Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

NHỮNG PHO TƯỢNG THỜI LÊ TRỊNH Ở HẢI PHÒNG pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.13 KB, 12 trang )





NHỮNG PHO TƯỢNG THỜI LÊ TRỊNH Ở
HẢI PHÒNG



Ba pho tượng thị nữ ở đình Bảo Hà
Nhóm tượng này ít đuợc biết tới vì để sâu trong hậu cung, nơi có một không gian
nhỏ bé, quá chật và tối. Phía trên ngai thờ có 4 thị nữ hầu đứng xung quanh, còn ba
pho tượng cổ có giá trị từ thế kỷ XVII, XVIII thời Lê Trịnh, mỗi cô một vẻ đẹp
thuần hậu, hai tay có các động tác khác nhau như bưng khay trầu, bê buồng cau,
bưng trái đào, bưng quả phật thủ. Các tượng thị nữ nét mặt đoan trang, mũi thon
dọc dừa, tất cả đều rẽ ngôi giữa, cân đối, mái tóc dài màu đen dày xuống tận gót và
chân rất rõ đặc tính của thiếu nữ Việt. Có cô thị nữ đeo hoa tai mặt dàn, chân đi hài
trái đào cong, váy phủ kín dài thướt tha. Những pho tượng thị nữ thế hiện trang
phục cung đình: áo gấm tay thụng, cổ viền có trang trí họa tiết, áo cổ chéo vạt hai
lớp yếm trong cùng, trên áo trang trí đoàn văn (hoa tròn lớn, điểm các bông hoa
nhỏ dây liên xen kẽ rất đẹp). Bốn lớp áo cổ giao nhau (tràng vạt) trong là yếm đào.
Cổ áo đuờng viền lớn có trang trí hoa văn chữ triện. Những bức tượng đã hơn ba
thế kỷ, màu sắc vẫn như xưa. Nét vẽ, màu sắc mắt môi uyển chuyển, mờ ảo trong
đôi mắt, mũi thon, môi hồng tạo khối hình đẹp khác hẳn với pho tượng mới đuợc
làm thêm để cho đủ bộ bốn cô thị nữ xưa. Tuy làm đã có mẫu xưa để làm theo,
nhưng dáng điệu thô cứng, khối mặt không thanh thoát, mắt đen, môi đỏ lòe loẹt,
kém xa tượng cổ.
Nét độc đáo tượng thần Linh Lang
Tượng thần Linh Lang đình Bảo Hà nồi tiếng là có thể cử động ngồi xuống đứng
lên ở thời Lê Trịnh. Tượng Linh Lang đuợc tạc ngồi trên ngai, đội mũ Dương
Đường, áo gấm long bào cân đai đuợc chạm khắc tinh vi. Khi điều khiển chốt ở


