Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Luyện Thi và Kỹ Năng Làm Bài Thi Môn Tiếng Anh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.5 KB, 14 trang )





Luyện Thi và Kỹ Năng Làm Bài Thi
Môn Tiếng Anh



1. Những thủ thuật khi học môn tiếng AnhHọc tiếng Anh cũng giống như học các
môn khoa học trừu tượng khác, cũng cần phải có tư duy logic, lập luận. Chỉ khác
một điều, khi học ngoại ngữ bạn cần phải chăm chỉ, kiên trì hơn và đặc biệt phải có
thủ thuật. Thủ thuật ở đây chính là cách thức mà bạn hiểu về môn học và áp dụng
nó thành những phương pháp cụ thể dành cho môn học. Vậy, thủ thuật của môn
tiếng Anh là gì? Hãy cùng xem những gợi ý sau đây: Xác định xem bạn hợp với
cách học nào Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà
mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra mối liên hệ
giữa tiếng Anh và hình ảnh. Ví dụ, bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố
gắng hình dung mình đang ở ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ
cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người yêu âm nhạc thì nghe các bài hát tiếng
anh theo sở thích hoặc theo trình độ là sự lựa chọn hoàn hảo. Còn nếu bạn là người
có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng
Việt với tiếng Anh. Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói Khi sử dụng tiếng
Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi, vì nếu không mắc lỗi, có nghĩa bạn chẳng học được gì.
Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Học tiếng Anh cũng
vậy, khi bạn thích nói, dù nói sai bạn cũng sẽ tạo cho mình một thói quen hay một
phản xạ được nói, từ đó bạn dần điều chỉnh được những lỗi của mình thông qua
việc nói thường xuyên. Nói là kỹ năng quan trọng và thú vị nhất của bất cứ một
ngôn ngữ nào. Chúng ta luôn có cảm giác tiến bộ to lớn và rõ rệt nhất khi có thể
giao tiếp lưu loát trực tiếp bằng ngôn ngữ nói. Để học nói tiếng Anh, các bạn đừng
quá nóng vội. có nhiều người may mắn sống trong môi trường giao tiếp tiếng Anh


nên họ có thể học nói ngay từ khi mới bắt đầu học ngoại ngữ. Tuy nhiên, đối với
phần lớn mọi người thì chúng ta nên cần có một nền tảng ngôn ngữ nhất định (từ
vựng, ngữ pháp, phát âm, cấu trúc câu) ít nhất là 6 tháng trước khi bước vào một
khóa học nói thực thụ. Đối với những người không có điều kiện sống hay làm việc
trong môi trường tiếng anh thì ta nên tranh thủ luyện nói như sau: Tận dụng tối đa
những giờ luyện tập trên lớp hay tại các trung tâm ngoại ngữ: tập nói càng nhiều
với bạn bè dù là những cấu trúc đơn giản nhất, đừng chỉ thực tập qua loa chiếu lệ
vì càng luyện nói người ta càng nhớ bài lâu và tạo cho mình được phản xạ nhanh
nhẹn khi gặp những tình huống tương tự trong cuộc sống. Khắc phục tính nhút nhát
và sợ sai của mình. Hãy mạnh dạn nói tiếng Anh bất cứ khi nào có thể. Tìm một
bạn học hay một nhóm học ưng ý và sắp xếp thời gian học nhóm. Có nhiều bạn bè
hẹn nhau đến lớp sớm hơn 30 phút và để được nói chuyện bằng tiếng Anh với
nhau. Đây là một cách học rất tốt và giúp nhau cùng tiến bộ. Tham gia câu lạc bộ
tiếng Anh vào cuối tuần. Học nghe Để nghe tốt một bài khóa trong sách tiếng Anh
ta thường phải trải qua các bước sau: Trước khi nghe, bạn hãy suy nghĩ về đề tài đó
để giúp bạn hình dung và phán đoán những gì sắp nghe, nghe ý chính trước tiên để
trả lời câu hỏi tổng quát, nghe những từ khóa rồi đoán, không nhất thiết phải nghe
ra từng từ một. Sau đó, bạn hãy nghe lại nhiều lần để biết được nhiều chhi tiết càng
tốt và hoàn tất các câu hỏi trong bài. Tuyệt đối không được xem trước nội dung bài
khóa trước khi nghe. Chỉ khi nghe xong rồi, bạn mời vừa nghe vừa đọc bài để kiểm
tra lại và học thêm từ mới cũng như tăng cường các cách diễn đạt hay trong bài.
