Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.58 KB, 2 trang )
BÀI 5: PHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC XÃ
a) Khái niệm - đặc điểm:
b) Tổ chức quản lý hợp tác xã.
- Đại hội xã viên: là cơ quan có quyền lực nhất của hợp tác xã, trường
hợp có quá nhiều xã viên thì có thể tổ chức đại hội đại biểu xã viên. Tổ chức
mỗi năm 1 lần. Nhiệm vụ chủ yếu là quyết toán năm tài chính, phân phối thu
nhập, xử lý lỗ, các khoản nợ thông qua phương hướng, kế hoạch sản xuất
kinh doanh, tăng giảm vốn điều lệ, quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy hợp
tác xã đánh giá hoạt động của Ban chủ nhiệm hợp tác xã. Đại hội xã viên chỉ
hợp lệ khi có ít nhất 2/3 tổng số xã viên hoặc đại biểu xã viên tham dự bộ
máy tổ chức của hợp tác xã có thể hoạt động theo mô hình vừa quản lý vừa
điều hành của setup riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành.
- Mô hình 1 bộ máy: gồm ban quản trị hợp tác xã, chủ nhiệm hợp tác
xã (đồng thời là trưởng ban quản trị, Ban kiểm soát (hoặc 1 kiểm soát viên).
- Mô hình 2 bộ máy: gồm Ban quản trị, chủ nhiệm hợp tác xã (khác
với trưởng Ban quản trị) Ban kiểm soát (hoặc 1 kiểm soát viên).
+ Ban quản trị : là cơ quan quản lý hợp tác xã do đại hội xã viên bầu
trực tiếp gồm trưởng ban và các thành viên, nhiệm kỳ từ 2 – 5 năm, mỗi
tháng họp 1 lần (trừ trường hợp đột xuất). Thành viên Ban quản trị phải là xã
viên nhiệm vụ Ban quản trị là bổ nhiệm - miễn nhiệm, thuê chủ nhiệm hợp
tác xã, qui định cơ cấu các phòng ban chuyên môn hợp tác xã.
+ Trưởng Ban quản trị : là người đại diện theo pháp luật của hợp tác
xã, có nhiệm vụ lập chương trình, kế hoạch hoạt động của b3; chủ trì họp đại
hội xã viên, họp Ban quản trị và ký các quyết định của đại hội xã viên, ủy
ban quản trị. Ngoài ra còn có những nhiệm vụ khác theo điều lệ của hợp tác
xã.
+ Chủ nhiệm hợp tác xã: do bổ nhiệm, do bầu hoặc thuê có nhiệm vụ
thực hiện kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh và điều hành các công
việc thường ngày hợp tác xã; ký kết các hợp đồng nhân danh hợp tác xã do
Ban quản trị ủy quyền.