cửa, tượng sẽ từ từ đứng lên sau đó lại ngồi xuống an tọa. Đây là pho tượng thờ
đặc biệt có cử động còn lại duy nhất ở nước ta từ thời Lê Trịnh. Thời Lý, trong bia
Sùng thiện diên Linh đã viết về những pho tượng cử động bằng máy, biểu diễn ở
Hoàng cung Thăng Long.
Những nét đẹp đẽ về tạo hình, điêu khắc ở tượng trang phục quan văn, quan võ
đình Bảo Hà
Khu vực Hậu cung đình Bảo Hà, hai bên còn có quan văn, quan võ mặc trang phục
triều đình đứng hầu, theo lối cung đình Lê Trịnh. Đây là những tượng quan văn,
quan võ mặc trang phục rất rõ nét, cụ thể có giá trị về mỹ thuật, lịch sử ở thời chúa
Trịnh. Theo các cụ truyền lại đây là bố cục chầu hầu ở triều đình: Hai bên quan
văn võ đứng đối diện nhau.
- Trang phục quan võ, tượng thứ nhất: cao hơn người thật, mặc áo gấm màu tía, tay
thụng lớn, dáng điệu ung dung, khuôn mặt hơi ngước lên cao, râu dài đội mũ đa la
võ, áo gấm triều phục, hai bàn tay giấu trong tay áo thụng lớn. áo phủ ngoài cổ
tròn, họa tiết áo hoa tròn trang trí vành hoa xoắn nhau với trang trí hoa lá cách điệu
nhưng đơn giản, khỏe về đuờng nét. Ngực áo có bổ tử hình vuông, hơi cắt góc, đai
lớn hai lên phía trên để không che khuất hình bổ tử. Những nếp áo dài khỏe tạo
mảng lớn chảy dài xuống gấu áo trang trí ba lớp sóng (thủy ba kép) cách đều. áo
phủ ngoài dài tới gót chân trong mặc xiêm dài quét đất, đi hài võ.
- Tượng quan võ thứ hai trong trang phục thường triều: đầu đội mu đa la sếch
xuống gần hết phần trán. áo đa la mặc ngoài có tròn xẻ ở giữa ngực, đuờng viền
lớn có nẹp vòng xoắn trang trí, nẹp cổ đè lên họa tiết hoa cúc lớn hình tròn. Phía
trong áo gấm hoa tròn, tay thụng. Dáng tượng thế võ đứng làm tiêu binh trong nghi
lễ, tay cầm kiếm dựng đứng trước vai (như kiểu bồng súng) nét mặt hiên ngang
mạnh mẽ, thắt đai lưng to bản giát vàng. áo đa la phủ ngoài phía dưới gấu áo hình
sóng thủy ba bủa soài. áo gấm trong gấu áo sóng thủy tinh, hình sóng to nhỏ xen kẽ
nhau rất đẹp về bố cục trang trí.
- Tượng quan võ thứ ba: mũ đa la đen đội chéo chếch xuống trán, áo gấm hoa văn
tròn lớn. Tượng ở thế động, tay phải lộ ra ngoài áo tay thụng lớn, thế tay tạo dáng
hình họa mạnh mẽ, các ngón tay động, thanh thoát, móng tay ngắn, dáng tay áo

nhiều nếp uốn gấp mềm mại thể hiện chân thực sinh động. áo đa la được phủ ngoài
màu đen giát hoa vàng cổ xẻ giữa, nẹp áo vừa phải, nẹp tay áo có đuờng triện dạng
hồi văn. Thân áo họa tiết đơn giản chỉ ở ngực, toàn thân áo điểm chữ triện kép,
chồng lên nhau so le, gấu áo hoa văn sóng nuớc (thủy ba). Nét đặc biệt là các áo
xiêm đều, ngắn trên mắt cá chân, đế lộ đi giầy võ (thể hiện chức nhỏ hơn).
- Phía đối diện là phía quan văn chầu hầu. Các quan văn dáng điệu thư thái ung
dung, mặt hơi ngước lên kiểu chầu hầu, đầu đội mũ khước phi (mũ thời Trần), áo
cổ tràng vạt lớn phủ ngoài, áo tay thụng lớn màu đen. Phía trong gồm 3 lớp áo màu
tía, xanh, vàng thấy lóe ở cổ áo và hai bên nẹp thân áo đuợc lộ ra ngoài. Những nếp
của tà áo, tay thụng tỏa dài xuống tạo các mảng uốn lượn, đuờng nét rất tinh tế, to
nhỏ bắt theo ánh sáng lung linh tràn đầy mỹ cảm, óng ánh màu thanh cát, đen
chuyển động theo nếp áo. Lối trang phục này giống với kiểu áo tìm thấy trong ngôi
mộ cổ của Đại tư đồ Nguyễn Bá Khanh ở Hưng Yên thời Lê Trịnh. Những nét đặc
trưng chung của các pho tượng ở đình Bảo Hà là người nghệ nhân tạc tượng, phủ
màu vẽ trang trí đạt tới trình độ hoàn hảo trong mỹ thuật tạo hình, tính hiện thực
theo phong cách dân tộc ở tay nghề, trình độ điêu luyện, kiểu tượng chùa Tây
Phương. Nét khác biệt ở đây là thể hiện chân thực của cung đình, có trang phục
từng nhân vật rất rõ ràng: tất cả các tượng quan văn, quan võ, các thị nữ đều bỏ tóc
xõa, tỏa xuống vai kéo dài tới gần chân ở các tượng nữ. Các tượng nam giới tóc tỏa
dài nhiều kiểu, có người ngang lưng, ngang hông và có nhiều kiểu tóc hơi uốn
cong, tóc buông dầy to nhỏ khác nhau. Các kiểu tóc bỏ ra ngoài trang phục, ta còn
thấy ở tượng vua Lê Thần Tông, tượng các bà Hoàng hậu, Vương phi. Tác giả bài
viết này đã có dịp nghiên cứu, nhìn từ phía sau tượng đều thấy tóc bỏ ra ngoài
trang phục áo hoàng bào, áo vân kiên, mũ thông thiên đội ở trên, khăn phủ sau và
hai dải mũ đè lên tóc. Xét về tổng thể những pho tượng cổ ở Đồng Minh, đình Bảo
Hà là đỉnh cao của Mỹ thuật tạo hình Việt Nam, xứng danh là quê hương của
những vị tổ sư có tài về tạc tượng. Từ Nguyễn Công Huệ đến Kỳ tài hầu Tô Phú
Vượng thế kỷ XVII, XVIII thời chúa Trịnh. Tại nơi đây còn là quê hương của
phường rối nước cổ truyền Bảo Hà ở Hải Phòng với những con rối cổ xưa. Theo
các cụ cho biết các con rối thường đuợc tạc bằng gỗ mềm, nhẹ như gỗ sung, gỗ

