Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những bệnh cần lưu ý ở trẻ trong tháng 1 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.01 KB, 5 trang )




Những bệnh cần lưu ý ở
trẻ trong tháng 1

Dịp cận tết, cha mẹ cần chú ý phòng tránh tai nạn sinh
hoạt, tai nạn giao thông, bệnh hen suyễn và tiêu hóa cho
con em mình.
Tháng 01 năm 2013 là tháng cận Tết âm lịch, các bậc phu
huynh sẽ rất bận rộn cho việc trang trí lại nhà, tham gia các lễ
hội hoặc về quê ăn Tết. Vì vậy, bên cạnh việc phải đề phòng
hai bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết, phụ huynh cần
lưu ý những bệnh sau đây:
1. Tai nạn sinh hoạt:
Điện giật, phỏng lửa, phỏng nước sôi, té cầu thang, ngã từ
lang cang, ngạt nước, đặc biệt đối với các trẻ hiếu động, các
trẻ mới biết đi lửng chửng. Vì vậy, dù bận rộn nhưng các bậc
phụ huynh nên cho người trông giữ và luôn theo sát các cháu,
hạn chế trẻ vào khu vực nhà bếp, bàn thờ ông địa, dùng băng
keo dán kín những lổ cấm điện trong tầm tay các cháu.
2. Tai nạn giao thông:
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Khi chở các các nhỏ trên xe gắn máy hai bánh, phụ huynh
nhớ cho các cháu đội nón bảo hiểm (bé trên 6 tuổi), sử dụng
đai quàng đối với các cháu nhỏ còn bế trên tay, hạn chế để
các cháu ngồi phía trước người lái xe và luôn tuân thủ luật
giao thông.

3. Hen-suyễn:


Các cháu bị bệnh hen-suyễn sẽ rất nhạy cảm với bụi nhà, mùi
nước sơn. Vì vậy, phụ huynh nên cho các cháu “tạm vắng
nhà” trong lúc quét dọn, lau chùi hay sơn lại nhà cửa đồng
thời phải dùng thuốc đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ và
luôn chuẩn bị sẵn thuốc cắt cơn phòng khi cần sử dụng.
4. Rối loạn tiêu hóa như ói, tiêu chảy:
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
Phụ huynh cần lưu ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi
các cháu bị nôn ói hoặc tiêu chảy phụ huynh cần cho cháu
uống thêm nước sôi để nguội hoặc dung dịch oresol để tránh
mất nước và điện giải.
Cách cho uống như sau: cho uống từng ít một, khi thấy các
cháu ói thì ngưng lại, 10-15 phút sau cho uống tiếp. Lượng
nước hoặc oresol uống vào 100-200 ml sau mỗi lần tiêu chảy.
Đặc biệt, phụ huynh nên theo dõi các cháu nếu thấy cháu có
một trong những biểu hiện sau thì đưa đến bệnh viện ngay:
- Sốt cao
- Cháu mệt hơn
- Không uống được hoặc bỏ bú
- Ói nhiều lần
- Khát, đòi nước liên tục
- Tiêu phân có máu
Còn về tháng 12 vừa qua, BV Nhi Đồng 1 nhận định: tất cả
các nhóm bệnh như tay chân miệng, sốt xuất huyết, tiêu chảy
cấp, tiêu đàm máu, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, sốt phát
ban, thủy đậu, quai bị đều giảm cả về số lượt khám lẫn số
nhập viện so với tháng 11. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường
hợp bệnh tay chân miệng nặng hoặc sốt xuất huyết nặng nhập

viện điều trị khó khăn.

×