Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

NHỮNG THÁCH THỨC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.27 KB, 27 trang )

Chuyên đề: Thách thức trong công tác quản lý tài nguyên nước ở tpHCM
MỤC LỤC
Lớp Quản Lý Môi Trường- khóa 2012 Trang 1
Chuyên đề: Thách thức trong công tác quản lý tài nguyên nước ở tpHCM
I. Mục tiêu
- Biết được các nguyên nhân gây ô nhiễm, suy giảm nguồn tài nguyên nước tại thành phố
Hồ Chí Minh.
- Hiểu rõ được các tồn tại, thách thức và khó khăn trong công tác quản lý tài nguyên nước
tại địa phương.
- Đề xuất các giải pháp nhằm từng bước quản lý bền vững nguồn tài nguyên nước tại
thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.
II. Tổng quan Tài nguyên nước trên thế giới, Việt Nam và tại TP.HCM
Nước là một trong những thành phần cơ bản của môi trường và là một trong những
nguồn tài nguyên thiên nhiên (nước, đất, không khí) góp phần duy trì sự sống trên hành
tinh.
2.1 Trên thế giới
Lớp Quản Lý Môi Trường- khóa 2012 Trang 2
Hình 1: Tỉ lệ tài nguyên nước trên thế giới (Nguồn: Cục địa chất Mỹ)
Chuyên đề: Thách thức trong công tác quản lý tài nguyên nước ở tpHCM
Tổng lượng nước trên trái đất khoảng 1.386 triệu km
3
. Trong đó 97% lượng nước ở toàn
cầu là ở đại dương, 3% còn lại là nước ngọt tồn tại ở dạng băng tuyết, nước ngầm, sông
ngòi và hơi nước trong không khí. Trong khoảng 35 triệu km
3
nước ngọt trên toàn thế
giới, nước ngầm chiếm khoảng 30,1%, băng tuyết chiếm 68,7%, nước sinh vật 0,003%,
nước trong khí quyển 0,04%, nước trong ao hồ, đầm lầy và trong dòng sông chiếm chỉ
chưa đầy 0,3%.
2.2 Tại Việt Nam
2.2.1 Tài nguyên nước mặt


Tổng lượng nước trung bình năm của sông suối nước ta khoảng 835 tỉ m
3
, trong đó:
khoảng 522 tỉ m
3
(62,5 %) là từ nước ngoài chảy vào và khoảng 313 tỉ m
3
(37,5 %) được
sinh ra trong lãnh thổ nước ta.
Tổng lượng nước sông của nước ta chỉ chiếm khoảng 1,95% so với thế giới và khoảng
6% Châu Á. Nếu xét về mức đảm bảo trên 1 km
2
diện tích thì mức đảm bảo của nước ta
gấp 8 lần so với mức đảm bảo trung bình của toàn thế giới, còn mức đảm bảo nước cho 1
người chỉ lớn hơn có 1,36 lần.
Ngoài ra, ở nước ta cũng đã xây dựng được khoảng 3600 hồ chứa nước trên các sông
suối, trong đó có khoảng 15% là hồ chứa vừa có dung tích trên 1 triệu m
3
hoặc chiều cao
đập cao trên 10m. Tổng dung tích các hồ chứa hiện có ở nước ta khoảng 23 tỉ m
3
, trong
đó 18 tỉ m3 là dung tích hữu dụng
Lớp Quản Lý Môi Trường- khóa 2012 Trang 3
Hình 2: Tỉ lệ % lưu lượng các sông so với cả nước
Chuyên đề: Thách thức trong công tác quản lý tài nguyên nước ở tpHCM
2.2.2 Nước mưa
Lớp Quản Lý Môi Trường- khóa 2012 Trang 4
Hình 3: Tổng lượng dòng chảy của 9 sông lớn phân bố tại Việt Nam
Hình 4: Lượng mưa trung bình năm của Việt nam so với các khu vực trên thế giới

Chuyên đề: Thách thức trong công tác quản lý tài nguyên nước ở tpHCM
Xét chung trên cả nước, nước mưa trung bình hàng năm trên toàn lãnh thổ nước tả
khoảng 650 km3, khối lượng nước này nếu đem trải đều trên bề mặt đất liền sẽ có lớp
nước mưa dày khoảng 1960mm. Tài nguyên nước mưa của nước ta nhiều hơn khoảng 2,5
lần so với lượng trung bình của trái đất (800mm); 2,6 lần so với Châu Á (742mm). Hằng
năm mỗi người dân nhận được 8125 m
3
nước trời cho.
Tuy nhiên lượng mưa hàng năm không cố định mà dao động từ năm này qua năm khác
trong một phạm vi nào đó. Có khoảng 65 – 90% lượng mưa tập trung trong 3-6 tháng
mùa mưa, còn chỉ 10 – 35% năm trong 6 – 9 tháng mùa khô.
2.2.3 Nước ngầm
Lớp Quản Lý Môi Trường- khóa 2012 Trang 5
Hình 5: Lượng mưa trung bình năm trên lãnh thổ Việt Nam
Chuyên đề: Thách thức trong công tác quản lý tài nguyên nước ở tpHCM
2.3 Tại TPHCM
Đối với các đô thị tại các nước đang phát triển, nước ngày càng đóng vai trò quan trọng
cho sự phát triển bền vững đô thị. Từ khi quá trình đổi mới bắt đầu năm 1986, Thành
phố Hồ Chí Minh đã trải qua quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng. Do
đó, Thành phố đã và đang đối mặt với những vấn đề về môi trường đô thị trong đó việc
quản lý và sử dụng nguồn nước là một trong những thách thức đối với quá trình phát
triển bền vững, bao gồm: thiếu nguồn nước cấp, ô nhiễm nước mặt và cạn kiệt nguồn
nước ngầm. Nguyên nhân sâu xa là do những bất cập trong công tác quản lý.
2.3.1 Nước mặt
Hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai, nguồn cung cấp nước chính cho TPHCM, trữ lượng
nước hệ thống sông này ước tính cung cấp 38,6 tỉ m
3
/năm nhưng hiện tại chất lượng nước
đang bị ô nhiễm vi sinh và hữu cơ rất cao. Mỗi ngày, hệ thống này tiếp nhận trên 3 triệu
m

