Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đề tài: “Báo cáo thực tập Công ty cổ phần giấy Tân Mai” potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 73 trang )

Báo cáo thực tập
Công ty cổ phần giấy Tân Mai

GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Trị
Lớp 07HH2D 1



Đề tài:
“Báo cáo thực tập Công ty cổ phần giấy Tân
Mai”

Báo cáo thực tập
Công ty cổ phần giấy Tân Mai

GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Trị
Lớp 07HH2D 2


BẢN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ KỸ THUẬT NHÀ MÁY.



















Chữ kí của giám đốc. Chữ kí của cán bộ kỹ thuật.

Báo cáo thực tập
Công ty cổ phần giấy Tân Mai

GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Trị
Lớp 07HH2D 3

BẢN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.




















Chữ kí của giáo viên hướng dẫn.

Báo cáo thực tập
Công ty cổ phần giấy Tân Mai

GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Trị
Lớp 07HH2D 4

MỤC LỤC
BẢN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ KỸ THUẬT NHÀ MÁY. 1
BẢN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN. 3
MỤC LỤC 4
MỞ ĐẦU 8
CHƯƠNG I: GIỚI TIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY GIẤY TÂN MAI. 10
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ SẢN XUẤT: 10
1.2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ: 11
1.3. CÁC PHÂN XƯỞNG CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY TÂN MAI 12
1.4. THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 12
1.5. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA PHÂN XƯỞNG BỘT CTMP 13
1.6. AN TOÀN LAO ĐÔNG VÀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 13
1.6.1 An toàn lao động 13
1.6.2 An toàn phòng cháy và chữa cháy 15
1.6.3 Các phương pháp phòng chống cháy nổ và an toàn lao động 15
1.7 XỬ LÝ CHẤT THẢI 16
1.7.1 Xử lý phế thải- nước – khí thải và vệ sinh công nghiệp 16

1.7.2 Khí thải 16
1.7.3 Nước thải 16
1.7.4 Chất thải rắn 17
CHƯƠNG II: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT 18
2.1 NGUỒN NGUYÊN LIỆU LÀM GIẤY 18
2.1.1 Gỗ: 18
2.1.2 Bột giấy: 20
Báo cáo thực tập
Công ty cổ phần giấy Tân Mai

GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Trị
Lớp 07HH2D 5

2.1.3 Tính chất của bột cơ: 21
2.2 .NGUYÊN LIỆU DÙNG LÀM BỘT CHO PHÂN XƯỞNG CTMP 21
2.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BỘT GIẤT VÀ GIẤY 24
2.3.1 Mục đích việc kiểm tra, đánh giá: 24
2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng bột: 25
2.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA NGUYÊN LIỆU 27
2.4.1 Phương pháp kiểm tra độ ẩm của dăm mảnh 27
2.4.2 Phương pháp kiểm tra tuổi gỗ: 28
2.5 Nguồn nguyên liệu có khả năng thay thế 29
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BỘT CTMP 30
3.1 KHÁI NIỆM BỘT CTMP 30
3.2. CÔNG ĐOẠN 10: QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT DĂM MẢNH 32
3.2.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ 32
3.2.2 Thuyết minh quy trình công nghệ: 33
3.3 CÔNG ĐOẠN 11,12,13: SẢN XUẤT BỘT CTMP 34
3.3.1 Sơ đồ công nghệ: (công đoạn 11,12,13) 34
3.3.2 Thuyết minh quy trình công nghệ: (công đoạn 11,12,13) 35

3.4. CÔNG ĐOẠN 15: TẨY TRẮNG 37
3.4.1 Sơ đồ công nghệ: 42
3.4.2 Thuyết minh sơ đồ: 43
3.5: CÔNG ĐOẠN 14:XỬ LÝ NƯỚC THẢI 44
3.5.1 Sơ đồ QTXL nước thải của phân xưởng bột CTMP: 44
3.5.2 Thuyết minh CĐXL nước thải (công đọan 14). 45
3.5.3 Thuyết minh sơ đồ công nghệ: 45
Báo cáo thực tập
Công ty cổ phần giấy Tân Mai

GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Trị
Lớp 07HH2D 6

CHƯƠNG 4: THIẾT BỊ CHÍNH VÀ CÁC THÔNG SỐ CHÍNH TRONG DÂY
CHUYỀN 47
4.1 CÁC THIẾT BỊ VÀ THÔNG SỐ CHÍNH TRONG CÔNG ĐOẠN 10 SẢN XUẤT DĂM MẢNH:
47
4.1.1 Mâm phân phối (10S050) 47
4.1.2. Tang bóc vỏ (10S080) 47
4.1.3 Máy cắt (10S160) 48
4.1.4 Sàng rung: (10S380) 50
4.2 CÁC THIẾT BỊ VÀ THỐNG SỐ CHÍNH TRONG CÔNG ĐOẠN 11 SẢN XUẤT BỘT : 52
4.2.1 Bình thẩm thấu sơ bộ 11S005: 52
4.2.2 Máy rửa dăm (11S010) 53
4.2.3 Vít thẩm thấu (11S940 – vít kép): 54
4.2.4 Bình thẩm thấu hóa chất(11S940) 55
4.2.5 Bình gia nhiệt thứ cấp 11S050 57
4.2.6 Nghiền đợt một (11S080/090) 58
4.2.7 Nghiền đợt hai (11S150/320) 62
4.3 CÁC THIẾT BỊ VÀ THỐNG SỐ CHÍNH TRONG CÔNG ĐOẠN 12,13 SÀNG, LỌC, CÔ ĐẶC:63

