Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giao tiếp phi ngôn ngữ trong kinh doanh của người Nhật doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.08 KB, 5 trang )





Giao tiếp phi ngôn ngữ trong kinh doanh
của người Nhật


Khoảng cách: Nói chung, trong những tình huống như nhau, người Nhật thường
giữ khoảng cách xa hơn người các nước khác. Ngoại trừ trong những đám đông mà
người ta không thể làm gì được, còn thì người Nhật thường tránh chạm vào người
nhau. Không hề có chuyện ôm chầm hay hôn lên má. Ngay cả Bố mẹ cũng không
ôm chầm lấy những đứa con lớn của mình. Những cử chỉ khác ít nhiều biểu lộ tình
bạn hữu ở phương Tây cũng xa lạ với người Nhật. Ngược lại, người ta có thể
không ưa hay hiểu lầm một số va chạm giữa người cùng phái thường thấy ở Nhật .
Chẳng hạn, không có gì là đồng tính luyến ái cả khi hai nam sinh viên khoác vai
nhau hay hai nữ sinh cùng tuổi nắm tay nhau đi trên đường.

♦ Ánh mắt : Trừ những trường hợp ngoại lệ đặc biệt,
người Nhật thường không nhìn vào mắt nhau. Theo
truyền thống, người duy nhất trong tập thể có quyền
nhìn thẳng vào mắt người khác là người đàn ông lớn
tuổi nhất hoặc là người có cấp bậc cao nhất. Sự đường
đột nhìn vào mắt người khác là quá bạo dạn và sẽ bị coi là thất lễ . Ví dụ, những
sinh viên mới tốt nghiệp đi xin việc làm đều được người cố vấn dạy bảo không
được nhìn lên quá nút cà vạt của người phỏng vấn .
♦ Sự im lặng : câu nói “ im lặng là vàng” phổ biến ở Nhật và một số nước . Sự im
lặng có thể phản ánh nhiều dạng cảm xúc từ tiêu cực như buồn bã hay tức giận cho
đến tích cực như thanh thản vui sướng hay thỏa mãn. Sự im lặng trong khi bàn
công việc hay thương lượng không có nghĩa gì hơn là người Nhật đang tiếp thu lời
nói một cách có trách nhiệm đến nỗi họ cần phải xem xét cẩn thận . Trong khi sự


ngập ngừng làm cho người Mỹ khó chịu thì đối với người Nhật, đó là biểu thị cho
sự tôn trọng và nhu cầu cần suy nghĩ . Trong khi thương lượng, thường thì người
Nhật sẽ không tiếp lời trong khi đang suy nghĩ
B . THỂ HIỆN TÁC PHONG QUA CỬ CHỈ :
Người Nhật sử dụng những cử chỉ khi họ có thể thấu hiểu nhau bằng lời nói nhưng
dùng cử chỉ được xem là tế nhị hơn và lịch sự hơn. Đặc biệt quan trọng là phải biết
nhận ra ba cử chỉ của người Nhật biểu lộ sự sửng sốt là lưỡng lự trong khi thương
lượng kinh doanh.
Thứ nhất (chỉ có người đàn ông làm) là xoa gáy, thứ hai là hít hà vào qua kẽ răng
và thứ ba là vỗ bàn tay lên trán . Đôi khi một người Nhật sẽ làm lần lượt những cử
chỉ này trong vòng vài giây . Phản ứng tốt hơn cả là không phản ứng gì hết . Cứ
chờ cho qua hết các cử chỉ đó và chờ cho người Nhật nói. Thời gian này có thể từ
10 đến 30 giây hoặc có khi hơn thế nữa. Người Nhật không cảm thấy khó chịu
trong thời gian im lặng. Muốn tạo thế cân bằng, bạn nên tập quan sát một cách
thoải mái những cử chỉ lạ.
Những cử chỉ khi cần biết khi giao tiếp với người Nhật :
1. Một ngón tay cái chỉ lên trời có nghĩa là “xếp tôi”.
2. Một vòng tròn bởi ngón tay cái và ngón trỏ nghĩa là “đồng xu”, “tiền”, hay “số
không”.
3. Đầu ngón tay trỏ xoa vào nhau có nghĩa giống như trận đấu kiếm người Nhật
thời xưa và biểu thị rằng “hai nhóm hay hay cá nhân đang có bất hòa” .
4. Vòng ngón tay trỏ gần tai nghĩa là “ông ta đang điên tiết” , nhưng ở Nhật,
người ta không lạm dụng những cử chỉ này trừ khi người đang được nói tới thật sự
cuồng nộ .
5. Bàn tay xòe ra úp dọc trên ngực, thường đi kèm với cúi đầu có nghĩa là “xin
lỗi” . Cử chỉ này thường được bày tỏ khi ai đó muốn rời khỏi một cuộc gặp mặt .
6. Bàn tay để như trong mục số 5 nhưng phe phẩy trước ngực nghĩa là “không,
cảm ơn “. “tôi không cần ”, hay “khỏi cần” 7. Tay phải duỗi ra, bàn tay vẫy
xuống có nghĩa là “mời đi lối này” – cũng có khi người ta lầm tưởng cử chỉ này là
chào tạm biệt .

8. Giả bộ gảy bàn tính nghĩa là “tôi (hay anh) sẽ tính toán” .
9. Giả bộ viết vào lòng bàn tay trong nhà hàng hay quán rượu nghĩa là “kêu tính
tiền” .
10. Hai ngón tay khều vào lòng bàn tay, với người Nhật là bắt chước việc ăn
Sushi, nghĩa là “ta gác công việc lại đi đến tiệm Sushi nhé”
11. Đưa ngón trỏ lên và chỉ vào (hay đụng vào chóp mũi ) nghĩa là “chính tôi”
hay “tôi sẽ làm” .

×