3
nước thải sinh hoạt, công nghiệp (hầu hết chưa qua xử lý) và hàng trăm tấn chất thải
rắn từ thành phố cũng như khu vực đầu nguồn đổ về, ngày càng có nhiều đoạn sông
“chết” khi không còn khả năng tiếp nhận ô nhiễm. Thêm vào đó, biến đổi khí hậu với
mực nước biển dâng cao khiến hệ thống sông nhiễm mặn sâu và kéo dài. Nước ngầm
cũng chịu chung số phận, ô nhiễm len lỏi vào khá nhiều tầng chứa nước, đặc biệt là
những khu vực công nghiệp và dân cư tập trung.
a. Sông Đồng Nai
Lớp Quản Lý Môi Trường- khóa 2012 Trang 6
Hình 6: Tỉ lệ % nguồn nước ngầm tại các khu vực ở Việt Nam
Chuyên đề: Thách thức trong công tác quản lý tài nguyên nước ở tpHCM
Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh, tỉnh Lâm Đồng và kết nối với Biển
Đông thông qua cửa sông Soài Rạp. Tổng chiều dài của sông là 628 km, tổng diện tích
lưu vực khoảng 38.610 km
2
. Phần hạ lưu khác của sông có độ dốc trung bình là 0,22 ‰.
Các phần trung lưu và thượng nguồn của dòng sông có độ dốc trung bình tương ứng là từ
0,94 ‰ và 4,34 ‰.
Phần lưu vực của sông Đồng Nai chảy trong TP Hồ Chí Minh là từ quận 9 đến điểm giao
nhau với Sông Nhà Bè. Tổng chiều dài của phần này là 40 km và chiều rộng trung bình là
200-300 m. Lưu lượng của sông Đồng Nai tối đa là từ 100 m
3
/s nhỏ nhất là khoảng 32
m
3
/s. Tuy nhiên, khi có dòng chảy từ hồ Trị An đổ thêm vào, tốc độ dòng chảy tăng lên
đến 2.110 m
3
/s ở mức tối đa và tối thiểu là 600 m
3

/s.
Lớp Quản Lý Môi Trường- khóa 2012 Trang 7
Chuyên đề: Thách thức trong công tác quản lý tài nguyên nước ở tpHCM
b. Sông Sài Gòn
Một phần của sông Sài Gòn, TP Hồ Chí Minh bắt đầu từ xã Phú Mỹ đến Thạnh Mỹ Lợi,
quận 2. Chiều rộng của sông là 250-350 m. Độ sâu sông là 10-20 m. Lưu lượng tối đa là
84 m
3
/s vào 10/1986 (ghi nhận tại ga T3, tỉnh Bình Dương) và lưu lượng tối thiểu là 22,5
m
3
/s vào 08/1986. Sông Sài Gòn bị ảnh hưởng bởi chế độ dòng chảy thủy triều bán nhật
triều.
Hồ Dầu Tiếng ảnh hưởng đến một khu vực rộng lớn của lưu vực sông Sài Gòn (2.700
km
2
). Khối lượng của nó là 105 triệu m
3
. Nó cung cấp nước tưới tiêu và nước sạch trên
Lớp Quản Lý Môi Trường- khóa 2012 Trang 8
Hình 7: Hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai
Chuyên đề: Thách thức trong công tác quản lý tài nguyên nước ở tpHCM
địa bàn tỉnh Tây Ninh và TP Hồ Chí Minh. Hệ thống kênh mương thủy lợi của sông Sài
Gòn cũng là một nguồn bổ sung nước ngọt đáng kể cho các tầng ngậm nước ngầm trong
lưu vực kênh rạch, nằm ở phía tây và phía tây nam của TP Hồ Chí Minh. Hơn nữa, hồ
cũng góp phần đẩy lùi các điểm độ mặn vì nó phóng nước cho hạ lưu sông Sài Gòn ở
mức 20 m
3
/s.
2.3.2 Nước mưa

Lượng mưa trung bình hàng năm tại TP.HCM khoảng 2.000mm. Mùa mưa chiếm 80-
85% lượng mưa cả năm. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều, quận trung tâm và
các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn so với các huyện ở phía nam và tây
nam.
Việc lượng mưa biến động theo mùa, dẫn đến chất lượng nước ở TP. Hồ Chí Minh cũng
biến đổi theo và chính việc lượng mưa tập trung trong khoảng thời gian ngắn nên dễ gây
ra tình trạng lũ lụt cũng như thiếu nước hàng năm.
2.3.3 Nước ngầm
Ngoài nước bề mặt, nguồn nước ngầm ngày càng được khai thác cho mục đích sinh hoạt
và công nghiệp, chiếm 30-40% nhu cầu nước tại TP HCM. Mạch nước ngầm ở TP Hồ
Chí Minh được phân thành 5 lớp, cụ thể là: Holocen, Pleistocen, Pliocen-Upper, Lower-
Pliocen và Mezozoi, trong đó các tầng chứa nước có vai trò quan trọng trong việc cung
cấp nước cho TP Hồ Chí Minh: tầng chứa nước Pleistocen (20-50 m), trên tầng chứa
nước Pliocen (50-100 m) và thấp hơn tầng chứa nước Pliocen (100-140 m).
Tỷ lệ khai thác nước ngầm đã được tăng tốc để đáp ứng với các mục đích sử dụng ngày
càng tăng do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Năm 1999 đã có hơn 95.828 giếng
và tăng lên khoảng 150.000 giếng khoan trong năm 2003, tương đương với khoảng nước
ngầm được khai thác là 530.000 m
3
/ngày.
III. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TẠI TP.HCM
3.1 Khai thác Nước ngầm
Theo thống kê của Sở Tài nguyên & Môi trường (TNMT) TPHCM, hiện nay, tổng trữ
lượng khai thác nước ngầm của thành phố đạt trên 2,5 triệu m
3
/ngày. Điều đáng nói, trong
10 năm qua, số giếng khoan không ngừng tăng. Tính đến cuối năm 2010, số giếng khoan
tại TPHCM đã tăng gần 7 lần so với năm 2000 với tổng lưu lượng khai thác lên tới
550.000 - 600.000 m
3

/ngày, trong đó lưu lượng khai thác được cấp phép chỉ chiếm
khoảng 320.000 m
3
/ngày.
Lớp Quản Lý Môi Trường- khóa 2012 Trang 9
Chuyên đề: Thách thức trong công tác quản lý tài nguyên nước ở tpHCM
Theo các chuyên gia Sở TNMT, tuy lưu lượng khai thác hiện nay vẫn nằm trong giới hạn
cho phép (mức khai thác an toàn là 830.000 m
3
/ngày) nhưng đã xuất hiện tình trạng tận
dụng triệt để nguồn nước ngầm (thay vì sử dụng nước máy) để giảm chi phí.
Theo báo cáo của Sở TNMT, lún mặt đất diễn ra tập trung tại các KCN như Tân Bình,
Tân Tạo, Vĩnh Lộc Do khai thác nước ngầm tập trung với lưu lượng lớn, hiện nay, trữ
lượng khai thác an toàn nhiều nơi bị khai thác cạn kiệt, gây mất cân bằng nước. Nguồn
nước ngầm đã được tuỳ tiện khai thác ở mức độ đáng báo động, bằng chứng là sự suy
giảm nghiêm trọng nước ngầm, độ sâu các giếng khoan ngày càng sâu hơn, sự xâm nhập
mặn được quan sát thấy trong các giếng giám sát.
Trong khi đó, tình trạng bê tông hóa ở nhiều nơi đang có tốc độ đô thị hóa nhanh hạn chế
khả năng hấp thụ nước tự nhiên bổ sung trữ lượng các tầng nước ngầm.
3.2 Nhu cầu sử dụng
Tổng nhu cầu nước cho mục đích sinh hoạt và công nghiệp năm 2006 là 1,75 triệu m3, và
được ước tính là 3,6 triệu m3 vào năm 2020. Tỷ lệ bao phủ cấp nước tại TP Hồ Chí Minh
tăng từ 52% vào năm 1997 đến 84% vào năm 2004. Tuy nhiên, tỷ lệ dòng chảy thất thoát
là tương đối cao so với các thành phố châu Á khác. Tuy nhiên, chỉ có 76% cư dân đô thị
được cung cấp nước sạch của SAWACO, 10,5% dân số ngoại thành được sử dụng nước
sạch từ các chương trình của UNICEF. Con số thực tế vẫn còn vô hạn bởi vì một số
lượng lớn người dân ở các huyện ngoại thành vẫn chưa được tiếp cận với nước uống sạch
và an toàn.
Lớp Quản Lý Môi Trường- khóa 2012 Trang 10
Hình 8: Nhu cầu dùng nước ngầm qua các năm tại TP.HCM (2006)