4.3.1 Sàng áp lực (12S040/12S210) 63
4.3.2. Dàn lọc ly tâm (12S040/100/120) 66
4.3.3 Sàng cong 12S130/220 68
4.3.4 Tang cô đặc (13S010): 68
4.3.5 Tháp chứa (13G040/050) 70
CHƯƠNG 5: HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 71
5.1 HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO ISO: 71
5.2 CÁC CHỈ TIÊU CẦN KIỂM TRA 71
Báo cáo thực tập
Công ty cổ phần giấy Tân Mai

GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Trị
Lớp 07HH2D 7

KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73










Báo cáo thực tập
Công ty cổ phần giấy Tân Mai

GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Trị

Lớp 07HH2D 8

MỞ ĐẦU

Thực tiễn đã chứng minh rằng thực tập là một phần không thể thiếu trong hành
trang tri thức của học sinh, sinh viên. Đây là phương pháp thực tế hóa kiến thức giúp cho
chúng ta khi ra trường có thể vững vàng, tự tin hơn để đáp ứng được yêu cầu của xã hội
nói chung và của các công việc nói riêng. Với sự tạo điều kiện của trường, khoa đã giúp
em được hiểu rõ hơn về điều đó bằng việc đi thực tập. Cùng với sự đồng ý của Nhà máy
giấy Tân Mai để em được thực tập tại công ty .
Trong khoảng thời gian thực tập, kiến thức cơ bản giảng dạy của nhà trường đã
được vận dụng vào công việc thực tập của em. Với sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo và
các cô, các chú, các anh các chị ở của Nhà máy giấy Tân Mai đã giúp em hoàn thành bài
báo cáo thực tập này.
Bài báo cáo thực tập này gồm các nội dung sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về cơ sở thực tập (nhà máy).
Chương 2: Nguyên liệu sản xuất.
Chương 3: Quy trình công nghệ sản xuất.
Chương 4: Thiết bị chính và các thiết bị phụ.
Chương 5: Hóa chất tẩy trắng dùng trong quá trình sản xuất bột CTMP.
Chương 6: Hệ thống quản lý chất lượng.
Giới thiệu tổng quát về ngành giấy Việt Nam.
Ngành giấy là một trong những ngành đuợc hình thành từ rất sớm tại Việt Nam, khoảng
năm 284. Từ giai đoạn này đến đầu thế kỷ 20, giấy đuợc làm bằng phương pháp thủ công
để phục vụ cho việc ghi chép, làm tranh dân gian, vàng mã…
Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy dầu tiên bằng phương pháp công nghiệp đi vào
hoạt động với công suất 4.000 tấn giấy/năm tại Việt Trì. Trong thập niên 1960, nhiều nhà
máy giấy được đầu tư xây dựng nhưng hầu hết đều có công suất nhỏ (duới 20.000
tấn/năm) như Nhà máy giấy Việt Trì; Nhà máy bột giấy Vạn Ðiểm; Nhà máy giấy Ðồng
Báo cáo thực tập

Công ty cổ phần giấy Tân Mai

GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Trị
Lớp 07HH2D 9

Nai; Nhà máy giấy Tân Mai v.v. Năm 1975, tổng công suất thiết kế của ngành giấy Việt
Nam là 72.000 tấn/năm nhưng do ảnh huởng của chiến tranh và mất cân đối giữa sản
luợng bột giấy và giấy nên sản luợng thực tế chỉ đạt 28.000 tấn/năm.
Nam 1982, Nhà máy giấy Bãi Bằng do Chính phủ Thụy Ðiển tài trợ đã đi vào sản xuất
với công suất thiết kế là 53.000 tấn bột giấy/năm và 55.000 tấn giấy/năm, dây chuyền sản
xuất khép kín, sử dụng công nghệ cơ-lý và tự động hóa. Nhà máy cũng xây dựng đuợc
vùng nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, cơ sở phụ trợ như điện, hóa chất và truờng đào tạo nghề
phục vụ cho hoạt động sản xuất.
Ngành giấy có những buớc phát triển vuợt bậc, sản luợng giấy tăng trung bình 11%/năm
trong giai đoạn 2000 – 2006; tuy nhiên, nguồn cung nhu vậy vẫn chỉ đáp ứng đuợc gần
64% nhu cầu tiêu dùng (năm 2008) phần còn lại vẫn phải nhập khẩu. Mặc dù đã có sự
tăng truởng đáng kể tuy nhiên, tới nay đóng góp của ngành trong tổng giá trị sản xuất
quốc gia vẫn rất nhỏ [1].















Báo cáo thực tập
Công ty cổ phần giấy Tân Mai

GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Trị
Lớp 07HH2D 10

CHƯƠNG I: GIỚI TIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY GIẤY TÂN MAI.

Nhà máy giấy Tân Mai là một đơn vị thành viên của Công ty cổ phần Tập Đoàn
Tân Mai tiền thân là Công ty Kỹ Nghệ Giấy Việt Nam (COGIVINA) được thành lập ngày
14/10/1958 và chuyển sang cổ phần vào đầu năm 2006, điều nay đã góp phần mở rộng
phát triển các loại sản phầm mới cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ cho
nhiều đối tượng khách hàng, bởi chất lượng sản phẩm và cung cách phục vụ ngày càng tốt
hơn. Với kinh nghiệm, năng lực sẵn có, khả năng sáng tạo và sự tận tâm của Cán bộ-
Công nhân viên Công ty cổ phần Tập Đoàn Tân Mai quyết tâm phấn đấu mở rộng thị
trường và tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm [2].
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ SẢN XUẤT:
1958 Công ty Kỹ nghệ Giấy Việt Nam (COGIVINA) được thành lập ngày 14/10/1958 do
chính phủ Việt nam (cũ) và Công ty Hoa Kỳ Parsons Whittemore Development Co.,Ltd
đầu tư.
1959 Khởi công xây dựng máy giấy số 1 và các công trình phụ trợ.
1962 Vận hành máy giấy số 1.
1962 Vận hành máy giấy số 2.
1970 Xây dựng lò hơi số 7.
1975 Khôi phục lại sản xuất sau khi thống nhất đất nước.
1985 Ký hiệp định giữa hai chính phủ Việt Nam và Vương Quốc Thụy Điển phục hồi nhà
máy cũ (do SIDA tài trợ).
1987 Vận hành phần xưởng dăm mảnh.

