của người khác, thì khả năng phát sinh sự
đồng cảm và chia sẻ càng cao, triển vọng cải thiện mối quan hệ
giữa hai bên càng lớn. Sự đồng cảm thể hiện chất tinh tế trong
quan hệ con người, là thành tố thiết yếu của sự hấp dẫn, thu hút
sự quan tâm hợp tác, là phẩm chất không thể thiếu của người
lãnh đạo, của một tổ chức đoàn kết gắn bó.
Nhận biết được cảm xúc của người khác bằng trực giác,
thông qua các tính hiệu không lời như giọng nói, cử chỉ, biểu
hiện của nét mặt, ánh mắt…có ý nghĩa rất quan trọng trong phát
triển các mối quan hệ. Người có năng lực hiểu được cảm xúc của
người khác qua các tính hiệu không lời là người nhạy cảm và dễ
tìm thấy sự đồng cảm, nên cũng dễ thành công trong công việc,
trong thương lượng, thuyết phục đối tác. Mối quan hệ tốt không
thể thiếu sự đồng cảm, vì vậy cần quan tâm đến cảm xúc của
người khác, cảm thông và chia sẻ với họ. Cần nhớ, cảm xúc có
tính lan tỏa, vì vậy, muốn động viên người khác, cần thể hiện
mạnh mẽ những cảm xúc của mình theo hướng tích cực. Theo
John Cacioppo: “Mối quan hệ chiếm vị trí lớn trong cuộc đời,


mối quan hệ với những người bạn nhìn thấy từ sáng đến tối,
chính là mối quan hệ quan trọng nhất đối với sức khỏe của bạn”.
Thiếu đồng cảm là thiếu sót nghiêm trọng về trí tuệ cảm
xúc, là hạn chế lớn về năng lực xã hội và cả quan hệ gia đình.
Thiếu đồng cảm con người dễ vướng vào cái vòng lẩn quẩn chỉ
trích, phê phán, khinh miệt, đối đầu nhau. Thái độ đó chẳng
những không giải quyết được gì mà còn tự biến mình thành nạn
nhân của chính mình. Martin Hoffman cho rằng: “Chính năng
lực đồng cảm, đặt mình vào địa vị của người khác đưa người ta
đến chỗ tôn trọng một số nguyên tắc đạo đức”. Nơi thiếu vắng sự
đồng cảm là nơi dễ phát sinh bất đồng, va chạm, xung đột. Một
tổ chức mà các thành viên thiếu sự đồng cảm và chia sẻ với nhau
là một tổ chức thiếu sức sống và kém hiệu quả, dễ phát sinh xung
đột. Những kẻ thủ ác trong xã hội là những kẻ hoàn toàn không
có sự đồng cảm trong cuộc sống.
Những cơn mưa đầu mùa thường ập đến bất ngờ,
nước tuôn xối xả. Hàng hiên nhà người đàn ông đầy ngươi đến
trú mưa, ồn ào như chợ vỡ, nhất là cánh bán hàng rong. Ông ta
cảm thấy thật bực mình vì cần sự yên tĩnh để làm việc và nghỉ
ngơi. Thế nhưng người mẹ thì khác, những lúc ấy bà vui như "cá
gặp nước", những kỷ niệm vui buồn ngày xưa với gánh hàng của
bà ngày đó như không bao giờ dứt. Có lúc bà còn hào phóng mua
hết những thức ăn ế ẩm của họ, dù sau đó không sao dùng hết
phải đem cho đi. Khi người con tỏ ý khó chịu, người mẹ chỉ cười
buồn bảo: "Những thứ ấy đã một thời nuôi con khôn lớn đó ".
Người đàn ông nhớ lại những cơn mưa đầu mùa ngày trước, mẹ
gánh hàng về ôm mình khóc, chợt thấy chạnh lòng
Đồng cảm tạo sự khoan dung, nhân ái, giúp con người
sống thanh thản với sự an lành trong tâm hồn. Đồng cảm cũng là
yếu tố quan trọng đưa đến thành công.


×