Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bí đỏ chữa dạ dày, lao phổi. pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.69 KB, 3 trang )






Bí đỏ chữa dạ dày, lao phổi



Bí đỏ vị ngọt, tính ôn, không độc, có tác dụng bổ trung, ích khí chữa được
nhiều loại bệnh.
Bí đỏ là món ăn quen thuộc của nhân dân ta. Lá, ngọn non, hoa được dùng làm rau,
quả được xào, hầm hoặc nấu canh. Bí đỏ vị ngọt, tính ôn, không độc, có tác dụng
bổ trung, ích khí chữa được nhiều loại bệnh.


Những bài thuốc có bí đỏ:
Bí đỏ: dùng 100g-200g cùi bí đỏ nấu canh ăn có tác dụng bổ khí lực, điều hòa tỳ
vị, bổ thần kinh, nhuận tràng, chữa chứng đau đầu, táo bón.
Cuống quả bí đỏ trộn với dầu bí đỏ đắp lên chỗ nứt đầu vú, nốt nổi mề đay rất tốt.
Bí đỏ sắc lấy nước uống chữa đau dạ dày, lao phổi.
Hạt bí đỏ: là một vị thuốc quý, thường được dùng chữa các chứng suy dinh
dưỡng, thiếu sữa sau sinh, bệnh giun đũa, bí đại tiện, phì đại tuyến tiền liệt, ho …
Hạt bí đỏ rang vàng 60g, nhân lạc rang 30g, nhân hạt hồ đào 30g. Ăn hết một lúc,
mỗi ngày 1 lần, ăn liên tục trong 15 ngày có tác dụng chữa chứng thiếu máu suy
dinh dưỡng.
Hạt bí đỏ khô 20g, bóc vỏ lấy nhân (giữ lại màng xanh ngoài hạt), nghiền nát, cho
thêm nước sôi và đường trắng đủ dùng, pha uống vào sáng sớm và chiều tối lúc đói
bụng, làm liền trong 3 ngày có tác dụng chữa chứng thiếu sữa sau sinh, phù nề
chân tay.
Dùng 25g hạt bí cho trẻ từ 3-4 tuổi; 40g cho trẻ 5-7 tuổi; 60g cho trẻ 7-10 tuổi và


60-100g cho người lớn. Giã nhỏ hạt bí sau khi đã bóc vỏ, trộn với ít đường, ăn hết
một liều trong vòng 1 giờ vào lúc đói bụng. Sau đó nằm nghỉ 3 giờ và uống thêm
thuốc tẩy muối. Khi muốn đại tiện thì ngâm mông vao vào nước nóng giun sán sẽ
ra.
Hạt bí đỏ 30g để cả vỏ cho vào nồi đất rang cháy, nghiền thành bột. Khi uống cho
thêm chút đường trắng. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1,5g có tác dụng trừ ho, tiêu
đờm, chữa ho gà ở trẻ em

×