Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đặc điểm tàu chở hàng rời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.58 KB, 5 trang )

I.HÀNG RỜI
1Khái quát chung về hàng rời
Hàng rời là hàng chở xô, là hàng bulk không có bao kiện đóng thùng gì cả
và được chứa trực tiếp, chứa bằng chính khoang hàng của tàu, thì được
gọi là hàng rời bulk cargo
Hàng rời thường là dầu thô, xăng dầu,….mà vốn dĩ chúng thuộc hàng lỏng
và được chở trên các tanker. Hoặc là than cám hoặc gỗ dăm, cát, quặng
sắt, quặng nhôm… và chúng thuộc loại hàng thô.
Xuất khẩu 2008 2009 2010 2011 2012
Gạo 4.720 5.958 6.886 7.087 8.100
Sắn và các sản phẩm từ sắn n/a 3.300 1.700 2.613 4.230
Than đá
16.69
9
24.99
2
19.82
8
17.66
7
15.20
0
Sắt thép, quặng, phân bón các
loại
n/a 2.151 3.414 4.927 3.700
Nhập khẩu
Lúa mì, ngô, đậu tương 739 1.567 4.294 4.395 5.506
Thức ăn chăn nuôi và nguyên
liệu**
3.100 3.067 3.276 4.343 4.100
Phân bón 2.987 4.510 3.513 4.235 3.960


Thép các loại 7.842 9.749 9.082 7.197 7.600
Clinker, khoáng sản, phế liệu…. 4.000 3.554 2.252 952 6.578
Cộng
40.0
87
58.8
48
56.5
87
55.8
74
58.9
74
2. Khái niệm hàng rời rắn
Hàng rời rắn là hàng bất kỳ, không phải chất lỏng hoặc chất khí, bao
gồm sự kết hợp của các hạt hoặc phần tử nhỏ hoặc các hạt lớn hơn của
vật liệu đồng nhất kêt hợp lai được xếp trực tiếp vào các hầm hàng của
tàu mà không qua các vật chứa trung gian.
3. Đặc tính chung của hàng rời thể rắn
Hàng rời thể rắn thường gặp như: quặng sắt, đồng, niken… than, cát….
Hàng rời có đặc tính chung là bụi bẩn, có tỷ trọng lớn hơn so với hàng
thông thường. Hàng rời dễ bị xô dịch(shifting) trong quá trình xếp-dỡ
hay vận chuyển trên biển.
Qui tắc quốc tế về chuyên chở hàng rời thể rắn trên biển (IMSBC Code)
đã phân hàng rời ra 3 nhóm cơ bản:
Nhóm A là nhóm hàng có thể bị hóa lỏng trong quá trình vận chuyển.
Nhóm B là nhóm hàng có thể tự cháy, gây nổ, ăn mòn, thải khí độc hại,
thải khí CO2, hút Ô-xy…
Và nhóm C là nhóm hàng hóa khác không có thuộc tính như hai nhóm
A, B nêu trên.

4. Đặc điểm tàu chở hàng rời
Hàng rời thể rắn có thể chở trên bất kỳ loại tàu hàng khô nào(dry
cargo vessel). Tuy nhiên, tàu phù hợp nhất để chở hàng rời là tàu
chuyên dụng chở hàng rời(bulk carrier). Tàu chuyên dụng chở hàng rời
là loại tàu một boong(single deck). Có cấu trúc vững chắc để chở hàng
rời. Có két hông(Hopper tanks) và két treo ở hai bên mạn hầm
hàng(topside tanks) để làm giảm mặt thoáng hầm hàng và dễ điều
chỉnh trọng tâm tàu khi cần thiết . Tàu có miệng hầm rộng rãi, thuận
tiện cho việc xếp dỡ hàng. Hầm hàng được gia cường chắc chắn, chịu
sự va đập của hàng hóa và thiết bị khi làm hàng
1 số loại tàu chở hàng rời
LOẠI TÀU TẢI TRỌNG
Handy 10,000 - 30,000 dwt
Handymax 30,001 - 50,000 dwt
Panamax 50,001 - 80,000 dwt
Capesize 80,001 - 199,000 dwt
VLOC từ 200,000 dwt trở lên
II. BẢO QUẢN VÀ XẾP DỠ
1. Bảo quản
Chuẩn bị hầm hàng trước khi nhận hàng
Hầm hàng phải được quét, rửa sạch sẽ. Phải làm sạch hàng hóa cũ trên
các dầm, xà ngang-dọc nằm trong hầm hàng để tránh có sự xúc tác bất
lợi. Hố la-canh phải được vệ sinh khô ráo. Phải làm sạch lưới lọc, ống
hút la-canh. Phải kiểm tra khả năng hút cạn của các bơm la canh. Nắp
đậy hố la-canh.phải được cố định chắc chắn, đề phòng bị xê dịch trong
quá trình xếp dỡ. Phải lót thêm tấm lót để hàng hóa không thể lọt
xuống hố la canh
Phải chú ý che đậy các ống đo, ống thông hơi két dầu, két dằn, các
đường ống nước chạy qua hầm hàng, các dây dẫn điện ánh sáng trong
hầm hàng(nếu có).