Bạn cũng nên đọc theo băng nhiều lần sau khi nghe xong để luyện phát âm và nhớ
bài tốt hơn. Nguyên tắc chung cho việc rèn luyện kĩ năng nghe hiệu quả là nghe
càng nhiều càng tốt. Tranh thủ mọi tài liệu và cơ hội nghe có thể: nghe băng, nghe
nhạc, nghe đài, xem tivi, xem phim Mỹ có phụ đề tiếng anh, hay tham khảo các
sách luyện nghe… Ngoài ra còn có một công cụ vô cùng hiểu quả để rèn luyện mọi
kĩ năng cho người học tiếng Anh, đó là Internet. Bạn có thể đọc báo, nghe tin tức,
tìm tài liệu online bằng tiếng Anh… ngoài ra trên Internet còn có rất nhiều website
cung cấp các bài học tiếng Anh miễn phí, rất thú vị và tiện lợi. Học từ vựng
Nguyên tắc học từ vựng phổ biến là học trong’ cụm từ, trong câu tránh học từ

“chết”. Ví dụ: học từ “corner” phải học trong nhóm từ “on the corner of”, học
“interested” phải nhớ cụm từ “be interested in” thì mới biết cách đặt câu cho đúng.
Học từ vựng theo chủ để mà bạn có thể nghi ra cho mình, như: Money: earn,
spend, save, invest, waste, make… Weather: hot, cold, sun,… Để nhớ được từ
vựng không có cách nào hiệu quả hơn cách sử dụng chúng. Một cách học thông
minh là bạn hãy cố gắng “chen”những từ vừa mới học khi tập nói hay khi viết
email bằng tiếng Anh. Có thể lúc đầu bạn còn lung túng và thiếu tự nhiên, nhưng
chính những lúc như vậy bạn mới nhớ được từ nhiều nhất, và theo thời gian, bạn sẽ
sử dụng được ngày càng nhiều từ vựng một cách thành thạo. cốt lõi vấn đề ở đây,
là bạn đang tự tạo cho mình những tình huống để có thể sử dụng ngay những từ
mới học. bạn không cần nhất thiết phải viết ra giấy nhiều lần, vì việc này chỉ giúp
bạn nhớ được chính tả của từ mà thôi. Bạn cũng cần luôn mang theo mình một
cuốn sổ nhỏ ghi chép từ vựng mới, để tranh thủ học khi rảnh rỗi. hãy đặt cho mình
mục tiêu mỗi ngày học vài từ tùy theo khả năng của mình và nhớ là ôn tập thường
xuyên theo định kì (3 ngày, 1 tuần hay 1 tháng…). Cố gắng ôn lại từ vựng đã học ít
nhất là 3 lần mới có thể nhớ tốt được chúng. Để ý cách trình bày từ vựng: sử dụng
nhiều màu viết khác nhau, vẽ hình hay sơ đồ theo chủ để càng nhiều càng tốt. Trên
đây là những gợi ý nhỏ của chúng tôi nhằm giúp bạn cải thiện được quá trình học
môn tiếng Anh. Sẽ còn rất nhiều những phương pháp học môn ngoai ngữ này mà
bạn có thể ứng dụng vào việc học tập của mình sao cho phù hợp với điều kiện cụ
thể của bạn. 2. Những kĩ năng khi làm bài thi môn tiếng Anh Để xây dựng được
cho mình những cách học tiếng Anh thành công đã khó, việc áp dụng những
phương pháp ấy vào việc giải quyết các bài thi cũng không dễ dàng. Để các sĩ tử có
thể vượt qua được thử thách của một bài thi môn ngoại ngữ này, chúng tôi xin chia
sẻ với bạn đọc một số “bí kíp” sau: Cấu trúc đề thi môn tiếng anh Đề thi ĐH, CĐ
môn tiếng Anh theo cấu trúc của Bộ Giao Dục và Đào tạo có 80 câu hỏi và không
có phần riêng để thí sinh lựa chọn. Có thể chia cấu trúc đề thi thành 6 phần cơ bản
sau: Đánh trọng âm trên từ (khoảng 5 câu) Cấu trúc câu, cụm từ, cụm động từ…
(khoảng 25-30 câu), từ vựng (khoảng 3-5 câu). Chọn lỗi sai (khoảng 5-10 câu).
