Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.14 KB, 4 trang )
Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp
từ cỏ trinh nữ
Cỏ trinh nữ (Mimosa pudica L. ) tên khác là cỏ thẹn, cây xấu hổ, cây mắc cỡ, thuộc
họ trinh nữ. Y học cổ truyền gọi là hàm tu thảo, là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn.
Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rũ xuống nên có tên gọi
như trên.
Bộ phận dùng làm thuốc của cỏ trinh nữ là rễ và cành lá. Rễ được đào quanh năm,
thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Cành lá thu hái vào mùa hạ, dùng tươi hay phơi khô.
Dược liệu có vị ngọt, hơi se,tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh an thần chống viêm,
làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu, được dùng trong những trường hợp sau:
Rễ được dùng trong các bài thuốc
Chữa thấp khớp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại: rễ trinh nữ đã
thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm (20-30g) sắc với 400ml nước còn 100ml, uống
làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu
để dùng dần. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau:
Bài 1: rễ trinh nữ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo
dây mỗi thứ 10g. Sắc uống trong ngày, có thể ngâm rượu.
Bài 2: rễ trinh nữ, cả cây xoan leo (tầm phỏng) mỗi thứ 20g; rễ cỏ xước 15g; củ sả
10g. Tất cả sao vàng, sắc uống ngày một thang.
Bài 3: rễ trinh nữ, thân cây ớt làn lá to, thân cây bọt ếch, rễ khúc khắc mỗi thứ 10g,
rễ bạch đồng nữ, quả tơ hồng vàng, mỗi thứ 8g. Tất cả nấu với 2 lần nước, rồi cô
lại thành cao lỏng. Uống làm 2 lần trong ngày.