1989 Vận hành phân xưởng Bột Nhiệt Cơ.
1990 Vận hành máy giấy số 3.
1992 Sản lượng đạt 20.100 tấn giấy.
1993 Thay thế nguyên liệu gỗ thông bằng gỗ bạch đàn.
1995 Chuyển đổi công nghệ TMP sang CTMP và sản lượng đạt 42.000 tấn giấy
Báo cáo thực tập
Công ty cổ phần giấy Tân Mai

GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Trị
Lớp 07HH2D 11

1996 Ký hợp đồng với ABB cải thiện chất lượng Giấy in báo. Lắp đặt hệ thống kiểm soát
chất lượng giấy QCS.
1998 Sản lượng đạt 59.000 tấn giấy.
1999 Thực hiện nâng cấp máy số 3 lên 45.000 tấn/năm. lắp đặt dây chuyền khử mực giấy
vụn (DIP) công suất 20.000 tấn/năm.
2000 Vận hành dây chuyền khử mực giấy vụn (DIP).
2002 Xây dựng và đạt chứng nhận Hệ thống Quản Lý Chất Lượng theo tiêu chuẩn
ISO9000 và chứng chỉ SA8000 và lắp đặt dây chuyền xử lý giấy vụn Carton OCC.
2003 Xây dựng và đạt chứng nhận Hệ Thống Quản Lý Môi Trưởng theo tiêu chuẩn
ISO14000 và đưa vào hoạt động dây chuyền xử lý giấy vụn Carton OCC.
2004 Sản lượng đạt 72.000 tấn giấy.
2005 Sáp nhập Công ty Giấy Bình An và các xí nghiệp Nguyên liệu Giấy tại Đông Nam
Bô, Đáklák, lâm Đồng vào công ty Giấy Tân Mai.
2006 Công ty Giấy Tân Mai chính thức mang tên Công ty cổ phần Giấy Tân Mai.
2007 Sản lượng giấy đạt 120.000 tấn giấy , 90.000 tấn bột giấy.
2008 Hợp nhất với Công ty cổ phần Giấy Đồng Nai, nâng sản lượng giấy lên 140.000 tấn
Chính thức mang tên Công ty cổ phần Tập Đoàn tân Mai [2].
1.2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
Công ty cổ phần giấy Tân Mai có văn phòng và phân xưởng sản xuất chính tại

phường Thống Nhất – TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai. Bên cạnh đó còn có các cừa hàng
giới thiệu sản phẩm ở Đà Nẵng và Hà Nội.
Diện tích:
Tổng diện tích của công ty: 171.616 m
2
.
Diện tích xậy dựng nhà xưởng và đường đi: 25.008 m
2
.
Diện tích sân bãi và công trình phúc lợi: 135.138m
2
.
Vị trí liên quan:
Cách nhánh sông Đồng Nai về phái Nam 400 m.
Báo cáo thực tập
Công ty cổ phần giấy Tân Mai

GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Trị
Lớp 07HH2D 12

Cách quốc lộ 15 khoảng 600 m.
Cách TP. HCM khoảng 30 km.
Với những đặc điểm trên, công ty cổ phần giấy Tân Mai có vị trí địa lí và mặt bằng rất
thuận lợi cho việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm.
1.3. CÁC PHÂN XƯỞNG CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY TÂN MAI
- Phân xưởng bột CTMP: Là phân xưởng sản xuất bột hóa nhiệt cơ từ nguyên liệu gỗ
khúc.
- Phân xưởng bột DIP: Là phân xưởng sản xuất bột khử mực từ nguyên liệu giấy loại.
- Phân xưởng xeo 1,2 và xeo 3: Là phân xưởng hình thành giấy tại công ty.
- Phân xưởng thành phẩm: là phân xưởng sản xuất các loại giấy cắt khổ, giấy gram……

- Ngoài ra tại công ty còn có một số phân xưởng cũng góp phần không nhỏ vào quá trình
sản xuất như phân xưởng động lực, phân xưởng cơ khí, cơ điện, phòng thí nghiệm, phân
xưởng môi trường,………….
1.4. THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
Công ty rất đa dạng về thị trường sản phẩm, với các loại mặt hàng như:
Giấy in báo: trước năm 1975 với công nghệ sản xuất bột mài cơ học (GWT) duy
nhất trong nước với 5.000 tấn/năm, công ty cổ phần giấy Tân Mai là nhà sản xuất giấy in
báo duy nhất trong nước. Từ năm 1980, với dây chuyền công nghệ TMP và hiện nay được
cải tiến thành công nghệ CTMP công ty đã có thể sản xuất giấy in báo có độ bắt mực
nhanh, khả năng in hai mặt đồng đều có độ dài đứt cao… phù hợp với công nghệ in báo
hiện đại như hiện nay. Cụ thể là hiện nay công ty có thể sản xuất giấy in báo mỏng định
lượng 46g/m
2
, in bốn màu trên dàn máy in có tốc độ cao 40.000 tờ/giờ.
Giấy gói xi măng: Công ty cung cấp giấy gói xi măng có định lượng 70-90 g/m
2
.
Hiện nay công ty đang phát triển thêm thị trường giấy gói thực phẩm.
Giấy bao bìa carton: Với dây chuyền xử lý giấy vụn OCC (30.000 tấn/năm), mặt
hàng bao bì carton hiện đang chiếm tỷ trọng đáng kể trong các loại sản phẩm của công ty.
Báo cáo thực tập
Công ty cổ phần giấy Tân Mai

GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Trị
Lớp 07HH2D 13

Giấy photocopy: Công ty giấy Tân Mai là nhà sản xuất đi tiên phong về sản xuất
mặt hàng giấy photocopy chất lượng cao trong nước vào những năm 1997. Những năm
sau đó, Tân Mai cùng với nhà máy Bãi Bằng và Đồng Nai đã có thể sản xuất được giấy
photocopy nội địa đánh bại các mặt hàng nhập khẩu từ Đài Loan

1.5. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA PHÂN XƯỞNG BỘT CTMP














1.6. AN TOÀN LAO ĐÔNG VÀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
1.6.1 An toàn lao động
Để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình sản xuất tại phân xưởng:
1. Tất cả các công nhân vận hành khi vào phân xường làm việc phải sử dụng đầy đủ các
trang thiết bị bảo vệ cá nhân đã được cấp phát phù hợp từng vị trí làm việc như: nón cứng,
găng tay, kính bảo vệ, quần áo bảo vệ….
Quản đốc
Phó quản đốc
Tổ sản xuất
dăm m

nh

Kỹ thuật viên


Tổ A
Thống kê

Tổ B Tổ C Tổ D
Báo cáo thực tập
Công ty cổ phần giấy Tân Mai

GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Trị
Lớp 07HH2D 14

2. Nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy, quy định về phòng chống cháy nổ và nội quy lao
động của công ty. Khi vào phân xưởng không ở tình trạng say xỉn, không tổ chức uống
rượu bia trong phân xưởng. Khi làm việc phải tập trung công việc và không đùa nghịch
làm ảnh hưởng công việc của người khác.
3. Không vận hành máy móc thiết bị khi chưa được huấn luyện về thao tác cũng như nội quy
về an toàn thiết bị, an toàn điện… và không vận hành khi chưa có lệnh phân công.
4. Kiểm tra an toàn các thiết bị trước khi vận hành (an toàn cơ khí, điện…) khi vận hành
phải tuân theo các quy trình thao tác đã hướng dẫn cũng như các chỉ dẫn trên máy. Trong
khi vận hành công nhân phải ở đúng vị trí phân công.
5. Không vận hành máy khi chưa có lệnh của cấp trên trực tiếp và không vận hành máy móc
thiết bị không thuộc phạm vi vận hành của mình. Trong khi làm việc phải thường xuyên
kiểm tra, theo dõi tình trạng vận hành của máy móc thiết bị. Khi có sự cố phải nhanh
chóng ngừng máy và báo cáo với người có trách nhiệm, rồi chờ lệnh, không tự ý sửa chữa
máy móc thiết bị, không bỏ vị trí làm việc khi chưa có sự cho phép của cấp trên trực tiếp.
6. Không đi qua băng tải, vít tải, trục truyền động khi máy đang hoạt động.
7. Tất cả mọi việc sửa chữa chỉ tiến hành khi máy móc đã dừng hoạt động và tuân theo các
quy trình, quy phạm về an toàn.
8. Thường xuyên kiểm tra máy móc thiết bị, khi phát hiện những thiết bị thiếu an toàn phải
báo ngay với người có trách nhiệm biết để sử lí.
9. Đối với những công nhân vận hành ở khâu hóa chất cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định về

việc sử lí và sử dụng hóa chất.
10. Phải thực hiện thường xuyên công tác vệ sinh công nghệ, giữ gìn máy móc thiết bị, nhà
xường được phân công luôn sạch sẽ.
11. Phải bàn giao rõ ràng về tình trạng vận hành của máy móc thiết bị cũng như vệ sinh công
nghiệp khi bàn giao ca.
Báo cáo thực tập
Công ty cổ phần giấy Tân Mai

GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Trị
Lớp 07HH2D 15

1.6.2 An toàn phòng cháy và chữa cháy
Dù bất cứ cơ sở sản xuất hay công ty lớn nào thì ngoài việc lao động sản xuất thì
vấn đề an toàn phòng cháy chữa cháy không thể thiếu. Công ty cổ phần giấy Tân Mai
luôn luôn tuân thủ nguyên tắc PCCC, mỗi một nhân viên của công ty đều được trang bị
kiến thức về PCCC trước khi làm việc. Đồng thời mỗi vị trí, phòng ban, phân xường đều
có bản hướng dẫn và thiết bị PCCC.
Những quy định cụ thể về an toàn lao động, vệ sinh lao động:
Đặc điểm của quy trình làm việc để đảm bảo an toàn vệ sinh của máy móc thiết bị công
nghệ nơi làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Các quy phạm tiêu chuẩn bắt buộc khi thực hiện công việc.
Các biện pháp bảo vệ an toàn lao động, vệ sinh lao động khi làm việc.
Cấu tạo , tác dụng và cách bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân.
Các yếu tố nguy hiểm có hại, các sự cố có thể xảy ra khi làm việc.
Cách đề phòng xử lí khi phát hiện nguy cơ có sự cố, khi có sự cố.
Các phương pháp y tế đơn giản để cấp cứu người khi có tai nạn xảy ra.
1.6.3 Các phương pháp phòng chống cháy nổ và an toàn lao động
Công ty cổ phần giấy Tân Mai đã và đang thực hiện rất tốt các biện pháp về an
toàn lao động và PCCC, cụ thể như sau:
Trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy có hiệu quả, trang bị các phương tiện bảo vệ