Chuyên đề: Thách thức trong công tác quản lý tài nguyên nước ở tpHCM
Bất chấp nỗ lực của ngành cấp nước, tỷ lệ thất thoát nước sạch tại TPHCM ngày càng
lớn. Nếu như năm 2004, tỷ lệ thất thoát nước sạch là hơn 30% thì đến năm 2010, tỷ lệ
này là 40,32%. Với mức hao phí này, trong số 1,512 triệu m
3
nước sạch thành phố sản
xuất ra mỗi ngày, có tới trên 609.000 m
3
nước sạch bị thất thoát. Tính theo giá nước hiện
nay, lượng nước thất thoát mỗi ngày tại TPHCM lên tới trên 3 tỷ đồng.
Trả lời báo chí, theo Phó Tổng Giám đốc Tổng Cty Cấp nước TPHCM (Sawaco) Võ
Quang Châu, cho rằng, việc tăng áp lực nước lên hệ thống ống cấp nước nhằm góp phần
làm tăng lượng nước cung cấp cho người dân TPHCM đã làm nước sạch bị thất thoát
nhiều hơn. Áp lực nước tăng vọt làm tình trạng xì, bể, rò rỉ đường ống xảy ra nhiều hơn
bởi thành phố còn hàng trăm ki lô mét đường ống cấp 2, 3 được lắp đặt từ trước năm
1975 đã xuống cấp, hư hỏng. Ngành cấp nước đã tiến hành dò tìm các điểm xì, bể, song
chỉ phát hiện được khi nước chảy lên mặt đất.
Những điểm rò rỉ ngầm trong lòng đất, nước không thoát lên mặt đất rất khó phát hiện.
Để thay mới hàng trăm km đường ống mục, theo một chuyên gia của Sawaco, TPHCM
cần đầu tư trên 2.000 tỷ đồng. Số tiền trên nằm ngoài tầm tay của Sawaco.
Cuối tháng 2-2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Quốc gia chống thất
thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025. Theo đó, chương trình sẽ huy động và tập trung
các nguồn lực cho hoạt động chống thất thoát, thất thu nước sạch; giảm tỷ lệ thất thoát,
thất thu nước sạch bình quân từ 30% năm 2009 xuống dưới 15% năm 2025.
Lớp Quản Lý Môi Trường- khóa 2012 Trang 11
Hình 9: Tỉ lệ các nguồn nước cung cấp tại TP.HCM
Chuyên đề: Thách thức trong công tác quản lý tài nguyên nước ở tpHCM
3.3 Xử lý nước thải
Khối lượng hàng ngày của nước thải sinh hoạt và công nghiệp thải ra kênh rạch ở TP Hồ
Chí Minh là 710.000 m

3
và 35.000 m3 (2000). Khối lượng dự kiến nước thải sinh hoạt sẽ
được 2.100.000 m
3
/ngày.đêm trong năm 2020.
Đồng thời, theo kết quả thống kê các nguồn thải công nghiệp trên địa bàn TPHCM từ
năm 2010 đến 2012 được thực hiện trên địa bàn 24 quận/huyện với 826 nguồn thải, chỉ
có khoảng 60% nguồn thải có hệ thống xử lý nước thải, các nguồn thải còn lại chỉ qua xử
lý sơ bộ (bể tự hoại) trước khi xả thải ra môi trường.
3.4 Hiện trạng chất lượng
Trong kỳ quan trắc tháng 2/2013, mực nước cao nhất lúc triều dâng Hmax dao động từ
114cm (Bến Súc) – 161cm (Hóa An). So với tháng 1/2013, Hmax tháng 2/2013 có giá trị
nhỏ hơn từ 6cm (Bến Súc) đến 16cm (Nhà Bè). So với Hmax tháng 2/2012, thì Hmax
tháng 2/2013 lại có xu hướng lớn hơn từ 1cm (Thị Tính, Phú Cường) đến 14cm (Ngã Bảy,
Cái Mép).
Mực nước chân triều thấp nhất (Hmin) tháng 2/2013 dao động từ (-176cm) (Cửa Cái
Mép) đến (-26cm) (Bến Súc). So với tháng 1/2013, Hmin tháng này có xu hướng lớn hơn
từ 17cm (Bình Điền) đến 83cm (Ngã Bảy). Còn so với tháng 2/2012 thì Hmin tháng này
cũng có xu hướng lớn hơn từ 39cm (Bến Súc) đến 75cm (Vàm Sát).
Lưu tốc cực đại lúc triều rút Vmax
+
tháng 2/2013 tại 10/15 trạm có xu thế nhỏ hơn tháng
trước từ 0,008m/s đến 0,211m/s, và nhỏ hơn lưu tốc cực đại lúc triều rút của cùng kỳ năm
trước tại 9/15 trạm, từ 0,008 m/s đến 0,158 m/s.
Lưu tốc cực đại lúc triều dâng vào tháng 2/2013 tại 9/15 trạm có xu hướng nhỏ hơn tháng
trước từ 0,002m/s đến 0,122m/s, nhưng lại có xu hướng lớn hơn lưu tốc cực đại lúc triều
dâng của cùng kỳ năm trước (tháng 2/2012) từ 0,007m/s đến 0,182m/s tại 12/15 trạm.
Lưu lượng bình quân trong tháng 1 này nhìn chung nhỏ hơn giá trị lưu lượng bình quân
của tháng trước (tháng 1/2013) tại 8/15 trạm, nhưng lại có xu hướng lớn hơn giá trị lưu
lượng bình quân của cùng kỳ năm trước (tháng 2/2012) tại 8/15 trạm.