xoan. Trong hậu cung còn có một miệng giếng nhỏ, khi ta bỏ quả bóng gỗ xuống ở
gần bệ thờ, vài chục khắc sau, ta thấy bóng xuất hiện ở ngoài ao đình, nơi biểu diễn
rối nước. Nhận xét về những pho tượng ở đây; Phó giáo sư tiến sĩ sử học Nguyễn
Hải Kế đánh giá cao về những tượng trang phục này sinh động, hiện thực: “Người
ta không thể bịa ra đuợc những trang phục này. Đây là những pho tượng đẹp quê
tôi”. Trong sách Mỹ thuật Châu á quy pháp tạp hình và phong cách đã viết “Nghệ
thuật nhà Trịnh 1533 - 1789 đuợc đánh dấu từ thế kỷ XVI bằng sự phát triển các
công trình tưởng nhớ tổ tiên, các anh hùng dân tộc xu hướng “dân tộc” đã dẫn đến
trong các lĩnh vực trang trí, điêu khắc nghề làm tượng (nhất là gỗ sơn nhiều mầu)
có chất lượng cao gồm các tác phẩm hiện thực và biểu hiện độc đáo “ Nhà xuất bản
Mỹ thuật 1995/trang 362.
Trong cuộc tọa đàm trao đổi về những pho tượng trang phục ở Bảo Hà, PGS Tiến
sĩ nghệ thuật học Nguyễn Đỗ Bảo đã đánh giá rất cao về ngôn ngữ tạo hình, tính
ước lệ cách điệu trong tạo dáng khối hình, với những gương mặt sống động mạnh
mẽ về khối, khỏe về hình nhưng rất chân thực, thẩm mỹ đỉnh cao như Nhật Bản.
Một số đình chùa nổi tiếng thời Lê Trịnh ở Hải Phòng
Kiến trúc đình, chùa, tháp ở thế kỷ XVII, XVIII cũng đuợc xây dựng nhiều ở Hải
Phòng. Tới nay còn lại không nhiều vì chiến tranh, thời gian đã tàn phá, hủy hoại.
Hải Phòng hiện còn có một cầu đá có chạm rồng rất quý giá còn đang bị bỏ hoang
phí (nước ta hiện nay chỉ còn có 3 chiếc cầu đá cổ loại này). Một số đình thời Lê
Trịnh còn lại như: đình Hàng Kênh, đình Kiền Bái, đình Cung chúc, tháp chùa Mỹ
cụ, chùa Lâm Đông
Kiến trúc đình Hàng Kênh thế kỷ XVII, ở thôn Trung, Hàng Kênh Hải Phòng.
Đình thờ Ngô Vương Quyền có bố cục lớn, tòa đại đình gồm 7 gian (5 gian chính,
2 gian phụ). Kết cấu nóc vì kèo kiểu giá chiêng truyền thống gồm 10 hàng cột, có
60 cột chính to lớn gỗ lim đuờng kính từ 0,55-0,65m, đặt trên đá tảng, bước gian
rộng khoảng 5m. Hai lá mái đình rộng lớn, đầu đao cong vút, đắp hình rồng, nghê
cuốn thủy, lớp ngói mui hài lớn, xung quanh đình tra ván bưng, mặt tiền là dãy cửa
bức bàn đặt trên xà ngưỡng chạm hoa văn nhà Phật (chữ vạn). Đình đuợc đặt trên
nền bó cao và bậc tam cấp bằng đá xanh. Kiến trúc tòa đại đình chạm khắc đầu