cá nhân (đầy đủ và phù hợp với nhu cầu của công việc).
Tuân thủ nghiêm các quy định của nhà nước.
Định kì huấn luyện an toàn PCCC, thực tập phương án PCCC và phương án xử lí tính
trạng khẩn cấp 1 lần/ năm.
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công nhân viên thực hiện nghiêm chỉnh các nội
quy về an toàn PCCC.
Kinh phí công ty chi cho công tác PCCC mỗi năm khoảng 2 tỷ VND.
Báo cáo thực tập
Công ty cổ phần giấy Tân Mai

GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Trị
Lớp 07HH2D 16

1.7 XỬ LÝ CHẤT THẢI
1.7.1 Xử lý phế thải- nước – khí thải và vệ sinh công nghiệp
Trong quá trình hoạt động sản xuất, công ty đã phát sinh ra các chất thải như: khí
thải, nước thải, chất thải rắn, rác thải….Do đó, để đảm bảo vấn đề bảo vệ môi trường,
tránh các tác động xấu đến các hoạt động sản xuất của công ty, và an toàn cho khu dân cư
xung quanh nhà máy, công ty đã đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục những chất thải
phát sinh trong sản xuất.
1.7.2 Khí thải
Nguồn gốc:
Khí thải chủ yếu từ hai nồi hơi đốt dầu, với công suất tiêu thụ dầu trên 12.000.000
(lít/năm). Khói đốt dầu có chứa bụi SO
x
, NO
x
, CO
x
, hidrocacbon…….

Các biện pháp khắc phục ô nhiễm khí thải tại công ty
Sử dụng dầu FO sản xuất trong nước, có hàm lượng S thấp (0,18%) để chạy lò hơi thay vì
nhập dầu FO ngoại với hàm lượng S cao (2,9%).
Nâng cao ống khói khí thải ra môi trường.
Hấp thụ không khí bằng nước và bằng kiềm loãng.
Hiện nay công ty áp dụng xử lý pha loãng khí thải với 2 ống khói cao 20m, đường kính là
1,1m và 1,2m.
1.7.3 Nước thải
Nguồn gốc:
Nước thải chủ yếu từ phân xưởng bột CTMP và các phân xưởng xeo giấy. Có hai dạng
nước thải chính mà màu sắc là đặc trưng cơ bản:
Loại 1: có màu nâu đỏ, pH rất cao, chưa có lignin thường được gọi là dịch đỏ.
Loại 2: có chứa nhiều xơ sợi, bột giấy thường gọi là dịch trắng (nước trắng).
Ngoài ra còn có nước thải sinh hoạt
Biện pháp xử lý
Báo cáo thực tập
Công ty cổ phần giấy Tân Mai

GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Trị
Lớp 07HH2D 17

Xử lý nội vi: tuần hoàn nước trắng để tái sử dụng tối đa trong sản xuất, giảm tiêu hao
nước, và giảm được lượng nước trắng thải ra môi trường.
Xử lý ngoại vi: công ty có 2 hệ thống thoát nước thải
Hệ thống 1: toàn bộ nước thải từ công nhân sản xuất giấy và bột được dẫn đến bể lắng
trọng lực. Sau đó nước thải được đưa ra sông.
Hệ thống 2: gồm nước thải sinh hoạt, nước rửa dăm (phân xưởng CTMP), nước thải các
phân xưởng được dẫn trực tiếp ra sông.
1.7.4 Chất thải rắn
Nguồn gốc:

Rác sinh hoạt của công nhân viên.
Bột giấy cặn lắng từ các phân xưởng xeo.
Cặn lắng từ các phân xưởng CTMP.
Bột từ bể lắng.
Các mảnh gỗ vụn, vỏ cây từ các phân xưởng cắt nguyên liệu.
Nilon, nhựa mủ từ phân xưởng DIP và OCC.
Biện pháp xử lý
Rác sinh hoạt, dăm mảnh vụn được chuyển đến bãi rác công cộng trong thành phố Biên
Hòa.
Bùn cặn từ bể lắng được bơm hút lên đưa qua vis ép làm bớt nước.
Dùng bao vãi để thu hồi bột giấy tại cống thải.





Báo cáo thực tập
Công ty cổ phần giấy Tân Mai

GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Trị
Lớp 07HH2D 18

CHƯƠNG II: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
2.1 NGUỒN NGUYÊN LIỆU LÀM GIẤY
Các nguyên liệu được sử dụng để làm giấy trước tiên phải có tính chất sợi, chúng
cần có khả năng phân tơ, chỗi hóa, trong đó gỗ là nguyên liệu có tính chất sợi rất đặc
trưng.
2.1.1 Gỗ:
Thành phần hóa học chính của gỗ: cenlulose (21% gỗ lá rộng, 25% gỗ lá kim),
hemicenlulose (35% gỗ lá rộng, 25% gỗ lá kim) và các chất trích ly (2-8% terpen, resin