Hoàn thành câu dựa trên từ cho sẵn (khoảng 5 câu). Chọn câu có nghĩa tương

đương với câu gốc (viết lại câu, khoảng 5 câu). Đọc hiểu, chọn câu trả lời hoặc từ
cho sẵn (khoang 25- 30 câu ). Phương pháp làm đề thi môn tiếng Anh Với 80 câu
hỏi làm trong 90 phút, các bạn cần bình tĩnh, nên đọc rõ yêu cầu của đề, yêu cầu
của từng phần, nhìn lướt nhanh toàn bộ đề để xem đề yêu cầu gì, có khi phần chú
ý, hoặc yêu cầu lại để cuối đề thi. Khi làm bài các bạn nên làm tới đâu chắc tới đó,
đánh dấu ngay vào phiếu trả lời, tránh làm nháp rồi mới điền vào phiếu trả lời sau,
nếu điền vào phiếu trả lời sau có bạn làm đúng nhưng khi điền vào lại vội vàng
điền lệch câu, như vậy sai một loạt các câu tiếp theo. Chú ý: Để tránh tình trạng bỏ
sót các câu, các bạn hãy nhớ phương pháp loại suy là tối ưu nhất. nếu gặp trường
hợp khó quá cũng phải loại dần từng phương án, sau đó chọn phương án thích hợp
nhất, không được bỏ trống bất cứ câu nào. Trong đề thi ĐH, CĐ môn tiếng Anh
thường có khoảng 10-15% là những câu hỏi khó, với các câu hỏi này các bạn nên
đánh dấu để làm sau cùng, không nên quá tập trung để phí thời gian vô ích. Dưới
đây là một số lưu ý cho từng phần trong cấu trúc đề thi môn tiếng anh, những kinh
nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn định hướng phương pháp ôn thi môn tiếng Anh tốt
hơn. Trọng âm Đề thi ĐH, CĐ môn tiếng Anh thường có 5 câu đánh trọng âm từ vì
vậy các bạn cần nhớ các quy tắc đánh trọng âm. Để làm dạng bài này, trước tiên
các bạn cần chọn từ có quy tắc đánh trọng âm và loại trừ các từ không có quy tắc
hoặc đang phân vân chưa rõ trọng âm ở đâu. Các bạn chỉ cần tìm ra trọng âm của 3
trong 4 từ đã cho là có thể hoàn thành bài tập này. Một số quy tắc đánh trọng âm:
Trọng âm thường rơi vào âm trước các từ có đuôi: ic, ics, ical, ial, ion, ity, ety, ive,
ilar, ular, ulous, age, ure… Với động từ có 2 âm tiết, trọng âm thường rơi vào âm
tiết thứ 2. Danh từ có 2 âm tiết, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất. Đối với
từ có 3 âm tiết trở lên, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ ba từ cuối lên (từ phải
sang trái) Từ có đuôi: ate, y, ise hoặc ize, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ ba từ
cuối lên, hay từ phải sang trái. Ví dụ: A. fantastic B. political C. financial D.
