Tải bản đầy đủ (.ppt) (46 trang)

HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI KEYNES ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 46 trang )

CHƯƠNG 6
HỌC THUYẾT KINH TẾ
CỦA TRƯỜNG PHÁI
KEYNES
1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm phương
pháp luận
1.1. Hoàn cảnh ra đời

Vào những năm 30 của thế kỷ XX, ở các nước
phương Tây, khủng hoảng kinh tế diễn ra thường
xuyên, tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933
chứng tỏ rằng học thuyết “tự điều tiết” kinh tế của
trường phái Cổ điển và Tân cổ điển là thiếu tính xác
đáng.

Lý thuyết kinh tế về “Bàn tay vô hình” của A.
Smith, học thuyết “Cân bằng tổng quát” của L.
Walras tỏ ra kém hiệu nghiệm, không đảm bảo
cho sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế.

Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản
xuất đòi hỏi sự can thiệp ngày càng tăng của
Nhà nước.
1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm phương
pháp luận

Đầu thế kỷ XX, độc quyền ra đời và bắt đầu
mở rộng thế lực. Điều này đòi hỏi phải có sự
điều chỉnh của Nhà nước đối với sự phát triển


kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa. Do đó, lý
thuyết kinh tế “Chủ nghĩa tư bản có điều
tiết” ra đời, người sáng lập ra nó là John
Maynard Keynes.
1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm phương
pháp luận

John Maynard Keynes (1884-1946): là nhà kinh
tế học người Anh.

Thông thạo nhiều lĩnh vực: GS trường đại học
Cambrige, Giám đốc ngân hàng Anh, chủ bút
tạp chí: “Nhà kinh tế
1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm phương
pháp luận
1.2. Các đặc điểm phương pháp luận

Đặc trưng nổi bật của học thuyết Keynes là đưa
ra phương pháp phân tích vĩ mô hiện đại.

Phân tích kinh tế xuất phát từ các tổng lượng
lớn và nghiên cứu mối liên hệ giữa các tổng
lượng và khuynh hướng biến đổi của chúng.

Phương pháp nghiên cứu của J.M.Keynes dựa
trên cơ sở tâm lý chủ quan nhưng là tâm lý
chung của xã hội.

Trong học thuyết Keynes, phạm trù khuynh
hướng tiêu dùng, khuynh hướng tiết kiệm được

coi là phạm trù tâm lý chung, tâm lý toàn xã hội.
1.2. Các đặc điểm phương pháp luận

Đánh giá cao vai trò tiêu dùng, coi tiêu dùng và
trao đổi là nhiệm vụ số một mà kinh tế học phải
giải quyết.

Phương pháp luận của J.M. Keynes có tính siêu
hình, ông coi học thuyết kinh tế của mình là
hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với sự phát
triển của mọi chế độ xã hội.
1.2. Các đặc điểm phương pháp luận

Phủ định chính sách kinh tế tự do thả nổi của
CNTB, không cần có sự can thiệp của Nhà
nước.

Ông chủ trương mở rộng chức năng của Nhà
nước, Nhà nước can thiệp toàn diện vào kinh
tế.
1.2. Các đặc điểm phương pháp luận
2.1 Lý thuyết chung về việc làm
2.1.1 Khái quát về lý thuyết “việc làm”

Khi việc làm tăng lên thì tổng thu nhập thực tế
tăng lên. Tâm lý chung của quần chúng là khi
tổng thu nhập tăng thì cũng tăng tiêu dùng.

Tốc độ tăng tiêu dùng chậm hơn so với tăng
thu nhập và có khuynh hướng tiết kiệm một

phần thu nhập.
2. Các lý thuyết kinh tế cơ bản
2.1 Lý thuyết chung về việc làm
2.1.1 Khái quát về lý thuyết “việc làm”

Với một giá trị nào đó của khuynh hướng tiêu
dùng, thì mức cân bằng việc làm tùy thuộc
vào số lượng đầu tư hiện tại.

Khối lượng đầu tư hiện tại phụ thuộc vào sự
kích thích đầu tư. Sự kích thích đầu tư phụ
thuộc vào “hiệu quả giới hạn” của tư bản và
lãi suất.
2. Các lý thuyết kinh tế cơ bản
2.1 Lý thuyết chung về việc làm
2.1.2 Các phạm trù cơ bản trong lý thuyết
“việc làm”
Trong lý thuyết của J.M. Keynes, khuynh
hướng tiêu dùng là tương quan hàm số giữa
thu nhập với số chi tiêu cho tiêu dùng rút ra từ
thu nhập đó. Nếu ký hiệu thu nhập là R, C là
chi tiêu cho tiêu dùng rút ra từ thu nhập, thì
khuynh hướng tiêu dùng giới hạn = C/R.
2. Các lý thuyết kinh tế cơ bản
Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn
Có 03 nhân tố ảnh hưởng tới khuynh hướng
tiêu dùng cá nhân:

Thu nhập: thu nhập tăng thì tiêu dùng tăng và
ngược lại.


Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến thu
nhập : thay đổi tiền công danh nghĩa, chính sách
lãi suất, thuế khóa …

Các nhân tố chủ quan: lập dự phòng rủi ro bất
ngờ, để dành hưởng già, chuẩn bị cho kế hoạch
học tập, dự án kinh doanh trong tương lai…
Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn
Số nhân đầu tư là mối quan hệ giữa gia tăng thu
nhập với gia tăng đầu tư. “Nó cho chúng ta biết
rằng khi có một lượng thêm vào đầu tư tổng hợp
(I), thì thu nhập ( R) sẽ tăng thêm một lượng bằng
k lần mức gia tăng đầu tư”
Nguyên lý số nhân đầu tư
Nguyên lý số nhân đầu tư

Mô hình số nhân đầu tư phản ánh mối quan hệ
giữa gia tăng thu nhập với gia tăng đầu tư.

Quá trình số nhân đầu tư biểu hiện dưới hình
thức tác động dây chuyền: tăng đầu tư làm tăng
thu nhập; tăng thu nhập làm tăng đầu tư mới;
tăng đầu tư mới làm tăng thu nhập mới…, quá
trình số nhân làm khuếch đại thu nhập lên.
Nguyên lý số nhân đầu tư

Hiệu quả giới hạn của tư bản là chênh lệch giữa
“thu hoạch tương lai” do đầu tư tăng thêm với
chi phí sản xuất để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm.


Theo Keynes, thì cùng với sự tăng thêm của
vốn đầu tư thì hiệu quả tư bản sẽ giảm sút, có 2
nguyên nhân:
Hiệu quả giới hạn của tư bản
Hiệu quả giới hạn của tư bản
Hiệu quả giới hạn của tư bản
(Đường cong đầu tư)
Hiệu quả giới hạn của tư bản

Hiệu quả giới hạn của tư bản có mối quan hệ
với lãi suất: Nếu lãi suất cao hơn hoặc bằng
hiệu quả giới hạn của tư bản  nhà đầu tư sẽ
không tiếp tục đầu tư và ngược lại  giới hạn
của đầu tư là sự chênh lệch giữa hiệu quả của
giới hạn của tư bản và lãi suất.
Vấn đề lãi suất

Theo Keynes, lãi suất là sự trả công cho số tiền
vay, là phần thưởng cho sự “chia ly” đối với của
cải tiền tệ trong một thời gian nhất định.

Đó là việc đo lường tính tự nguyện của người
có tiền họ không muốn sử dụng tiền mặt của họ,
cho vay là một sự mạo hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi
ro  phải được trả phần thưởng là lãi suất.
2.2. Lý thuyết về sự can thiệp
của nhà nước vào kinh tế

Đẩy mạnh đầu tư nhà nước

- Theo J.M. Keynes nhà nước phải có chương
trình đầu tư quy mô lớn để chống khủng hoảng
và thất nghiệp.
- Chủ trương thông qua những đơn đặt hàng lớn
của nhà nước, hệ thống thu mua trợ cấp tài
chính, tín dụng để tạo ổn định về lợi nhuận và
đầu tư cho tư bản độc quyền.

Sử dụng hệ thống tài chính, tín dụng và lưu
thông tiền tệ
- Tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ là công
cụ vĩ mô rất quan trọng nhằm kích thích lòng
tin, tính lạc quan và tích cực của nhà đầu tư.
- Để bù đắp sự thiếu hụt của ngân sách, ông chủ
trương in thêm tiền giấy cấp phát cho ngân sách
hoạt động, mở rộng đầu tư tạo việc làm.
2.2. Lý thuyết về sự can thiệp
của nhà nước vào kinh tế
- Thực hiện, “lạm phát có độ, có điều tiết” để kích
thích thị trường mà không gây ra nguy hiểm.
- Sử dụng công cụ thuế để điều tiết kinh tế:
+ Đối với người lao động, cần thiết phải tăng thuế
để điều tiết bớt một phần tiết kiệm từ thu nhập của
họ, đưa phần này vào ngân sách để mở rộng đầu tư.
+ Đối với nhà kinh doanh, giảm thuế nhằm nâng
cao hiệu quả của tư bản để họ tích cực đầu tư phát
triển.
2.2. Lý thuyết về sự can thiệp
của nhà nước vào kinh tế

×