Chất lượng nước tại các trạm quan trắc nước mặt sử dụng cho mục đích cấp nước:
Các chỉ tiêu pH, BOD
5
, COD và độ mặn tại các trạm quan trắc đạt quy chuẩn cho phép
đối với nguồn nước mặt loại A1 (QCVN 08:2008/BTNMT). Chỉ tiêu DO tại 67% các
trạm quan trắc, Coliform tại 33,3% các trạm và nồng độ dầu tại 100% các trạm không đạt
quy chuẩn cho phép nêu trên.
Lớp Quản Lý Môi Trường- khóa 2012 Trang 12
Chuyên đề: Thách thức trong công tác quản lý tài nguyên nước ở tpHCM
So với tháng 01/2013, các chỉ tiêu pH, BOD
5
, và nồng độ dầu có xu hướng tăng tại 50 –
83% các trạm quan trắc. Các chỉ tiêu DO, COD và Coliform có xu hướng giảm tại 67 –
83% các trạm. Riêng độ mặn không thay đổi ở 50% các trạm và có xu hướng tăng ở 33%
các trạm.
So với cùng kỳ năm 2012, các chỉ tiêu pH, và BOD
5
có xu hướng tăng tại 50 – 100% các
trạm quan trắc. Các chỉ tiêu DO, COD, nồng độ dầu và Coliform có xu hướng giảm tại 50
– 83% các trạm. Chỉ tiêu độ mặn không thay đổi ở 67% các trạm.
Kết quả quan trắc tại các trạm cho thấy nồng độ Mn dao động trong khoảng 0,024 –
0,055 mg/l đều đạt tiêu chuẩn cho phép (TCXDVN 33:2006, Mn < 0,2 mg/l). So với
tháng 01/2013 và cùng kỳ năm 2012 nồng độ Mn đều có xu hướng giảm tại hầu hết các
trạm quan trắc.
Kết quả phân tích kim loại nặng: Pb, Cd, Hg, Cu ở các trạm đều đạt quy chuẩn cho phép
đối với nguồn nước mặt loại A1 (QCVN 08:2008/BTNMT).
Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước WQI cho thấy ở 3 trạm lấy nước thô cấp cho
các nhà máy nước (trạm Hóa An, Phú Cường và kênh N46) có chỉ số WQI từ 68,0 – 77,3;
chỉ có trạm Phú Cường đạt tiêu chuẩn sử dụng nước cho mục đích cấp nước sinh hoạt

nhưng cần phải có các biện pháp xử lý phù hợp; 2 trạm Hóa An và kênh N46 có chất
lượng nước dùng cho cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác.

Chất lượng nước tại các trạm quan trắc nước mặt dùng cho các mục đích khác:
Nhìn chung, các chỉ tiêu pH, BOD
5
, COD và nồng độ dầu đo được trong tháng 02/2013
tại các trạm quan trắc đều đạt quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B1
(QCVN 08:2008/BTNMT). Riêng DO tại 56% các trạm quan trắc và Coliform tại 19%
các trạm vượt quy chuẩn cho phép nêu trên.
So với tháng 01/2013, các chỉ tiêu pH, COD và nồng độ dầu có xu hướng tăng tại 56 –
69% các trạm quan trắc. Các chỉ tiêu DO, BOD
5
và Coiform có xu hướng giảm tại 56 –
88% các trạm.
So với cùng kỳ năm 2012, chỉ tiêu BOD
5
có xu hướng tăng tại 94% các trạm quan trắc.
Các chỉ tiêu pH, DO, COD nồng độ dầu và Coliform có xu hướng giảm tại 63 – 81% các
trạm.
Kết quả phân tích kim loại nặng: Pb, Cd, Hg, Cu ở các trạm đều đạt quy chuẩn cho phép
đối với nguồn nước mặt loại B1 (QCVN 08:2008/BTNMT).

Chất lượng nước biển ven bờ:
Lớp Quản Lý Môi Trường- khóa 2012 Trang 13
Chuyên đề: Thách thức trong công tác quản lý tài nguyên nước ở tpHCM
Nhìn chung kết quả quan trắc nước biển ven bờ thuộc 2 khu vực nuôi trồng thuỷ sản và
bãi tắm trong tháng 02/2013 hầu hết các chỉ tiêu đều đạt quy chuẩn cho phép (QCVN
10:2008/BTNMT; giới hạn khu vực nuôi trồng thủy sản và khu vực bãi tắm). Một số chỉ
tiêu vượt quy chuẩn như: COD có 3/9 vị trí quan trắc vượt quy chuẩn 1,3 – 2,7 lần (bãi

30/4, bãi Đồng Hòa và công viên Cần Thạnh). Chỉ tiêu Coliform có 1/9 vị trí quan trắc
vượt quy chuẩn 9,3 lần (cửa sông Đồng Tranh). Hàm lượng dầu tổng đều không đạt quy
chuẩn Việt Nam ở cả 9 vị trí quan trắc thuộc cả 2 khu vực (nuôi trồng thủy sản và bãi
tắm).
Hầu hết các chỉ tiêu kim loại nặng (Cu, Pb, Cd, As, Hg) trong nước biển ven bờ đều đạt
quy chuẩn cho phép (QCVN 10:2008/BTNMT; giới hạn khu vực nuôi trồng thủy sản và
khu vực bãi tắm).
Tất cả các chỉ tiêu kim loại nặng trong trầm tích đáy đều đạt tiêu chuẩn cho phép
(QCVN 43:2012/BTNMT đối với bùn đáy cửa biển: nồng độ chì (Pb) 112 mg/kg; cadimi
(Cd) 4,2 mg/kg; thủy ngân (Hg) 0,7 mg/kg; asen (As) 41,6 mg/kg; đồng (Cu) 108 mg/kg).
Không phát hiện hàm lượng thuốc trừ sâu hữu cơ ở tất cả 9 vị trí quan trắc thuộc 2 khu
vực nuôi trồng thủy sản và bãi tắm trong các mẫu phân tích nước biển ven bờ và trầm
tích đáy.
So với tháng 01/2013, các chỉ tiêu có xu hướng giảm như COD (7/9 trạm) và Dầu mỡ
(8/9 trạm); chỉ tiêu pH thì có xu hướng giảm (6/9 trạm). Riêng các chỉ tiêu Pb và
Coliform thì có xu hướng không tăng giảm nhiều ở cả 2 khu vực nuôi trồng thủy sản và
bãi tắm.
So với tháng 02/2012, các chỉ tiêu có xu hướng giảm: COD (8/9 trạm) và Dầu mỡ (7/9
trạm) Riêng 3 chỉ tiêu pH; Pb và Coliform có xu hướng không tăng giảm nhiều ở cả 2
khu vực nuôi trồng thủy sản và bãi tắm.

Chất lượng nước ngầm:
Các cuộc thăm dò, khảo sát gần đây cho thấy phẩm chất nước ngầm, chính xác là nước ở
tầng nước ngầm thứ hai trên địa bàn thành phố đã có biểu hiện suy giảm đáng ngại.
Tại nhiều vị trí khảo sát, các chuyên viên ghi nhận rất nhiều chỉ tiêu quan trắc nước ngầm
đều không đạt chuẩn. Các hợp chất chứa nitơ (NO3) hiện diện ở mức cao đột ngột, đặc
biệt nước ngầm ở các khu vực các quận 9, 10, 11, 12, các quận Gò Vấp, Thủ Đức, Tân
Bình, Bình Tân, Bình Phú… Mức độ suy giảm nước ngầm khu vực quận Gò Vấp là đặc
biệt nghiêm trọng bởi hàm lượng nitơ đã vượt quá tiêu chuẩn nước dùng cho ăn uống!
Lớp Quản Lý Môi Trường- khóa 2012 Trang 14