dictionary A. delicious B. cabbage C. banana D. irregular Câu 1: đáp án là D (theo
quy tắc 1). Các đáp án A, B, C trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2. Riêng đáp án D,
trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất. Câu 2: đáp án là B do trọng âm của các phương
án A, C, D trọng âm đều rơi vào âm thứ 2, riêng đáp án B trọng âm rơi vào âm tiết

thứ nhất. Trắc nghiệm chọn từ hoặc cụm từ Đây là dạng bài điền vào chỗ trống,
học sinh phải lựa chọn một trong bốn phương án để hoàn thành câu bị thiếu đảm
bảo tính logic và đúng ngữ pháp. Để làm dạng bài này, trước tiên các bạn cần đọc
lướt các phương án trả lời để biết chỗ còn thiếu liên quan đến từ vựng hay ngữ
pháp nào: Nếu từ vựng thì cần biết loại từ vựng như tính từ, danh từ, động từ, trạng
từ, số ít, số nhiều, khẳng định, phủ định, tiền tố, hậu tố,… Nếu là về mặt ngữ
nghĩa, cần lựa chọn từ nào có nghĩa hợp logic nhất hoặc cùng các cụm từ khác
trong câu tạo nên một cụm hoặc thành ngữ có nghĩa logic nhất. Tiếp theo, cần đọc
kĩ câu văn, dịch qua ý nghĩa của câu, xác định xem yếu tố còn thiếu là gì, không
nên chọn câu trả lời khi chưa đọc xong hết câu. Ví dụ: một chuỗi các từ được tách
nhau bởi dấu (,) thường liên quan đến cấu trúc song song. My hobby is learning
English, listening to music, AND … chess. To play B. play C. playing D. played
Đáp án đúng là C vì đây là cấu trúc song song, các động từ cùng đuôi “ing” giống
nhau. Dạng bài nhận biết lỗi sai Với dạng câu hỏi này, 1 trong 4 từ (cụm từ) được
gạch chân sẽ sai, học sinh phải nhận biết được phương án sai, cấn sửa để đảm bảo
tính hợp nghĩa, đúng ngữ pháp của câu. Trước tiên, cần đọc nhanh từng câu để tìm
lỗi sai dễ nhận thấy, không nên chỉ đọc các phần gạch chân, vì hầu hết các từ gạch
chân chỉ sai trong ngữ cảnh của câu đó. Ghi nhớ: không bao giờ chọn đáp án khi
chưa đọc hết cả câu. Nếu vẫn chưa phát hiện ra lỗi sai, đọc kĩ lại câu văn, chú trọng
vào các phần gạch chân. Hãy nghĩ đến những lỗi sai thông dụng nhất như cấu tạo
từ, kết hợp giữa danh từ và động từ, sai chính tả… để xem các động từ gạch chân
rơi vào trường hợp nào. Giải pháp cuối cùng: hãy loại bỏ các phương án có vẻ sai
và chọn một phương án hợp lí nhất trong các phương án. Ví dụ: The price of
consumer goods rose sharply since the end of 2007. Prices B. consumer goods C.
rose D. since Đọc lướt tất cả câu này và phân tích ta nhận thấy rằng A, B, C không
hề có dấu hiệu sai. Căn cứ vào D, ta thấy rằng nếu dùng “since + mốc thời gian”
thì động từ ở đây phải chia ở thì hiện tại hoàn thành, mà C lại ở quá khứ đơn, do đó
rõ ràng C sai. Đáp án đúng phải là “has risen”. Hoàn thành câu, từ cho sẵn, viết lại
câu Dạng bài này đòi hỏi học sinh phải hiểu được ý nghĩa của câu, nội dung họ
định hướng muốn nói tới cái gì. Việc hiểu được nghĩa của câu đòi hỏi bạn phải

trang bị cho mình một vốn từ vựng tương đối vững chắc. Ngoài nghĩa của từ, cần
quan tâm tới cấu trúc, ngữ pháp tính logic và hợp lí của từng phương án với câu để
loại bỏ các phương án sai. Ví dụ: Strong as he is, he still can’t lift that box. The
box was too heavy for him to lift. He’s very strong, but he still can’t lift that box.
