Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ngưu bàng tử mát họng, giảm đau pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.03 KB, 5 trang )






Ngưu bàng tử mát họng, giảm đau



Theo Đông y, ngưu bàng tử có vị cay, đắng, tính hàn; vào kinh phế và vị; có tác
dụng trừ phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc, thông phổi, làm mọc ban chẩn, tiêu
thũng và sát khuẩn. Có công dụng chữa cảm cúm, thông tiểu và chữa sốt, chữa
sưng vú, cổ họng sưng đau, viêm phổi, viêm tai, thúc mụn nhọt tràng nhạc nhanh
vỡ và khỏi. Liều dùng: 6 -12 g dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các
thuốc khác.


Ngưu bàng tử được dùng làm thuốc trong các trường hợp:

Nuốt đau do viêm khô mũi họng, đau họng: ngưu bàng tử 10g, sao qua, tán mịn,
uống với nước sôi pha chút rượu.

Chữa cảm cúm: ngưu bàng tử 24g, kim ngân 40g, liên kiều 40g, cát cánh 24g, bạc
hà 24g, cam thảo 20g, đạm đậu xị 20g, hoa kinh giới 16g, lá tre 4g. Tất cả tán bột,
lấy 24g hãm với nước sôi để uống, ngày 3 - 4 lần tùy theo bệnh.
Ngưu bàng tử có tác dụng thanh nhiệt, thông phổi.

Trị các chứng cảm mạo phong nhiệt, toàn thân phát sốt, hơi sợ lạnh, miệng
khát họng rát, ho khạc ra đờm vàng: ngưu bàng tử 12g, bạc hà 6g, thuyền thoái
6g. Sắc uống. Hoặc ngưu bàng tử 12g, kim ngân hoa 12g, liên kiều 8g, kinh giới
8g, bạc hà 8g, cam thảo 4g. Sắc uống.



Thúc sởi, thải độc khi bệnh sởi chưa mọc, phát ban, mụn nhọt: ngưu bàng tử
16g, kinh giới tuệ 8g, cát căn 12g, bạc hà 4g, liên kiều 12g, tiền hồ 8g, cát cánh 8g,
hạnh nhân 12g. Sắc uống.

Mát họng, giảm đau: ngưu bàng tử 16g, đại hoàng 12g, phòng phong 12g, bạc hà
4g, kinh giới tuệ 8g, cam thảo 4g. Sắc uống.

Trừ đờm, dịu cơn hen khi phong nhiệt nhiễm vào phổi, ho, hen có đờm: ngưu
bàng tử 12g, kinh giới 12g, cam thảo 4g. Sắc uống.

Trị phù thũng, thủy thũng, chân tay phù và cảm mạo: ngưu bàng tử 8g, sao
vàng, tán bột, chia uống 3 lần trong ngày, uống với nước nóng.

Cháo ngưu bàng tử: ngưu bàng tử 20g, gạo tẻ 60g. Ngưu bàng tử nấu lấy nước;
gạo tẻ đem nấu cháo, khi cháo được cho nước ngưu bàng tử, thêm đường, khuấy
đều, đun sôi lại. Ăn nóng ngày 2 lần. Dùng cho các trường hợp viêm họng, viêm
amidan, viêm tuyến nước bọt.

Cuống lá và thân cây dùng cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường do có tác dụng hạ
glucose máu và tăng lượng glycogen trong gan.

Y học hiện đại dùng ngưu bàng căn làm thuốc thông tiểu, ra mồ hôi, lọc máu khi bị
tê thấp, sưng đau các khớp và bệnh ngoài da. ở Đức, sử dụng rễ ngưu bàng để trị
rối loạn tiêu hoá, đau dạ dày và ruột, thống phong (gút), thấp khớp hoặc làm thuốc
ra mồ hôi, lợi tiểu lọc máu. Vừa uống vừa bôi ngoài da trị ngứa, vảy nến, chàm,
nhiễm trùng da

Kiêng kỵ: người tỳ vị hư hàn, tiêu lỏng không nên dùng.



×