rồng, điêu khắc trang trí các vì kèo nội ngoại thất là khắc rồng mây đại hội lộng
lẫy, hương án lớn chạm bong, sơn son thếp vàng rực rỡ. Các vì kèo chạm khắc chủ
đạo là đầu rồng, do các nghệ nhân điêu luyện chạm lộng, chạm bong tinh vi. Ngoài
ra chạm trang trí các đề tài hoa lá 4 mùa, họa tiết bát bửu (bầu rượu, quạt vả, kiếm,
ấn, triện). Đình Hàng Kênh là ngôi đình lớn còn tương đối nguyên vẹn thời Lê
Trịnh, gian giữa tòa đại đình lát gạch Bát Tràng, hai bên phải trái là sàn đình lát gỗ
cao 0,7m, có thành lan can gỗ ô vuông phía gần hương án phía đại đình. Đình Kiến
Bái cũng có kiến trúc chạm khắc giá trị mỹ thuật như đình Hàng Kênh, với đầu đao
cao vút thanh thoát nhẹ nhàng mang dấu ấn kiến trúc thế kỷ XVII,XVIII.
- Chùa Quang Long còn gọi là chùa năm nóc ở làng Dương am xã Trấn Dương
huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng, xây dựng năm Giáp Ngọ (1714) niên hiệu Vĩnh Thịnh
thứ 10. Chùa là một công trình kiến trúc gỗ rất độc đáo, hiếm thấy có bố cục liên
hoàn liền nhau 5 nóc, trong một bố cục tổng thể hình vuông. Nếu nhìn từ trên cao
xuống ta vẫn thấy rõ có phong cách thời Lê Trịnh nội công ngoại quốc (trong chữ
I) ngoài chữ I nhưng có đặc điểm không cách ra tạo không gian. Chùa vẫn có tiền
đuờng, hậu đuờng ống muống nối liền hai mái ở phần giữa. Hai bên dải vũ tả, hữu
đuợc gói trong một không gian hẹp nối liền các mái với nhau, tạo ra mái chéo góc
phía trong nối tòa tiền đuờng, dải vũ và hậu cũng tạo thành một tổng hòa vuông.
Phần tường đuợc xây ô thoáng trang trí chữ vạn, chữ thọ và hoa văn tạo ra nhiều ô
thoáng trống như một công năng cửa sổ để lấy ánh sáng và khoảng cách hẹp ở giữa
cho ánh sáng lùa vào trên một diện tích chùa rộng lớn đuợc phủ mái. Do chùa có
lối kiến trúc 5 nóc liền nhau nên sử dụng kiểu kết cấu vì kèo cọc báng. Đây là một
kiểu vì kèo dùng trong không gian hẹp, không chạm khắc cầu kỳ như kiểu giá
chiêng hoặc chồng giương. Tuy nhiên vẫn là một trong 4 kiều vì kèo truyền thống
người Việt. Chùa Quang Long đuợc kết nối với 48 trụ cột chính các vì kèo đều
đuợc chạm khắc tinh vi với mặt tòa tiền đuờng uy nghi, dãy cửa gỗ bức bàn truyền
thống (tham khảo tài liệu của Hồng Hoàn chùa năm nóc).
Mỹ thuật ở Dương Kinh
Mỹ thuật thế kỷ XVI ở Việt Nam là giai đoạn phát triển giao thoa Lê, Mạc, Trịnh
(thời Nam Bắc triều) Làng An Dụ có chùa Tháp (An Tháp) có khu vực bến Tháp