He still can’t lift that box, because he’s not as strong. However he is strong, he still
can’t lift that box. Nghĩa câu gốc là: Anh ấy khỏe nhưng vẫn không nâng được cái
hộp. Phương án A loại vì câu A có nghĩa “cái hộp quá nặng đến nỗi anh ấy không
thể nhấc lên được” (thiếu ý “anh ấy khỏe”). Phương án B đúng vì câu B có nghĩa
giống câu gốc. Phương án C loại vì câu C có nghĩa: “bởi vì anh ấy không khỏe”.
Phương án D loại vì câu D dùng sai từ. câu đúng phải là: Although he’s strong, he
still can’t lift that box. Đọc hiểu Dạng bài đọc hiểu trong đề thi tiếng anh có thể
chia làm 2 dạng: Điền từ vào chỗ trống dựa vào từ cho sẵn và tìm đáp án câu hỏi.
Có những căn cứ sau giúp học sinh lựa chọn được phương án thích hợp nhất với
dạng bài này: Căn cứ vào cụm từ, nhóm từ. Căn cứ vào ngữ pháp của câu, của
đoạn văn. Căn cứ vào ý nghĩa của câu đó và cả đoạn văn. Lưu ý: Nên đọc câu hỏi
và phương án trước để xem ý nghĩa của bài là gì. Lần theo từng câu từ trên xuồng
dưới để tìm đáp án đúng. Với dạng bài này thường có câu hỏi chung cho cả đoạn
văn, đáp án câu hỏi này thường nằm ở 1, 2 câu đầu tiên hoặc cuối cùng của đoạn.
Ngoài ra: Trong những năm gần đây đề thi ĐH, CĐ môn tiếng Anh thường có một
số câu hỏi ứng dụng về giao tiếp thông thường như cảm ơn, xin lỗi, đáp lại lời cảm
ơn… để làm tốt dạng bài này cần lưu ý những cách thức giao tiếp trong tiếng anh
như sau: Cám ơn và đáp lai lời cám ơn: It was so/ extremely/ very
kind/sweet/nice/good of you/… to do something. Thank you very much for…
Thanks/ thank you. Many thanks/ thanks tons: cảm ơn nhiều. I am very much
obliged to you for…! I am thankful…! I am grateful to you for…: tôi rất cám ơn
bạn vì… Xin lỗi và đáp lại lời xin lỗi: I am sorry/ I am awful/ I am terrible sorry
about that… I didn’t mean it: tôi không cố ý. I apologize to you for: tôi xin lỗi bạn
về… It’s total/ entirely my fault: đó hoàn toàn là lỗi của tôi. Please accept my
apology: làm ơn chấp nhận lời xin lỗi của tôi. Người xin lỗi cũng có thể xin tha
thứ: Please forgive me. Hoặc hứa: It will not happen again: chuyện này sẽ không

xảy ra nữa. Hoặc bày tỏ sự tiếc nuối: I should not have done that: tôi không nên
làm vậy. I should have been more careful: lẽ ra tôi nên cẩn thận hơn. I wish I
hadn’t done that: ước gì tôi đã không làm vậy. Hay đề nghị được bồi thường:
Please let me know if there is anything I can do to compensate for that: làm ơn cho
tôi biết, tôi có thể làm gì để bù đắp…? That’s fine. I understand it completely!:
không sao đâu, tôi hiểu mà. This kind of thing happens: chuyện này vẫn thường
xảy ra mà. Don’t worry about it: đừng lo. You didn’t mean it: bạn không cố ý mà.