Chuyên đề: Thách thức trong công tác quản lý tài nguyên nước ở tpHCM
Nồng độ sắt tổng tại các trạm cũng chỉ đạt tiêu chuẩn nguồn nước loại B, độ pH trong
nước ngầm tại nhiều khu vực vẫn rất thấp và chỉ xứng tầm chất lượng nước loại C. Mức
độ ô nhiễm tập trung nhiều hơn ở ngoại thành, đặc biệt tại Đông Thạnh, Gò Cát, Linh
Xuân, Trường Thọ, Đông Hưng Thuận và Bình Hưng.
Các chỉ tiêu vi sinh khác như Coliform, E-coli vẫn xuất hiện trong nước ngầm. Đáng chú
ý là suốt từ năm 2004 đến nay, Coliform luôn hiện diện trong các kết quả quan trắc nước
ngầm, đồng nghĩa nước ngầm hầu như đã bị ô nhiễm vi sinh!. Những cuộc khảo sát độc
lập của Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn TPHCM cũng cho
thấy, nước ngầm tại các quận 9, Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh đã bị
nhiễm vi sinh nặng.
IV. THÁCH THỨC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
4.1. Thách thức chung trong công tác quản lý tài nguyên nước ở nước ta
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, tiềm năng nguồn nước được đánh giá là khá
dồi dào. Để sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này là thách thức rất lớn đối với nước ta,
vì:
- Tài nguyên nước ở Việt Nam phân bố rất không đồng đều theo thời gian và không gian
Lớp Quản Lý Môi Trường- khóa 2012 Trang 15
Hình 9: Mức sụt giảm mực nước ngầm tại các quận ở TP.HCM
Hình 9: Mức sụt giảm mực nước ngầm tại các quận ở TP.HCM
Chuyên đề: Thách thức trong công tác quản lý tài nguyên nước ở tpHCM
- Hơn 60% tổng lượng nước chảy qua lãnh thổ Việt Nam xuất phát từ nước ngoài. Vì vậy,
việc sử dụng nước ở nước ta phụ thuộc rất lớn vào việc sử dụng nước của các nước
thượng lưu
- Đến nay nếu tính bình quân đầu người với tổng lượng nước mặt ở Việt Nam khoảng
9856m
3
/người.năm dự tính đến năm 2025 là 2830 m
3
/người.năm. Như vậy, trong tương

lai gần nước ta trở thành quốc gia khan hiếm nước
- Do tác động của thiên nhiên và con nguời, nguồn nước sông suối ở một số nơi đã bị ô
nhiễm trầm trọng
- Nhu cầu dùng nước ngày một tăng cả về số lượng lẫn chất lượng
- Việt Nam là một trong 5 nước dễ bị ảnh hưởng nhất trên thế giới do việc nước biển
dâng và hậu quả của biến đổi khí hậu.
Để quản lý tổng hợp tài nguyên nước nhiều văn bản pháp quy đã được nhà nước và các
bên liên quan ban hành trong đó có:
 Luật tài nguyên nước
 Nghị định của chính phủ số 179/199/NĐ-CP ngày 30/12/1999 về việc thi hành
luật tài nguyên nước.
 Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH 11 ngày 03/12/2004.
 Luật bảo vệ môi trường.
 Luật đê điều: số 79/2006/QH 11 ngày 29/11/2006.
 Luật đất đai.
 Luật thuỷ sản số 17/2003/ QH 11 ngày 26/11/2003.
 Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/09/1998 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành pháp lệnh thuế Tài nguyên thiên nhiên (sửa đổi)
 Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải
 Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 về quản lí an toàn đập
 Nghị quyết số 27/NQ- CP ngày 12/6/2009 của chính phủ về một số giải
pháp cấp bách trong công tác quản lí nhà nước về TN & MT
 Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/07/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung
cấp và tiêu thụ nước sạch
Lớp Quản Lý Môi Trường- khóa 2012 Trang 16
Chuyên đề: Thách thức trong công tác quản lý tài nguyên nước ở tpHCM
 Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính phủ về quản lý, bảo
vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi
 Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008của chính phủ về quản lí lưu vực

sông
 Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 và Nghị định số 115/2008/NĐ-
CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Pháp lệnh khai thác và bảo vệ CTTL.
 Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/08/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm
2020
 Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005của Thủ tướng chính phủ phê
duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản cả nước
đến năm 2010 và tầm nhìn 2020
 Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng chính phủ phê
duyệt chiến lược quốc gia về TNN đến năm 2020
 Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18/7/2007của Thủ tướng chính phủ về phê
duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm
2025.
 Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 của Thủ tướng chính phủ về
phê duyệt chiến lược quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm
2020
 Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của chính phủ phê duyệt
chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
 Pháp lệnh số 32/2008/PL-UBTVQH10 về pháp lệnh khai thác và bảo vệ công
trình thuỷ lợi
 Quyết định 1590/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
định hướng chiến lược phát triển thuỷ lợi Việt Nam
 Ngoài ra còn có rất nhiều các Quyết định, các thông tư liên Bộ của các Bộ đưa ra
có liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên nước và phát triển ngành thuộc Bộ
quản lý.
Lớp Quản Lý Môi Trường- khóa 2012 Trang 17
Chuyên đề: Thách thức trong công tác quản lý tài nguyên nước ở tpHCM
Những tồn tại trong công tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước hiện nay có thể kể đến

như sau:
- Nhiều văn bản pháp quy về quản lý tổng hợp TNN do Nhà nước ban hành đã lâu đến
nay không phù hợp
- Các văn bản do các Bộ ban hành tuy nhiều nhưng còn mang nặng tính chuyên ngành,
còn chồng chéo nên khó thực hiện
- Nhiều văn bản liên quan đến TNN mà các Bộ trình Chính phủ ký, do thiếu sự kiểm tra
kỹ lưỡng nên sau khi được ban hành, hiệu quả không cao
- Trong gần một thập kỉ qua, do có sự chồng chéo về chức năng quản lý TNN giữa các
Bộ, chủ yếu là giữa Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT nên đã xảy ra cuộc chiến giành chức
năng này mà đôi khi Chính phủ phải đứng ra giải quyết
- Các tổ chức lưu vực sông, Uỷ ban bảo vệ môi trường lưu vực được thành lập nhưng
hoạt động không có hiệu quả
- Cán bộ quản lý tổng hợp TNN còn quá ít (nhất là Bộ TN&MT), kinh nghiệm quản lý
chưa nhiều, cơ sở, phương tiện quản lý còn yếu và thiếu
- Sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành liên quan tới quản lý TNN từ Trung ương đến địa
phương còn yếu
- Vai trò của Phụ nữ trong quản lý tổng hợp TNN chưa được quan tâm đúng mức
- Tuy Nước được coi là hàng hoá kinh tế nhưng trong thực tế vẫn chưa được quan tâm
thực hiện.
4.2. Thách thức trong công tác quản lý tài nguyên nước ở TP.HCM
Dựa trên cơ sở phân tích các vấn đề liên quan đến hiện trạng tài nguyên, hiện trạng chất
lượng và dự báo diễn biến xu thế chất lượng nước, nhu cầu sử dụng nước trong tương lai
ở TP.HCM, có thể xác định được 8 thách thức chính trong công tác quản lý tài nguyên
nước có liên quan trực tiếp đến nguồn cung cấp nước cho TP.HCM như sau:
1. Việc sử dụng kết hợp vai trò các hồ điều tiết từ nguồn nước sông
Hiện nay TP.HCM vẫn đang cố gắng thực hiện nhiều dự án, chương trình nhằm giải
quyết thách thức này để chống xâm nhập mặn, chống ngập úng cho TP.HCM khi thời tiết
biến đổi. Đặc biệt, đối với điều kiện thời tiết có nhiều diễn biến bất thường như hiện nay
do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các cơn mưa lớn ngày càng nhiều và hệ thống cống
thoát nước thành phố có nguy cơ sớm trở nên lạc hậu và không đáp ứng đủ.

