Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phát triển kinh tế theo hướng bền vững thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.94 KB, 14 trang )

PGS-TS Đinh Phi Hổ Kinh tế phát triển
Mục Lục
I Mở đầu ........................................................................................................................2
II. Nội dung.....................................................................................................................4
.....1.Định nghĩa phát triển bền vững............................................................................... 4
2. Về mặt kinh tế ở Việt Nam....................................................................................4
2.1 Tăng trưởng kinh tế: ta đánh giá ở 2 khía cạnh ................................................4
2.1.1Quy mô sản lượng quốc gia........................................................................ 4
2.1.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế........................................................................
...................5
2.2 Thực trạng quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt nam giai đoạn
(2000-2007).....................................................................................................................5
2.2.1 Thực trạng về quy mô............................................................................... 5
2.3 Cơ cấu kinh tế..................................................................................................5
2.4 Cơ cấu xuất nhập khẩu:....................................................................................6
3. Tiến bộ xã hội.......................................................................................................7
3.1 Tuổi thọ...........................................................................................................7
3.1.1 khái niệm”................................................................................................7
3.1.2 Yếu tố ảnh hưởng tuổi thọ:.....................................................................7
3.1.3 Ở Việt Nam:.............................................................................................8
3.2 Trình độ dân trí giáo dục:.................................................................................8
3.3 Chỉ số GDP bình quân đầu người:....................................................................9
3.4 Chỉ số phát triển con người..............................................................................9
3.4.1 Khái Niệm:................................................................................................9
3.4.2 Đối với Việt Nam:.....................................................................................9
3.4.3 Thế Giới:...................................................................................................10
4.Cải thiện môi trường:.............................................................................................11
4.1 Môi trường sống:.............................................................................................11
4.1.1 Thực trạng tại Việt nam:...........................................................................11
4.1.2 Nguyên nhân:............................................................................................11
4.1.3 Giải pháp cải thiện môi trường:.................................................................12


III. Kết luận ....................................................................................................................13
SVTH: Trần Minh Tùng
1
PGS-TS Đinh Phi Hổ Kinh tế phát triển
PHÁT TRIỂN KINH TẾ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
I. Mở đầu :
Tiền đề lịch sử
Những ý tưởng hàm ý phát triển bền vững sớm xuất hiện trong xã hội loài người nhưng
phải đến thập niên đầu của thế kỷ XX, những hàm ý này mới phát triển, chuyển hoá thành
hành động và cao hơn là phong trào xã hội. Tiên phong cho các trào lưu này phải kể đến
giới bảo vệ môi trường ở Tây Âu và Bắc Mỹ.
Uỷ ban bảo vệ môi trường Canada được thành lập năm 1915, nhằm khuyến khích con
người tôn trọng những chu kỳ tự nhiên, và cho rằng mỗi thế hệ có quyền khai thác lợi ích
từ nguồn vốn thiên nhiên, nhưng nguồn vốn này phải được duy trì nguyên vẹn cho những
thế hệ tương lai để họ hưởng thụ và sử dụng theo một cách thức tương tự. Trong báo cáo
với nhan đề "Toàn thế giới bảo vệ động vật hoang dã", tại Hội nghị Paris (Pháp) năm 1928,
Paul Sarasin - nhà bảo vệ môi trường Thuỷ Sĩ đã đề cập đến việc cần phải bảo vệ thiên
nhiên.
Mối quan hệ giữa bảo vệ thiên nhiên và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng là mối quan
tâm hàng đầu của các tổ chức quốc tế từ sau đại chiến thế giới II (UNDP, UNESCO,
WHO, FAO, và ICSU). Các tổ chức này đã phối hợp chặt chẽ trong việc tìm hiểu diễn biến
môi trường tự nhiên, từ đó đưa ra chương trình hành động hướng các quốc gia phát triển
theo mô hình bền vững. Năm 1951, UNESCO đã xuất bản một tài liệu đáng lưu ý với tiêu
đề "Thực trạng bảo vệ môi trường thiên nhiên trên thế giới vào những năm 50". Tài liệu
này được cập nhật vào năm 1954 và được coi là một trong số những tài liệu quan trọng của
"Hội nghị về môi trường con người" (1972) do Liên hiệp quốc tổ chức tại Stockholm
(Thuỵ Điển) và cũng được xem như là "tiền thân" của báo cáo Brunđtland.
Thập kỷ 70, thuật ngữ xã hội bền vững tiếp tục xuất hiện trong các công trình nghiên cứu
của các học giả phương Tây, với công trình của Barry Cômmner "Vòng tròn khép kín"