acid, nhựa thông – gỗ lá kim, axit béo ,phenol).
2.1.1.1 Cenlulose
Là một polime tự nhiên quan trọng, là thành phần chính của tế bào gỗ, phần có
công dụng tốt nhất để làm giấy.
Cenlulose là một loại polysaccarit nên phân tử của nó gồm nhiều đơn vị -glucoz
tạo thành. Công thức phân tử của cenlulose là (C
6
H
10
O
5
)
n
. Với n: độ trùng hợp của phân
tử cenlulose, n = 600-1500, độ trùng hợp này tương ứng với chiều dài xơ sợi. Mạch đại
phân tử cenlulose có cấu tạo mạch thẳng, các mạch phân tử này tập hợp kề cận nhau và
nhờ liên kết hydro mà hình thành cấu trúc vi sợi. Các mắt xích được liên kết bằng liên kết
 − 1.4 glucoxit, mỗi mắt xích quay với nhau 1 góc 180
o
.
Có khoảng 65-73% cenlulose là ở trạng thái kết tinh. Phần cenlulose ở trạng thái
vô định là phần khá nhạy với nước và tính chất hóa học chính phần này làm tăng liên kết
xơ sợi và nhờ vậy làm tăng lực cô kết của tờ giấy.
Cenlulose không tan trong nước, môi trường axit hoặc kiềm loãng ở nhiệt độ
thường nhưng bị phân hủy bằng phản ứng thủy phân và oxi hóa bởi dung dịch kiềm đặc ở
nhiệt độ lớn hơn 150
0
C.
Công thức cấu tạo của cenlulose:
Báo cáo thực tập

Công ty cổ phần giấy Tân Mai

GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Trị
Lớp 07HH2D 19


2.1.1.2 Hemicenlulose
Tập hợp những phần tử tương tự cenlulose, nhưng có mạch ngắn không tạo thành
cấu trúc sợi được gọi là hemicenlulose lại được chia ra thành :
Beta cenlulose DP nằm khoảng 15-90.
Gama cenlulose DP nằm khoảng <15.
Hemicenlulose là những polime có thể được cấu tạo từ 5 loại mắt xích đơn vị khác nhau
là những loại đường sau:
Đường hecxoz: glucoz, manoz, galactoz.
Đường pentoz: xyloz, arabinoz.
Về câu trúc một phần hemicenlulose liên kết với cenlulose, một phần thì liên kết với
lignin, chiếm khoảng 20-30% khối lượng khô tuyệt đối. Hemicenlulose dể bị hòa tan
trong môi trường axit hoặc bazơ.
2.1.1.3 Lignin:
Chiếm khoảng 20-30% khối lượng khô tuyệt đối, lignin là phân tử polymer vô định
hình, lignin có màu tối hơn cenlulose. Bản thân cenlulose rất mềm mại, chính lignin đã
tạo thành lớp keo dính giữa tế bào gỗ với các vi sợi cenlulose làm gỗ có cấu trúc đanh
cứng. Đơn vị cấu thành chính là phenylpropan, liên kết theo mạng không gian 3 chiều,
dưới tác dụng của nhiệt độ và hóa chất liên kết mạng lignin bị đứt ở đoạn propan hoặc mở
vòng benzen làm lớp keo dính lignin dầu bị tan vào dịch nấu để những sợi cenlulose có
thể tách rời nhau.
Các đơn vị phenylpropan có cấu trúc S, G, C và thay đổi theo tùy loại gỗ.
S (syringulpropan).
G (guaicylpropan).
C (coamaran).

Báo cáo thực tập
Công ty cổ phần giấy Tân Mai

GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Trị
Lớp 07HH2D 20

P (parahydroxulphenylpropan).

2.1.2 Bột giấy:
Là nguồn nguyên liệu có tính chất sợi dùng để làm giấy. Bột giấy thường có nguồn
gốc thực vật mà thành phần chủ yếu là cenlulose. Tuy nhiên người ta có thể làm các loai
giấy đặc biệt từ loại sợi động vật, sợi vô cơ hay sợi tổng hợp.
Những loại bột giấy thông dụng
2.1.2.1 Bột hóa:
Là bột được sản xuất bằng cách nấu dăm mảnh gỗ với hóa chất để loại bỏ lignin và
giữ lại cenlulose để sản xuất giấy. Có 2 loại bột hóa thông dụng là:
Bột hóa nấu bằng phương pháp sunfat hay còn gọi là bột Kraft (hóa chất nấu là NaOH và
Na
2
S).
Bột hóa nấu bằng sulfit ( hóa chất nấu là H
2
SO
3
và muối Na
2
SO
3
). Bột hóa có hiệu
suất thấp, khoảng ≤ 50% so với lượng khô tuyệt đối nhưng độ bền xơ sợi và của giấy

làm từ bột hóa cao.
2.1.2.2 Bột cơ:
Là loại được sản xuất bằng cách mài từ khúc gỗ hoặc nghiền dăm mảnh gỗ, giữ lại
hầu như toàn bộ cả glinin và cenlulose để làm bột giấy. Loại bột cơ thì có hiệu suất thu
hoạch bột cao (>85%) nhưng độ bền cơ lý kém. Nó được sản xuất các loại giấy rẻ, bền,
không cần độ bền cao, không cần tuổi thọ lâu.
2.1.2.3 Bột hòa tan:
Là loại bột cenlulose dùng để biến tính hóa học, hòa tan trong một số dung môi đặc
biệt rồi từ đó sản xuất thành các loại sợi tổng hợp khác không dùng để làm giấy mà để dệt
vải hoặc dùng cho mục đích khác.
2.1.2.4 Bột tái sinh:
Báo cáo thực tập
Công ty cổ phần giấy Tân Mai

GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Trị
Lớp 07HH2D 21

Là lọai bột giấy thu được bằng cách phân tán các loại giấy cũ đã qua sử dụng thành
bột giấy. Bột giấy tái sinh thường có độ bền và độ trắng thấp hơn bột giấy mới. nó hay
được sử dụng để sản xuất các loại giấy rẻ tiền như giấy báo, giấy bao bì, giấy vệ sinh.
2.1.2.5 Bột giấy từ nguồn nguyên liệu phi gỗ:
Ngoài bột giấy làm từ nguyên liệu gỗ còn có bột giấy làm từ nguồn thực vật cũng
có thành phần xơ sợi xenlulo nhưng không có cấu trúc tế bào sợi như gỗ, chúng được gọi
là nguyên liệu “phi gỗ” (nonwood). Như: tre nứa, rơm rạ, đay, mía… .
2.1.3 Tính chất của bột cơ:
Bột giấy làm bằng phương pháp này cho hiệu suất cao 85-95%.
Chiều dài xơ sợi ngắn, xơ sợi bị gãy, dập không còn nguyên dạng- như bột hóa do đó độ
thoát nước thấp hơn bột hóa.
Thành phần của bột gỗ nên thường được gọi là bột gỗ hay bộ gỗ hiệu suất cao do chỉ có
một tỉ lệ nhỏ các chất bị hòa tan trong quá trình nghiền.

Độ đục cao, khả năng bắt mực in tốt, hiệu suất cao, giá thành rẻ.
Gỗ mềm có thớ dài thích hợp cho sản xuất bột cơ. Gỗ cứng, xơ ngắn dùng để sản xuất bột
hóa nhiệt cơ.
Độ bền cơ lý thấp.
Để lâu mau bị vàng ngay cả sau khi tẩy trắng nên không thích hợp để sản xuất các loại
giấy in cao cấp, giấy photocopy.
2.2 .NGUYÊN LIỆU DÙNG LÀM BỘT CHO PHÂN XƯỞNG CTMP
Nguồn nguyên liệu để sản xuất dăm là gỗ. Gỗ được chia làm 2 loại: gỗ cứng và gỗ
mềm, gỗ mềm chủ yếu là thông có được bằng hai con đường nhập khẩu hoặc thu mua
trong nước, do thực tế nguồn nguyên liệu này giá thành cao, không ổn định nên hiện nay
dây chuyền đi vào sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ cứng. Gỗ cứng bao gồm: bạch đàn,
tràm, keo lai, keo tai tượng…loại nguyên liệu này chủ yếu là thu mua trong nước, giá
thành rẻ hơn 2,0-3,5 lần so với giá thông hiện nay, do tình hình trong nước chưa hình
thành được khu nguyên liệu tập trung nên việc thu mua gặp một số khó khăn như phải thu
Báo cáo thực tập
Công ty cổ phần giấy Tân Mai

GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Trị
Lớp 07HH2D 22

gom nguyên liệu, nguyên liệu không đồng nhất (gồm nhiều loại khác nhau, tuổi cũng
không đồng đều…).Ngoài những yếu tố trên thì mỗi một loại nguyên liệu nó có những
tính chất đặc trưng ảnh hưởng trược tiếp đến công nghệ sản xuất bột sau này.
Đối với gỗ cứng có tỷ trọng cao hơn so với tỷ trọng gỗ mềm do cấu trúc gỗ cứng đặc hơn,
và trong cấu trúc gỗ cứng còn có lõi có màu nâu thẫm, chiếm tỉ lệ hơn các sản phẩm khác
trong cấu trúc gỗ như lớp giác gỗ, kích thước ngang lõi phụ thuộc vào độ tuổi của nguyên
liệu, tuổi càng nhiều thì lõi càng chiếm phần lớn gỗ trong cây, tuổi nguyên liệu đủ để khai
thác cũng cần phải được quan tâm, không nên khai thác ở độ tuổi quá già gây ra khó khăn
trong quá trình thẩm thấu và tốn nhiều năng lượng trong quá trình nghiền, nhưng cũng
không nên khai thác gỗ quá trẻ gây ra lãng phí nguyên liệu, xơ sợi thu được không tốt.

Độ trắng của gỗ cứng thấp, quá trình tẩy trắng tốn nhiều hóa chất để đạt cùng một độ
trắng. Chứa nhiều kim loại nặng như Mn, Cu, Fe… làm ảnh hưởng tới tác nhân tẩy trắng
H
2
O
2
( làm phân hủy H
2
O
2
)
Gỗ cứng cho xơ sợi có độ đục cao do thành tế bào dày, đặc tính này thích hợp cho
sản xuất giấy báo.
Đối với loại gỗ mềm có tỷ trọng thấp hơn, độ trắng nguyên thủy bột cao hơn, hóa
chất thẩm thấu thấp hơn, tính chất cơ học của bột tốt hơn, thành tế bào mỏng, bột sản xuất
từ loại gỗ này cho độ đục thấp. Bột gỗ mềm thì thường lựa chọn công nghệ nấu Kraft tuy
hiệu suất thấp nhưng cho chất lượng rất tốt, độ bền cơ học cao dùng để sản xuất các loại
giấy in, giấy viết cao cấp.
Gỗ nhập về trước khi đưa vào sản xuất phải được bóc vỏ và phải đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu chất lượng sau:
Bảng 2.1: Yêu cầu chất lượng gỗ cứng (keo lai) nội địa
Tên chỉ tiêu Quy định
Đường kính lóng gỗ (cm) 6
÷
30

Chiều dài lóng gỗ (m) 1.5
÷
2
.