Chú ý che chắn bụi bẩn cho các cửa kho tàng, ống thông hơi, các thiết
bị-máy móc lộ thiên trên boong.
Phải chú ý che chắn bụi bẩn có thể thâm nhập vào phòng ở thuyền viên,
buồng lái, buồng máy, ang-ten ra-da. Điều hòa nhiệt độ trong tàu nên
để ở chế độ tuần hoàn không khí bên trong.
Thuyền viên tham gia làm hàng phải được trang bị đầy đủ bảo hộ lao
động thích hợp với tính chất lý-hóa của hàng hóa.
Mọi người trên tàu phải được phổ biến tính nguy hiểm hay độc hại của
hàng hóa; các biện pháp bảo đảm an toàn và ngăn ngừa sự cố do hàng
hóa gây ra; các phương pháp sơ cứu cần thiết khi tiếp xúc với hàng
hóa…Bảng hướng dẫn sơ cứu phải dán ở nơi công cộng.
Cần có đủ thông tin liên quan về hàng hóa, cầu bến trước khi lập sơ đồ
xếp hàng
III. AN TOÀN TRONG BẢO QUẢN VÀ XẾP DỠ HÀNG RỜI RẮN
1.Chở hàng rời có gì nguy hiểm
Hàng rời thường gây bụi bẩn trong quá trình xếp dỡ. Bụi bẩn có thể
chui vào phòng ở thuyền viên, buồng máy, buồng lái, kho tàng và
máy móc trên boong làm ảnh hưởng đến sức khỏe, hư hỏng hay ăn
mòn máy móc, thiết bi trên boong và các cấu trúc tàu
Tốc độ xếp dỡ hàng rời thường rất lớn(hàng ngàn tấn/giờ) nên sự
va đập của hàng hóa vào các cấu trúc hầm hàng rất mạnh, nếu
không có biện pháp phòng ngừa, có thể gây hư hỏng thiết bị hay làm
biến dạng tôn vỏ tàu.
Khi tốc độ xếp hàng cao, hàng thường bị xếp tập trung một chỗ, gây
ứng suất cục bộ bộ phận, dễ làm biến dạng tôn đáy hầm.
Hàng rời dễ bị xô dịch, gây nghiêng tàu khi đang làm hàng hay khi
tàu chay trên biển nếu không chú ý đến việc rải đều hàng khi xếp hay
thiếu đánh tẩy(trimming) kịp thời, đúng mức.
Nếu trọng lượng hàng hóa(nước dằn) không chú ý phân bổ đều giữa
các hầm trong quá trình làm hàng, sẽ khiến thân tàu bị biến dạng do

lực cắt(sheering force) hay mô men uốn(bending moment) vượt quá
giới hạn cho phép.
Hàng rời thuộc nhóm A sẽ bị hóa lỏng khi tàu chạy trên biển nếu độ
ẩm của hàng hóa chuyên chở vượt quá giới hạn độ ẩm vận chuyển
cho phép(TML- Transportation Moisture Limit), hậu quả có thể bị lật
tàu trên biển.
Hàng rời thuộc nhóm B có thể tỏa ra khí cháy, khí độc hại, khí CO2,
tự phát nhiệt và hút khi O2, có khả năng ăn mòn …và nếu là những
hàng hóa loại nguy hiểm, không được cách ly, thông gió tốt, sẽ đe
dọa an toàn sinh mạng và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.
IV. NHU CẦU VẬN CHUYỂN HÀNG RỜI TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC
TẾ
Trong giai đoạn từ 1970-2010, hàng hóa vận chuyển bằng đường
biển tăng trưởng trung bình 3,1%/năm và đã đạt 8,4 tỷ tấn vào năm
2010, trong đó hàng rời là 5,63 tỷ tấn, 28,3 tỷ tấn-dặm. Năm 2012
ước tăng 4% so với 2011, trong đó hàng rời tăng 5%, đạt gần 6,3
triệu tấn và 31,9 tỷ tấn dặm (Unctad, 2012). Theo dự báo của Ủy ban
các vấn đề kinh tế – xã hội Liên Hợp quốc (UNDESA) năm 2012, nếu
không có biến động lớn với nền kinh tế thế giới, lượng hàng hóa vận
chuyển trong thương mại quốc tế vận chuyển bằng đường biển đến
năm 2020 sẽ tăng 36% và đạt gấp đôi về khối lượng vào năm 2033,
hàng rời vẫn chiếm phần lớn nhất trong tổng khối lượng hàng vận
chuyển quốc tế bằng đường biển. Martin Stopford (2012), Giám đốc
điều hành của Clarkson Research Services Ltd, cũng có những dự báo
với viễn cảnh tương đối khớp với dự báo trong báo cáo của UNDESA
ở trên. Stopford đã phân tích về sự tăng trưởng của vận tải hàng rời
trong hai thập niên qua. Theo đó, xu hướng tăng trưởng của hàng
rời luôn tăng cao hơn mức tăng trưởng chung, đạt 5-6%/năm. Với
dự báo này, đến năm 2020 khối lượng hàng (khô) rời vận chuyển
bằng đường biển quốc tế có thể đạt 9,5 tỷ tấn so với 5,6 tỷ tấn năm

2010

×