Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

5 nhóm thực phẩm trẻ không nên ăn nhiều. pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.65 KB, 5 trang )




5 nhóm thực phẩm trẻ không nên
ăn nhiều


Bởi nếu ăn quá nhiều những thực phẩm này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự
phát triển thể chất cũng như làm giảm sự thông minh của trẻ.
1. Nhóm thực phẩm có chứa axit hữu cơ
Rau cải bó xôi, lê, trà… là những loại thực phẩm có chứa hàm lượng axit hữu cơ
rất cao. Ngoài ra, trong những thực phẩm này còn có chứa nhiều axit phytic, axit
oxalic và nhiều loại axit khác. Cơ thể rất khó hấp thụ những loại axit này vì nó khó
tiêu hóa hơn so với những thực phẩm khác. Chúng ta thường nghe nói rằng rau cải
bó xôi rất có lợi cho máu, lê có chứa nhiều nước và uống trà để hỗ trợ tiêu hóa.
Tuy nhiên, đối với người lớn thì là như vậy nhưng với trẻ em, việc sử dụng quá
nhiều các loại thực phẩm này sẽ có thể gây tác dụng ngược lại, thậm chí còn khiến
trẻ mắc bệnh còi xương ở giai đoạn đầu.

2. Nhóm thực phẩm có màu và vị ngọt
Kẹo cao su, mì ăn liền và những loại đồ uống có chứa nhiều chất làm ngọt không
có lợi cho sức khỏe của trẻ. Trong những loại thực phẩm này thường có chứa hàm
lượng độc tính nhất định nên có thể khiến trẻ bị dị ứng thực phẩm hoặc không tốt
cho hệ tiêu hóa. Thay vào đó, bạn có thể cho bé ăn các loại hoa quả và trái cây
khác như cam, dứa, cà rốt nhưng lưu ý chỉ cho bé ăn vừa phải. Ví dụ như 1 ngày
chỉ nên ăn tối đa 4 quả cam hoặc quýt, với cà rốt, dứa cũng không nên ăn nhiều.

3. Thực phẩm có chứa chất kích thích gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh
Socola hay nước có ga chính là những loại thực phẩm được liệt vào nhóm này. Khi
bạn cho bé sử dụng quá nhiều những thực phẩm trên sẽ gây kích thích tới hệ thống
thần kinh khiến nhịp tim của bé đập nhanh, khó ngủ, tâm trạng bất an.


Nhân sâm, sữa ong chúa lại là những thực phẩm có chứa thành phần kích thích dậy
thì sớm, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.
4. Nhóm thực phẩm chứa chất bảo quản
Thực phẩm chứa chất bảo quản và chứa nhiều phụ gia phụ gia như cá muối, thịt
nướng, bắp rang, bánh pudding, gạo đóng hộp… đều là những thực phẩm được
khuyến cáo nên hạn chế cho trẻ dùng. Trong cá muối có chứa một lượng lớn các
dimethyl sulfoxide, nitrat, là những chất khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành
dimethylnitrosamine gây ung thư. Thịt nướng và thực phẩm hun khói khác cũng
chứa nhiều chất gây ung thư. Bắp rang có chứa hàm lượng chì cao mà có thể gây
ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

5. Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất béo
Thực phẩm chứa nhiều chất béo như trứng, hạt hướng dương, gan… có chứa nhiều
cholesterol khiến khả năng mắc bệnh tim của trẻ tăng cao. Hạt hướng dương lại
chứa nhiều acid béo bão hòa, khi ăn vào sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng giải độc
của tế bào gan.
Chế độ ăn của trẻ nên được thay đổi để có được bảng dinh dưỡng cân bằng. Cá, thịt
nạc, rong biển, tảo biển, nội tạng, rau tươi, trái cây có lợi cho sức khỏe trẻ em.
Trong những năm gần đây, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước cũng cho rằng
dầu hạt lúa mì, hành tây, tỏi, lô hội rất có lợi cho sự phát triển tế bào não của trẻ.
Vì vậy, bạn hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày của bé để trẻ có được sự phát
triển toàn diện hơn.


×