2

Tuổi, (năm) 4
÷
8

Báo cáo thực tập
Công ty cổ phần giấy Tân Mai

GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Trị
Lớp 07HH2D 23

Tỉ lệ mấu mắt, (cm), max 3
Độ dài của mấu mắt, (cm), max 0.5
Độ khô của gỗ, (%), min 40 – 50
Gỗ (keo lai) có thể sử dụng luôn không cần bảo quản. tuy nhiên, gỗ để trong bãi
vào mùa khô phải dưới 6 tháng và mùa mưa phải dưới 4 tháng. Vì gỗ để quá thời gian đó
sẽ bị mục không có lợi trong sản xuất giấy (hiệu suất không cao).
Bảng 2.2: Yêu cầu chất lượng gỗ mềm nội địa
Tên chỉ tiêu Quy dịnh
Đường kính lóng gỗ, (cm), min 8.0
Chiều dài lóng gỗ, (cm) 8.0
Tuổi, (năm) 8
÷
10

Tỉ lệ mấu mắt, (%), max 5.0
Tỉ lệ thông 2 lá, (%), max 1.0

Bảng 2.3 Tỷ lệ chiều dài và đường kính của một số nguyên liệu làm giấy:

Chiều dài sợi(mm) Đường kính sợi d(

)
Tỉ số 1/d
Gỗ mềm 4 40 100
Gỗ cứng 2 22 90
Rơm 0.5-1.5 9-13 60-120
Bã mía 1.7 20 80
Tre 2.8 15 180
Lanh 55 20 2600
Lá dứa dại 2.8 21 130
Báo cáo thực tập
Công ty cổ phần giấy Tân Mai

GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Trị
Lớp 07HH2D 24

Sợi cotton 30 20 1500

Hiện nay nguyên liệu sản xuất chính của nhà máy là cây keo lai. Cây keo lai là cây
gỗ cứng ưa sáng, mọc nhanh, thân gỗ nhỏ đến trung bình, chịu được sương nhẹ.Vừa có
giá trị về kinh tế vừa có giá trị về môi trường vì:
Nguồn nguyên liệu dồi dào, sinh khối lớn
Tăng trưởng nhanh, chi phí cho chăm sóc ít hơn, giá thành rẻ
Hàm lượng cenluloze cao (52-53%), chất lượng bột đáp ứng yêu cầu sản xuất.
Công tác thu mua và tồn trữ:
Thu mua: gỗ được thu mua trực tiếp từ các lâm trường (4-8 tuổi) để được cắt khúc theo
quy định L=1.5-2/2m; D>0.6m. Thu mua theo từng khối, giá tiền tính theo đơn vị ster : 10
m
3

tương đương 14 ster. Kết hợp đo khối lượng gỗ để tính giá thành.
Tồn trữ: gỗ sau thu mua được đánh dấu theo thứ tự sử dụng sẽ được tồn trữ. Thời gian lưu
trữ từ 1<6 tháng đối với mùa khô và <4 tháng đối với mùa mưa.
Ưu điểm khi sản xuất bột CTMP ( gỗ keo lai).
Hiệu suất cao.
Giá thành rẻ.
2.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BỘT GIẤT VÀ GIẤY.
2.3.1 Mục đích việc kiểm tra, đánh giá:
Để đảm bảo cho tính ổn định cho sản xuất và cho sản phẩm, việc kiểm tra đánh giá
được tiến hành ở nhiều phân đoạn trong quy trình sản xuất với những mục tiêu cụ thể
khác nhau như: kiểm tra nguồn nguyên liệu, kiểm tra điều kiện vận hành, kiểm tra chất
lượng sản phẩm, kiểm tra các sự cố kỹ thuật hay lượng sản phẩm bị hư hỏng, kiểm tra độ
ô nhiễm môi trường…
Trong quá trình kiểm tra, yếu tố đặc biệt quan trọng là độ chính xác. Để có những
sai số ở mức thấp nhất, các kiểm tra nên được thực hiện trên cung một thiết bị, trong thời
Báo cáo thực tập
Công ty cổ phần giấy Tân Mai

GVHD: PGS.TS Nguyễn Vĩnh Trị
Lớp 07HH2D 25

gian ngắn nhất, bởi cùng một người. Việc lấy mẫu rất quan trọng, thường nên lấy nhiều
mẫu để kiểm tra độ lặp lại của việc kiểm tra.


2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng bột:
Có nhiều phương pháp được sử dụng để đánh giá tính chất của bột, liên quan đến
chất lượng, tính thích ứng đối với qua trình xử lý đối với quá trình sử dụng. Có thể xếp
các chỉ tiêu đánh giá thành hai nhóm chính là nhóm cơ sở và nhóm kĩ thuật.
Các chỉ tiêu đánh giá thuộc nhóm cơ sở bao gồm:

Chiều dài sợi trung bình trọng lượng hay sự phân bố sợi (weighted average fiber length).
Độ bền nội tại của sợi (intrinsic fiber strength).
Độ thô ráp của sợi (fiber coarseness).
Bề mặt riêng và thể tích riêng (specific surface and specific volume).
Độ chặt của tờ giấy ướt (wet compactbillity).
Điểm bảo hòa của sợi.
Các chỉ tiêu đánh giá thuộc nhóm kĩ thuật bao gồm:
Chỉ số Kappa.
Độ nhớt dung dịch cenlulose.
Khả năng thoát nước.
Màu và độ trắng.
Độ sạch.
Thành phần sợi theo kích thước.
Tính năng cơ lý của bột: độ kháng đứt, độ bục, độ kháng xé, độ kháng gấp… .[4].
2.3.2.1 Chỉ số Kappa:
Cho biết mức độ hòa tan lignin trong quá trình nấu hay tẩy trắng bột giấy. Nó đặc
trưng cho hàm lượng lignin và những chất không phải là cellulose bằng cách cho bột giấy
phản ứng với dung dịch permanganate trong môi trường axit.

×