Lớp Quản Lý Môi Trường- khóa 2012 Trang 18
Chuyên đề: Thách thức trong công tác quản lý tài nguyên nước ở tpHCM
Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập TP.HCM vẫn đang nghiên cứu và đề xuất
thành phố xây dựng hồ điều tiết nước ở khu vực Gò Dưa, quận Thủ Đức. Khu vực này
nằm ven sông Sài Gòn, địa thế thấp là một trong những khu vực bị ngập nặng nhất thành
phố.
Từ nhiều năm nay, Tổng Công ty Cấp nước TP.HCM (Sawaco)- đơn vị cung cấp tới hơn
80% nguồn nước sạch cho TP.HCM đã có hợp tác và hợp đồng làm việc với Ban quản lý
Hồ Dầu Tiếng. Vai trò điều tiết nước của hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An và cả hồ Phước Hòa
nằm trên sông Sài Gòn không chỉ xả nước ngọt, đẩy nước mặn, quy hoạch cấp nước
TP.HCM đến năm 2025 còn tính đến khả năng xây dựng một tuyến ống dẫn nước từ các
hồ trên về các nhà máy nước trong tình huống nước sông Sài Gòn và Đồng Nai ô nhiễm,
nhiễm mặn nghiêm trọng.
2. Kiểm soát các nguồn ô nhiễm do hoạt động công nghiệp trên địa bàn thành phố
Theo kết quả thống kê các nguồn thải công nghiệp trên địa bàn TP.HCM từ năm 2010-
2012 được thực hiện trên địa bàn 24 quận/huyện với 826 nguồn thải, chỉ có khoảng 60%
nguồn thải có hệ thống xử lý nước thải, các nguồn thải còn lại chỉ qua xử lý sơ bộ (bể tự
hoại) trước khi xả thải ra môi trường.
Thống kê nguồn thải theo ngành nghề cũng cho thấy các ngành chiếm số lượng nhà máy
lớn gồm: dệt nhuộm, may mặc (21%), sản xuất sản phẩm từ kim loại 911%), hóa chất
(9%), thực phẩm (8%).
Vì vậy đây là một thách thức quan trọng mà thành phố cần giải quyết để hạn chế hậu quả
của tình trạng ô nhiễm nước do hoạt động công nghiệp này gây ra.
3. Kiểm soát chất lượng nước mặt
Như những phân tích hiện trạng chất lượng nước mặt đã nhắc đến ở các phần trước của
chuyên đề thì đây cũng là một trong những thách thức lớn hiện hữu cần giải quyết càng
sớm càng tốt.
4. Hạn chế việc khai thác, sử dụng nước ngầm; nâng cao hiệu quả việc sử dụng đúng
mục đích
Nước ngầm tại TP.HCM đang dần cạn kiệt vì bị khai thác bừa bãi, sử dụng lãng phí. Tại

nhiều nơi người dân phải chắt chiu từng can , mua nước ngọt với giá cả rất đắt. Theo
thống kê của Sở TN&MT cho thấy ở TP.HCm có hơn 200 000 giếng khoan với tổng công
suất khai thác trên 1 triệu m
3
/ngày đêm, gấp 5 lần so với quy hoạch được Thủ tướng phê
duyệt.
5. Kiểm soát quá trình xâm nhập mặn vào nguồn tài nguyên nước ngầm
Lớp Quản Lý Môi Trường- khóa 2012 Trang 19
Chuyên đề: Thách thức trong công tác quản lý tài nguyên nước ở tpHCM
Hiện nay TP.HCM đang phải đối mặt với thách thức : nước ngầm bị cạn kiệt, nhiễm bẩn,
bị thay đổi do tác động của biến đổi khí hậu, nước ngầm bị nhiễm mặn. Nguyên nhân của
thực trạng này là do công tác quản lý tài nguyên nước nói chung và nước ngầm chưa đáp
ứng được yêu cầu quản lý. Nước mặn đã xâm nhập đến các tầng nước ngầm ở quận 5, 8,
Bình Thạnh, một phần quận 2 và phía Tây Bình Chánh.
6. Giảm tỷ lệ tổn thất nước, đồng thời phát triển hệ thống mạng lưới phân phối
nước
Tỷ lệ thất thoát nước sạch tại TP.HCM ngày càng lớn. Nếu như năm 2004 tỷ lệ thất thoát
nước sạch là hơn 30% thì đến năm 2010, tỷ lệ này là 40,23%. Với mức hao phí này, trong
số 1,512 triệu m3 nước sạch thành phố sản xuất ra mỗi ngày, có tới trên 609.000m3 nước
sạch bị thất thoát.
Như vậy, nếu không sớm có giải pháp để hạn chế tình trạng này thì tính theo giá nước
hiện nay, lượng nước thất thoát mỗi ngày tại TPHCM lên tới trên 3 tỷ đồng. Những điểm
rò rỉ ngầm trong lòng đất, nước không thoát lên mặt đất rất khó phát hiện.
7. Nâng cao ý thức tiết kiệm nước và bảo tồn nguồn tài nguyên nước cho người dân,
các cơ quan đoàn thể và các doanh nghiệp
Đây cũng là một thách thức lớn trong công tác quản lý nguồn nước ở TP.HCM. Để thực
hiện triệt để vấn đề này là một điều mà hiện nay các nhà quản lý đang phải suy nghĩ và
tranh luận rất nhiều.
8. Biến đổi khí hậu
TP.HCM là 1 trong 10 thành phố lớn trên thế giới bị ảnh hưởng nhiều nhất của tình trạng

biến đổi khí hậu. Theo công bố kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH) với mực nước biển
dâng của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, nếu mực nước biển dâng thêm 75cm thì
khu vực TP.HCM có khoảng 204km
2
diện tích đất bị ngập (chiếm 10% tổng diện tích) và
khi mực biển dâng 100cm sẽ có khoảng 472km
2
bị ngập. Với kịch bản này, nước biển
dâng không chỉ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của thành phố mà còn ảnh hưởng đến cả
khu vực phía Nam. Khi mực nước biển dâng, sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề về kinh tế và
xã hội, thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn sẽ xảy ra gây ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp, các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt, làm mất cân đối giữa khai thác và tái tạo
nguồn nước ngầm.
V. TỔNG HỢP, KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
Lớp Quản Lý Môi Trường- khóa 2012 Trang 20
Chuyên đề: Thách thức trong công tác quản lý tài nguyên nước ở tpHCM
5.1. Tổng hợp
5.1.1. Một số định hướng quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam
- Tiếp tục rà soát, bổ sung các văn bản pháp quy khác liên quan đến công tác quản lý tổng
hợp TNN
- Tăng cường năng lực cho Cục Quản lý TNN cả về cơ sở vật chất, nhân lực, phương tiện
quản lý
- Đào tạo, đào tạo lại để nâng cao kiến thức quản lý tổng hợp TNN cho cán bộ làm việc
trong lĩnh vực này
- Hoàn thiện bộ máy quản lý TNN từ Trung ương đến địa phương, trong đó kiến nghị lập
đơn vị Thanh tra ngành nước
- Nghiên cứu xây dựng lại mô hình phù hợp cho Hội đồng quốc gia về TNN để phát huy
đầy đủ vai trò của tổ chức này trong việc tư vấn cho Chính phủ quyết định các chính sách
quan trọng cho ngành nước.
- Nghiên cứu cải tổ hoặc thành lập mới các tổ chức lưu vực sông trên cơ sở Điều 64 Luật