Giang, là vị trí giao thông quan trọng thời Lê Sơ, Mạc, Lê Trịnh, nối liền Đông
Kinh (Thăng Long) qua sông Hồng, sông Luộc, sông Lôi (sông Thái Bình) ra cửa
Văn úc vào Làng Cổ Trai là Dương Kinh quê hương nhà Mạc. Chính ở bến đò An
Tháp huyện Tân Minh, Mạc Đăng Dung đã tổ chức đón tiếp sứ giả vua Lê cầm tờ
tiết, Kim sách, mũ áo, ô lọng, đai ngọc, kiệu tía, quạt hoa, tán tía tiến phong Mạc
Đăng Dung làm An Hưng Vương. Khi Mạc Đăng Dung tiếm ngôi nhà Lê đã xây
dựng Dương Kinh như kinh đô thứ hai của Mạc. Điện Tường Quang nay chỉ còn
nền móng, hai nghê đồng mạ vàng, tượng Mạc Đặng Dung ở chùa Trà Phương,
tượng bà Thái Hoàng Hậu chạm nổi trên bia đá chùa Hòa Liễu. Tượng bà Nguyễn
Thị Ngọc Toàn (phù điêu chạm nổi) chùa Trà Phương, Rồng thành bậc chùa Hoa
Liễu cho chùa Nhân Trai Kiến Thụy. Rồng thành bậc chùa Hoa Liễu cho ta thấy
mạch điêu khắc rồng đá thời Lê sơ ở Lam Kinh với Mạc đến Lê Trịnh. Những yếu
tố mỹ thuật Mạc tiếp nối thời Lê sơ và được phát triền mạnh mẽ ở thời Lê Trịnh,
đạt tới đỉnh cao trong mỹ thuật, điêu khắc đuợc các nước phương Tây ca ngợi
trong mỹ thuật nhà Trịnh đã tạo đuợc phong cách nghệ thuật riêng, có truyền thống
dân tộc đặc sắc.
Hải Phòng trong văn hóa Mỹ thuật Việt Nam
Hải Phòng là một trong số những nơi sản sinh ra nền văn hóa cổ Việt Nam qua
nhiều giai đoạn lịch sử khảo cổ, từ văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Tràng Kênh
đến Đông Sơn với nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. Hải Phòng có nữ danh tướng
chống xâm lược là Lê Chân, Tứ dương hầu Phạm Tử Nghi đánh chết 3 voi dữ. Nhà
tiên tri Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trạng Trình). Về Mỹ thuật -Kiến trúc, điêu khắc có
nhiều công trình giá trị thời Lý, Trần, Lê, Trịnh như kiến trúc tháp, đình Kiến Bái,
đình Hàng Kênh, đình Dư Hàng, An Quý, Quán Khái, những pho tượng quí giá đạt
tới đỉnh cao của Mỹ Thuật trang phục Việt Nam ở đình chùa Bảo Hà Đặc biệt
xuất hiện Kỳ tài hầu Tô Phú Vượng là những nét đẹp của nền mỹ thuật Việt Nam,
là những tài năng đặc biệt của Hải Phòng cần đuợc tôn tạo, bảo vệ gìn giữ. Hải
Phòng còn có tháp Tường Long nổi tiếng từ thời Lý thế kỷ X có vị trí lịch sử
đường biển của quốc gia Đại Việt, khi các tầu thuyền từ Ba Tư, ấn Độ, qua Phù
Nam tới Trung Hoa đến Chiêm bái (con đuờng tơ lụa trên biển) cũng cần đuợc

quan tâm phục dựng lại để nối liền quá khứ với hiện tại hôm nay. Những công
trình mỹ thuật đỉnh cao thời Lê Trịnh cần được giáo dục trong truyền thống ý nghĩa
lịch sử để thế hệ trẻ học tập, tự hào còn gìn giữ được đến tận hôm nay.
Trịnh Quang Vũ

×