It’s doesn’t matter: không sao đâu. Khi chấp nhận lời xin lỗi trong những trường
hợp quan trọng, chúng ta có thể nói: I forgive you: tôi tha thứ cho bạn. Your
apology is accepted: tôi chấp nhận lời xin lỗi của bạn. You are forgiven: bạn được
tha thứ. Bày tỏ sự cảm thông: I am sorry to hear that: tôi rất lấy làm tiếc khi biết
điều này. I know this is too much to bear: tôi biết điều này là quá sức chịu đựng. I
think I understand how you feel: tôi nghĩ tôi có thể hiểu được bạn cảm thấy thế
nào. You have just got to learn to accept it and move forward: bạn phải học cách
chấp nhận chuyện đã xảy ra và tiếp tục sống. Xin phép làm điều gì đó Thường sử
dụng với May/ Might/ Can/ Could… Ví dụ: May I leave the class early today? Xin
phép cho em về sớm. Một số cấu trúc khác như: Do/ Would you mind if…: bạn có
phiền không nếu… Is it OK/ alright if…: Liệu có ổn không nếu… Do you think I
can…: Liệu tôi có thể… Any body might if…? Có ai phiền không nếu…? Để đáp
lại lời xin phép, nếu đồng ý có thể dung lặp lại các từ May, Can. Ví dụ: Để đáp lại
câu xin phép về sớm, ta có thể nói: Yes, you may/ you can. Không dung “Could”
trong câu trả lời cho phép. Ngoài ra còn một số cách diễn đạt khác: Sure!
Certainly! Of course: Đương nhiên rồi. Go ahead: Cứ tự nhiên. Use it! Don’t ask:
Dùng đi, không cần xin phép! Chú ý: khi người xin phép dùng các cấu trúc với:
“Would/ Do you mind” thì câu đáp lại phải mang nghĩa phủ định: No, not at all:
Hoàn toàn không. Of course not: Tất nhiên là không phiền gì. No, please do/ go
ahead: Không phiền đâu, cứ tự nhiên. Để đáp lại lời xin phép, nếu từ chối, có thể
dùng các cấu trúc sau: No, you can’t: Không, không được. I am afraid you can’t:
Tôi e là không được. No, not now: Bây giờ thì không được. Hoặc dùng: I’d rather
you + Mệnh đề quá khứ đơn và đưa them lí do để giải thích. Mời: Mời và đáp lại

Would you like…? Bạn có thích…? I would like to invite you to…: Tôi muốn mời
bạn… Do you fancy! Do you feel like…? Bạn có muốn… Let’s… Shall we…? Để
đáp lại lời mời ngoài lời cảm ơn, chúng ta cũng có thể dùng: Yes, please! Vâng,
cho tôi một ít. That is/sounds greate! Sẽ rất tuyệt đấy. It is a great idea! Đó là một ý
hay! Why not? Sao lại không nhỉ? OK! Let’s do that: Được thôi, cứ thế đi. I would
love to: Tôi rất thích. Để từ chối, chúng ta cảm ơn và xin lỗi, sau đó có thể đưa ra lí
do để giải thích: No, thanks: Không, cảm ơn. Sorry I don’t particularly like: Xin lỗi
nhưng tôi không thực sự thấy thích. I am afraid I can’t: Tôi e rằng tôi không thể. I
am sorry but I don’t feel up to: Tôi xin lỗi nhưng tôi không thấy hào hứng lắm. I’d
rather give a miss if you don’t mind: Nếu bạn không phiền thì để lúc khác. I’d love
to but… Some other time, perhaps: có lẽ để dịp khác đi. I wish I could: ước gì tôi
có thể. Đề nghị: Để đề nghị giúp đỡ người khác, chúng ta dùng một số cách diễn