TNN và Nghị định 120 của Chính phủ về quản lý lưu vực sông.
- Phát huy vai trò của Uỷ ban sông Mê Kông Việt Nam trong việc quản lý lưu vực sông
Mê Kông, tiến hành đàm phán với Trung Quốc.
- Đẩy mạnh sự hợp tác với các tổ chức quốc tế để học hỏi kinh nghiệm, tranh thủ tài trợ
về kinh phí, các phương tiện quản lý và đào tạo cán bộ chuyên ngành.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng, xây dựng cơ chế chính sách để động viên nhân dân
tham gia vào công tác quản lý tổng hợp TNN theo nguyên tắc: Dân biết, dân bàn, dân làm
và dân kiểm tra.
- Nghiên cứu cơ chế phối hợp phù hợp để tăng cường sự hợp tác giữa các Bộ, ngành từ
Trung ương đến địa phương trong công tác quản lý TNN.
- Nghiên cứu và đưa ra các chính sách để trong một thời gian ngắn triển khai các hoạt
động để giải quyết vấn đề Nước thực sự là hàng hoá kinh tế.
- Nhà nước cần có chính sách đầu tư thích đáng cho ngành nước để họ có đủ năng lực tài
chính giải quyết các vấn đề đặt ra cho sự phát triển của ngành.
5.1.2. Đề xuất các chính sách nhằm quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên nước ở
TP.HCM
Lớp Quản Lý Môi Trường- khóa 2012 Trang 21
Chuyên đề: Thách thức trong công tác quản lý tài nguyên nước ở tpHCM
Để vượt qua 8 thách thức về tài nguyên nước TP.HCM đã đề cập ở trên đồng thời nhằm
mục đích hướng đến hoạt động phát triển bền vững tài nguyên nước, có 6 kiến nghị (đưa
vô kế hoạch ngắn hạn) và 2 kiến nghị (đưa vô kế hoạch dài hạn) được đề xuất dưới đây.
Các kiến nghị được đề xuất dựa trên tình hình hiện trạng và việc phân tích cho tương lai,
sau đó đưa vào các điều khoản cho các quy định pháp luật hiện hành và chiến lược phát
triển quốc gia liên quan đến lĩnh vực bảo vệ tài nguyên nước và môi trường của nước ta.
Các chiến lược và chính sách chủ yếu được sử dụng như sau:
1. Các chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia giai đoạn 2001- 2010;
2. Chiến lược quản lý môi trường TPHCM đến năm 2010;
3. Kế hoạch sử dụng nước ngầm ở TPHCM đến năm 2010;
4. Các chiến lược bảo vệ nước mặt tại TPHCM đến năm 2010;
5. Quy hoạch tổng thể cấp nước TPHCM đến năm 2020;

6. Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước tại TPHCM đến năm 2020.
Mục tiêu chính của những chiến lược là tăng cường quản lý tài nguyên nước, bao gồm:
7. Bảo vệ tài nguyên nước ngầm bằng cách giảm tỷ lệ khai thác với giá trị dưới
500.000m3/ngày đêm vào năm 2010
8. Cải thiện chất lượng nước mặt sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Chất lượng nước có
thể đạt quy chuẩn quốc gia QCVN 24: 2009/BTNMT loại A vào năm 2015.
5.1.3. Một số kết quả đạt được
1. Thực hiện và tích hợp quản lý tài nguyên nước ở lưu vực
Tổ chức lưu vực sông Sài Gòn- Đồng Nai, (SG-ĐN RBO) được thành lập vào năm 2003,
tuy nhiên thực tế họ chỉ tồn tại trên giấy tờ và làm việc không có hiệu quả. Ngày
31/5/2005, các cuộc họp bàn tròn giữa các tỉnh và TPHCM đã được tổ chức dưới sự chủ
trì của Bộ trưởng Bộ TN&MT và Phó Chủ tịch UBND thành phố để đề xuất các cơ chế
hợp tác về bảo vệ môi trường trong lưu vực sông Sài Gòn- Đồng Nai. Vì đây là điều cần
thiết để:
- Ban hành và đẩy mạnh các hoạt động của SG-ĐN RBO. Quản lý thống nhất tài
nguyên nước và các quy định về nước;
- Thiết lập cơ chế hợp tác và tiếp tục tổ chức các cuộc họp bàn trò để thường xuyên
chia sẻ thông tin, trách nhiệm và quyền sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước ở SG
bằng các hệ thống sông Đồng Nai các bên liên quan cấp tỉnh, các chuyên gia, các
nhà nghiên cứu và các nhà sản xuất quyết định.
Lớp Quản Lý Môi Trường- khóa 2012 Trang 22
Chuyên đề: Thách thức trong công tác quản lý tài nguyên nước ở tpHCM
Duy trì và phát triển hệ thống thông tin cho các lưu vực SG-ĐN. Hệ thống thông tin lưu
vực có thể bao gồm bản đồ, biểu đồ, cơ sở dữ liệu, dữ liệu điện tử, hồ sơ lưu vực liên
quan đến tài nguyên nước và các kinh tế và xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động khai thác và
sử dụng nước trong lưu vực. Thông tin có thể được sử dụng để thiết lập quản lý nguồn
nước bền vững.
2. Kiểm soát phát thải ô nhiễm
- Di dời các ngành công nghiệp gây ô nhiễm đang hoạt động bên ngoài vào tập trung
trong các Khu công nghiệp và hạn chế việc xả thải trực tiếp vào lưu vực SG-ĐN