(1971), Herman Daily "Kinh tế học nhà nước mạnh" (1973) và công trình "Những con
đường sử dụng năng lượng mềm: về một nền hoà bình lâu dài" của Amory Lovins (1977).
Khái niệm phát triển bền vững tiếp tục được đề cập và bổ sung với những đóng góp quan
trọng thể hiện trong các tác phẩm của Maurice Strong (1972), và Ignacy Sachs (1975). Đặc
biệt khái niệm này được đề cập toàn diện nhất trong công trình của Laster Brown "Xây
dựng một xã hội bền vững" (1981).
Đầu thập niên 80, thuật ngữ phát triển bền vững lần đầu tiên được sử dụng trong chiến
lược bảo tồn thế giới do Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế,
Quỹ động vật hoang dã thế giới và Chương trình môi trường Liên hiệp quốc đề xuất, cùng
với sự trợ giúp của UNESCO và FAO. Tuy nhiên. khái niệm này chính thức phổ biến rộng
rãi trên thế giới từ sau báo cáo Brundrland (1987). Kể từ sau báo cáo Brundtland, khái
niệm bền vững trở thành khái niệm chìa khoá giúp các quốc gia xây dựng quan điểm, định
hướng, giải pháp tháo gở bế tắc trong các vấn đề trong phát triển. Đây cũng được xem là
giai đoạn mở đường cho "Hội thảo về phát triển và môi trường của Liên hiệp quốc và Diễn
SVTH: Trần Minh Tùng
2
PGS-TS Đinh Phi Hổ Kinh tế phát triển
đàn toàn cầu hoá được tổ chức tại Rio de Janeiro (1992), và Hội nghị thượng đỉnh thế giới
về phát triển bền vững tại Johannesburg (2002).
Tuy nhiên ở Việt Nam "Phát triển bền vững” là khái niệm khá mới lạ. Tiến hành xây
dựng và thao tác hoá khái niệm này phù hợp với thực tiễn đất nước và bối cảnh thế giới
hiện nay sẽ có ý nghĩa quan trọng. Các nghiên cứu khoa học môi trường, khoa học xã hội,
trong đó đặc biệt là kinh tế học, xã hội học, và luật học hy vọng sẽ có nhiều đóng góp cho
việc hoàn thiện hệ thống quan điểm lý luận về phát triển bền vững ở nước ta trong những
thập niên sắp tới.
Có thể nói phát triển bền vững là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy
cục hội nghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển
của hầu hết mọi nước. Nguyên thủy, nó phản ánh sự quan ngại đối với một số quốc gia
muốn tăng trưởng kinh tế vội vã, chọn cách phát triển thiển cận, miễn sao tăng thu nhập
hiện tại cho nhanh, mà không để ý đến những nguy hại dài lâu của lối phát triển ấy đến

môi trường sinh thái (tàn phá rừng, sa mạc hóa...), đến trữ lượng hữu hạn của tài nguyên
thiên nhiên (quặng mỏ, dầu hỏa, khí đốt).
Ý niệm "phát triển bền vững" nhấn mạnh đến khả năng phát triển kinh tế liên tục lâu dài,
không gây ra những hậu quả tai hại khó khôi phục ở những lĩnh vực khác, nhất là thiên
nhiên. Phát triển mà làm hủy hoại môi trường là một phát triển không bền vững, phát triển
mà chỉ dựa vào những loại tài nguyên có thể cạn kiệt (mà không lo trước đến ngày chúng
cạn kiệt thì phải làm sao) là một phát triển không bền vững. Có người còn thêm rằng lối
phát triển phụ thuộc quá nhiều vào ngoại lực (như FDI) cũng là khó bền vững, vì nguồn ấy
có nhiều rủi ro, không chắc chắn. Nói ngắn gọn, phát triển là không bền vững nếu nó thật
"nóng" đó không thể giữ lâu, nền kinh tế chóng rơi vào khủng hoảng, hay ít nhất cũng
chậm lại trong tương lai.
SVTH: Trần Minh Tùng
3
PGS-TS Đinh Phi Hổ Kinh tế phát triển
II. Nội dung:
1. Định nghĩa phát triển bền vững:
Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà
không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương
lai..."
1
. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả,
xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các
thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực
hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường.
2. Về mặt kinh tế ở Việt Nam:
2.1 Tăng trưởng kinh tế: ta đánh giá ở 2 khía cạnh
2.1.1Quy mô sản lượng quốc gia:
Qui mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản
phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập bình quân
đầu người (Per Capita Income, PCI).

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người
trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền
kinh tế. Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc
dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng
nghèo khổ.
2.1.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ
hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ
tăngtrưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %. Và có công thức sau:
Trong đó Y là qui mô của nền kinh tế, và g là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô kinh tế được
đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh
nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng
trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế
hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.
Năm
Tốc độ tăng trưởng
kinh tế(%)
2000 6,79
2001 6,89
2002 7,08
2003 7,34
2004 7,79
2005 8,44
2006 8,23
2007 8,48
( Theo niên giám tổng cục thống kê )
SVTH: Trần Minh Tùng
4
g = dY/Y × 100(%)
PGS-TS Đinh Phi Hổ Kinh tế phát triển

2.2 Thực trạng quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt nam giai đoạn
(2000-2007)
2.2.1 Thực trạng về quy mô
Năm GDP (Tỷ VND)
2000 441646
2001 481295
2002 535762
2003 613443
2004 715307
2005 839211
2006 974266
2007 1144015
(Theo niên giám Tổng cục thống kê)
Ta thấy trong giai đoạn này quy mô kinh tế của nước ta có xu hướng tăng và được biểu
như biểu đồ sau:
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
441646
481295
535762
613443
715307
839211
974266
1144015
0
200000
400000
600000
800000
1000000

1200000
1400000
Năm GDP(Tỷ VND)
2.2 Cơ cấu kinh tế:
Trong năm 2007 cùng với tăng trưởng kinh tế cao là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tích cực. Theo nhóm ngành kinh tế, nông, lâm nghiệp-thủy sản vốn tăng thấp, năm
nay lại gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh lớn nên tăng thấp và tỷ trọng trong GDP của
nhóm ngành này tiếp tục giảm (hiện chỉ còn dưới 20%). Công nghiệp-xây dựng tiếp tục
tăng hai chữ số, cao nhất trong ba nhóm ngành, nên tỷ trọng trong GDP tiếp tục tăng (hiện
đạt gần 42%), phù hợp với giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
SVTH: Trần Minh Tùng
5

×