đạt sau: Let me help you: Để tôi giúp bạn. Can/ May I help you: tôi có thể giúp bạn
được gì không? How can I help you? How can I be of help? Tôi có thể giúp bạn
được chút gì không? Would you like some help? Do you need some help? Bạn có
cần giúp gì không? Ví dụ: Would you like something to drink? Bạn có muốn uống
chút gì đó không? Let me make you a cup of coffee! Hãy để tôi pha cho bạn một
tách café nhé! Shall I cook something for you? Để tôi nấu gì cho bạn ăn nhé? Chấp
nhận lời mời, lời đề nghi bằng cách cám ơn: Yes, please! Vâng. Yes, could I have
some orange juice! Vâng. Vậy cho tôi nước cam. Hoặc dùng các cấu trúc giống
như khi chấp nhận lời mời: Thanks, that would be a great help! That would be
helpful! Cám ơn, nếu bạn giúp tôi thì tốt quá! As long as you don’t mind: Được
chứ, nếu bạn không phiền. It would be nice/ great/ helpful/… if you could! Sẽ rất
tốt, rất tuyệt nếu bạn giúp! Để từ chối lời đề nghị, có thể dùng các cách sau: No,
thanks: Không, cảm ơn. No, but thanks for offering! Không, nhưng cám ơn vì đã
muốn giúp tôi. No, don’t worry! Không sao đâu, đừng lo. No, that’s OK! Không
cần đâu, tôi ổn mà. Thanks but I can manage! Cám ơn nhưng tôi có thể tự xoay xở
được! Ra lệnh, đe dọa: Để ra lệnh và đe dọa, người ta có thể dùng thể cầu khiến,
hoặc dùng với “must”, “will”. Ví dụ: You must go home early! Con phải về nhà
sớm đấy! Leave me alone! Để tôi yên! Give me money or I will kill you! Đưa tiền

đây không tao giết! Để đáp lại các câu mệnh lệnh, có thể dùng các cách diễn đạt
sau: I will/ I won’t. OK. Take it easy! Bình tĩnh. Will do: Làm đây. Phàn nàn, chỉ
trích và cáo buộc: Khi phàn nàn, chỉ trích, một số cấu trúc sau thường được sử
dụng: Should (not) have + Phân từ 2: Lẽ ra nên/ không nên làm gì. Ví dụ: You
should have asked for permission!: Lẽ ra bạn nên xin phép trước chứ! What on
earth have you been? Bạn đã đi đâu lâu vậy? Why on earth didn’t you listen to me?
Tại sao bạn lại không nghe tôi chút nào thế nhỉ? What the hell kept you there so
long? Cái gì giữ bạn lại đó lâu thế? Mức độ chỉ trích nặng nhẹ, còn tùy thuộc vào
thái độ của người phàn nàn, chỉ trích. Thì hiện tại tiếp diễn dùng với “always” cũng
được dùng để chỉ sự phàn nàn, chỉ trích. Ví dụ: You are always late! Bạn thường
xuyên muộn đấy. Khi cáo buộc, thường dùng cách diễn đạt trực tiếp mô tả điều cáo
buộc. Ví dụ: You damaged my new carpet! Bạn làm bẩn tấm thảm mới mua của tôi
rồi đấy! No one but you did it! Bạn chứ không phải ai khác đã làm điều này! Khi
nhận được lời cáo buộc, phàn nàn, người nghe có thể giải thích bằng cách xin lỗi.
Phủ nhận lời phàn nàn hay cáo buộc bằng các cấu trúc dưới đây, sau đó là lời giải
thích: I don’t think so: Tôi không nghĩ vậy. Watch your tongue! Cẩn thận với cái
lưỡi của anh đấy! Mind your words/ Be careful what you say! Cẩn thận với những
gì anh nói đấy! Not me: Không phải tôi.



×