- Các nhà máy xử lý nước thải tập trung trong Khu công nghiệp phải được thành lập và đi
vào hoạt động tuân theo quy định của phát luật. Đồng thời đến quý 3/2013, tất cả các
KCN đều phải thiết lập trạm quan trắc nước thải tự động tại đơn vị mình.
- Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm nước và tái sử
dụng nước hiệu quả
- Phát triển mô hình thành phố xanh bền vững tại các địa bàn trong lưu vực sông SG-ĐN
- Tăng cường và kiểm soát chặt chẽ công tác quản lý thuốc trừ sâu tổng hợp (IPM), quản
lý dinh dưỡng tổng hợp (INM) cho nông nghiệp và chăn nuôi
3. Hạn chế việc khai thác, sử dụng nước ngầm
- Áp dụng hệ thống thu phí nước ngầm đối với các đối tượng khai thác nước ngầm cho
các mục đích khác nhau. Các ngành công nghiệp sẽ áp dụng thu ở mức phí cao nhất đối
với khoản phí này nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đó sử dụng nước tiết kiệm
- Thực thi có hiệu lực các quy định về khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm ở những
phân vùng có nguy cơ và dễ bị tác động. Ví dụ: Nghị định số 149/2004-NĐCP ngày
27/07/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài
nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; Nghị định 34/2005/NĐ-CP về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; Quyết định số 17/2006/QĐ-UBND
ngày 09 tháng 02 năm 2006của UBND TP. Hồ Chí Minh về ban hành Quy định quản lý
tài nguyên nước trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
- Thiết lập và thực hiện các chương trình thí điểm áp dụng để khảo sát, nghiên cứu sự thất
thoát nguồn nước ngầm và đề xuất hướng giải quyết
4. Giảm tỷ lệ tổn thất nước do việc cải thiện các dự án, dịch vụ về nước
- Ưu tiên và kêu gọi sự đầu tư vào các dự án phát triển nước (ví dụ như với các dự án cải
thiện tình trạng tổn thất nước và dự án mở rộng hệ thống phân phối nước) cũng như các
dự án cấp nước và xử lý nước thải
Lớp Quản Lý Môi Trường- khóa 2012 Trang 23
Chuyên đề: Thách thức trong công tác quản lý tài nguyên nước ở tpHCM
- Tổ chức lại các dịch vụ cung cấp nước công cộng, chuyển đổi việc quản lý nước tưới
tiêu, thủy lợi sang kết hợp sử dụng nước sao cho hiệu quả, tiết kiệm.
5. Điều chỉnh mức giá nước sạch

- Giá nước hiện nay cần được xem xét và điều chỉnh. Hiện nay, giá nước sản xuất chứa
các chi phí khấu hao tài sản (65%), chi phí điện năng (10%), chi phí lao động (10%) và
chi phí vận hành quản lý (15%). Vì vậy, Chính phủ nên khuyến khích và ủng hộ các dự
án phát triển nguồn nước, và vì vậy, chi phí khấu hao tài sản do sản xuất nước có thể
giảm, dẫn đến giá sản xuất nước giảm.
- Áp dụng chế độ giá nước đặc biệt cho người nghèo, tức là những người sử dụng ít hơn
2m
3
nước/người/tháng. (Theo Tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới là 1,2m
3
nước/người/tháng)
- Thiết lập và thực thi các công cụ kinh tế trong quản lý nguồn nước như thuế tài nguyên
nước, phí bảo tồn và sử dụng nước, phí nước ngầm
6. Khuyến khích tiết kiệm nước và sử dụng nước hợp lý
- Khuyến khích áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn và nước tái chế trong các ngành
công nghiệp
- Khuyến khích việc sử dụng, tái chế, phục hồi nước cho các dịch vụ như: khách sạn, cao
ốc văn phong và các cơ sở vui chơi giải trí khác như công viên nước, bể bơi, câu lạc bộ
câu cá…
- Nâng cao nhận thức về việc tiết kiệm nước và bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư.
5.2. Kết luận- Kiến nghị
5.2.1. Kết luận
1. Trước những thách thức rất to lớn đối với tài nguyên nước hiện nay ở nước ta, thúc đẩy
công tác quản lý tổng hợp Tài nguyên nước để bảo vệ và phát triển bền vững là việc cần
thiết đối với Nhà nước và toàn dân tộc.
Trước mắt và trong tương lai, công tác quản lý tổng hợp Tài nguyên còn nhiều khó khăn
gian khổ, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Bộ TN&MT chủ trì
và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan cần đưa ra chiến lược, kế hoạch hành động và lộ
trình phù hợp để thúc đẩy công tác quản lý tổng hợp Tài nguyên nước
2. Có thể nói: Chiến lược quản lý nước ngầm, một phần của các chiến lược quản lý môi

trường TPHCM đến năm 2010, đã được UBND TPHCM phê duyệt, thể hiện đầy đủ các
đối tượng chính cần hướng đến của công tác quản lý tài nguyên nước tại TPHCM,
Lớp Quản Lý Môi Trường- khóa 2012 Trang 24
Chuyên đề: Thách thức trong công tác quản lý tài nguyên nước ở tpHCM
- Việc khai thác nước ngầm đã vượt quá giới hạn dự trữ
- Nguồn tài nguyên nước mặt của sông Sài Gòn- Đồng Nai đang dần bị ô nhiễm
- Mối quan hệ chặt chẽ giữa khai thác nước mặt và nước ngầm trong khai thác và
hồi phục, cần đảm bảo sự cân bằng. Mục tiêu chính là bảo quản nguồn nước ngầm
bằng cách khai thác hợp lý và sử dụng nguồn nước ngầm, kiểm soát lượng khia
thác dưới 500 000m
3
/ngày và giảm thiểu tác động xấu đến nguồn nước ngầm như:
ô nhiễm nước ngầm, xâm nhập mặn, hạ thấp mực nước ngầm và sụt lún.
5.2.2. Kiến nghị
1. Để đạt được mục tiêu bền vững trong quản lý nguồn nước ngầm, trong tương lai nên
tập trung vào nguồn nước được thay thế. Thông qua phân tích SWOP (phân tích điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và tiềm năng), phân tích tình hình và phân tích chuyên môn thì
nguồn nước từ hệ thống sông Sài Gòn- Đồng Nai là nguồn lựa chọn ưu tiên. Mặc dù lưu
vực sông Sài Gòn- Đồng Nai có nguồn nước dồi dào, chất lượng nước đã suy giảm dần
do việc chuyển đổi sử dụng đất, các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, đô thị hóa và
đặc biệt là việc quản lý kém hiệu quả. Điều này dẫn đến hậu quả xấu cho lượng nước mặt
tự nhiên dùng cho cấp nước TPHCM. Chiến lược về bảo vệ tài nguyên nước mặt, bao
gồm cả sử dụng nước và quản lý hệ thống thoát nước đô thị TPHCM đã được ban hành
và từng bước phát triển, thực hiện thông qua các kế hoạch hành động. Tuy nhiên, việc
thực hiện này đã phải đổi mặt với một số khó khăn như: Thiếu nguồn tài chính, sự yếu
kém về năng lực quản lý tổng hợp và sự phối hợp tốt giữa các vùng, khu vực lân cận.
2. Nghiên cứu đã đề xuất 8 kiến nghị về chính sách chính của TPHCM để vượt qua
những rào cản, thách thức của việc sử dụng nước trong tương lai và để đạt được quản lý
tốt hơn nguồn tài nguyên nước. Cần rất nhiều nỗ lực và sự hợp tác, hỗ trợ rất nhiều từ tất
cả các bên để thực hiện được các chính sách này.

Các chính sách về quản lý tổng hợp lưu vực nguồn nước và kiểm soát ô nhiễm nước là rất
quan trọng và cấp bách.
3. Ở các khu vực ngoại thành, những nơi không có điều kiện sử dụng nước máy hoặc
không có nước ngọt sẵn thì nước mưa hoặc nước khai hoang có thể là lựa chọn trong
việc sử dụng cho sinh hoạt và hoạt động công nghiệp. Chẳng hạn, ở Cần Giờ, việc khử
muối của nước lợ ở vùng ven biển sẽ là một trong những lựa chọn thay thế khả thi.
Lớp Quản Lý Môi Trường- khóa 2012 Trang 25

×